Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Long Vĩnh

Tập Làm Văn:

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 2/ Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại vắn học có độ dài 300 chữ.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15 /11/2010	TUẦN 16
ND: 22/11/2010	TIẾT 61
Tập Làm Văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
 = a= a = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 2/ Kĩ năng: 
Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại vắn học có độ dài 300 chữ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học?
- Trình bày cách làm một bài văn thuyết minh?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Tập hợp các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn đã hoc từ đầu năm đến nay theo thể loại?
? Hãy giới thiệu đôi nét về các thể loại trên?
? Đọc kĩ hai bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. 
? Mỗi bài thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Số dong, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý 
thêm bớt được không?
? Hãy kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ trên? 
? Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng thơ?
? Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay vần trắc?
? Bài thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào?
? Hãy xây dựng dàn bài cho đề bài trên?
* Đọc to ghi nhớ SGK.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Đối – niêm ở tiếng 2-4-6.
- Vần bằng ở cuối câu:
 2-4-6-8
Câu thơ bảy tiếng ngắt nhịp: 4/3.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ, THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC 
 Đề: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
1/ Quan sát: 
- Mỗi dòng thơ có 7 tiếng. Cả bài thơ có 8 dòng thơ.
- Không thể tùy tiện thêm bớt số tiếng, số dòng thơ.
2/ Lập dàn bài:
- Mở bài: Nêu một định nghĩa chung về thể (thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng).
- Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
 + Số câu, số chữ trong mỗi bài thơ.
 + Quy luật bằng trắc của thể thơ.
 + Cách gieo vần của thể thơ.
 + Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
- Nhận xét ưu, nhược và vị trí thể thơ trong thơ Việt Nam (Ưu điểm ở vẻ đẹp hài hòa, cân đối nhịp nhàng, nhạc điệu trầm bổng phong phú.
- Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.( Thất ngôn bát cú là thể thơ quan trọng. nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này. Ngày nay thể thơ thất ngôn bát cú vẫn còn được ưa chuộng.
Hoạt động 3: Luyện tập
?Đọc tài liệu tham khảo sau để thấy những gợi ý cần thiết cho việc lập dàn bài và viết bài?
? Định nghĩa truyện ngắn là gì? Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø1/ Tự sự: Yếu tố quyết định sự tồn tại của truyện ngắn.
- Gồm sự việc chính và nhân vật chính.
- Ngoài ra còn có các nhân vật phụ và sự việc phụ.
2/ Miêu tả, biểu cảm, đánh giá là yếu tố bổ trợ cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn. Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3/ Bố cục, lời văn chi tiết:
 + bố cục chặt chẽ, hợp lí.
 + Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
 + Chi tiết bất ngờ, độc đáo.
II- Luyện tập:
Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học.
1/ Tự sự: Yếu tố quyết định sự tồn tại của truyện ngắn.
- Gồm sự việc chính và nhân vật chính.
- Ngoài ra còn có các nhân vật phụ và sự việc phụ.
2/ Miêu tả, biểu cảm, đánh giá là yếu tố bổ trợ cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn. Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3/ Bố cục, lời văn chi tiết:
 + Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
 + Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
 + Chi tiết bất ngờ, độc đáo.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Lập dàn ý cho bài làm văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học.
- Xem và chuẩn bị trước văn bản: Muốn làm thằng cuội.
 + Đọc văn bản ít nhất 2 lần. Tìm hiểu kĩ phần chú thích về tác giả và từ khó trang 155 - 156 SGK.
 + Tìm hiểu kĩ các câu hỏi đọc - hiểu văn bản và bài tập 1-2 trang 156 - 157 SGK.
NS: 17 /11/2010	TUẦN 16
ND: 22/11/2010	TIẾT 62	
Văn bản:
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 = a= a = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà.
 - Thấy được tính chất mới mẽ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Tâm sự buồn chán thực tại; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội”.
 2/ Kĩ năng: 
Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra 15 phút: 
Nhớ và chép đúng bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và cho biết nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong văn bản.
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả Tản Đà?
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
? Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
Tản Đà (1889-1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thương, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẽ, có thể xem là một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nề thơ hiện đại Việt Nam.
2/ Tác phẩm:
Tác phẩm: Muốn làm thằng cuội trích trong quyển Khối tình con 1 (1917).
3/ Thể thơ: Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Đọc hai câu thơ đầu cho biết nội dung chính của hai câu thơ này?
? Vì sao tác giả lại có tâm trạng chán trần thế? (hình ảnh xã hội lúc bấy giờ ntn?)
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả?
? Đọc câu thơ 3-4 và cho biết: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cung quế, cành đa và thằng Cuội?
? Nhiều người nhận xét Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu ngông có nghĩa là gì? Qua câu thơ 3-4, 5-6 hãy chỉ ra cái ngông của hồn thơ Tản Đà?
? Trong hai câu thơ cuối tác giả tưởng tượng ra hình ảnh gì? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ấy?
? Muốn làm thằng cuội thể hiện cái tôi Tản Đà tài hoa, duyên dáng đa tình. Qua phân tích em nhận thấy nỗi buồn nhân thế của nhà thơ được thể hiện như thế nào? 
? Khát vọng thoát li thực tại, sống vui vẻ, hạnh phúc ở cung trăng với chị Hằng được thể hiện như thế nào?
? Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
? Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã
 ØĐây là lời tâm sự, lời than của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu...
ØChán đời vì bất hòa với thực tại nên ông tìm cách trong vào rượu, vào thơ...
