Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 9 - GV: Nguyễn Thị Nhung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 9 - GV: Nguyễn Thị Nhung

TUẦN1

 TIẾT 1

Ngày soạn : 8/8/2010

Ngày dạy : 12/8/2010

 TÔI ĐI HỌC (T1)

 Thanh Tịnh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân.

 3. Thái độ :

 - Nhớ những kỉ niệm thuở ấu thơ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Thuyết trình, thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định: Lớp 8a3.

 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sách vở của HS.

 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài:

 - Trong cuộc đời của mỗi con người,những kỷ niệm thời học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặc biệt là buổi đến trường đầu tiên. “Ngày đầu tiên đi học Mẹ dỗ dành yêu thương”(Viễn Phương).Truyện ngắn “Tôi đi học”đã diễn tả những kỷ niệm mơn man,bâng khuâng một thời ấy.

 

doc 69 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 9 - GV: Nguyễn Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN1 	
 TIẾT 1 
Ngày soạn : 8/8/2010
Ngày dạy : 12/8/2010
 TÔI ĐI HỌC (T1)
 Thanh Tịnh
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân.
 3. Thái độ : 
 - Nhớ những kỉ niệm thuở ấu thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Lớp 8a3...............
 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sách vở của HS.
 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài:
 - Trong cuộc đời của mỗi con người,những kỷ niệm thời học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặc biệt là buổi đến trường đầu tiên. “Ngày đầu tiên đi học Mẹ dỗ dành yêu thương”(Viễn Phương).Truyện ngắn “Tôi đi học”đã diễn tả những kỷ niệm mơn man,bâng khuâng một thời ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu giới thiệu chung
 Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
? Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
 GV : Giới thiệu sơ qua một số tác phẩm
chính của tác giả
? Văn bản thuộc thể loại gi?
HS: Suy nghĩ,trả lời.
? Em hãy nêu những nét chung về truyện ngắn Tôi đi học.
 *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
 * Kí ức về buổi tựu trường (khơi nguồn nỗi nhớ)
 GV: Đọc văn bản,gọi hs lần lượt đọc tiếp.
? Em hãy giải thich ý nghĩa một số từ khĩ.
? Truyện ngắn có bao nhiêu nhân vật ? 
Ai là nhân vật chính? Vì sao em cho là như vậy?
? Bố cục văn bản?
GV: Hướng dẫn
HS: Phát hiện trả lời
? Thời gian và không gian của ngày đầu tiên tới trừơng được tôi nhớ lại cụ thể như thế nào? Vì sao thời gian và không gian ấy lại trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
GV: Hướng dẫn
HS: Phát hiện trả lời
* Cảm nhận của tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
? Em hãy giải thích vì sao nhn vật Tơi lại có cảm giác thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường mặc dù trên con đường ấy, Tơi quen đi lại lắm lần?
? Chi tiết nào thể hiện từ đây, người học trò nhỏ sẽ cố gắng học hnh quyết tm v chăm chỉ?
HS thảo luận nhóm 3 phút:Tác giả viết: “Con đường này .Hôm nay tôi đi học.
? Chi tiết nào thể hiện từ đây, người học trò nhỏ sẽ cố gắng học hành quyết tâm và chăm chỉ?
? Tâm trạng thay đổi đó cụ thể như thế nào?Những chi tiết nào trong cử chỉ ,trong hành động và lời nói nhân vật tôi khiến em chú ý? Vì sao?
HS:cầm có 2 quyển..Đó cũng là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường.Những động từ thèm , bặm ,ghì , xệch, chúi, muốn. Được sử dụng đúng chỗ đã khiến Người đọc hình dung dễ dàng tư thế ngộ nghĩnh,ngây thơ,đáng yêu của chú bé.
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941), một
tập văn xuôi nổi bật nhất của tác giả.
 3.Thể loại: Hồi ký
II. Đọc – hiểu văn bản
 1,Đoc- tìm hiểu từ khó /sgk
 2,Tìm hiểu văn bản. 
 a.Bố cục: 4 đoạn
 * Đoạn 1: Từ đầu đến “... rộnràng ”:=>Kí ức về buổi tựu trường (khơi nguồn nỗi nhớ)
* Đoạn 2: tiếp theo “....trên ngọn núi ”: Cảm nhận của Tơi trên con đường cùng mẹ tới trường.
 * Đoạn 3: tiếp theo “....nghỉ cả ngày nữa”: - Cảm nhận của Tơi lúc ở sân trường.
 * Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học.đón nhận tiết học đầu tiên.
 b.Phân tích.
 * Kí ức về buổi tựu trường (khơi nguồn nỗi nhớ)
- Thời gian : buổi sáng cuối thu.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
- Cảnh thiên nhiên : lá rụng nhiều,mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
=>Những từ láy sử dụng tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại ngày tựu trường: Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn ràng
* Cảm nhận của tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
- Buổi sáng cuối thu trên con đường làng dài và hẹp
- Cảm giác mơn man của buổi tựu trường đầu tiên
- Con đường cũng cảm thấy khác lạ
 Cầm hai cuốn vở mà cảm thấy nặng,muốn thử sức mình cầm bút thước
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn
=>Cảm giác, tâm trạng rất tự nhiên của 1 đứa bé khi lần đầu tiên đến trường
 E. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 1 	
TIẾT 2 
 Ngày soạn : 8/8/2010
 Ngày dạy : 12/8/2010
 TÔI ĐI HỌC (T2) 
 Thanh Tịnh
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
 - Nghệ thuật mtả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân
 3. Thái độ : 
 - Nhớ những kỉ niệm thuở ấu thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Lớp 8a3...........................
 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sách vở của HS.
 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài v chuyển ý.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Tiết 2: * Ổn định 
 GV khái quát lại T1- Chuyển ý.
* Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường
 GV đọc đoạn văn.
? Khi đi đến trường,đứng giữa sân trường,nhất là khi nhìn cảnh các học trò cũ vào lớp lúc này nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
HS:Suy nghĩ,trả lời. 
*HS thảo luận 3 phút: Chúng ta có nhận xét gì về cách kể,tả như vậy?Em hãy nêu ý kiến của mình?)(Cách kể,tả tinh tế,hay .Từ tâm trạng háo hưc,hăm hở tới  sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ,bỡ ngỡ,. Đây là sự chuyển biến rất phù hợp với quy luật tâm lý trẻ)
? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới tâm trạng của tôi lúc này như thế nào?
HS: Suy nghĩ,trả lời
*HS thảo luận 3 phút:Vì sao khi chuẩn bị bước vào lớp tôi lại giúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc?Có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
? Qua tìm hiểu các đoạn trên,em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc,phụ huynh)đối với các em bé lần đầu đi học?
HS:Suy nghĩ,trả lời.
HS đọc đoạn cuối 
? Tâm trạng và cảm giác của tôi khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn?
? Tại sao tôi lại có tâm trạng như vậy?
HS: phát hiện trả lời
? Hình ảnh một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ,hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không?Vì sao?
HS:không,mà nó có dụng ý nghệ thuật,gợi nhớ,nhớ tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do dã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời-giai đoạn làm HS .
* Thảo luận 3 phút:
? Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
GV gợi ý: Khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới,một bầu trời mới,một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ.Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn?
? Tìm những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong bài?
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
 - Đọc lại và tóm tắt văn bản.
 - Nắm nghệ thuật ,Ý nghĩa văn bản.
 - Ghi ấn tượng,cảm xúc của bản thân ngày khai trường. 
 - Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
*.Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường:
- Rất đông người, người naò cũng đẹp
- Lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng, chơ vơ, vụng về
 - lúng túng.
® Kể, tả tinh tế, hay. Phù hợp với quy luật tâm lý trẻ.
=> Đề cao việc học hành trưởng thành trong nhận thức
* Cảm nhận của Tôi trong lớp học và đón nhận tiết học đầu tiên..
- Cảm nhận nỗi xa mẹ thật lớn khi sắp hàng vào lớp học thể hiện người học trị nhỏ bắt đầu thấy được sự lớn lên của mình khi đi học.
- tôi  bàn ghế, bạn bè ..vì bắt đầu 
ý thức được rằng rồi đây sẽ gắn bó với mình mãi mãi 
Cảm giác ấy thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên nhưng cũng sâu sắc của cậu học học trò nhỏ ngày nào.
=>Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về sự học hành của người học trò nhỏ.
