Giáo án Ngữ văn 8 tiết 116 bài 31: Tập làm văn: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 116 bài 31: Tập làm văn: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị

TIẾT 116 TẬP LÀM VĂN

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a) Về kiến thức: Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người đọc (người nghe) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.

b) Về kĩ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn.

c) Về thái độ: Giúp HS có ý thức trong sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra miệng.

Câu hỏi: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

Đáp án: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm, yếu tố biểu cảm giúp cho nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc người nghe. (4 đ)

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 116 bài 31: Tập làm văn: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 116 TẬP LÀM VĂN
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người đọc (người nghe) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.
b) Về kĩ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn.
c) Về thái độ: Giúp HS có ý thức trong sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra miệng.
Câu hỏi: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Đáp án: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm, yếu tố biểu cảm giúp cho nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc người nghe. (4 đ)	
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. (6 đ)
* Vào bài (1’): Trong bài nghị luận, các yếu tố tự sự và miêu tả góp phần tạo nên giá trị thuyết phục rất cao. Giờ học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều này.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (21')
1. Ví dụ
GV: Gọi HS đọc đoạn trích a, b T.113, 114.
?TB: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự có trong đoạn trích a và các yếu tố miêu tả có trong đoạn trích b?
HS: Đoạn trích a có các yếu tố tự sự sau: “Vị chúa tỉnh ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời gian nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định [...] Mà cái món xoay xở thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay sở làm tiền. Thoạt tiên...sau đó...hoặc xì tiền ra” (yếu tố tự sự). Đoạn trích b có các yếu tố miêu tả sau: “Tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn.”
?KH: Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là VB tự sự, còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng lại không phải là VB miêu tả? (cho học sinh thảo luận nhóm, chia thành 4 nhóm thảo luận trong 3’)
HS: Hai đoạn trích kể về một thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng hai đoạn đó vẫn không phải là đoạn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
Tác giả viết hai đoạn trên nhằm mục đích vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện”. Vì thế 2 đoạn trích phải nằm trong số những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải, trái, đúng, sai. Và điều đó có nghĩa: đó phải là những đoạn văn nghị luận. Còn tự sự, miêu tả cũng như biểu cảm chỉ là những yếu tố phụ trợ trong hai đoạn văn trên.
GV: Cho nên muốn xác định một văn bản thuộc kiểu văn bản nào ta cần phải làm rõ văn bản ấy được tạo lập ra nhằm mục đích nào là chủ yếu.
GV: Gọi HS1 đọc đoạn trích văn bản a ( yêu cầu bỏ hết yếu tố tự sự) đoạn từ “thoạt tiên” đến “xì tiền ra”. Gọi HS2 đọc đoạn trích b (yêu cầu lược bỏ yếu tố miêu tả) đoạn từ “tốp thì bị xích tay” đến “đạn lên nòng sẵn”.
?KH: Khi bỏ yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn, em có nhận xét gì?
HS: Đoạn trích a: Khi ta bỏ hết yếu tố tự sự đi, đoạn trích sẽ không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác. Người đọc không thể lường hết được việc mộ lính đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào. Đoạn trích b: Nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta khó lòng hình dung được sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” của bọn thực dân.
GV: Qua tìm hiểu ta thấy rằng yếu tố tự sự trong đoạn trích a giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng hơn. Đoạn trích b yếu tố miêu tả cũng giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng xác thực mà ở đây, chính là để lật tẩy bộ mặt giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao láo lếu, bịp bợm của Phủ toàn quyền Đông Dương về những người bị bắt lính. 
GV: Gọi HS đọc đoạn trích trong phần 2. T. 115.
?TB: Văn bản được dẫn ở SGK kể lại mấy câu chuyện? Những câu chuyện đó được dùng để làm gì trong VB?
HS: Văn bản được dẫn trong SGK kể lại hai câu chuyện câu chuyện về chàng Trăng và nàng Han để dùng làm luận cứ nhằm chứng tỏ rằng hai truyện cổ của các dân tộc miền núi đó có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
?KH: Trong văn bản nghị luận đó có các yếu tố tự sự và miêu tả không ? Hãy chỉ ra đâu là yếu tố tự sự và đâu là yếu tố miêu tả?
HS: Truyện chàng Trăng: yếu tố tự sự: kể sự ra đời, lớn lên, diệt kẻ ác rồi biến vào mặt trăng của chàng Trăng. Yếu tố miêu tả : đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc. Truyện nàng Han: yếu tố tự sự : nàng Han đi đánh giặc ngoại xâm. Nàng liên kết với người Kinh đánh tan giặc rồi nàng hoá thành tiên lên trời, để lại thanh gươm đã dùng để giết giặc. Dân làng mở hội ghi nhớ, lập đền thờ, những dấu tích để lại. Yếu tố miêu tả: quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc.
?KH: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong hai truyện đó được sử dụng với tác dụng gì?
HS: Tác dụng của chúng là làm rõ luận điểm về sự gần gũi, có nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
?KH: Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ 2 truyện mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
HS: Tác giả chỉ kể kĩ càng những chi tiết như chàng Trăng không nói, không cười, chàng cưỡi ngựa đá,sau khi chiến thắng kẻ thù, chàng bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên trên trời sau khi thắng giặc, bỏ lại thanh gươm giết giặc, những dấu vết chân ngựa là những ao hồ vì đây là những chứng cứ có nhiệm vụ làm rõ luận điểm. Hay nói cách khác: Đây là những hình ảnh để phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm .
?TB: Vậy qua đó em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận?
 2. Bài học:
- Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
- Các yếu tố tự sự miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
 *Ghi nhớ: SGK -116
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
II. LUYỆN TẬP (15' )
1. Bài tập 1:
?: Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận ở BT 1 và cho biết tác dụng của chúng?
HS: Trong văn bản yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. Còn yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù - thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của một tâm tư: ở đó, bên trong sự im lặng, có chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành cái đẹp.
2.Bài tập 2
?: Nếu viết bài Tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài không ? Vì sao?
HS: Người ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại một kỉ niệm về bài ca dao đó.
c) Củng cố, luyện tập ( 2')
?: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận, cần chú ý điều gì?
HS: Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
GV: Gọi HS đọc phần đọc thêm trong SGK.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục. Yêu cầu:
+ Đọc kĩ văn bản, chú thích *, chú thích từ khó.
+ Trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản (SGK- T.120,121).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 116 bai 31.doc