TIẾT 100: TẬP LÀM VĂN
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
b) Về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp.
c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp 8B Ngày dạy:.Dạy lớp 8C TIẾT 100: TẬP LÀM VĂN VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. b) Về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp. c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .... Sĩ số 8C: ... a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng. Câu hỏi: Thế nào là luận điểm? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong một bài văn nghị luận; mối quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận như thế nào? Đáp án: - Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. (2 điểm) - Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. (2 điểm) - Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng). (3 điểm) - Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. (3 điểm) * Vào bài (1’): Tiết trước,các em đã đi ôn tập kiến thức về luận điểm. Tiết học này, ta sẽ cùng đi củng cố kiến thức về luận điểm qua việc viết đoạn văn trình bày luận điểm. b) Dạy nội dung bài mới: I. TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN (24’) 1. Ví dụ * Ví dụ 1 GV: Gọi 1HS đọc đoạn văn a, 1HS đọc đoạn văn b. ?TB: Đâu là câu chủ đề trong đoạn văn a (câu nêu luận điểm), vị trí của nó ở trong đoạn như thế nào? HS: Câu chủ đề: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” đứng cuối đoạn văn. ?TB: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn b, xác định vị trí của nó? HS: Câu chủ đề: “Đồng bào ta ngày này cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” đứng đầu đoạn văn. ?KH: Trong 2 đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn? HS: Đoạn văn a trình bày theo cách quy nạp: nêu các yếu tố thuận lợi về nhiều mặt của thành Đại La trước để quy nạp thành câu chủ đề ở cuối đoạn. Đoạn văn b trình bày theo lối diễn dịch: câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, các câu còn lại là lí lẽ, dẫn chứng làm rõ câu chủ đề. GV: Sự khác nhau về vi trí đặt câu chủ đề là dấu hiệu để ta phân biệt hai dạng đoạn văn thường gặp nhất trong văn nghị luận: đoạn diễn dịch và quy nạp. * Ví dụ 2 GV: Gọi HS đọc đoạn văn trong mục 2.II. T. 80. ?KH: Hãy nhắc lại lập luận là gì? HS: Việc sắp xếp các luận điểm và luận cứ thành hệ thống có sức thuyết phục nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận gọi là lập luận. Lập luận được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau. Lĩ lẽ sau khi kế thừa thành quả lí lẽ trước dẫn đến lí lẽ sau theo một trật tự chắc chắn, có như vậy mới hứng thú người nghe. ?KG: Vậy, hãy tìm luận điểm và chỉ ra cách lập luận của đoạn văn ví dụ? HS: Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.”. Để dẫn đến luận điểm đó, tác giả đã lập luận bằng cách nêu luận cứ như sau: - Luận cứ 1: Ngô Tất Tố cho chị Dậu bưng vào nhà Nghị Quế một cái rổ nhún nhín bốn con chó con. - Luận cứ 2: Vợ chông Nghị Quế bù khú với nhau trên câu chuyện chó con như mọi người khác thích chó, yêu gia súc. - Luận cứ 3: Rồi chúng đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu. Nhà văn đã dùng phép tương phản giữa luận cứ hai và ba để làm nổi bật chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế (luận điểm cuối đoạn văn). ?G: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào? HS: Nếu đảo vị trí thì đoạn văn chẳng còn gì là thú vị, hấp dẫn mà luận điểm cũng sẽ không được nổi bật và sáng tỏ như cách viết vốn có. ?KH: Những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao? HS: Việc đặt các cụm từ đó cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, thú vị. ?TB: Qua phân tích các ví dụ, em nhận thấy khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý những gì? 2. Bài học Ghi: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 81. II. LUYỆN TẬP (15’) 1. Bài 1 (T. 81) ?: Hãy diễn đạt mỗi câu văn trong bài 1 thành một luận điểm ngắn, gọn, rõ? a) Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. 2. Bài 2 (T. 82) ?: Đoạn văn trong bài 2 trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn? HS: Đoạn văn trình bày luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm.”. Luận điểm này được triển khai qua hai luận cứ: - Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. - Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũivật”. Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến. Luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm. 3. Bài 3 (T. 82) ?: Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm trong bài 3? GV: Hai câu a, b chính là hai câu chủ đề của hai đoạn văn sẽ viết. Nếu viết thành đoạn diễn dịch, các em đặt câu đó ở đầu đoạn văn và viết tiếp các luận cứ theo một trình tự hợp lí để giải thích và chứng minh cho luận điểm nêu trong câu. Nếu viết thành đoạn quy nạp, thì nêu các luận cứ trước theo một trình tự hợp lí rồi chốt lại bằng câu đó ở cuối đoạn văn. HS: Viết đoạn văn, GV nhận xét, sửa chữa. c) Củng cố, luyện tập (1’): GV: Gọi HS đọc lại ghi nhớ. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4 (T. 82). - Tiết tới soạn Bàn luận về phép học. Yêu cầu: + Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi trong mục đọc – hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi.
Tài liệu đính kèm: