Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Tuần: 7

Tiết: 25, 26

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 Xéc-van-tét

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tương phản, bất hủ: Đôn-ki-hô-tê và xan-chô-pan-xa.

- Đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của từng nhân vật từ đó hiểu đúng chủ đề tác phẩm của xéc – van - tét.

2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

 - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật ( Đôn-ki-hô-tê và xan-chô-pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.

II. Chuẩn bị:

 - Thầy: Hình ảnh xéc-van-tét.

 - Trò: Xem bài trước ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp.

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Ngày soạn: 16/9/2010
Tiết: 25, 26
 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 Xéc-van-tét 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tương phản, bất hủ: Đôn-ki-hô-tê và xan-chô-pan-xa.
- Đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của từng nhân vật từ đó hiểu đúng chủ đề tác phẩm của xéc – van - tét.
2. Kĩ năng:
 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
 - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật ( Đôn-ki-hô-tê và xan-chô-pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hình ảnh xéc-van-tét.
 - Trò: Xem bài trước ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
GV gọi HS đọc
(?) Thể loại?
(?) Bố cục?
(?) Em hiểu gì về nguồn gốc xuất thân của Đôn – ki?
(?) Với những câu nói và câu trả lời khi nhìn thấy cối xây gió thì suy nghĩ và hành động của Đôn-ki có giống người bình thường không? Vì sao?
(?) Trong suy nghĩ và hành động của Đôn-ki có điểm nào là đáng buồn cười, điểm nào là tốt đẹp, cao qúy?
(?) Từ việc thất bại nhanh chóng và thê thảm ta thấy đặc điểm gì trong tính cách của Đôn – ki?
(?) Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường trong cuộc trò chuyện dưới vòm cây ta thấy Lão còn bộc lộ những điểm gì đáng khen, điểm gì đáng buồn cười?
(?) Tác giả xây dựng hình ảnh Xan-chô tương phản hoàn toàn vời Đôn-ki như thế nào?
(?) Xét cho cùng Xan-chô vẫn là người điên rồ có đúng không?
(?) Nội dung khái quát?
(?) Nghệ thuật đặc sắc?
HS: đọc bài
HS: Tiểu thuyết
HS: 3 đoạn
- Đôn ki và xan chô trước trận chiến.
- Đôn ki tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
- 2 thầy trò tiếp tục lên đường.
HS: Là một quý tộc tuổi trạc 50, mê mẩn đọc sách kiếm hiệp, muốn làm hiệp sĩ ( dựa vào SGK tiếp tục)
HS: Không giống người bình thường. Vì cho rằng đó là những tên khổng lồ quỷ quái, hung ác cần phải diệt trừ.
HS: Buồn cười: Ba bốn chục tên khổng lồ, cánh tay dài 2 dặm, thắng lấy được chiếm lợi phẩm sẽ giàu có
- Cao quý: Lí tưởng tốt đẹp, tinh thần cao qúy, diệt tà trừ gian, cứu người lương thiện,
HS: Bị quật văng ra xa, người văng ra khỏi ngựa, cây giáo bị gãy đó là cuộc chiến không cân sức nhưng không hề rên la vì bắt chước những hiệp sĩ trong sách kiếm hiệp.
HS: không quan tâm đến nhu cầu hàng ngày: ăn, uống, ngủ,..
Mà chỉ nghĩ đến tình nương – điên rồ.
- Đáng khen: cao thượng, trong sạch, sống hết mình với lí tưởng.
HS: Trả lời.
+ Cao, gầy.
+ Gan dạ, dũng cảm.
+ Hoang tưởng
+ Không quan tâm ăn,.
+ Điên rồ.
HS: Đúng vì thích danh vọng hão huyền, hi vọng được làm chúa đảo-hoang tưởng.
HS: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn-ki và Xan-chô tạo nên cặp nhân vật bất hủ.
HS: - Nổi bật hai hình tượng nhân vật tương phản trong suy nghĩ.
- Hai nhân vật góp phần làm nổi bật sự hấp dẫn, độc đáo VHTĐ Tây ban Nha.
I. Đọc – chú thích
II. Tìm hiểu chung
1. Thể loại:
2. Bố cục:
- Đ1:“Đầu – không cân sức”
- Đ2: “Tiếp – văng ra xa”
- Đ3: “Còn lại”
III. Phân tích:
1. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Mọi suy nghĩ và hành động đều mê muội.
- Là một hiệp sĩ điên rồ.
- Coi sự thất bại là chuyện bình thường không nản lòng, nản chí.
- Không quan tâm đến nhu cầu sống hằng ngày.
- Sống hết mình với lí tưởng cao thượng, trong sạch.
=> Xéc-van-tét sáng tạo ra Đô-ki là một hình tượng phản hiệp sĩ.
2. Xan-cho-pan-xa
- Hoàn toàn tương phản vời Đôn-ki
+ Béo, lùn.
+ Nhút nhát.
+ Thực tế.
+ Thích ăn, uống.
+ Khôn ngoan, tĩnh táo
- Vẫn là người điên rồ
IV. Tổng kết
1. Nội dung:
2.Nghệ thuật:
* Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh trọng tâm tiết học.
 - GV dặn dò HS học bài, xem bài mới, soạn bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 7 Ngày soạn: 16/9/20010