ØTác giả gọi chị Hằng bằng chị và xưng em rất tình tứ.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØNgông coa nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, thể hiện bản lĩnh của con người có các tính mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường chống lại cái vòng cương tỏa khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp quy luật của con người. Trong bài thơ Tản Đà chọn cách xưng hô thân mật thậm chí suồng sã với chị Hằng, dám lên tận trời cao, tự nhận mình là tri âm, tri kỉ với chị Hằng. Rất ngông trong ước nguyện “muốn làm thằng Cuội”.
ØTưởng tượng khi tác giả tựa vai chị Hằng trông xuống trần gian cười.
Cái cười ở đây có hai nghĩa: vừa thỏa mãn vì đạt được khát vọng thoát li, xa lánh hẳn cỏi trần bụi bậm; vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn “bé tí” khi mình đã bay bổng được lên trên nó. Đó cũng là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
- Muốn làm thằng cuội thể hiện cái tôi Tản Đà tài hoa, duyên dáng đa tình:
 a) Nỗi buồn nhân thế: Được bộc lộ trực tiếp, với nhiều biểu hiện, nhiều cung bậc. Tâm sự này vốn có gốc rễ từ mối bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường xấu xa.
 b) Khát vọng thoát li thực tại, sống vui vẻ, hạnh phúc ở cung trăng với chị Hằng: Thể hiện hồn thơ “ngông” đáng yêu của Tản Đà.
2/ Nghệ thuật:
Muốn làm thằng cuội cho thấy những tìm tòi, đổi mới về thể thất ngôn bát cú Đường luật:
 - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.
 - Kết hợp tự sự và trữ tình.
 - Có giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
3/ Ý nghĩa:
Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp hoàn thiện, toàn mĩ của thiên nhiên.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học.
- Trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẽ, độc đáo trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
- Xem và chuẩn bị trước phần tiếng việt: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT.
 + Chuẩn bị trước phần lý thuyết và thực hành về từ vưng theo hướng dẫn sách giáo khoa trang 
157 - 158
 + Chuẩn bị trước phần lý thuyết và thực hành về ngữ pháp theo hướng dẫn SGK trang 158.
NS: 18 /11/2010	TUẦN 16 ND: 25 /11/2010	TIẾT 63
Phần tiếng việt
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
 2/ Kĩ năng: 
Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản hoặc tạo lập văn bản.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hãy cho biết những lỗi thường gặp về dấu câu? Cho một ví dụ minh họa?
3/ Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Ø Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp? cho ví dụ?
ØTính chất rộng hẹp của từ ngữ là mang tính tương đối hay tuyệt đối? Vì sao? Cho ví dụ?
? Thế nào là trường từ vựng? cho ví dụ? 
?Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ với trường từ vụng? Cho ví dụ?
? Từ tượng hình, tượng thanh là gì? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
? Đọc các mục a,b,c phần thực hành trang 157 và lên bảng trình bày.
? Nhắc lại các nội dung kiến thức đã học về trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I – TỪ VỰNG:
 1/ Lí thuyết:
 a) Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:
- một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
VD: Thú có nghĩa rộng hơn voi, hươu.
- Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác. 
VD: Cá thu có nghĩa hẹp hơn cá.
- Tính chất rộng hẹp của từ ngữ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ. VD:
 + Cây, cỏ, hoa có phạm vi nghĩa ứng với từng nhóm cùng loài thực vật do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn nghĩa của ba từ trên.
 + Cây, cỏ, hoa có phạm vi nghĩa bao hàm đối với cá thể cùng nhóm, cùng loài do đó nghĩa của ba từ cây, cỏ, hoa rộng hơn nghĩa của các từ: ổi, mận, xoài, cam, quýt,
 b) Trường từ vựng: Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ: Trường từ vựng vũ khí: Đao, kiếm, súng, gươm,
-Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nghĩa của các từ ngữ cùng loại. Cây, cỏ, hoa (danh từ) bao hàm cây dừa, mận, mít, ổi, xoài, cũng là danh từ.
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại.Ví dụ trường từ vựng mắt gồm: con ngươi, lông mài, lông mi, (danh từ), nhìn, trông (động từ).
 c) Từ tượng hình, từ tượng thanh:
 - Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoạt động của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiện, của con người. Ví dụ: lom khom. Kẻo kẹt, xào xạc,
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Ví dụ: 
 + Lom khom dưới núi tiều vài chú.
 + Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
 d) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 - Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
 Ví dụ: Từ toàn dân là từ ngô; Nam bộ dùng từ bắp.
 Từ toàn dân là từ quả; Nam bộ dùng từ trái.
 - Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 Ví dụ: Biệt ngữ thuộc tầng lớp học sinh – sinh viên: trúng tủ, ngỗng, gậy,
 2/ Thực hành:
 a)
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
 Từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên có thể được giải thích như sau:
Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ,), có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
Truyện cười: truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán , đã kích.
Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian, tức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
 b) Ví dụ:
 - Tiếng đồn cha mẹ em hiền
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi. (nói quá).
 - Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 c) Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. (leng keng: từ tượng thanh)
II – NGỮ PHÁP:
 1/ Lí thuyết:
 - Trợ từ, thán từ;
 - Tình thái từ;
 - Câu ghép.
 2/ Thực hành:
 a) Cuốn sách này mà chỉ 20.000 đồng à?
 b) Câu đầu là câu ghép, có thể tách thành ba câu đơn nhưng mối liên hệ giữa ba sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.
 c) Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép. Cả hai câu ghép, các vế đều được nối với nhau bằng quan hệ từ cũng như, bởi vì.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Làm lại các bài tập trên.
 - Nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong một đoạn văn bản.
 - Xem lại các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh, chuẩn bị trước ưu điểm, khuyết điểm qua bài viết tập làm văn số 3 để chuẩn bị cho tiết trả bài tập làm văn số 3.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUYET MINH VE MOT THE LOAI VAN HOC.doc