Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 30

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 30

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích Ê-min hay Về giáo dục)

(Ru-xô)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của t/g (mục đích ý nghĩa.)

- Cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, sinh động hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

- Thông qua văn bản giúp học sinh có tư tưởng yêu và quy trong thiên nhiên.

B - Chuẩn bị

- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Kỹ năng sống được gd trong bài.

- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.

D. Tổ chức các hoạt động dạy – học

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 . 3 . 2011 Tiết109 
Ngày giảng: 8A: 14 . 3
 8B: 14 . 3
đi bộ ngao du
(Trích Ê-min hay Về giáo dục)
(Ru-xô)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của t/g (mục đích ý nghĩa...)
- Cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, sinh động hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
- Thông qua văn bản giúp học sinh có tư tưởng yêu và quy trong thiên nhiên.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
 (?) Hãy giải thích nhan đề “thuế máu” - khái quát chủ đề của chương I “bản án TD Pháp”.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
Jăng Jắc Ru-xô là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ XVIII. Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết trong đó có Êmin hay về giáo dục...hôm nay chúng ta sẽ học về một văn bản của ông nói về bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi bằng cách đi bộ 
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Hiểu sơ lược về TG - TP
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 10’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Tìm hiểu TG, TP
- Ru Xô là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động XH của Pháp thế kỷ 18.
 *) Ru-xô (1712-1778) là nhà văn Pháp, mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu ông chỉ được đi học vài năm (12á 14 tuổi) sau đó chuyển sang làm nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng... bỏ đi tìm cơ sở vật chất tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề kiếm ăn trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng. Luận điểm triết học bao trùm nhiều tác phẩm chính của Ru-xô là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội.
GV: Đoạn trích nằm ở phần nào của TP.
*) Văn bản "Đi bộ ngao du" trích trong quyển 5, quyển cuối cùng của tác phẩm " Êmin hay về giáo dục". Êmin hay về giáo dục là một thiên luận văn, tiểu thuyết, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Nhà văn tưởng tượng ra em bé đó tên là Êmin và thầy giáo gia sư đảm nhận công việc giáo dục là bản thân ông. Tác giả chia thành 5 quyển tương ứng với 5 giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục.
* Đọc: Rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật, lưu ý các từ “tôi, ta” các câu kể, cảm thán.
* Ngoài 18 từ cần giải thích thêm:
- “Phòng sưu tập”: Phòng lưu giữ và trưng bày những đồ vật, tranh ảnh, sách vở với những mục đích và những chủ đề nhất định.
- “Xe ngựa trạm”: Xe ngựa kéo chạy từ trạm đường này đến trạm đường khác.
GV: Nêu bố cục đoạn trích.
+ P1: Từ đầu - “nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
+ P2: Tiếp - “tốt hơn”: Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng.
+ P3: Còn lại: Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ.
GV: Nêu PT biểu đạt của VB. (Nghị luận + TS + BC).
- Đọc chú thích (100)
- Lắng nghe
- Nêu vị trí đoạn trích.
- Đọc vb
- Chú thích từ khó
- Tìm bố cục
- Nêu PTBĐ
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả
2. Tác phẩm
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu
 + Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của t/g (mục đích ý nghĩa...)
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 25’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV:Tìm luận điểm của đoạn 1. 
- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
GV: Trong đoạn văn này tác giả sử dụng chủ yếu là kiểu câu gì? Nhằm mục đích gì.
+ Kiểu câu trần thuật
+ Mục đích: Kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ.
GV: Luận điểm: “Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn” được CM bằng những luận cứ nào.
- Lợi ích đầu tiên là hoàn toàn tự do - cụ thể:
+ Muốn đi, muốn đứng tuỳ ý (dẫn chứng, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả khoáng sản)
+ Không phụ thuộc vào con người, vào phương tiện (phụ tùng, ngựa trạm)
+ Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi 
+ Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc - không bao giờ chán
GV: Hãy nhận xét về ngôi kể của đoạn 1.