=> Đồng thời thể hiện tâm hồn giàu cảm xúc với tuổi thơ, tình yêu đối với quê hương, trường lớp và quá khứ của nhà văn Thanh Tịnh
* Nghệ thuật. 
- Miêu tả tinh tế,chân thực,diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên di học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo,ghi lại dòng liên tưởng ,hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình,trong sáng.
* Ý nghĩa văn bản.
- Buổi tựu trường sẽ mãi mãi không bao giờ mờ phai trong tâm trí tác giả.
3. Tổng kết 
 Ghi nhớ /sgk
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Đọc lại và tóm tắt văn bản.
 - Nắm nghệ thuật ,Ý nghĩa văn bản.
 - Ghi ấn tượng,cảm xúc của bản thân ngày khai trường. 
 - Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
E. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN1 	
 TIẾT 3 
Ngày soạn : 10/8/2010
Ngày dạy : 13/8/2010
 Tiếng việt: 
 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2. Kỹ năng : 
 - Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của tù ngữ.
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, nêu vấn đề,gợi mở, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Lớp 8a3............................
 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sách vở của HS.
 3. Bài mới: Từ ngữ rất đa nghĩa, có nghĩa rộng, nghĩa hẹp, để hiểu nghĩa của tù ngữ theo hai phương diện và cách sử dụng từ ngữ đúng và hợp lý, tiết học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1.Tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng v từ ngữ nghĩa hẹp.
 Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thế nào là từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa? Cho ví dụ.(ví dụ:Từ đồng nghĩa:Nhà thương-bệnh viện;.Từ trái nghĩa:Sống-chết; Nóng-lạnh.)
 Động vật
 GV: các em hãy quan sát sơ đồ sau: và cho biết:
 Động vật
Thu
 ca cas
Chim
 Th Chim 
 voi, hươu.. tu hú, sáo... cá rô, cá mè
 ? Nghi của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “th, chim, c”? Vì sao?
(Gợi ý: Thú, chim, cá đều là động vật.)
? Nghĩa của từ thu rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? 
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào? Đồng thời hẹp hơn nghĩa của từnào?
- (Các từ thú,chim,cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú ,sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi hẹp hơn từ động vật)
? Em cĩ nhận xét gì về ý nghĩa của một từ ... g nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm để góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
- Kể theo trình tự thời gian 
* Dàn ý của một bài văn tự sự 
- Mở Bài 
- Thân Bài 
- Kết bài 
2. Ghi nhớ : sgk /95 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Dựa vào vb Cô bé bán diêm lập dàn ý 
+ Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm , nhân vật chính trong truyện 
+ Thân bài : lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không giám về nhà vì sợ bố đánh . Em tìm một góc tường ngồi tránh rét . Kết quả em vẫn bị rét hành hạ “ đôi bàn tay cứng đờ ra”
 Sau đó em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình . Mỗi lần quẹt một que diêm , em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ . Ban đầu em tưởng chứng như đang ngồi trước một lò sưởi” , hơi ấm của que diêm khiến em “ thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt , em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình . Tiếp đến que diêm thứ hai , em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay . que diệm lụi tàn , em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân . Em lại quẹt que diêm thứ 3 . Một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy hiện lên với hàng ngàn ngọn nến sáng rực , nhưng rồi diêm tắt , những ngọn nến biến thành những ngôi sao . Qua diêm thứ tư được đốt lên em “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em” . Cuối cùng muốn niếu bà ở lại em đã bất tất cả các que diêm còn lại 
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
các yếu tố này đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm , đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé qẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động . kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật 
