Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Văn bản Mây và sóng - R. Ta-Go

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Văn bản Mây và sóng - R. Ta-Go

TUẦN 27

Tiết 121

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

 1.Kiến thức :

 -Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên "mây và sóng'"

-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

 2.Kĩ năng :

 -Đọc-hiểu một bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi

 -Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ

 3. Thái độ: Kính yeâu, hieàu thaûo vôùi cha meï.

III/ CHUẨN BỊ :

 -Đồ dung dạy học: Tranh chân dung nhà thơ R. Ta-go

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ :

 -Phân tích tình yêu thương của cha, mẹ và sự đùm bọc của quê hương->con?

 -Chỉ ra những ước muốn của người cha->con trong bài “Nói với con” của Y hể Phương?

3.Bài mới:

Gv giới thiệu bài: Tình cảm của cha,mẹ dành cho con cái hay tình cảm của con cái dành cho cha, mẹ là đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Tuy nhiên ở mỗi tác giả có cách thể hiện riêng. Bài thơ Mây và sóng của R.Ta-go là một bài thơ nói về tình cảm của con dành cho người mẹ thật là đẹp và độc đáo.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Văn bản Mây và sóng - R. Ta-Go", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/2/2011
Ngày dạy:
TUẦN 27
Tiết 121
Văn bản
MÂY VÀ SÓNG
 R. Ta-go
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức : 
 -Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên "mây và sóng'"
-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
 2.Kĩ năng :
 -Đọc-hiểu một bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi
 -Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ
 3. Thái độ: Kính yeâu, hieàu thaûo vôùi cha meï.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh chân dung nhà thơ R. Ta-go
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 -Phân tích tình yêu thương của cha, mẹ và sự đùm bọc của quê hương->con?
 -Chỉ ra những ước muốn của người cha->con trong bài “Nói với con” của Y hể Phương?
3.Bài mới: 
Gv giới thiệu bài: Tình cảm của cha,mẹ dành cho con cái hay tình cảm của con cái dành cho cha, mẹ là đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Tuy nhiên ở mỗi tác giả có cách thể hiện riêng. Bài thơ Mây và sóng của R.Ta-go là một bài thơ nói về tình cảm của con dành cho người mẹ thật là đẹp và độc đáo.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu phần chú thích/87 và treo tranh chân dung nhà thơ R.Ta-go.
-Giới thiệu những nét chính về tác giả R.Ta-go và bài thơ Mây và sóng?
Hs: R.Ta-go (1861-1941); nhà thơ lớn của Ấn Độ. Năm 1929, R.Ta-go ghé thăm Sài Gòn; R.Ta-go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ; với tập Thơ Dâng, ông đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học(1913)
Bài thơ Mây và sóng in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915
Bài thơ được viết dưới dạng văn xuôi.
Gv: Giới thiệu thêm về nhà thơ
*Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài thơ. Gv đọc trước 1 lượt
Hs: Đọc thơ/86
Gv: Tìm bố cục của bài thơ?
Hs: Chia 2 phần (2 lượt lời của em bé)
Lời rủ của những người sống trên mây
Lời rủ của những người sống trong sóng
Gv: Nêu nội dung chính của bài thơ?
Hs: Lời rủ của mây và sóng nhưng em bé lại từ chối và tạo ra trò chơi để được ở bên mẹ.
Gv: Vì sao em bé hỏi cách đi của mây và sóng? Tìm chi tiết cụ thể?
Hs: Lời rủ rê của mây và sóng rất hấp dẫn:
“Bọn tớ chơitrăng bạc”
“Bọn tớ ca hátnơi nao”
Gv: Lời rủ hấp dẫn như thế nhưng tại sao em bé không đi theo? Tìm chi tiết cụ thể?
Hs: Vì mẹ đang đợi ở nhà:
“Mẹ mình đang đợi ở nhà”
“Buổi chiềuở nhà”
Gv: Vì sao em bé không từ chối ngay?
Hs: Trả lời
Gv giảng: Nếu em bé từ chối ngay thì t/c không chân thật; trẻ em nào mà không thích đi chơi, thích những cái lạ Cuối cùng em bé lại quyết định từ chối, bé không muốn rời xa mẹ. Rõ ràng tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người trên mây, trong sóngĐó cũng chính là tinh thần nhân văn của bài thơ.
Gv: Em bé đã bày trò chơi ntn?
Hs: Em bé làm mây và làm sóng còn mẹ làm trăng và bến bờ kì lạ
Gv: Em bé đã khắc phục ham muốn bằng cách sáng tạo ra các trò chơi thật độc đáo ngay tại nhà mình. Vừa được chơi lại vừa được ở bên mẹ.
Gv: Phân tích 3 câu thơ: “Hai tay con ôm xanh thẳm”; “Con lăn, lănlong mẹ”; “Và không ai chốn nào”
Hs: Trả lời
Gv: Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt
Gv liên hệ và giáo dục hs: Phận làm con chúng ta phải làm gì để cha mẹ vui lòng?-> không cần phải làm những việc phi thường mới là con ngoan, mới là có hiếu. Chỉ cần mỗi chúng ta biết vâng lời cha, mẹ, biết nghĩ đến gđ mỗi khi muốn làm một việc gì đó để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
Gv: Nêu những nét nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ?
Hs: Nhân hóa, lựa chọn h/ả
Gv: Đọc ghi nhớ/89
Hs: Đọc ghi nhớ.
Gv: hướng dẫn Hs tự học
Hs: làm theo sự hướng dẫn của Gv
I/Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
 R.Ta-go (1861-1941); nhà thơ lớn của Ấn Độ. Năm 1929, R.Ta-go ghé thăm Sài Gòn; R.Ta-go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ; với tập Thơ Dâng, ông đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học(1913)
2.Tác phẩm:
-Bài thơ Mây và sóng in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính R. Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915
-Bài thơ được viết dưới dạng văn xuôi.
II. Đọc – Hiểu văn bản
*Bố cục: Chia 2 phần (2 lượt lời của em bé)
-Lời rủ của những người sống trên mây.
-Lời rủ của những người sống trong song.
*Đại ý: Lời rủ của mây và sóng nhưng em bé lại từ chối và tạo ra trò chơi để được ở bên mẹ.
a.Lời từ chối của em bé
-Những ngươi sống trên mây và trong sóng do em bé tưởng tượng ra. Đó là những tiên đồng, ngọc nữ xinh đẹp, những nàng tiên cá tuyệt vời
-Thế giới mà họ hứa hẹn với em bé thật vô cùng kì lạ
=>Em bé từ chối vì mẹ thân yêu.
b.Trò chơi của em bé
-Em bé làm mây và làm sóng
-Mẹ làm trăng và bến bờ kì lạ
-Nơi chơi: dưới mái nhà thân yêu
=>Tình mẹ con là thiêng liêng, bất tử
-3 câu thơ:
“Hai tay con ôm xanh thẳm”
 “Con lăn, lănlong mẹ”
“Và không ai chốn nào”
=>Không chỉ tả cách chơi mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của 2 mẹ con giữa thiên nhiên, vũ trụ và c/s con người.
*Ghi nhớ/89
III/Hướng dẫn tự học
-Học thuộc lòng bài thơ
-Liên hệ với những bài thơ đẫ học viết về tình mẹ
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
 .Hướng dẫn học bài cũ:
 -Về học thuộc lòng bài thơ; phân tích lại nội dung bài thơ.
 .Hướng dẫn học bài mới:
 -Tiết sau học bài Ôn tập về thơ; chú ý ôn lại cả những bài thơ đã học ở học kì I.
 -Mang theo sgk cả tập 1 và tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(2).doc