Tổng hợp những bài trọng tâm học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

Tổng hợp những bài trọng tâm học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911 – 1988)

- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh.

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, thành phố Huế (ảnh hưởng đến phong cách sáng tác

của nhà văn).

- Cuộc đời: không nhiều biến động – từ năm 1933 bắt đầu đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy

học, và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Sức viết tốt, bền bỉ, sáng tác được ở nhiều thể loại (truyện ngắn, thơ, ca dao )

+ Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hận chiến trường, tập truyện ngắn Quê mẹ, ca dao Sức mồ

hôi, tập truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm, tập truyện ngắn Những giọt nước biển

- Phong cách sáng tác:

+ Các tác phẩm toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

+ Mang đậm chất Huế (thơ mộng, trữ tình nhưng cũng trầm lắng, da diết).

- Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007)

pdf 26 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp những bài trọng tâm học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp những bài trọng tâm Ngữ Văn 8 Học kì I
01.Tôi đi học ....................................................................................................................................... 2 
02.Trong lòng mẹ ................................................................................................................................ 7 
03.Tức nước vỡ bờ ............................................................................................................................ 10 
04.Lão Hạc ........................................................................................................................................ 13 
05.Cô bé bán diên .............................................................................................................................. 17 
06.Đánh nhau với cối xay gió ............................................................................................................ 21 
07.Chiếc lá cuối cùng ........................................................................................................................ 24 
01. Tôi đi học 
I. Kiến thức cơ bản 
1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911 – 1988) 
- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh. 
- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, thành phố Huế (ảnh hưởng đến phong cách sáng tác 
của nhà văn). 
- Cuộc đời: không nhiều biến động – từ năm 1933 bắt đầu đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy 
học, và bắt đầu viết văn, làm thơ. 
- Sự nghiệp văn chương: 
+ Sức viết tốt, bền bỉ, sáng tác được ở nhiều thể loại (truyện ngắn, thơ, ca dao) 
+ Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hận chiến trường, tập truyện ngắn Quê mẹ, ca dao Sức mồ 
hôi, tập truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm, tập truyện ngắn Những giọt nước biển 
- Phong cách sáng tác: 
+ Các tác phẩm toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 
+ Mang đậm chất Huế (thơ mộng, trữ tình nhưng cũng trầm lắng, da diết). 
- Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007) 
2. Tác phẩm: 
- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. 
- Thể loại: truyện ngắn. 
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm (trong đó tự sự là phương thức biểu đạt 
chính). 
- Bố cục: gồm có 4 phần: 
Phần 1: Từ đầu  hôm nay tôi đi học: Khởi nguồn của nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu 
tiên của nhân vật tôi. 
Phần 2: Tôi không lội qua sông  lướt ngang trên ngọn núi: Diễn biến tâm trạng, cảm 
xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường. 
