Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận

Tuần 29

TIẾT 115: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

 TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

-Thấy được tự sự và miêu tả trường là những yếu tố rất can6n thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe(người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một c¸ch dễ dàng, sáng tỏ hơn.

-Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

II.LÊN LỚP

1Ổn định

2.Bài cũ: -Trong bài văn nghị luận, bên cạnh yếu tố nghị luận là chủ yếu(hệ thống luận điểm, luận cứ ) còn có các yếu tố phụ nào khác?

 -Yếu tố phụ nào đã học kĩ ở những bài tập làm văn?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 933Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
TIẾT 115: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
 TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
-Thấy được tự sự và miêu tả trường là những yếu tố rất can6n thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe(người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một c¸ch dễ dàng, sáng tỏ hơn.
-Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
II.LÊN LỚP
1Ổn định
2.Bài cũ: -Trong bài văn nghị luận, bên cạnh yếu tố nghị luận là chủ yếu(hệ thống luận điểm, luận cứ) còn có các yếu tố phụ nào khác?
 -Yếu tố phụ nào đã học kĩ ở những bài tập làm văn?
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
?Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích trên?
?Vì sao không thể xếp cả 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay kể chuyện?
?Giả sử cắt bỏ tất cả những câu văn, từ ngữ, hình ảnh tự sự và biểu cảm ấy, liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luận điểm của tác giả?
?Vậy ta có thể nói gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận?
HS đọc điểm 1, ghi nhớ SGKT116
GV chiếu đoạn văn ở mục I.2
?Tìm những đoạn văn tự sự, miêu tả trong đoạn văn trên & cho biết tác dụng của chúng?
?Vì sao tác giả không kể kĩ, đầy đủ toàn bộ 2 truyện Chàng Trăng & Nàng Han, mà chỉ kể, tả một số chi tiết, hình ảnh & hoàn toàn không kể chi tiết truyện Thánh Gióng?
HS lần lượt suy nghĩ trả lời
?Vậy, khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào trong bài văn nghị luận, cần chú ý những điều gì? Vì sao?
HS thảo luận
HS đọc lại điểm 2 ghi nhớ SGK T116
GV chốt lại cả 2 nội dung:vai trò &cách thức vận dụng
HS đọc
a.Vị chúa tỉnh ra lệnh cho bọn q uan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra.
b. Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến lính khố đỏ, khố xanh tốp thì bị xích tay điệu đi, tốp thì bị nhột lính Pháp gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn
-Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự hoặc miêu tả. Vì các đoạn tự sự và miêu tả được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của thực dân Pháp giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện, thực chất là cái vạ mộ lính, những cuộc săn lùng vật liệu biết nói một cách dã man.
-Các yếu tố tự sự và miêu tả trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuần mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm, để nghị luận.
-Cả 2 đoạn văn nghị luận sẽ trở nên rất khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh đọng, thuyết phục và hấp dẫn.
-HS đọc, quan sát, so sánh 4 đoạn nhỏ trong đoạn văn
*truyện Chàng Trăng:
-kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói, không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi.
*truyện Nàng Han:
-Nàng Han liên kết với người Kinh, thêu cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngữ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng trận, nàng hoá thành tiên bay lên trời trên dãy núi Pu-keo vẫn còn những vũng, ao chi chít- những vết chân voi của nàng Han và người Kinh.
*Tác dụng của các yếu tố tự sự & miêu tả: làm rõ luận điểm sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam.
*Hai truyện Chàng Trăng & Nàng Han không được kể, tả tất cả mà chỉ nhằm vào một số đoạn, chi tiết, hình ảnh tương đồng gần gũi với truyện Thánh Gióng. Vì:
-Mục đích nghị luận
-Ít người biết cụ thể nội dung 2 truyện. Không kể, tả, người đọc không thể hình dung được sự gần gũi, giống nhau ấy như thế nào; và tất nhiên, luận điểm kém thuyết phục.
-Nhưng đến truyện Thánh Gióng lại hoàn toàn không kể, tả vì truyện đã rất quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt.
*Cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng yêu cầu cần thiết
I.YẾU TỐ TỰ SỰ &MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
-Bài văn nghị luận cần phải có các yếu tố tự sự & miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục hơn.
-Các yếu tố tự sự & miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm & không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Bài tập 1:
 Yếu tố tự sự
 Yếu tố miêu tả
 Tác dụng
Sắp trung thu
Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh kỉnh đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ
Trời xứ Bắc hẳn trong ,trăng hằn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây
Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên
Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ
Có thể nói trong đoạn văn nghị luận này, yếu tố tự sự & miêu tả, đặc biệt là miêu tả rất dồi dào, phong phú. Nhưng đây vẫn hoàn toàn không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng & tâm trạng người tù trong đêm trăng ấy mà mục đích chủ yếu muốn làm rõ là khắc hoạ cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vọng nguyệt & tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ. Nó làm cho đoạn bình giảng, phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm & tưởng tượng của người đọc.
Bài tập 2:
a.Rất nên sử dụng các yếu tố tự sự & miêu tả khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, vì:
b.Cần thiết phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, trong khi phân tích vẻ đẹp của sen trong bài ca dao.
c.Cần thiết nêu một vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa trưa, chiều hè để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm ở Việt Nam được thể hiện trong bài ca dao.
Bài tập 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập Ngữ văn 8, tập 2 T 74-77.
Lưu ý: HS cần chú ý đến các từ vui ở câu 1,2, tiếu lâm(động từ hoá) ở câu 3, cái cười ở câu 4 để suy ra & điền những chữ thích hợp vào chỗ trống: có thể là: có cười, có niềm vui, vui, vui vẻ, có tinh thần lạc quan yêu đời đều có thể chấp nhận.
 -Tác dụng của các yếu tố tự sự & miêu tả ở đây giúp cho luận điểm được chứng minh một cách tự nhiên thuyết phục, và rất độc đáo.
4.Củng cố: HS đọc lại ghi ngớ SGK
5.Dặn dò:-Về nhà học bài, làm bài tập còn lại
 -Chuẩn bị bài: Ôâng Giuốc-đanh mặc lễ phục

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 115-29.doc