Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 3

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 3

 TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”)

Ngô Tất Tố

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Thấy được tình cảnh khốn khổ cùng cực của người nông dân trước cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ đồng thời thấy được quy luật xã hội: có áp bức, có đấu tranh. Nghệ thuật kể chuyện dựng cảnh, tả người đặc sắc của Ngô Tất Tố.

- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Trường từ vựng” và tập làm văn qua bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

- Kĩ năng: Phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động. Kĩ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đoạn thoại kịch tính.

 - Giáo dục: Nâng cao nhận thức của học sinh về tầng lớp nông dân trước cách mạng đồng thời làm cho học sinh yêu quý giai cấp nông dân, những người cùng khổ đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, chân dung Ngô Tất Tố, tranh ảnh.

 Học sinh: Chuẩn bị bài.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	 Ngày soạn:
Tiết 9	 Ngày dạy:
 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”)
Ngô Tất Tố
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Thấy được tình cảnh khốn khổ cùng cực của người nông dân trước cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ đồng thời thấy được quy luật xã hội: có áp bức, có đấu tranh. Nghệ thuật kể chuyện dựng cảnh, tả người đặc sắc của Ngô Tất Tố. 
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Trường từ vựng” và tập làm văn qua bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
- Kĩ năng: Phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động. Kĩ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đoạn thoại kịch tính.
	- Giáo dục: Nâng cao nhận thức của học sinh về tầng lớp nông dân trước cách mạng đồng thời làm cho học sinh yêu quý giai cấp nông dân, những người cùng khổ đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, chân dung Ngô Tất Tố, tranh ảnh.
	Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
 - Nêu diễn biến tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
 - văn nguyên hồng giàu chất trữ tình? Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh biểu hiện tâm trạng và hình ảnh so sánh. 
 - Giới thiệu bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu mục chú thích trong sách giáo khoa. Giáo viên nêu vài ý chính.
Giáo viên hướng dẫn: to, rõ ràng thể hiện được .trong tác phẩm, chú ý giọng điệu khi đọc lời thoại của nhân vật.
? Theo em văn bản trên có thể chia làm mấy phần? 
.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm: Sách giáo khoa
2. Đọc: chú ý ngôn ngữ nhân vật
3. Chú thích
Sưu, lí trưởng, cai lệ, lực điền, đình, khất
4. Bố cục: 2 phần.
 - Phần 1: : bắt sưu ở nhà chị Dậu.
 - Phần 2: Cuộc đối mặt và sự vùng lên của chị Dậu
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
GV dẫn dắt: đọan trích nói về việc gia đình chị Dậu thiếu tiền nạp suất sưu cho người em chồng đã chết, anh Dậu ốm yếu, bọn cai lệ ập đến, chị Dậu phải bảo vệ chồng.
- Cai lệ là chức danh gì? Trong đoạn trích này cai lệ có vai trò gì?
- Cai lệ được miêu tả như thế nào? (ngôn ngữ, hành động, tính cách)
HS suy nghĩ, tìm trong văn bản và trả lời
GV hướng dẫn, tổng hợp ý kiến, kết luận.
- Những chi tiết đó chứng tỏ cai lệ là một nhân vật có vai trò như thế nào trong sáng tác của Ngô Tất Tố.
- Cho Hs đọc đoạn: anh Dậu uốn vai ngáp dàihết
- Tìm những chi tiết miêu tả chị dậu, về ngôn ngữ, hành động: đối với chồng; đối với cai lệ.
- Qua cách cư xử của chị dậu đối với chồng và cai lệ ta thấy chị là người như thế nào?
HS suy nghĩ, phát biểu, nhận xét, bổ sung
GV định hướng, nhận xét, bổ sung, kết luận
- Tại sao đoạn trích được đặt tên là Tức nước vỡ bờ
- Hãy nêu nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
HS thảo luận, phát biểu
GV nhận xét, tổng hợp, kết luận , giảng giải
II. Phân tích:
1. Tình thế của chị Dậu khi bọn cai lệ xông đến:
- Vụ thuế đến: chị Dậu quá nghèo phải bán mọi thứ trong nhà để đóng thuế chồng bị bắt, bị hành hạ nửa sống nửa chết tố cáo xã hội pjong kiến với chính sách thuế khóa nặng nề.
- Chị phải lo bảo vệ tính mạng cho chồng.
 Tình thế nguy ngập, bức bách.
2. Nhân vật cai lệ:
- Cai lệ: chức vụ chỉ huy thấp nhất là tên tay sai cảu quan tri phủ.
- Miêu tả cai lệ:
 + Sầm sập tiến vào, trợn mắt, giật dây thừng, đánh bịch vào ngực chị Dậu.
 + Quát, thét, hầm hè, nham nhảm giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ.
 Xuất hiện ít nhưng cai lệ lại được miêu tả sống động, điển hình cho loại tay sai mất hết nhân tính.
3. Nhân vật chị Dậu:
a. Đối với chồng:
- Nấu cháo, chăm sóc chồng.
- Van xin cho chồng “nhà cháu mới tỉnh được một lúc”
- Đánh nhau với cai lệ để bảo vệ tín mạng cho chồng
 Một mực yêu thương chồng
b. Đối với tên cai lệ:
- Van xin tha cho chồng
- Phản ứng lại cai lệ: 
 + Bằng lí lẽ: chồng tôi đang ốm
 + Đánh nhau với cai lệ
 Sẵn sàng hi sinh vì chồng con. Đồng thời chất chứa một sức sống tiềm tàng sẵn sàng phản kháng khi cần thiết.
 Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của người phụ nữ Việt nam trước CMT8
III. Tổng kết:
* Tiêu đề: Tức nước vỡ bờ:
- Đúc kết kinh nghiệm dân gian: đến lúc chịu đựng không nổi, phải phản kháng lại bọn áp bức bóc lột
- Phản ánh chân lí: có áp bức có đấu tranh
- Dự báo sự nổi dậy của tầng lớp nông dân “Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn” .
* Nội dung:
- Đoạn trích tố cáo XHPK và chính sách thuế khóa nặng nề.
- Cảm thông sâu sắc với số phận của người nông dân trước CMT8
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ Việt Nam.
* Nghệ thuật:
- Mối chi tiết trong đọa trích đều làm nổi bật các nhân vật.
- Khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn khiến câu văn đậm đà hơi thở của cuộc sống.
 IV. Củng cố: Giải thích nhan đề. “Túc nước vỡ bờ”?
 V. Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài mới.TLV “ Xây dựng đoạn văn trong văn bản”
*****************************
Tuần 3 	 Ngày soạn:
Tiết 10	 Ngày dạy:
 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Tích hợp: Với phần văn qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” và phần tiếng việt ở bài “Trường từ vựng”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc ngữ nghĩa.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
 	- Thế nào là bố cục của một văn bản? Sắp xếp bố trí phần thân bài như thế nào cho phù hợp?
	- Giới thiệu bài mới
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc mục I trong sách giáo khoa.
? Văn bản trên chia làm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Dấu hiệu,.nào có thế cho em biết đó là đoạn văn?
Hoc sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
? Vậy theo em đoạn văn là gì?
Học sinh: Thảo luận và phát biểu.
Giáo viên: Nhận xét.
Học sinh: Bổ sung. Giáo viên: Chốt 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản.
? Tìm từ ngữ chủ đề của mỗi đoạn văn?
? Vì sao em biết đó là từ ngữ chủ đề của đoạn văn? (Vì nó khái quát nội dung cả đoạn).
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 của văn bản.
? Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì?
? Vậy câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy?
? Vậy theo em thế nào là câu chủ đề?
Giáo viên: Tìm hai câu khai triển ý từ câu chủ đề
? Các câu triển khai có ý như thế nào với câu chủ đề? Nó có tác dụng như thế nào với câu chủ đề?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở mục 2-II trong sách giáo khoa, sau đó trả lời câu hỏi.
? Đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề?
Học sinh trả lời, nhận xé, bổ sung
? Vị trí của câu chủ đề? Từ đó chỉ ra cách trình bày nội dung của đoạn văn.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
I. Thế nào là đoạn văn?
1. Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
2. Nhận xét:
- Văn bản gồm hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn.
- Được viết hoa đầu dòng và chấm xuống dòng.
3. Kết luận
 Là đơn vị trên câu. Hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng. Nội dung: Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1a. Từ ngữ và câu chủ đề:
- Đoạn 1: Ngô Tất Tố: từ ngữ chủ đề.
- Đoạn 2: Tắt đèn: từ ngữ chủ đề.
1b. Đoạn văn đánh giá sự thành công của tác phẩm văn học nghệ thuật: Ngô Tất Tố.
- Câu chứa ý khái quát của đoạn là: “Tắt đèn  Ngô Tất Tố”.
→ Có vai trò định hướng cho cả đoạn.
2. Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn:
- Câu triển khai bổ sung ý cho câu chủ đề.
- Với câu chủ đề có quan hệ chính phụ.