Phần 3: Trước sân trường làng  xa mẹ tôi chút nào hết: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc 
của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường, và phải chia xa mẹ để vào lớp học. 
Phần 4: Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học. 
II. Rèn luyện kỹ năng 
1. Tóm tắt bài Tôi đi học 
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật ‘tôi’ về những kỉ niệm buổi tựu trường. 
Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân 
trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và 
vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên. 
2. Cách đọc: 
Văn bản Tôi đi học là một văn bản biểu cảm xen tự sự, thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp 
dẫn của nó không thể hiện qua các sự kiện, xung đột nổi bật. Người đọc sở dĩ cảm nhận được cái 
dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường là nhờ ngòi 
bút trữ tình, giàu chất thơ của tác giả. Vì vậy, khi đọc, cần chú ý: 
+ Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả 
rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn 
vơ, vừa náo nức vừa bỡ ngỡ,... 
+ Đọc bài văn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm 
trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. 
Những câu đối thoại của "ông đốc" cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của 
những người lớn khi đón các em vào trường. 
III. Phân tích tác phẩm 
1. Khởi nguồn của nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi 
- Thời gian: cuối thu – hằng năm là nỗi nhớ diễn ra thường xuyên vào khoảng thời gian nhất 
định, liên tục, không dừng lại trong suốt bao năm cuộc đời. 
- Không gian: hòa nhập giữa không gian của hiện tại (nhân vật tôi đang ngồi nhớ lại) và không 
gian của quá khứ (buổi tựu trường đầu tiên): 
+ Lá ngoài đường rụng nhiều; trên không có những đám mây bàng bạc; 
+ Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh; 
+ Những đứa trẻ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đi đến trường. 
- Cảm xúc nhân vật tôi: tác giả sử dụng: 
+ Nhiều từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã thể hiện những cảm xúc cụ thể, 
trong sáng, mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn trẻ thơ lần đầu đến trường. 
+ So sánh tình cảm với những hình ảnh mơ hồ ( như những cành hoa tươi mỉm cười 
giữa bầu trời quang đãng) thể hiện những tình tự khó có thể diễn đạt thành lời của một cậu bé lần 
đầu tiên bước vào thế giới mới. 
→ Chính trong không gian, thời gian như vậy, quá khứ về buổi tựu trường với bao cảm xúc khó 
tả đã hiện về trong tâm tưởng của nhân vật tôi. 
2. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường 
- Nhân vật tôi bắt đầu cảm thấy mình thay đổi, không còn là đứa trẻ của ngày hôm qua nữa. Cậu 
tự thấy mình đã lớn hơn, cần phải nghiêm túc hơn: 
+ Cùng mẹ đến trường – thay vì lội sông thả diều, ra đồng nô đùa. 
+ Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ trang phục áo vải dù đen. 
+ Thèm được tự tin, chững chạc như những cậu học sinh cũ 
+ Nỗ lực tự cầm sách vở, và muốn được tự mang hết các món đồ trên tay mẹ. 
→ Những thay đổi mong manh trong mạch cảm xúc, suy nghĩ ấy chính là những viên gạch đầu 
tiên, giúp tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt sau này trong nhân vật tôi. 
3. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường, và phải chia xa mẹ 
để vào lớp học 
a. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc khi nhân vật tôi đứng trên sân trường. 
- Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ trước sự oai nghiêm, to lớn của ngôi trường: 
+ Trước khi đi học: Chỉ thấy sạch sẽ, cao ráo hơn các nhà trong làng. 
+ Hiện tại (đi học buổi đầu tiên): Trường xinh xắn, oai nghiêm như đình làng 
→ Cảm thấy ngôi trường sân rộng, mình cao hơn hẳn những lần nhìn thấy trước đây. 
→ Từ so sánh ngôi trường với những ngôi nhà bình thường, chuyển sang so sánh với đình làng 
thể hiện sự thay đổi trong nhân thức của nhân vật tôi về trường học. 
→ Nhân vật tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, lo sợ trước ngôi trường – cảm xúc thường tình khi 
bắt đầu một con đường mới, một hành trình mới. 
- Cảm thấy lo sợ, ngập ngừng, chơ vơ khi chuẩn bị vào lớp và thèm muốn được tự nhiên như 
những học trò cũ: 
+ Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hoặc 
bước nhẹ. 
+ So sánh với những chú chim non lần đầu tập bay: Vừa muốn bay ra bầu trời rộng lớn - 
muốn hòa nhập vào ngôi trường; Vừa ngập ngừng, e sợ - trước không gian xa lạ. 
- Cảm thấy e ngại, bẽn lẽn khi xếp hàng vào lớp: 
+ Sử dụng nhiều từ láy để thể hiện sự ngập ngừng, xen lẫn e ngại của những cậu học trò 
lần đầu đến lớp: vụng về, lúng túng, chơ vơ, dềnh dàng, run run 
+ Các chi tiết miêu tả rõ nét, đáng yêu: muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run lên, hai 
chân cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi 
+ Sử dụng các câu kể ngắn, liên tiếp nhau: tạo sự liên tục trong hành động của các cậu 
học trò, không hề đứng yên nhưng cũng không phải là đang tiến tới. Thành công khắc họa một kỉ 
niệm giở khóc giở cười. 
- Cảm thấy lúng túng, giật mình khi đứng trước mặt ông Đốc chờ vào lớp: 
+ Cảm thấy quả tim như ngừng đập khi nghe ông Đóc đọc tên từng người; 
+ Giật mình và lúng túng khi nghe tên mình được đọc lên; 
+ Cảm thấy ngày càng lúng túng hơn khi được mọi người nhìn chăm chú. 
b. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc khi nhân vật tôi phải chia xa mẹ để vào lớp. 
- Việc phải rời xa mẹ không phải là lần đầu tiên của nhân vật tôi (từng cùng bạn đi chơi cả ngày 
ở đồng làng khác), và cũng không hề bất ngờ. Tuy nhiên, lại đem lại những cảm xúc mãnh liệt 
trong lòng nhân vật tôi: 
+ Tự nhiên thấy nặng nề một cách kì lạ 
+ Từ từ bước ra sân rồi quay lại nhìn người thân với ánh mắt đầy lưu luyến 
+ Quay lại, dúi đầu vào lòng mẹ bật khóc nức nở. 
→ Những cảm xúc này vô cùng chân thật đối với mỗi học trò trong buổi học đầu tiên, bởi từ đây 
các em thực sự xa rời vòng tay bố mẹ để bắt đầu một chặng đường mới, với nhiều khó khăn và 
thử thách. 
4. Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học 
- Tác giả sử dụng các hình ảnh đối lập trong không gian lớp học, thể khắc họa những cảm xúc 
mới lạ, không rõ lý do mà đến chính nhân vật tôi cũng khó tin được: 
+ Rõ ràng lớp học cũng không có để thêm gì đặc biệt – nhưng cảm thấy có mùi hương lạ 
đang lan tỏa. 
+ Bức hình treo trên tường không biết là gì – nhưng cảm thấy hay hay. 
+ Bộ bàn ghế của lớp học – nhưng tự lạm nhận là vật riêng của mình. 
Một người bạn ngồi cạnh lần đầu tiên gặp – nhưng không cảm thấy xa lạ, mà lại thấy 
quyến luyến vô cùng. 
→ Những cung bậc cảm xúc, suy nghĩ tưởng như khó tin ấy chính là những cảm xúc rất thường 
tình của bất kì cậu học trò nào trong buổi đầu vào lớp học. 
- Sự xung đột, giao thoa cuối cùng để nhân vật tôi thực sự tạm biệt quá khứ, bước vào tương lai: 
tác giả sử dụng hình ảnh cánh chim để ẩn dụ cho quá khứ của nhân vật tôi – những ngày tháng 
suốt ngày rong chơi, không phải lo nghĩ gì: 
+ Hình ảnh cánh chim đậu lại bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè – là lời tạm biệt của nhân 
vật tôi dành cho quá khứ. 
+ Hình ảnh cánh chim cất cánh bay cao – là sự rời xa mãi, không trở về của tuổi thơ rong 
chơi cùng bạn bè. Tuy rất đẹp và rực rỡ nhưng cũng đến lúc phải tạm biệt. 
→ Cuối cùng, âm thanh của tiếng phấn (hình ảnh ẩn dụ cho hiện tại, cuộc sống học tập) đã che 
đi, lấn át âm thanh của tiếng chim hót (hình ảnh ẩn dụ cho quá khứ). 
→ Thành công gọi trở lại tâm hồn đang thèm thuồng nhớ về những ngày rong chơi trên khắp 
cánh đồng làng của nhân vât tôi. 
→ Từ đây, cậu chính thức trở thành một cậu học trò (cả về thực tế, cả về trong suy nghĩ, tâm 
tưởng). 
5. Hình ảnh người lớn trong tác phẩm 
- Tuy không được miêu tả nhiều, nhưng hình ảnh những người lớn xuất hiện trong tác phẩm đều 
toát lên sự yêu thương trìu mến, và ngập tràn hi vọng về một thế hệ tương lai: 
+ Ông Đốc: Nhìn học trò bằng ánh mắt hiền từ và cảm động; Nói chuyện chậm rãi, từ 
tốn, bao dung 
+ Những người mẹ, người cha đưa con đến trường: Kiên nhẫn, dịu dàng đưa các con đến 
trường, chờ đợi các con vào lớp; Chuẩn bị chu đáo những dụng cụ, hành trang cho các con (trang 
phục, sách vở, bút thước) 
+ Những người đi đường: dừng lại  ... nh đèn. 
- Em bé bụng đói, cật rét cả ngày chưa ăn uống gì >< cảnh đón giao thừa ấm áp, tưng bừng “sực 
nức mùi ngỗng quay”. 
- Sự hờ hững của khách qua đường >< em bé cố kiếm người mua. 
→ Gợi tình cảnh đáng thương của em bé, gợi cho người đọc sự cảm thông với nỗi đau khổ mà 
những con người bất hạnh phải chịu, nhắc nhở sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. ⇒ Nêu bật 
nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc 
b) Những mộng tưởng của cô bé bán diêm. 
- Em bé quẹt diêm 5 lần và mộng tưởng đẹp đẽ cứ hiện ra. 
- Mộng tưởng (quẹt diêm) → Thực tại (diêm tắt) 
+ Lò sưởi ấm áp → bần thần trở về nỗi lo bán diêm 
+ Bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay → Cô đơn, lạnh lẽo 
+ Cây thông Nôen lộng lẫy → Tất cả bay lên trời, nghĩ đến bà 
+ Bà nội hiện về, mỉm cười hiền hậu → Bà biến mất 
+ Hai bà cháu bay lên 
- Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí (phù hợp với tâm lí tuổi thơ và 
hoàn cảnh thực tế của em) 
+ Lần 1: Vì trời rét 
+ Lần 2: Vì bụng đói 
+ Lần 3: Đó là đêm giao thừa 
+ Lần 4: Trong giờ phút hạnh phúc đó bà đã hiện về đem đến cho em t/y thương như thuở nào. 
+ Lần 5: Em muốn níu bà lại, muốn đi với bà... => Những mộng tưởng ko cao xa, nó vô cùng 
giản dị, là nhu cầu cần thiết, tối thiểu của mỗi con người bình thường. 
- Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen gắn liền với thực tế (em bé đang rất cần) Còn 
hình ảnh con ngỗng quay bay ra khỏi đĩa và hình ảnh hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thì 
thuần tuý là mộng tưởng. ⇒ Làm nổi bật khát khao cháy bỏng và tình cảnh đang thương của cô 
bé bán diêm. 
c) Cái chết thương tâm của cô bé 
- Em bé bán diêm đã chết. 
- Nguyên nhân: vì đói, rét. 
- Cái chết của em được miêu tả nhẹ nhàng, thanh thản. Đó là cái chết của 1 người toại nguyện 
“đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” (bởi em đã được về với bà ở thế giới khác chẳng còn 
đói rét, buồn đau) 
→ Em thật tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ, bà em là thương em, 
nhưng đều đã mất. Người cha đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường chẳng đoái hoài 
nên em chẳng bán được diêm, những người nhìn thấy thi thể em vào ngày mồng 1 tết cũng lạnh 
lùng như thế. 
→ Cái chết của cô bé: 
- Nói lên số phận bất hạnh của những con người đau khổ. 
- Tố cáo sự thờ ơ của xã hội, cảnh tỉnh thói vô tâm, ích kỉ của con người. 
→ Thái độ của tác giả: 
- Vô cùng cảm thông, thương xót. Ông thấu hiểu sâu sắc tình cảnh của em rồi cùng em đi vào 
những mộng tưởng đẹp đẽ. Và chính ông đã tiễn đưa em với những giọt nước mắt và nụ cười an 
ủi cùng bà. 
- Tác giả muốn gửi gắm chúng ta: Con người phải biết yêu thương đùm bọc nhau. 
III. Tổng kết 
1. Nội dung 
- Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ. 
- Niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh. 
2. Nghệ thuật 
- Trí tưởng tượng bay bổng 
- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng 
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm 
- Kết cấu tương phản, đối lập 
06. Đánh nhau với cối xay gió 
I. Kiến thức cơ bản 
1. Tác giả 
- Xét–van–tét (1547-1616) là nhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha 
- Ông vốn là binh sĩ, bị thương năm 1571 trong cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An-giê từ năm 
1575 đến năm 1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc 
công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. 
- Văn phong của ông giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của lớp 
bình dân. 
2. Tác phẩm 
- Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng - 
làm cho tên tuổi của nhà văn trở nên bất tử. 
- Bố cục văn bản: Là chương VIII của tác phẩm gồm: 3 phần 
Phần 1: Từ đầu đến không phải là bọn khổng lồ: Kể lại sự việc trước khi đánh nhau với 
cối xay gió. 
Phần 2: Tiếp đến toạc nửa vai: Diễn biến cuộc đánh nhau với cối xay gió. 
Phần 3: Còn lại: Những sự việc sau khi đánh nhau với cối xay gió. 
- Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm kể chuyện Đôn Ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê 
truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của 
tổ tiên trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô- xi-nan-tê còn bản 
thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Lão nhớ đến một phụ nữ nông dân lão thầm 
yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao 
lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người 
lương thiện. Cùng đi với lão là Xan-chô-pan-xa béo lùn, được lão chọn làm giám mã, cưỡi trên 
lưng con lừa thấp lè tè. Sau nhiều phen thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng, Đôn Ki- hô-tê mới 
nhận ra, cái tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời. 
II. Phân tích tác phẩm 
a) Hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê 
- Dáng vẻ: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên một con ngựa còm. 
- Là quý tộc nghèo có mơ ước khát vọng tốt đẹp, mong giúp ích cho đời. 
- Đầu óc mê muội chẳng còn tỉnh táo. 
- Khát vọng tốt đẹp: ra tay trừ giống xấu xa. 
- Dũng cảm: một mình một ngựa xông lên. 
- Coi khinh cái tầm thường thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống 
→ Có khát vọng và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những 
kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm hại 
→ Là nhân vật vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười. 
b) Giám mã Xan-chô- Pan-xa 
- Ngoại hình: béo, lùn, cưỡi lừa mang theo bầu rượu và túi thức ăn 
- Tính cách: 
+ Đầu óc tỉnh táo: can ngăn chủ tấn công cối xay gió. 
+ Ích kỉ, hèn nhát: không theo chủ giao tranh với cối xay gió 
+ Thực dụng, tầm thường: quá quan tâm đến nhu cầu vật chất. 
→ Là nhân vật luôn tỉnh táo,nhưng thực dụng, tầm thường 
c) Cặp nhân vật tương phản 
Nhân 
vật 
Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa 
Xuất 
thân 
Quý tộc nghèo Nông dân 
Bề ngoài Cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa béo lùn, thấp, cưỡi trên lưng con lừa đeo túi thức ăn 
Mục 
đích 
Làm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà cứu 
người lương thiện 
Làm giám mã theo hầu Đôn-ki-hô-tê mong được 
hưởng chiến lợi phẩm. 
Tính 
cách 
Dũng mãnh, trọng danh dự nghĩ đến việc 
chung 
Thật thà nghĩ đến cuộc sống của minh 
Suy nghĩ Ảo tưởng, hão huyền thiếu thực tế. Tỉnh táo, rất thực tế. 
⇒ Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tạo nên một cặp nhân vật 
bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất 
đáng quý; Xan chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách. 
III. Tổng kết 
1. Nội dung 
- Qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa ta thấy được những mặt hay và mặt dở trong 
tính cách con người 
- Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki–hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí 
tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời 
sống xã hội 
2. Nghệ thuật 
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật 
