Giáo án Ngữ văn 8 tiết 106, 107: Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 106, 107: Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc

THUẾ MÁU

 (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

 Nguyễn Ái Quốc

A. Mục tiêu: giúp học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Tinh thần yêu nước

- Tinh thần nhân bản

- Tinh thần quốc tế vô sản

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo; Soạn giảng; Bản án chế độ thực dân Pháp

2. Học sinh: Đọc văn bản; Trả lời câu hỏi trong SGK

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 106, 107: Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn:
Tiết 106, 107 Ngày dạy:
THUẾ MÁU
 (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
 Nguyễn Ái Quốc
A. Mục tiêu: giúp học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần nhân bản
- Tinh thần quốc tế vô sản
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo; Soạn giảng; Bản án chế độ thực dân Pháp
2. Học sinh: Đọc văn bản; Trả lời câu hỏi trong SGK
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Nêu ngắn gọn mục đich học tập mà Nguyễn Thiếp trình bày với vua Quang Trung trong bản tấu Luận học pháp.
- Nêu những phương pháp Nguyễn Thiếp nêu ra có thể áp dụng cho việc học ngày nay.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1. Dẫn nhập (1 phút)
Giới thiệu: văn chương không phải là mục đích của Bác Hồà vũ khí sắc bén trong hoạt động cách mạng, có tính tuyên truyền cao.
HĐ2 (20 phút). Hd tìm hiểu khái quát văn bản
- Cho Hs đọc phần chú thích và phát biểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- GV nhấn mạnh giai đoạn lịch sử mà tác phẩm ra đời.
- Cho hs xem đoạn phim về cảnh thực dân Pháp khai thác thuộc địa
- Hs xem tiếp phần chú thích
 Nêu tóm tắt nội dung, giá trị của tác phẩm
- Đọc với giọng mỉa mai, châm biếm và xót thương.
- GV đọc mẫu một đoạn
 Gọi hs lần lượt đọc toàn bộ văn bản
- GV nhận xét kết quả đọc của hs. Điều hướng lại cách đọc
- Nêu vị trí đoạn trích và bố cục của đoạn trích?
- Xác định thể loại của văn bản
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược và bóc lột thuộc địa nên phong trào cách mạng tại những nơi này nổ ra mạnh mẽ.
- Chiến tranh thế giới I bùng nổ, đế quốc đẩy nhân dân thuộc địa vào vòng xoáy của chiến tranh với vai trò bia đỡ đạn.
2. Nội dung, gía trị của tác phẩm:
(SGK)
3. Đọc, từ khó:
4. Vị trí đoạn trích và bố cục:
- Thuế máu: chương I
- Bố cục: theo từng đề mục
5. Thể loại:
Nghị luận: một vấn đề chính trị
HĐ 3 (20 phút). HD phân tích
- Trước và trong chiến tranh, người bản xứ được đối xử khác nhau như thế nào?
- HS tìm chi tiết cụ thể trong đoạn trích
 Phát biểu, nhận xét, bổ sung
- GV tổng hợp, kết luận
- Tại sao thực dân Pháp dùng những mĩ từ trên?
- Tác giả đã trưng bộ mặt thật của chúng bằng cách nào?
- Số phận của người dân thuộc địa được miêu tả như thế nào?
- Giọng điệu và mục đích của tác giả khi miêu tả, đề cập đến vấn đề này?
- HS trao đổi, phát biểu, nhận xét, bổ sung
- GV tổng hợp, nhận xét, bổ sung, kết luận.
 Phân tích, giảng giải
II. Phân tích:
1. Chiến tranh và người bản xứ:
- Trước chiến tranh:
 + Giống người hạ đẳng, bẩn thỉu
 + Bị đánh đập như con vật
 + Chỉ biết kéo xe
- Trong chiến tranh:
 + Đứa con yêu
 + Những người bạn hiền
 + Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
=> Thủ đoạn lừa bịp để bảo vệ quyền lợi của thực dân
=> Lột mặt nạ của chúng bằng chính lời lẽ của chúng
- Số phận của người dân thuộc địa:
 + Phơi thây trên chiến trường
 + Vùi xác nơi đáy biển
 + Bỏ thây ở vùng hoang vu
 + Kiệt sức trong xưởng đúc súng
 + 8 vạn người bỏ mạng
=> Giọng điệu xót xa, thương cảm
=> Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp
Chuyển tiết 107
HĐ1 (20 phút). HD phân tích các phần tiếp theo
- Thực dân Pháp đã bắt lính như thế nào?
- Có phải tình nguyện không? Vì sao?
- Yếu tố nào tạo nên sự thuyết phục của phần này?
- Cho hs xem hình minh họa về những lính khố xanh, khố đỏ
- Sau chiến tranh, chính quyền thực dân đối xử với người dân bản xứ như thế nào?
- HS tìm chi tiết trong văn bản để phát biểu
 GV tổng hợp , kết luận, giảng giải
- Bản chất thực dân đã hiện ra như thế nào?
- Thái độ của tác giả như thế nào?
2. Chế độ lính tình nguyện:
- Nhà cầm quyền lùng bắt
- Dùng mọi thủ đoạn
- Bắt lính để kiếm tiền
- Người bị bắt tìm mọi cách để trốn lính
-> Tình nguyện chính là thuế máu, là bắt bớ, là khủng bố
=> Bản chất thực dân lộ rõ nhờ chứng cứ hùng hồn, sinh động và giọng điệu giễu cợt, mỉa mai
3. Kết quả của sự hi sinh:
 Chính quyền thực dân “ghi ơn” những người đã hi sinh:
- Trở lại giống người bẩn thỉu
- Bị lột hết của cải
- Đối xử trên tàu như súc vật
- Đuổi “cút đi”
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
=> Lũ cá mập thực dân: lừa bịp, tàn bạo, bỉ ổi và tráo trở
=> Tác giả căm phẫn, xót thương
HĐ2 (20 phút). Hướng dẫn tổng kết
- Qua tìm hiểu văn bản, cho biết “thuế máu” là gì?
- Ý nghĩa của nhan đề đoạn trích?
- Thuế máu có kết cấu như thế nào? Kết cấu đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề văn bản?
- Căn cứ vào đau để nói rằng: “thuế máu” thể hiện nghệ thuật châm biếm, đả kích sâu sắc , tài tình của tác giả?
- Tác giả còn thành công nhờ thủ pháp nghệ thuật nào? Nêu cụ thể.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích có tác dụng như thế nào?
- Văn bản có ý nghĩa như thế nào?
III. Tổng kết:
1. Nhan đề, kết cấu, bố cục của văn bản:
- Thuế máu: đóng thuế bằng máu, bằng mạng sống -> số phận bi thảm của người dân thuộc địa, nỗi căm phẫn của tác giả trước tội ác của thực dân
- Kết cấu theo trình tự: trước- trong- sau chiến trang -> bộ mặt thực dân từng bước bị phơi bày một cách toàn diện và sâu sắc.
 Số phận người dân thuộc địa cũng được lột tả đầy đủ và tột cùng của sự thảm thương.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình của tác giả:
 + Lựa chọn và xây dựng hình ảnh có sức tố cáo mạnh mẽ
 + Giọng điệu trào phúng đặc sắc
 + Ngôn từ mang màu sắc châm biếm đạm nét
- Thủ pháp tương phản, đối lập được sử dụng đặc biệt:
 + Lời nói- Hành động
 + Thực dân- Nô lệ
 + Sự hi sinh- Kết quả của sự hi sinh
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm: 
 + Miêu tả: tạo sự chân thực cho dẫn chứng
 + Biểu cảm: cảm xúc của tác giả trước số phận của người dân thuộc địa
3. Ý nghĩa của văn bản:
Văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của thực dân đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh.
4. Củng cố (3 phút) 
- Thời điểm sáng tác tác phẩm
- Nội dung, ý n ghĩa của tác phẩm
- Thành công về nghệ thuật
- Yếu tố biểu cảm thể hiện trong đoạn trích
5. Dặn dò (2 phút)
- Đọc lại văn bản
- Tìm đọc toàn văn tác phẩm
- Chuẩn bị bài: Hội thoại

Tài liệu đính kèm:

  • docthue mau 106 107 chuan ktkn moi soan.doc