- Ngôi kể thứ nhất “tôi, ta” - gắn cái rêng với cái chung như 1 câu chuyện kể gần gũi, thân mật, giản dị, dễ hiểu, dễ làm theo.
GV: Đoạn văn 1 với kiểu câu trần thuật và những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả muốn thuyết phục người đọc vấn đề gì.
- Đọc, tìm LĐ 1
- Suy nghĩ trả lời
- Tìm luận cứ
- Nhận xét
- Kq nội dung
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
- Đi bộ ngao du sẽ hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì.
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Nhìn vào bức tranh (SGK - 99) Hãy nêu luận điểm 1 và miêu tả cụ thể các hình vẽ trong bức tranh.
- Tự bộc lộ.
III. Luyện tập
 HĐ 5 : Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài học 
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
 - Soạn tiếp bài.
Ngày soạn: 10 . 3 . 2011 Tiết 110 
Ngày giảng: 8A: 16 . 3
 8B: 16 . 3
 đi bộ ngao du (tiếp) 
(Trích Ê-min hay Về giáo dục)
(Ru-xô)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của t/g (mục đích ý nghĩa...)
- Cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, sinh động hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
- Thông qua văn bản giúp học sinh có tư tưởng yêu và quý trọng thiên nhiên.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
 (?) Nêu những nét cơ bản về tác giả Ru Xô và đoạn trích?
 (?) Để CM luận điểm 1: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn tác giả đã sử dụng những luận cứ nào. 
3 - Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu
 + Nắm được 2 luận điểm tiếp theo của văn bản là: Đi bộ ngao du đầu óc sẽ được sáng láng và đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ.
 + Biết vận dụng cách lập luận chặt chẽ, sinh động vào viết 1 bài văn nghị luận cụ thể.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 35’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
* HS đọc đoạn 2
GV: Nêu luận điểm chính của đoạn 2
GV: Theo tác giả khi đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì như Ta-lét, Platông, Pitago.
+ Đó là các kiến thức của các nhà KH lừng danh về KH tự nhiên như : Các sản vật đặc trưng cho khí hậu và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy(- Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng. - Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên...)
GV: Em hãy NX về cách nêu dẫn chứng cách sdg lời văn và câu văn của tác giả?
+ Dồn dập, liên tiếp = các kiểu câu khác nhau khi thì nêu cảm xúc (tôi khó lòng hiểu nổi) khi thì bằng câu hỏi tu từ (ai là người mà lại có thể)
GV: ý nghĩa của cách diễn đạt này như thế nào? (Đề cao kiến thức thực tế khách quan.Xem thường kiến thức sách vở, giáo điều.)
GV: Từ đó tác giả khẳng định điều gì.
*) Ru-Xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành (học hành rất ít 12 đ14 tuổi). Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên n hiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.
* HS đọc đoạn văn 3
GV: Nêu luận điểm của đoạn văn.
GV: Tác giả đã đề cập đến những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du.
+ Sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lóng với tất cả, hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn tồi tàn. .. làm thích thú... ngủ ngon..
GV: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả. - Hàng loạt tính từ.
GV: Sử dụng hàng loạt các tính từ liên tiếp có ý nghĩa gì. - Cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du.
GV: Cách CM luận điểm 3 này có gì khác với 2 luận điểm trên. ( Bằng cách so sánh với việc đi = phương tiện mà tinh thần buồn bã. Người đi bộ ngao du (Vui vẻ..) người ngồi trong xe ngựa (Mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ).)
GV: Luận điểm này có thể xem là kết luận được không. - Có thể coi là 1 kết luận tập trung và giản dị.
GV: Tác giả muốn kết luận điều gì.
GV: Nêu lại các biện pháp nghệ thuật chính.
( Dẫn chứng thực tế từ kinh nghiệm, cuộc sống cá nhân PP. Đan xen các yếu tố tự sự + biểu cảm.Câu văn tự do, giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng.)
GV: Ngoài ra tác giả còn sử dụng loại câu nào mà chúng ta đã học?
GV: Sự diễn đạt bằng câu cảm thán thể hiện phong cách đặc điểm nào của văn nghị luận Ru-xô?
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân và các lí lẽ
GV: Qua đó bộc lộ trạng thái tinh thần đặc biệt nào của người viết?
 - Tràn đầy phấn khởi vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du. 
GV: Qua bài văn em hiểu thêm được những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du.
- Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do. 
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống. 
- Nhân lên niềm vui sống cho con người.
- Nhắc lại LĐ1
- Nêu LĐ2
- Tìm ý 
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu nhận xét
- KQ ndung
