Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115 bài 31: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 6

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115 bài 31: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 6

TIẾT 115 TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận giải thích về cách sử dụng từ ngữ đặt câu và đặc biệt là luận điểm và cách trình bày luận điểm.

 b) Về kĩ năng: Biết cách sử dụng từ ngữ đặt câu và đặc biệt là luận điểm và cách trình bày luận điểm.

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc với bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, tổng hợp những ưu, nhược điểm của học sinh.

 b) Chuẩn bị của HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 * Vào bài (1’): Các em đã viết bài nghị luận số 6. Tiết học này, cô trả bài để các em biết kết quả và thấy được ưu, nhược điểm của bản thân qua bài làm từ đó, rút kinh nghiệm viết tốt bài sau.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 115 bài 31: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 115 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận giải thích về cách sử dụng từ ngữ đặt câu và đặc biệt là luận điểm và cách trình bày luận điểm.
	b) Về kĩ năng: Biết cách sử dụng từ ngữ đặt câu và đặc biệt là luận điểm và cách trình bày luận điểm.
	c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc với bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, tổng hợp những ưu, nhược điểm của học sinh.
	b) Chuẩn bị của HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Các em đã viết bài nghị luận số 6. Tiết học này, cô trả bài để các em biết kết quả và thấy được ưu, nhược điểm của bản thân qua bài làm từ đó, rút kinh nghiệm viết tốt bài sau.
b) Dạy nội dung bài mới:
	* Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
	I. TÌM HIỂU ĐỀ (2’)
	?TB: Xác định kiểu văn bản, nội dung của đề?
	HS: Kiểu văn bản: nghị luận giải thích. Nội dung: lòng biết ơn.
	II. LẬP DÀN Ý (8’)
	a) Mở bài:
	- Dẫn dắt nêu vấn đề: Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường nhắc nhở con cháu phải nhớ ơn những người đã tạo nên những thành quả tốt đẹp cho chúng ta được hưởng.
	- Dẫn câu tục ngữ.
	b) Thân bài:
	* Giải thích câu tục ngữ:
	- Nghĩa đen: khi ăn một quả thơm ngon thì phải nhớ tới người đã trồng cây đó.
	- Nghĩa bóng:
	+ Ăn quả có nghĩa chỉ những người được hưởng thành quả.
	+ Trồng cây có nghĩa chỉ những người làm ra thành quả.
	+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nghĩa là khi được hưởng cuộc sống ấm no, tốt đẹp ngày nay phải nhớ công ơn của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi, xương máu để tạo lập cuộc sống hôm nay.
	* Vậy người làm ra thành quả ấy là ai?
	- Là cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng ta từ lúc ta thơ dại đến khi ta lớn khôn, dạy dỗ ta trở thành những con người tốt.
	- Là thầy cô dạy dỗ, trang bị cho ta kho tàng tri thức.
	- Là những chiến sĩ đã hi sinh tuổi xuân, xương máu để chúng ta có được cuộc sống độc lập, tự do.
	- Là những nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu để cuộc sống ngày càng no đủ, tốt đẹp.
	* Vì sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? 
	- Vì những người trồng cây đã không tiếc xương máu, mồ hôi, công sức, trí tuệ để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta.
	- Vì đó là đạo lí làm người thể hiện sự biết ơn đối với những người có công.
	* Ăn quả nhớ kẻ trồng cây thì phải làm gì?
	- Phải biết nhớ ơn, trân trọng và giữ gìn những gì tốt đẹp tổ tiên, cha ông để lại.
	- Kính trọng, yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng,
	- Tham gia tích cực phong trào đền ơn đáp nghĩa,
	c) Kết bài:
	- Câu tục ngữ mộc mạc, đơn giản nhưng đã nhắc nhở chúng ta bài học quý giá: tất cả những thành quả có được của cuộc sống hôm nay đã được tạo ra từ công sức của người đi trước. 
	- Chúng ta cần phải học tập để giữ gìn, phát triển những thành quả mà ông cha ta đã tạo dựng nên.
	III. NHẬN XÉT CHUNG (7’)
	- Về kiến thức: Nhìn chung các em tỏ ra hiểu đề, biết cách viết kiểu văn bản nghị luận giải thích, hiểu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ. Song vẫn còn một số em chưa xác định đúng kiểu bài, hiểu vấn đề còn hạn hẹp, phiến diện.
	- Về kĩ năng vận dụng: Các bài viết hầu hết đảm bảo bố cục. Một số trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Nhưng vẫn còn một số em chưa biết cách lập luận, chưa kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Một số bài trình bày rõ ràng, sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, trôi chảy. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em chữ viết cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	IV. CHỮA LỖI SAI CƠ BẢN (10’)
	* Lỗi chính tả
	Lỗi: giăn dạy, xâu xa, dạy rỗ, chưởng thành, chồng cây, trúng ta.
	Chữa: răn dạy, sâu xa, dạy dỗ, trưởng thành, trồng cây, chúng ta.
	* Lỗi dùng từ
	Lỗi: đạo nghĩa làm người, nghĩa sáng.
	Chữa: đạo lí làm người, nghĩa bóng.
	* Lỗi diễn đạt
	Lỗi: Người trồng cây là người tạo ra thành quả để có quả.
	Chữa lỗi: Người trồng cây là người tạo ra thành quả để cho mọi người được hưởng.
	V. ĐỌC BÀI VĂN MẪU (3’)
	Đọc bài văn mẫu của em Trịnh Thùy.
	VI. TRẢ BÀI (8’)
	GV: Yêu cầu HS đọc lại bài của mình và tự sửa các lỗi cô giáo đã chỉ ra trong bài làm.
	VII. GỌI ĐIỂM (3’)
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	- GV: Tiếp tục cho học sinh sửa lỗi trong bài viết của mình.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại kiến thức văn nghị luận, tiếp tục chữa các lỗi có trong bài. Tiết tới chuẩn bị bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Yêu cầu: Đọc, tìm hiểu kĩ các đoạn trích, các câu hỏi trong mục I và trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 115 bai 31.doc