Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 30

 Văn bản

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích Ê-min hay về giáo dục)

 ( Ru-xô)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn nên lí lẽ luôn hoà quyện với thực tế cuộc sống, qua đó ta còn thấy được ông là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận.

- Giáo dục lòng yêu quí tự do, khám phá những điều thú vị.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: ảnh chân dung Ru-xô, tác phẩm ''Ê-min hay về giáo dục''.

- Học sinh: soạn bài.

C. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế

D. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu''

? Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 	Ngày soạn: 28/3/2009 
Tiết 109 + 110	 Ngày dạy: 30/3/2009
 Văn bản
đi bộ ngao du
(Trích Ê-min hay về giáo dục)
 ( Ru-xô)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn nên lí lẽ luôn hoà quyện với thực tế cuộc sống, qua đó ta còn thấy được ông là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận.
- Giáo dục lòng yêu quí tự do, khám phá những điều thú vị.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: ảnh chân dung Ru-xô, tác phẩm ''Ê-min hay về giáo dục''.
- Học sinh: soạn bài.
C. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu''
? Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày- Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu tác giả và tác phẩm
? Em hiểu gì về tác giả Ru-xô và tác phẩm nổi tiếng của ông ''Ê-min hay về giáo dục''
- Giáo viên giới thiệu thêm: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ, ông chỉ đi học vài năm rồi chuyển sang học nghề thợ chạm. Bị chủ đánh đập ông đi lang thang làm nhiều nghề tự do sau đó trở thành nhà văn, nhà triết học nổi tiếng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản
? Cách đọc như thế nào cho phù hợp.
Giáo viên đọc mẫu: To, rõ ràng, dứt khoát
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà của học sinh.
? Em hiểu ngao du là gì ? Từ đó em hiểu đi bộ ngao du là ntn ?
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ?
- Nghị luận vì tác giả sử dụng lí lẽ + dẫn chứng để xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, 1 quan điểm đi bộ ngao du thú vị, bổ ích hơn đi ngựa
?Để làm sáng tỏ vấn đề đó, tác giả đã lập luận bằng 3 luận điểm, mỗi luận điểm được trình bày bằng 1 đoạn văn. Hãy tóm tắt ngắn gọn 3 luận điểm ? Từ đó nêu bố cục của văn bản
Đi bộ ngao du 1. được hoàn toàn tự do
 2. là dịp trao dồi t2. 
 3. rất tốt cho sức khoẻ
? Các luận điểm có quan hệ ntn với vấn đề cần giải quyết trong bài nghị luận ?
Các luận điểm chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra là lợi ích của đi bộ ngao du.
? Trật tự sắp xếp các luận điểm trong bài có hợp lí không?
Hợp lý chặt chẽ, tự nhiên, phù hợp với lô gích của cuộc sống con người
? Thử thay đổi trật tự sắp xếp các luận điểm trong bài ? Hãy gt tại sao lại thay đổi như vậy ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích VB
- Học sinh đọc đoạn 1
? Mở đầu văn bản Tác giả nhận định:” Tôi chỉ quan niệmđi bộ”. Có thể xem đay là câu mở đề được không? Vì sao?
? ở đoạn 1 tác giả sử dụng chủ yếu là kiểu câu nào? Có tác dụng gì? 
? Tác giả đã làm sáng tỏ luận điểm bằng lí lẽ và dẫn chứng nào?
? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ và dân chứng nêu trong luận điểm 1?
I. Tìm hiểu tác gả và tác phẩm:
1. Tác giả 
- Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp ở thế kỉ XVIII 
2. Tác phẩm :
- Bài trích trong quyển V của tác phẩm ''Ê-min hay về giáo dục''
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc
2.Chú thích:
3. Bố cục 
+ Đoạn 1: từ đầu đến nghỉ ngơi: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
+ Đoạn 2: tiếp tốt hơn: đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng.
+ Đoạn 3: còn lại: đi bộ ngao du sức khoẻ được tăng cường, tính tình được vui vẻ.