- Đọc đoạn văn 3
- Nêu LĐ
- Nhận xét
- So sánh nx
- Kết luận
- Kq nghệ thuật
- Kquat nd
- Đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản.
1. 
2. Lợi ích của đi bộ ngao du.
- Đi bộ ngao du sẽ mở mang năng lực khám phá đời sống, mở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ và đầu óc được sáng tạo. 
3. Đi bộ ngao du có lợi cho sức khoẻ, tinh thần.
- Đi bộ ngao du sẽ nâng cao được sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy nhiều niềm vui trong cuộc sống. 
* Ghi nhớ (102)
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: “Đi bộ ngao du” giúp em hiểu gì về tác giả G Ru Xô.
- Tôn trọng kinh nghiệm đời sống 
- Coi trọng tự do cá nhân, yêu quý đời sống tự nhiên.
- Tâm hồn giản dị, trí tuệ trong sáng
- Tự bộc lộ.
III. Luyện tập
 HĐ 4 : Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài học 
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng 2 BT. Nắm chắc ND + NT.
 - Soạn “Chiếu dời đô”
Ngày soạn: 12 . 3 . 2011 Tiết111 
Ngày giảng: 8A: 17 . 3 
 8B: 17 . 3
hội thoại
(Tiếp theo)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu khái niệm lượt lời
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: 
- Xác định được các lượt lời trong cuộc thoại
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng lượt lời trong giao tiếp
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
? Vai trò xã hội là gì? Khi tham gia hội thoại, người tham gia cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ>
+ Học sinh trả lời đ Học sinh nhận xét, bổ sung 
Giáo viên nhận xét đ cho điểm.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc hội thoại, lẽ dĩ nhiên phải có người nói, người nghe và ngược lại. Mỗi lần tham gia hội thoại được nói gọi là một lượt lời. Thế nào là lượt lời, sử dụng lời như thế nào để giữ lịch sự... Tính chất hoạt động.
HĐ2: Tìm hiểu chung lượt lời trong hội thoại .
- Mục tiêu : 
 + Hiểu khái niệm lượt lời
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 20’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Tìm hiểu mục I.
GV: Trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt.
*) Bà cô:
1. Hồng! Mày có muốn
2. Sao lại không vào
3. Mày dại quá
4. Vậy mày hỏi
5. Mấy lại rằm tháng tám
*) Bé Hồng:
1. Không! Cháu không
 2. Sao cô biết
GV: Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng em không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của bà cô ntn.
+ Lần 1: Sau lượt lời 1 của bà cô. 
+ Lần 2: Sau lượt lời 3 của bà cô. 
=> Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của bé Hồng trước những lời thiếu thiện chí của bà cô.
GV: Vì sao bé Hồng không cắt lời bà cô khi nghe bà cô nói những điều mà bé Hồng không muốn nghe.
- Vì Hồng luôn phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.
= > Như vậy trong đoạn trích trên nhân vật tham gia hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người nói là 1 lượt.
GV: Vậy em hiểu “Thế nào là lượt lời trong hội thoại”
GV: Khi tham gia hội thoại để gữi được lịch sự người tham gia hội thoại cần phải như thế nào?
GV: Tuy nhiên trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ, rất nhiều kiểu tính cách, con người khác cho nên đôi khi người ta im lặng khi đến lượt lời của mình. Đó không phải là sự bất lịch sự mà còn phải tuỳ thuộc vào người đối thoại có ý định hội thoại với mục đích nào...
* Đọc lại đoạn trích (92, 93)
- Nêu lượt lời bà cô
- Nêu lượt lời bé Hồng
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- Đọc ghi nhớ
I. Lượt lời trong hội thoại 
- Lượt lời của bà cô: 5
- Lượt lời của bé Hồng: 2
* Ghi nhớ (102)
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 15’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
 * HS đọc y/c BT1
GV: Nhận xét số lượt lời của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại. 
- Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất.
- Số lượt lời của người nhà lý trưởng ít hơn.
- Anh Dậu chỉ nói với chị Dậu khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà Lí trưởng đã kết thúc.
- Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong cuộc hội thoại là tên cai lệ.
GV: Cách thể hiện vai XH. 
* Vai XH
- Chị Dậu: Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn (xưng “cháu” gọi cai lệ = ông đến xưng “bà” gọi cai lệ = mày) 
- Người nhà lý trưởng
GV: Tính cách của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại. 
* HS đọc BT2
GV: Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau ntn.
- Thoạt đầu: cái Tý nói rất nhiều, hồn nhiên, còn chị Dậu chỉ im lặng 
- Về sau: Cái Tý nói ít hẳn đi còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
GV: Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có phù hợp với tâm lí nhân vật không. 
- Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật vì:
+ Thoạt đầu: Cái Tý rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên phải im lặng.
+ Về sau: Cái Tý biết là sắp phải bán đi nên sợ hãi và đau buồn còn chị Dậu phải nói nhiều để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ.
GV: Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên & hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn.
- Việc tác giả tả cái Tý hồn nhiên kể lể với mẹ càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi, càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tý.
* HS đọc BT3.
GV: Trong đ.v có mấy lần nhân vật tôi im lặng.
- Có 2 lần tôi im lặmg khi bà mẹ của nhân vật tôi hỏi.
GV: Sự im lặng trong mỗi lần đó biểu thị điều gì.
- Lần 1: Im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện & xấu hổ.
- Lần 1: Im lặng vì xúc động trước tâm hồn & lòng nhân hậu của cô em gái.
- Làm bt 1
- Nhận xét
- Làm bt 2
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu nx
- Bộc lộ hiểu biết
- Đọc nêu yc bt 3
- Suy nghĩ trả lời.
III. Luyện tập
* BT1 (102)
- Chị Dậu: Biết người biết ta, có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhục song khi cần vùng lên quyết liệt.
- Anh Dậu: Cam chịu.
- Tên cai lệ: Không có tính người
- Người nhà Lí Trưởng: Là kẻ theo đóm ăn tàn.
* BT2 (103)
* Bài tập 3 (107)
 HĐ 4 : Củng cố: 
 - GV hệ thống lại ND bài giảng
 - HS đọc lại phần GN
HĐ 4: Hướng dẫn tự học
 - Học bài. Làm các bài tập còn lại
Ngày soạn: 12 . 3. 2011 Tiết 112 
Ngày giảng: 8A: 18 . 3
 8B: 19 .3
 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm 
Vào bài văn nghị luận 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Giúp học sinh củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài quen thuộc, gần gũi.
2. Kĩ năng: 
- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học bài.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
 (?) Điều cần phân biệt yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận khác với yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm là gì. 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
Các em đã biết văn nghị luận cần yếu tố biểu cảm. Nhưng yếu tố biểu cảm đó được diễn tả như thế nào trong bài văn nghị luận để bài văn nghị luận có sức thuyết phục người đọc đ Phải luyện tập.
HĐ2: Luyện tập.
- Mục tiêu : 
 + Giúp học sinh củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài quen thuộc, gần gũi.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 40’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Cách sắp xếp các luận điểm có hợp lý không? Vì sao? Nên sử dụng như thế nào.
GV: Sắp xếp lại 
a) MB: Nêu lợi ích của việc tham quan du lịch
- Những chuyến giúp ích cho chúng ta rất nhiều
b) TB: Nêu các lợi ích cụ thể – (Về thể chất? - Về tình cảm? - Về kiến thức?)
1. Về thể chất: Những chuyến làm cho ta thêm mạnh khoẻ, có sức chịu đựng bền bỉ hơn.
2. Về t/c (tinh thần): Những chuyến có thể giúp ta:
+ Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân
+ Có thêm tình yêu đối với TN, QH, đất nước.
3. Về kiến thức (hiểu biết): Những chuyến có thể gíup ta:
+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe
+ Đưa lại những bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
c) KB: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
- Tham quan du lịch quả là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia.
GV: Phát hiện yếu tố biểu cảm.
GV: Cảm xúc của tác giả thể hiện ntn.
VD: 
+ Biêt bao hứng thú, thú vị
+ Ta hân hoan biết bao!
+ Ta thích thú biết bao!
+ Ta ngủ ngon giấc biết bao!
* HS đọc BT - Gợi ý HS làm
* Phát triển các luận cứ.
+ Thiên nhiên đẹp thấm đẫm tình người.
+ Thiên nhiên gắn với khao khát tự do.
+ Thiên nhiên gắn với nỗi nhớ tình yêu làng biển.
* Yếu tố biểu cảm.
Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, rạo rực, băn khoăn, nhớ tiếc, bâng khuâng, yếu tố biểu cảm có thể đưa vào 3 phần MB, TB, KB. 
- Đọc hệ thống luận điểm SGK
- Suy nghĩ trả lời.
- HĐN, sửa lại từng phần
- Đọc nêu yc bt2
- Suy nghĩ, trình bày
- Đọc nêu yc bt 3.
- HĐN
1. BT1 (108)
* Nhận xét 
- Các luận điểm khá PP nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần lộn xộn.
* Sửa lại:
a) MB: Nêu lợi ích của việc tham quan du lịch
b) TB: Nêu các lợi ích cụ thể .
c) KB: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
2. BT 2 (108)
- Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: Là niềm vui sướng, hp tràn ngập vì được đi bộ mang lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả và Ê-Min.
- Cảm xúc thể hiện ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, ở các từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm
3. BT3 (109)
HĐ 3 : Củng cố: 
 - GV hệ thống lại ND bài giảng.
HĐ 4: Hướng dẫn tự học
 - Học bài. 
 - Làm lại các bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc