Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Ngữ văn địa phương: tượng mồ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Ngữ văn địa phương: tượng mồ

Tiết 121( Ngữ văn)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: TƯỢNG MỒ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm- tâm linh của người Ba- na, Gia rai

- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại thơ và cách sử dụng từ giàu sức gợi cảm.

3. Thái độ

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu lặng của đồng bào Tây Nguyên.

II. Đồ dùng

1. GV: SGK, SGV, máy chiếu, một số hình ảnh tượng nhà mồ.

2. HS: SGK, Bài soạn

III. Tiến trình tiết dạy

1. Ổn định lớp

2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh

3. Bài mới.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và cho biết đây là hình ảnh gì?

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121: Ngữ văn địa phương: tượng mồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121( Ngữ văn)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: TƯỢNG MỒ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm- tâm linh của người Ba- na, Gia rai
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại thơ và cách sử dụng từ giàu sức gợi cảm.
3. Thái độ
- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu lặng của đồng bào Tây Nguyên.
II. Đồ dùng
1. GV: SGK, SGV, máy chiếu, một số hình ảnh tượng nhà mồ.
2. HS: SGK, Bài soạn
III. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và cho biết đây là hình ảnh gì? Em đã từng thấy ở đâu?
GV: Dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
GV: Yêu cầu học sinh nêu những nét chính về tác giả?
HS: Nêu một số nét chính.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu chân dung của tác giả Văn Công Hùng
GV? Tác phẩm được trích từ tuyển thơ nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc giọng chậm rãi, sâu lắng, hướng vào chiều sâu nội tâm.
GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó yêu cầu học sinh đọc tiếp.
GV? Văn bản được sáng tác theo thể loại thơ gì?
HS: Thể thơ lục bát
GV: Yêu cầu học sinh nêu một số chú thích
GV: Yêu cầu học sinh cho biết bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? ý chính của từng đoạn?
HS: Xung phong chia bố cục, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu 
Theo dõi bố cục và nội dung của các phần.
* Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Đoạn 1: Hai câu đầu: Gợi mở thời gian, không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ một ngàn lời yêu”: Nỗi buồn và ý nghĩa của những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất
- Đoạn 3: Còn lại: sự đống cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu thương lâu bền của con người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
GV? Hình ảnh “ chiều như lửa đốt” và 
“ Tượng mồ run rẩy” ở hai câu đầu gợi lên điều gì?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong 2 phút, sau 2 phút thảo luận kết quả theo nhóm mảnh ghép 2 phút và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
GV? Theo quy luật của tự nhiên con người phải trải qua những giai đoạn nào của cuộc đời?
HS: Sinh, lão, bệnh, tử.
GV? Vậy theo sự hiểu biết của em khi chết mọi người quan niệm là hết tất cả hay còn tồn tại ở đâu?
HS: Tồn tại ở một thế giới khác.
GV? Những người còn sống họ có quên được người đã khuất không?
HS: Họ không quên được và nhớ thương mãi.
GV? Vậy nỗi đau thương này người Ba- na và Gia Rai đã tìm cách nào để gửi nỗi buồn của người sống vào người đã mất?
HS: Nỗi buồn gửi vào đường rìu, nhát rựa, đẽo tạc thành các bức tượng mồ.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu để xem những hình ảnh tượng mồ.
GV? Bốn dòng thơ “ Hoang sơ . Rượu cần” gợi lên những điều gì trong văn hoá, phong tục của người Tây Nguyên?
HS: Lễ hội bỏ mả của người Tây Nguyên.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát tranh nói về lễ hội bỏ mả.
GV? Ở hai câu thơ cuối tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và thay phiên nhau trình bày, nhận xét.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
GV? Em hãy nêu nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS: Xung phong trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 và trả lời ý 1 câu 2
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
GV: Yêu cầu cả lớp quan sát lên máy chiếu và đọc bài tập 
* Câu 1: Người dân tộc Gia Rai và Ba- na khắc những pho tượng mồ làm gì?
A. Bày tỏ nỗi đau buồn, sự nhớ nhung quyến luyến của người sống với người đã khuất.
B. Chia sẻ niềm vui cùng người đã khuất.
C. Cả A và B đều đúng.
* Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
“ Tượng mồ” là:
A. Nghệ thuật so sánh giữa người sống và người đã khuất.
B. Ngắt dòng đặc biệt, linh hoạt , âm điệu trầm lắng góp phần diễn tả sự đồng cảm của tác giả với nỗi đau và tình cảm con người.
C. Cả A và B đều sai.
HS: Quan sát đọc và chọn câu đúng. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV? Hãy nêu cảm xúc của em khi học song bài “ Tượng mồ” và cho biết em sẽ làm gì để những bức tượng kia còn được bảo vệ và thể hiện được văn hoá đặc sắc của dân tộc mình
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Văn Công Hùng ( 19-5-1958) quê Thừa Thiên Huế, Sinh ở Thanh Hoá. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm “Tượng mồ” được trích từ tuyển thơ Gia Lai.
II. Đọc- hiểu chú thích, bố cục
1. Đọc
2. Chú thích( Sgk)
3. Bố cục: 3 phần. 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Ấn tượng ban đầu về buổi chiều và những pho tượng mồ
- Chiều là thời khắc chuyển giao ngày của con người và đêm của các linh hồn. 
- Những pho tượng mồ run rẩy bàng hoàng vì phải chia tay với linh hồn của người đã khuất.
--> Gợi cảm giác buồn bã ảm đạm
2. Ý nghĩa của những bức tượng mồ.
- Khi phải chia tay với người thân. Sống đã gắn bó nâu nặng, khi chết lại nhớ thương nhiều hơn.
- Nỗi buồn gửi vào đường rìu, nhát rựa, đẽo tạc thành các bức tượng mồ. Tượng mồ thay lời người sống ru người chết an giấc ngàn thu.
--> Tượng mồ là sứ giả truyền tải tình cảm và hơi thở cuộc sống cho người chết, theo người chết sang thế giới bên kia.
3. Tình cảm yêu thương
- Lời gọi cùng lời hát hướng vào con người vào tình cảm bất diệt vượt qua các ranh giới
--> Kéo gần khoảng cách của người sống và người đã khuất.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK)
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung, nghệ thuật toàn bài.
- Làm bài tập 2,3. Đọc thêm “ Tự khúc PhoThi”
- Soạn bài : “ Chữa lỗi diễn đạt”. Phát hiện ra những lỗi sai hàng ngày trong nói và viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Tuong mo.doc