III.Phân tích
1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn:
- Luận điểm 1: Câu trần thuậtàKể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ
- Luận cứ: 
+ Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừngà Hoàn toàn tự do
+ Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả, một dòng sông ..., 1 khu rừng rậm ..., 1 hang động à Có điều kiện để quan sát
+ Xem tất cả chẳng phụ thuộc vào ai
+ Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
=> Dẫn chứng nêu liên tiếp, phong phú
(Chuyển tiết 110)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Đọc đoạn văn thứ 2 của văn bản và cho biết tg đã trình bày luận điểm nào ?
? Tác giả đã đưa ra lí lẽ + dẫn chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm trên ?
*Gợi ý:
? Theo tác giả đi bộ là đi như những ai? 
?Tại sao tác giả lại khẳng định đi bộ ngao du là đi như Ta - lét, Pla - tông, Pitago ?
(?Em hiểu gì về Ta-lét, Pla-tông...
Họ là những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hi lạp thời cổ. Họ là những người luôn q/sát, suy ngẫm, tìm tòi trong lúc dạo chơi.
- Vậy k/định ĐBND là đi như Ta - lét...là đi dạo đó đây, nhưng luôn quan sát, nghiền ngẫm, tìm tòi từ T/X rộng lớn, bởi TN là trường học lớn, là cả 1 kho tàng tri thức.
? Theo tác giả thì ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Py-ta-go 
Đi bộ ngao du tìm hiểu, nghiên cứu tự nhiên, đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu thực tế.
?Những k/thức đã thu được khác với k/thức của các nhà triết gia phòng khách ntn? Qua đó tác giả muốn phê phán và đề cao điều gì?
? Vậy để nói về sự hơn hẳn các k/thức thu được khi đi bộ ngao du tg đã dùng cách nói ntn ? tác dụng cách diễn đạt đó ?
Sử dụng cách nói so sánh, bình luận.
 Khẳng định đưa con người vào trong TN, gần gũi với TN để suy ngẫm, tìm hiểu TN, để mở rộng kiến thức, hiểu biết và nhân cách
? em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong luận điểm này ?
* Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, biện pháp so sánh, đan xen những lời khẳng định để đề cao kiến thức thực tế khách quan, xem thường kiến thức sách vở giáo điều.
- Liên hệ: học đi đôi với hành.
? Nhắc lại ý chính(luận điểm)của đoạn 3.
? Tác giả đã trình bày cụ thể những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được nói tới ở đoạn 3
?Tìm những tính từ chỉ trạng thái tinh thần của những người đi ngao du bằng xe ngựa?
? tìm những câu cảm thán trong bài? Các câu cảm thán đó có tácdụng gì trong lập luận?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? tác dụng.
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
? Chú ý câu cuối của văn bản. Có thể xem đay là câu kết đề được không? Vì sao?
? Qua văn bản ý tưởng tác giả muốn khẳng định là gì.
- Muốn ngao du cần phải đi bộ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
? Chủ thể của đoạn này rất linh hoạt khi là ta, là tôi, là Ê-min. Hãy p/biệt sự khác nhau giữa việc dùng các từ n/xưng đó
(Khi nào dùng từ ta ? tôi và Ê-min?
Khi muốn bộc lộ 1 chân lí kq mang ý nghĩa chung cho t/cả mọi người tg dùng từ "ta". Vì ông cho rằng mọi người cũng có cảm nhận như mình khi nói về hứng thú đi bộ ngao du
- Những n/định kq ấy được thể nghiệm bằng sự từng trải cá nhân n/văn.
Nên khi nói về những cảm nhận, hứng thú của riêng mình về đi bộ ngao du tg xưng "tôi".
Còn Êmin là sự phân thân của cái tôi. Những trải nghiệm của cái tôi được thể hiện dưới dạng k/chuyện về Emin, em đang nói lên những hứng thú tuyệt diệu do đi bộ ngao du mang lại vì ở chỗ nào em cũng được giải trí, được làm việc, nghỉ ngơi.
? Sự kết hợp các mạch xưng hô ta, tôi, Emin có t/dụng làm cho lời văn ntn ? 
Tránh được sự khô khan sinh động, tạo sắc thái đa dạng, hấp dẫn cho lời văn, làm cho lời văn mang đậm sắc thái cá nhân.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận và các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng
? qua văn bản tác giả muốn khẳng định đièu gì?
? Em thấy Ru-xô là người như thế nào (Bóng dáng nhà văn hiện lên qua các chi tiết trong bài văn này như thế nào)
- Ông là một người giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên nhiên. Ông không những là một nhà văn tài ba mà còn là một nhà giáo dục lỗi lạc.
? Qua văn bản, em hiểu thêm những lợi ích nào của đi bộ?
? Tác dụng nào của đi bộ ý nghĩa hơn cả?
? Theo em, Các em đi học thì có phải là đi bộ ngao du không? Vì sao?
-Đi học phải đi đến nơi về đến chốn dúng giờ
? Em học tập được gì từ văn bản?
( Tác dụng của đi bộà Tích cực đi bộ; Nnghệ thuật viết văn nghị luận)
HS đọc ghi nhớ
? Vẽ sơ đồ lập luận của tác giả
2. Đi bộ ngao du có dịp trau dồi vốn tri thức 
- Luận cứ 1: Đi như Ta-lét, Pi-ta-go, Pla-tông:Luôn quan sát, suy ngẫm, tìm tòi:
+ Các sản vật đặc trưng cho khí hậu ... và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hoá thạch... .
à Liệt kê+ Câu hỏi có hình thức phủ định nhưng mang ý khẳng định: Đề cao những kiến thức của 1 nhà khoa học tự nhiên
- Luận cứ 2: Phê phán các nhà triết gia phòng khách:
+ Nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập
+ “Họ có các thứ linh tinhchẳng cá một ý niệm gì về tự nhiên cả” 
à Đề cao kiến thức tự nhiên,Học tập từ thiên nhiên: “Phòng sưu tập của Ê-min phong phú hơn phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Đô-băng-tông cũng không thể làm tốt hơn”
 so sánh, sử dụng những lời bình
c) Tác dụng của đi bộ ngao du đối với sức khoẻ và tinh thần của con người
- Sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ
Người đi bộ
Người đi xe ngựa
- Vi vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả
+ta hân hoan biét bao..
+ một bữa cơm đạm bạc mà sao.. .
+ta thích thú biết bao
+ ta ngủ ngon giấc biết bao à sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- mơ màng,buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ
--> nghị luận đối lập+ Sử dụng các tính từ chỉ trạng thái tinh thần: Đi bộ ngao du tốt đối với sức khoẻ và tinh thần
=>Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sinh động do lí lẽ và thực tiễn luôn bổ sung cho nhau.
IV. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: 
-Ngôi xưng hô linh hoạt
+ ''ta'' bộc lộ chân lí khái quát: đi bộ là phù hợp với bất cứ ai có nhu cầu ngao du.
- ''tôi'' trình bày cuộc sống từng trải của bản thân tác giả.
- Tác giả nói đến A-min, đối thoại trực tiếp với nhân vật rồi lại chuyển sang em quan điểm giáo dục tiến bộ của ông đối với thế hệ trẻ, để cho trẻ em được sống hoà đồng trong môi trường tự nhiên: ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí..., em làm việc, em vận động 2 cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.
 xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động
- Bố cục chặt chẽ , rõ ràng, dẫn chứng phong phú.
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu và các biện pháp nghệ thuật
2. Nội dung :
Tác dụng to lớn của việc đi bộ ngao du
- Ghi nhớ( SGK)
IV. Củng cố:
? Nhắc lại ý chính trong ghi nhớ của bài.
? Em học tập được gì ở tác giả qua bài văn này. (viết văn nghị luận đan xen các yếu tố tần số và biểu cảm trong lập luận)
? Đọc bài văn, em hiểu thêm những lợi ích mới nào của việc đi bộ ngao du.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được ý chính của bài.
- Học tập cách viết của tác giả trình bày đoạn văn có luận điểm: Lợi ích của việc đi bộ đối với học sinh.
Chuẩn bị cho bài : Hội thoại( tt)
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 28 - Tiết 111 Ngày soạn: 28/3/2009 
 Ngày dạy: 31/3/2009
Tiếng Việt 
Hội thoại (tt)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua việc học lí thuyết ở tiết trước, học sinh ứng dụng làm bài tập.
- Nắm được khái niệm lượt lời.
- Rèn kĩ năng tham  ... ồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe.
* Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại.
? Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là lượt lời.
? Khi nói cần chú ý điều gì.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1 trong SGK tr102.
Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
- Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật.
? Hãy nêu lượt lời của 4 nhân vật:
- Chị Dậu.
- Cai lệ.
- Anh Dậu.
- Người nhà lí trưởng.
? Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào.
+ Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm 2', gọi nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau
+ Giáo viên đánh giá.
Học sinh đọc bài tập 2
? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào.
? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không? Vì sao.
? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu truyện như thế nào.
I. Lượt lời trong hội thoại 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét :
- Số lượt lời của các nhân vật:
Bà cô (6)
bé Hồng (2)
-Hồng! Mày có muốn ...
-Sao lại không vào ...
-Mày dại quá ...
-(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe)
-Vậy mày hỏi ...
-Mấy lại rằm ...
-Không! Cháu không muốn vào ...
-Sao cô biết ...
- Lẽ ra có 3 lần Hồng được nói nhưng không nói:
+ Tôi cúi đầu không đáp ...
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ...
+ Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
 thái độ bất bình với những lời người cô nói.
- Hồng không cắt lời bà cô vì ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm người cô.
.
* Ghi nhớ:
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu
- Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc.
- Kẻ cắt lời người khác trong cuộc hội thoại là cai lệ.
- Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ.
 chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua.
Bài tập 2 
a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
- Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
IV. Củng cố:
? Thế nào là lượt lời trong hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3, 4 (SGK tr107)
- Gợi ý làm bài tập 3: 2 lần nhân vật tôi im lặng, lí do ở trong hững câu tiếp theo lời hỏi của bà mẹ.
Bài tập 4: im lặng dể giữ bí mật, tôn trọng người khác ... là vàng
Im lặng trước những hành vi sai, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình, với người lương thiện là dại khờ, hèn nhát.
- Xem trước bài:
+ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
+ Chuẩn bị cho tiết 112: phần I (chuẩn bị ở nhà) SGK tr 108
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 30 – Tiết 112 Ngày soạn: 28/3/2009 
 Ngày dạy: 2/4/2009
Tập làm văn 
luyện tập 
đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: viết bảng phụ ghi mục II.1: dàn bài của bài văn.
- Học sinh: làm phần I (chuẩn bị bài ở nhà) SGK tr108
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ 
? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
? Làm thế nào để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao.
? Trình bày bài tập 3 SGK tr98
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì.
? Cho ai.
? Cần làm theo kiểu lập luận nào.
? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không.
? Vì sao.
- Học sinh đọc các luận điểm (SGtr108)
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2' và báo cáo kết quả thảo luận:
? Nên sửa như thế nào?
Học sinh báo cáo trình bày, nhóm khác nhận xét.
Học sinh đối chiếu với bảng phụ của giáo viên để ghi lại dàn bài vào vở.
- Sau khi báo cáo thảo luận, sắp xếp lại các luận điểm; giáo viên treo bảng phụ ghi dàn bài chuẩn bị để học sinh đối chiếu.
? Trong đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du'', em thấy nhà văn đã đưa những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn ở chỗ nào.
- Học sinh đọc bài tập mục II.2 SGtr108
Học sinh chọn một đoạn văn tương ứng với một luận điểm trong các luận điểm của dàn bài kể trên.
? Hãy chọn một đoạn văn cụ thể
? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn.
? Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện tình cảm gì.
? Em thấy đoạn văn mục 2b đã biểu hiện được tình cảm của em chưa.
? Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó.
- Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn.
- Cho học sinh tự đánh giá đoạn văn của mình.
- Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày đoạn văn.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
* Đề bài: 
Sự bổ ích của các chuyến tham quan , du lịch đối với học sinh
* Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần làm sáng tỏ: sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch.
- Đối tượng: học sinh 
- Cần trình bày theo kiểu lập luận chứng minh.