+ Kết bài : kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì giá rét trong đêm gioa thừa” Mọi người qua đường không ai biết được điều gì mà em bé đã trông thấy , nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón những niềm vui đầu năm 
Bài tập 2 : lập dàn ý 
Mb : giới thiệu người bạn của mình là ai ? kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? ( nêu nmột cách khái quát )
Tb : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
- Nó xảy ra ở đâu , lúc nào ? ( thời gian , hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật)
- Chuyện xảy ra ntn? ( mở đầu , diễn biến . kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn? ( miêu tả các biểu hiện của xúc động )
Kb : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9 
Tiết 33+34
Ngày Soạn : 02/10/2010
Ngày Dạy : 05/10/2010 
 HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên )
 Ai – ma – tốp
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy – sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảmcủa các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ :
- Cảm nhận được tình cảm trong sáng giữa thầy và trò, đức hi sinh của người thầy giáo.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, phân tích, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức : 8A3
 2. Kiểm tra bài cũ :
Vì sao Giôn – xi khỏi bệnh ?
Em hiểu ntn về tình huống đảo ngược hai lần ? 
 3. Bài mới :
Hôm nay chúng ta sẽ đến với đất nước Cư- rơ-gu-xtan xa xôi và tươi đẹp , có núi đồi và thảo nguyên những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “ chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy . Mãnh đất ấy đã sinh ra một nhà văn nổi tiếng đó là Ai-ma-tốp, ông là tác giả của nhiều tập truyện vừa và tiểu thuyết nổi tiếng . Trong đó có tập truyện vừa “ Người thầy đầu tiên” . Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
(?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?( chú thích sgk)
Gv khái quát ngắn gọn vài nét về t/g, t/p.
(?) Vb thuộc thể loai gì ?
HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 GV đọc sau đó gọi hs đọc tiếp ( chú ý giọng đọc chậm rãi , hơi buồn ..)- gv nhận xét giọng đọc và cách đọc của hs
 * Giải thích từ khó 
(?) Em hãy xác định bố cục của vb ?
(?) Có các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong vb này ? ( tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm)
(?) Quan sát giới thiệu 2 cây phong ở đầu vb , cho biết : Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
- Giữa ngọn đồi , có 2 cây phong lớn , hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi 
(?) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? sử dụng nghệ thuật có ý nghĩa ntn? (so sánh , chỉ ra tín hiệu dẫn đường về làng , khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về quê )
(?) Theo dõi đoạn tiếp theo cho biết : có gì đặc sắc trong cách tả hai cây phong ở đoạn văn này ?
- Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình , tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào , reo vù vù như 1 ngọn lữa bốc cháy rừng rực 
 (?) Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng trèo lên hai cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên mênh mông phía sau làng có ý nghĩa gì ? 
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ , nơi gắn bó chan hoà thân ái 
(?) Ở cuối vb , hai cây phong đuợc nhắc tới như một điều bí ẩn : Người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ , hi vọng gì . Chi tiết này cho ta hiểu thêm điều gì về 2 cây phong ?
- Địa vị cao cả của 2 cây phong ( vì nó gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy-sen 
- Hai cây phong là nhân chứng lịch sử của trường Đuy-sen
(?) Liên kết các biểu hiện đó , ta sẽ hình dung ntn về hai cây phong trong vb này ?( HSTLN)
TIẾT 34: 
 *Theo dõi mạch truyện kể từ nhân vật “ tôi” hãy cho biết :
(?)Ấn tượng nổi bật của“ tôi” trong những lần về quê là gì ?
- Hai cây phong luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn đèn hải đăng trên núi 
(?) Do đâu , “tôi” có ấn tượng này ?
- Sự tồn tại của 2 cây phong trên đỉnh đồi phía trước làng 
- Nhân vật tôi có tình cảm yêu quí đặc biệt đối với 2 cây phong 
(?) Mỗi lần về quê nhân vật “tôi” đều có cử chỉ , hành động ntn?
- đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm 2 cây phong thân thuộc , và dù khó lòng trông thấy ngay được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng , lúc nào cũng nhìn rõ
(?) Theo em trong những cử chỉ và hành động đó , nhân vật tôi đã bộc lộ tình cảm nào của mình đối với 2 cây phong ?
* Gọi hs đọc đoạn văn 
 “ Sắp được thấy chúng.khi say sưa ngây ngất “
(?) Em hiểu gì về trạng thái tâm hồn của người kể chuyện xưng “tôi” từ lời văn biểu cảm đó? (Nhớ cây đắm say ,mãnh liệt.Những tâm hồn nặng lòng thương nhớ con người )
(?) Tại sao cảm xúc ấy lại gắn liền với một nỗi buồn da diết ở nhân vật “tôi”?
- Hai cây phong là hình ảnh trong sáng , tươi đẹp , thân thuộc với tuổi thơ êm đềm của nhân vật “tôi”nơi làng quê. Vì thế khi xa quê , mong trở về quê sẽ nảy sinh nỗi buồn
(?) ở đoạn văn miêu tả sự sống của hai cây phong , nhân vật “tôi” nghe được tiếng nói riêng , tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu của chúng . Điều đó cho thấy nhân vật tôi là người ntn?
(?) Đọc qua vb này em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh ?
- vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong ; Tấm lòng gắn tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu 
(?) Trong vh , tính yêu quê hương , đất nước có biểu hiện bằng cây cối , dòng sông , con đường , ngõ xóm . Hãy tìm 1 số tác phẩm VH VN có cách diễn đạt tình yêu quê như thế 
“Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)
“Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm)
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên, học thuộc một doạn văn viết về hai cây phong trong văn bản.
- Học thuộc ghi nhớ 
- Biết tóm tắt vb này 
- Soạn bài mới “Thông tin về ngày trái đất năm 2000,chuẩn bị”Viết bài tập làm văn số 2”
I. Giới thiệu chung: 
1.Tác giả: sgk
2.Tác phẩm: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện Người thầy đầu tiên
3.Thể loại:truyện ngắn
II Đọc – Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 phần
-Hình ảnh hai cây phong
-Hình ảnh con người
b. Phân tích :
* Hình ảnh hai cây phong
 - Không thể thiếu đối với chúng tôi 
 - Tín hiệu của làng 
- Gắn bó , thân thuộc , gần gũi với con người 
- Có sức sống riêng 
+Nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ 
+Nơi mở rộng chân trời hiểu biết 
+Nơi ghi khắc biến cố của làng , đó là trường Đuy-sen 
 =>Tình yêu đối với quê hương
* Hình ảnh con người 
- Đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc , và dù khó lòng trông thấy ngay được nhưng tôi thì bao giờ cũng biết được chúng , lúc nào cũng nhìn rõ
 => Tình cảm gần gũi , yêu thương , cảm nhận hai cây phong như người thân. Trí tưởng tượng mãnh liệt , tâm hồn nhạy cảm ; Nhất là tình yêu tha thiết , sâu nặng đối với vẻ đẹp làng quê mình
3.Tổng kết: Ghi nhớ : sgk/101 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9
Tiết 35+36
Ngày Soạn : 02/10/2010
Ngày Dạy : 08/10/2010
 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng diễn đạt , trình bày.
3. Thái độ :
 - Hs nghiêm túc làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành viết bài.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định tổ chức : 8a3.
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc hs chuẩn bị giấy 
 3. Bài mới :
I. Đề bài : Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. 
II. Yêu cầu 
- Thể loại : tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Nội dung : một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. 
III. Dàn bài 
 + Mở bài (1đ) : Nêu sơ lược hoàn cảnh của việc làm: Đó là khi nào ? Ở đâu ?Em đã làm như thế nào?
 + Thân bài (7đ): Miêu tả công việc cụ thể 
- Hình ảnh bố mẹ trong và sau khi em làm việc ( nét mặt , cử chỉ , lời nói , thái độ )
- Những tình cảm và suy nghĩ của em trước và sau khi làm việc( lo lắng ,vui sướng)
 + Kết bài (1đ) : Nêu cảm xúc của mình về công việc đó và tình cảm đối với bố mẹ.
 * trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu(1đ)
 IV. Hướng dẫn tự học :
 - Gv thu bài, nhận xét giờ làm bài của hs 
 - Về nhà viết lại bài văn vào vở soạn 
 - Soạn bài mới “ Luyện nói : kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm” “Nói quá”
E. RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung van 8 tuan 19.doc