- Có giọng điệu phê phán, hài hước 
07. Chiếc lá cuối cùng 
I. Kiến thức cơ bản 
a) Tác giả 
- O Hen-ri tên thật là Uyliam -Xi nây- potơ (1862-1910). Nhà văn Mĩ, chuyên viết truyện ngắn. 
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, chiếc lá cuối cùng, 
b) Tác phẩm 
- Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn hay nhất của Ô.Hen- ri. 
- Đoạn trích: Là phần cuối trong truyện "Chiếc lá cuối cùng". 
- Bố cục: 3 phần 
Phần 1: Từ đầu ... “kiểu Hà Lan”: Giôn-xi đợi cái chết. 
Phần 2: Tiếp... “vịnh Na-plơ”: Giôn-xi vượt qua cái chết. 
Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng. 
II. Phân tích tác phẩm 
a) Nhân vật Xiu 
- Bạn cùng phòng với Giôn- xi. 
- Lo lắng cho bệnh tình của Giôn- xi. 
- "Em thân yêu, thân yêu!", Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, "Em hãy nghĩ đến 
chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?". 
- Yêu thương Giôn- xi tha thiết. 
- Chăm sóc tận tình như người chị, người mẹ 
- Chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng Giôn- xi 
- Là người bạn tốt có tấm lòng yêu thương cao cả và trong sáng. 
b) Nhân vật Giôn-xi 
- Hoàn cảnh: Là một cô họa sĩ trẻ, bệnh tật, nghèo túng. 
- Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành 
- Giọng nói: thều thào 
→ Giôn-xi rất yếu, sức khỏe dường như cạn kiệt. 
⇒ Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, yếu đuối, chờ đợi giây phút chia tay với cuộc đời. 
- "Chiếc lá thương xuân vẫn còn đó’’ 
- Giôn-xi khi nhìn chiếc lá: 
+ Thấy mình tệ. 
+ Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang. 
+ Ngồi dậy xem chị nấu nướng. 
+ Muốn vẽ vịnh Na- plơ 
→ Cô đã muốn sống, có đủ nghị lực vượt qua bệnh tật, cô đã khỏe lại. 
→ Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô. 
⇒ Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc sự thay đổi lớn 
ở Giôn- xi, từ chỗ tuyệt vọng chờ đợi giây phút kết thúc cuộc đời đến niềm vui sống với những 
ước mơ, khát vọng nghệ thuật. 
c) Nhân vật cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng” 
* Cụ Bơ- men 
- Cuộc đời: 
+ Họa sĩ nghèo, đã ngoài 60 tuổi 
+ Vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. 
+ Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được. 
- Tình cảm, việc làm của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi. 
+ Nhìn lá rụng, sợ sệt vì lo lắng cho tính mạng của Giôn- xi. 
+ Bí mật vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết; Bị sưng phổi rồi qua đời sau 2 ngày. 
⇒ Họa sĩ nghèo chưa đạt được thành công trong nghệ thuật. là người có lòng nhân ái bao la, sẵn 
sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ người khác., là người có tấm lòng nhân nhậu, tình yêu thương 
con người cao cả 
* Hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”. 
- Hình ảnh chiếc lá: Giống như thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu 
vàng úa. 
- Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Cụ Bơ-men vẽ trong đêm, mưa tuyết. 
- Mục đích: Giúp Giôn-xi thoát khỏi bệnh tật. 
* Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” 
- Chiếc lá được vẽ như thật, hai nữ họa sĩ trẻ không phát hiện ra 
- Có giá trị nhân sinh cao: góp phần cứu sống một con người. 
- Tác phẩm được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của thời tiết. 
- Được vẽ bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men 
→ Sức mạnh nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người và vì sự sống của 
con người. 
III. Tổng kết 
1. Nội dung 
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ 
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người. 
2. Nghệ thuật 
- Kể xen tả và biểu cảm 
- Đảo ngược tình huống 2 lần → Kết thúc độc đáo, bất ngờ. 
- Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_hop_nhung_bai_trong_tam_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.pdf