1. Cách sắp xếp các luận điểm
+ Các luận điểm được đưa ra theo kiểu liệt kê, người viết đã đưa ra ý kiến, quan điểm của mình nhưng sắp xếp chưa rành mạch hợp lí, chặt chẽ không làm sáng tỏ vấn đề nêu ra.
+ Cách sửa
Dàn bài:
a) MB: nêu lợi ích của việc tham quan.
b) TB: nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh.
- Về tình cảm: 
+ Tìm hiểu thêm niềm vui cho bản thân mình.
+ Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
- Về kiến thức: 
+ Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp.
+ Đưa lại nhiều bài học chưa có trong sách vở của nhà trường.
c) KB: khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
a) Ví dụ 
Tác giả sử dụng nhiều thán từ, tính từ, từ chỉ trạng thái, câu cảm thán vào đoạn văn.
b) Đưa yếu tố biểu cảm vào một đoạn văn của đề (I)
IV. Củng cố
- Giáo viên tổng kết tiết luyện tập, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được, những nhược điểm cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm rút ra và phương hướng phấn đấu đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Hoàn thiện bài văn (đề bài mục I)
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 26 Ngày soạn: 1/3/2009
 Tiết 95 Ngày dạy: 4/3/2009
 Tiếng Việt 
hành động nói 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu nói cũng là một thứ hành độngvà nắm đựoc khái niệm hành động nói
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
- Phân biệt hành động nói với các kiểu hành động khác
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tham khảo tài liệu, soạn bài
- Học sinh: xem trước bài ở nhà.
C.Phương pháp:
 Qui nạp, phân tích mẫu, thực hành
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là câu phủ định , chức năng của câu phủ định.
? Giải bài tập 4, 5, 6 SGK tr54.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu khái niệm hành động nói
Học sinh đọc ví dụ trong SGK tr62
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì.
? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy.
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không.
? Chi tiết nào nói lên điều đó.
? Nhử vaọy, Lyự Thoõng ủaừ duứng caựch noựi ủeồ ủieàu khieồn Thaùch Sanh ra ủi hay duứng haứnh ủoọng baống tay ủeồ ủieàu khieồn Thaùch Sanh?
? Việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không ? Vì sao.
- Việc làm của Lí Thông là 1 hành động vì nó là một việc làm có mục đích.
? Vậy thế nào là một hành động nói.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu các kiểu hành động nói
? Ngoài những câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định, những mục đích ấy là gì.
? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích II.2 và cho biết mục đích của mỗi hành động.
? Liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết qua những ví dụ trên. 
? Từ đó em rút ra kết luận: những kiểu hành động nói thường gặp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập
- Học sinh đọc bài tập 1
? Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích gì.
? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở 1 câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
Học sinh đọc bài tập 2
? Chỉ ra cách hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích đã cho.
- Giáo viên hướng dẫn làm phần b, c tương tự phần a.
I. Hành động nói là gì ? (10')
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Mục đích của Lí Thông: đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
- Thể hiện qua câu: ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi''.
- Có, vì nghe Lí Thông nói, Thach Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
* Ghi nhớ SGK.
II. Một số hành động nói thường gặp
1. Ví dụ
2. Nhận xét
+dụ mục I
- Câu 1: dùng để trình bày
- Câu 2: đe doạ
- Câu 3: hứa hẹn.
+ mục II.2
- Lời cái Tí: để hỏi
 để bộc lộ cảm xúc.
- Lời chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin.
=>Có nhiều loại hành động nói: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
*Ghi nhớ trong SGK.
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ họ tập ''Binh thư yếu lược'' do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
2. Bài tập 2
a) 
- Bác trai đã khá rồi chứ ? hành động hỏi.
- Này, bảo bác ấy ... cho hoàn hồn.
 hành động điều khiển, bộc lộ cảm xúc.
- Vâng, cháu cũng ... còn gì.
 hành động hứa hẹn, trình bày
IV. Củng cố:
? Nhắc lại khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thường gặp.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc 2 ghi nhớ.
- Làm bài tập 3 (HD: không phải câu có từ hứa bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa)
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra số 5
* Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 30vha.doc