Đề kiểm tra 45 phút - Văn 8

Đề kiểm tra 45 phút - Văn 8

ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8

Thời gian:45 phút(không kể giao đề)

Phần trắc nghiệm khách quan(3,0đ)

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản, hãy trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

 Câu 1: Bài thơ Nhớ rừng của tác giả nào sau đây:

A.Thế Lữ B. Vũ Đình Liên C. Tế Hanh D.Tố Hữu.

Câu 2: Thể “Hịch” thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?

A.Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh B. Khi đất nước đang phát triển

C. Khi vừa lập được chiến công vang dội D. Khi sắp hoặc đang phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Câu 3:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh là:

A.Sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2 năm 1941Bác trở về và chọn hang Pác Bó làm căn cứ cách mạng.

B. Khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.

C. Khi Người ở chiến khu Việt Bắc.

D.Khi đang ở nước ngoài.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút - Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8
Thời gian:45 phút(không kể giao đề)
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Đánh giá tổng hợp kết quả học tập Ngữ Văn HKII, phần Đọc- Hiểu văn bản.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:Trắc nghiệm khách quan+ tự luận.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
 Văn học
- Thơ hiện đại
- Văn bản nghị luận
-Nhớ tên tác giả, hoàn cảnh ra đời các bài thơ đã học.
- Nắm được đặc điểm thể loại nghị luận trung đại(hịch,cáo,chiếu,tấu)
-Thuộc lòng các bài thơ.
-Hiểu,cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
-Ýnghĩa của nhan đề văn bản.
Số câu
Số điểm-
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm:0,75
Số câu:1 
Số điểm:1
Số câu: 2
Số điểm:1
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:7
Sốđiểm:4,75
Tỉ lệ:47,5%
Chủ đề 2
Tiếng việt
- Câu xét theo mục đích nói
-Hành động nói 
-Câu phủ định, câu nghi vấn
- Khái niệm
Số câu
Số điểm-
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm:1
Số câu:3
Sốđiểm:1
Tỉ lệ:10%
Chủ đề 3
Tập làm văn
- Phương thức biểu đạt.
- Viết đoạn văn nghị luận 
- Phương thức biểu đạt dùng trong văn bản.
- Nghị luận giải thích
Số câu
Số điểm-Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:0,25
Số câu:1
Số điểm:4
Số câu:2
Sốđiểm:4,25
-Tỉ lệ:42,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm-Tỉ lệ %
 7
 2
 20%
1
1
10%
2
1
10%
1
2
20%
1
4
40%
12
10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8
Thời gian:45 phút(không kể giao đề)
Phần trắc nghiệm khách quan(3,0đ)
Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản, hãy trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
 Câu 1: Bài thơ Nhớ rừng của tác giả nào sau đây:
A.Thế Lữ 	B. Vũ Đình Liên 	 C. Tế Hanh	D.Tố Hữu.
Câu 2: Thể “Hịch” thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
A.Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh B. Khi đất nước đang phát triển
C. Khi vừa lập được chiến công vang dội D. Khi sắp hoặc đang phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Câu 3:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh là:
A.Sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2 năm 1941Bác trở về và chọn hang Pác Bó làm căn cứ cách mạng.
B. Khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
C. Khi Người ở chiến khu Việt Bắc.
D.Khi đang ở nước ngoài.
Câu 4:Trong các câu sau, câu nào không phải là câu phủ định:
Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn.
Muôn vật không được thích nghi.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Câu 5: Cho các từ sau: Mục đích, đặt tên, trình bày, điều khiển, hành động, cảm xúc. Hãy điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau:
-Người ta dựa theo(1) của (2)nói mà (3)cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là (4).(Báo tin, kể ,tả), (5)( cầu khiến, đe dọa, thách thức), bộc lộ (6), hứa hẹn, hỏi..
Câu 6: Câu “ Lúc bấy giờ ta các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
Thuộc kiểu câu nào sau đây:
A. Câu cầu khiến	B.Câu trần thuật	C.Câu cảm thán	D. câu nghi vấn.
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chiếu dời đô là:
A. Tự sự	B. Nghị luận	C. Miêu tả	D. Biểu cảm
Câu 8:Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đã phê phán thói vô trách nhiệm, cầu an hưởng lạc của các tướng sĩ nhằm mục đích gì?
Câu 9: Nguyễn Trãi đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc dựa trên những yếu tố nào?
Có biên giới lãnh thổ, có lịch sử lâu đời, có chế độ chủ quyền riêng
Có nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, có những chiến công huy hoàng
Có phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc
Có nền văn hiến lâu đời,có phong tục tập quán, cương vực lãnh thổ, lịch sử lâu đời, chế độ chủ quyền riêng
Phần tự luận:(7đ)
Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Khi con tu hú- Tố Hữu( 1đ)
Câu 2: Ý nghĩa của nhan đề văn bản Thuế máu? ( 2đ)
Câu 3: Vì sao nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập dân tộc tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?( 4đ)
 Hết
V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu
 1
2
3
4
5
7
9
Đáp án
A
A
D
A
C
B
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6: (1) mục đích, (2) hành động, (3)đặt tên, (4) trình bày, (5) điều khiển, ( Cảm xúc)( 0,5đ)
Câu 8:Trần Quốc Tuấn phê phán thói vô trách nhiệm.nhằm mục đích đề cao tinh thần cảnh giác của các tướng sĩ trước quân thù.(0,5đ)
Phần tự luận:(7đ)
Câu 1: chép chính xác khổ 2 bài thơ Khi con tu hú(1đ)
Câu 2:Ý nghĩa nhan đề văn bản Thuế máu:là cách đặt tên của tác giả nhằm tố cáo chế độ bóc lột tàn nhẫn trên sinh mạng người dân thuộc địa của thực dân Pháp.(2đ)
Câu 3:
Yêu cầu: Biết viết đoạn văn nghị luận giải thích với kết cấu chắt chẽ, dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát.
Về cơ bản nêu bật được những ý sau:
Mong muốn dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra Đại La- vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức mạnh chấm dứt thù trong giặc ngoài.
Dân tộc Đại Việt tự tin, đủ sức mạnh sánh vai ngang hàng với Phương Bắc về thế và lực.
Dời đô ra Đại La chứng tỏ đất nước Đại Việt đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế, văn hóa,ngoại giao
Định đô ở Thăng Long là nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mố, xây dựng đất nước độc lập, tự cường.Thể hiện niềm tin về một đất nước bền vững, Đại La mãi mãi là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT(1).doc