- Giữa các câu triển khai là quan hê đẳng lập.
3. Cách trình bày nội dung của đoạn văn:
- Đoạn 1 mục I không có câu chủ đề.
- Đoạn 2 và đoạn II.2 có câu chủ đề.
- Đoạn I.1: trình bày theo lối song hành.
- Đoạn I.2: câu chủ đề ở đầu đoạn → trình bày theo lối diễn hành.
- Đoạn II.2: câu chủ đề ở cuối đoạn →trình bày theo lối quy nạp.
 * Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Chia nhóm, yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
Học sinh: Làm bài.
Giáo viên: Quan sát, hướng dẫn.
Học sinh: Trả lời. Nhóm khác bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét và chốt.
III. Luyện tập
Bài tập 1: Văn bản chia làm hai ý, mỗi ý được biểu thị bằng một đoạn văn.
Bài tập 2:
Diễn dịch.
Song hành.
Song hành.
 IV. Củng cố: Thế nào là đoạn văn? Cách trình bày nội dung trong đoạn văn như thế nào?
 V. Dặn dò: Chuẩn bị cho bài viết số 1 tại lớp.
********************************************
Tuần 3 	 Ngày soạn:
Tiết 11,12	 Ngày dạy:
 VIẾT BÀI VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6 kết hợp với các văn bản biểu cảm lớp 7.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo viết đoạn văn và bài văn.
- Tích hợp: Phần tập làm văn qua chương trình tập làm văn lớp 6, 7.Các văn bản tự sự và biểu cảm đã học.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, ra đề. Học sinh: Chuẩn bị giấy kiểm tra.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	Hoạt động 1 : Giáo viên:	1. Ổn định tổ chức: SS tham gia học tập?
	2. Kiểm tra bài cũ: Không.
Hoạt động 2 : Giáo viên: Phát đề.	
Đề ra: 
I. Trắc nghiệm (3 điểm_mỗi câu đúng được 0,5 điểm): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện: 
Câu 1: Nhân vật chính trong Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?
	A. Người mẹ C. Người thầy giáo
	B. Ông đốc D. Nhân vật “tôi”
Câu 2: Theo em, nhân vật chính trong Tôi đi học được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
 A. Lời nói C. Ngoại hình
	B. Tâm trạng D. Cử chỉ
Câu 3: Những ngày thơ ấu được Nguyên Hồng viết theo kiểu hồi kí. Vậy, em hiểu như thế nào về sự kiện được nói tới trong hồi kí?
 A. Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến 
 B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình
 C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng, suy đoán của ông ta về tương lai. 
 D. Là những sự kiện do người khác tưởng tượng ra và được nhà văn hoàn thiện.
Câu 4: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc nói chuyện với bé Hồng là người như thế nào?
 A. Là một người đànbà xấu xa, quỉ quyệt, thâm độc với những “rắp tâm tanh bẩn” 
 B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ 
 C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho phụ nữ từ xưa đến nay
 D. Gồm A và B
Câu 5: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, nội trợ.
 A. Đồ dùng C. Nghề nghiệp
 B. Môn học D. Tính cách
Câu 6: Chủ đề văn bản là gì?
 A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản 
	B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản
 C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng tình cảm thể hiện trong văn bản
 D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
II. Tự luận (7 điểm):
 	Câu 1(2 điểm): Tìm các từ cùng trường từ vựng tron bài thơ sau đây, cho biết những từ ngữ đó thuộc trường từ vựng nào?
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
 (Khóc Tổng Cóc_Hồ Xuân Hương)
 	Câu 2(7 điểm): Kể lại một kỉ niệm khó quên trong những năm học vừa qua.
ĐÁP ÁN: I
 Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
B
A
D
C
C
II.1. Gồm các từ: Cóc, bén, nòng nọc, chuộc động vật thuộc lớp ếch nhái
II.2.Yêu cầu:	- Thể loại: Tự sự.
	- Xác định được ngôi kể (thứ I hoặc thứ II).
	- Xác định đuợc trình tự kể:
	+ Thời gian, không gian.
	+ Theo diễn biến của sự vật.
	+ Theo diễn biến tâm trạng.
	- Cấu trúc: Gồm 3 phần rõ ràng, cụ thể theo từng phần:
	+ Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm.
	+ Thân bài: Diễn biến của kỉ niệm.
	+ Kết bài: Tình cảm, cảm xúc khi nhắc lại kỉ niệm.
Hoạt động 3:Học sinh làm bài. Giáo viên quan sát nhắc nhở.
Hoạt động 4: Giáo viên: Thu bài. Học sinh: Nộp bài.
Hoạt động 4: 	4. Củng cố Khái quát lớp trong giờ học.
	5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài “Lão Hạc”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3 day du 20122013.doc