Tiết: 27
TÌNH THÁI TỪ 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tình thái từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng sử dụng tình thái từ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
 - Thầy: Đoạn, câu có tình thái từ.
 - Trò: Xem bài trước ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
GV giới thiệu bài mới
(?) trong VD a,b,c nếu bỏ từ im đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
(?) Từ ạ trong VD d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
(?) Chức năng TTT?
(?) Có mấy loại TTT?
GV cho bài tập: Xác định tình thái từ?
GV nêu yêu cầu trong SGK cho HS hảo luận trả lời.
(?) Trong nói viết chúng ta sử dụng TTT để làm gì?
GV gọi HS lên bảng làm BT1.
GV gọi HS làm
(?) Đặt câu với TTT?
(?) Đặt câu có TTT nghi vấn?
GV hướng dẫn về nhà
HS: Nếu lược bỏ thì thông tin SK không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi:
a. Hỏi nếu lược bỏ thành câu trần thuật đơn.
b. Tạo câu cầu khiến.
c. Tạo câu cảm thán.
HS: Kính trọng, lễ phép.
HS: trả lới
HS: Có 4 loại TTT
- Anh đi đi !
- Chị đã nói thế ư ?
HS: 
1. Hỏi, thân mật, bằng vai.
2. Hỏi, lễ phép, vai dưới.
3. Cầu khiến, thân mật, bằng vai.
4. cầu khiến, lễ phép, vai dưới.
HS: trả lời.
HS: lên bảng làm: b, c, e, i.
HS: làm BT
d. Nhỉ: Thân mật
e. Nhé: Thân mật
g. Vậy: Miễn cưỡng
h. Cơ mà: Thuyết phục
HS: đặt câu:
d. Em chỉ nói vậy để anh biết thôi !
e. Con thích được tặng cái cặp cơ !
g. Thôi đành ăn cho xong vậy !
- Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ ?
I. Chức năng của TTT
* Ghi nhớ (SGK)
 Ví dụ:
- Anh đi đi !
- Chị đã nói thế ư ?
II. Sử dụng TTT
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
BT1: b, c, e, i.
BT2: a.Chứ: Nghi vấn
 b.Chứ: Nhấn mạnh
 c. Phân vân
BT3:
a. Nó là HS giỏi mà !
b. Đừng trêu chọc nữa nó khóc đấy !
c. Tôi phải giải bằng được bài toán này chứ lị !
BT4: - Bạn ơi! Bạn học bài rồi chứ ?
BT5:
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh trọng tâm tiết học.
 - GV dặn dò HS học bài, xem bài mới, làm bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 7 Ngày soạn: 16/9/2010
Tiết: 28
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả và biểu. cảm.
II. Chuẩn bị.
 - Thầy: Đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trò: Xem bài trước ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
GV giới thiệu bài mới.
GV gọi HS đọc bài.
(?) Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
(?) Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
(?) Bỏ hết yếu tố MT& BC sau đó chép lại và đối chiếu giữa hai đoạn văn, nêu lên nhận xét?
(?) GV nêu yêu cầu câu hỏi 3 (Trang 73)
GV gọi HS đọc.
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1
(?) Hãy viết đoạn văn kể lại giây phút em gặp lại một người thân?
HS: lắng nghe.
HS: đọc bài
HS: Chỉ ra:
-Yếu tố BC: 
+ Hay tại sung túc?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp....thường.
+ Phải bé lạivô cùng.
HS: Đan xen với nhau một cách hài hòa tạo nên mạch văn thống nhất.
HS: Nếu bỏ MT&BC thì đoạn văn trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc.
HS: Nếu bỏ yếu tố TS thì đv không còn sự việc và nhân vật, không còn chuyện trở nên vu vơ khó hiểu.
HS: đọc.
HS: : “Tôi đi học”
- Từ “Sau một hồi trống vang dội đến trong các lớp.
- “Lão Hạc” Từ Chao ôi! Đới với những người đến hách dịch.
HS: cách làm:
- Không gian: Từ xa đến gần (vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo,)
- Hành động: Lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ, tính tình,
I. Sự kết hợp yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong VBTS 
- Yếu tố MT: 
+ Tôi thở hồng hộc đến ríu cả chân lại.
+ Mẹ tôi không còm cõi  hai gò má.
- Yếu tố MT&BC mà đoạn văn trở nên hấp dẫn, sinh động khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và rút ra bài học về tình mẫu tử thiêng liêng.
-Yếu tố tự sự giúp cho câu chuyện có nhân vật, sự việc, người đọc dễ hiểu hơn.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
BT1: 
- MT: Hồi trống, sắp hàng đi vào lớp, chân duỗi
- BC: Lòng tôi chơ vơ, lúng túng vụng về, run run
BT2: Yêu cầu: Kể lại giây phút gặp lại người thân: 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh trọng tâm tiết học.
 - GV dặn dò HS học bài, xem bài mới, soạn bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt tuần 07
Nguyễn Ngọc Tiến
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 07.doc