Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 7

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 7

Tuần : 1

Tiết : 1+2 Ngày soạn:

TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường ngày đầu tiên trong đời.

 Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

B. CHUẨN BỊ:

GV: Tư liệu về tác giả, chân dung Thanh Tịnh

HS : Đọc trước tác phẩm, kiến thức, văn bản nội dung

 C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu khái quát

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1+2 Ngày soạn: 
Tôi đi học
 Thanh Tịnh
A. Mục tiêu cần đạt 
 Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường ngày đầu tiên trong đời.
 Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
B. Chuẩn bị:
GV: Tư liệu về tác giả, chân dung Thanh Tịnh
HS : Đọc trước tác phẩm, kiến thức, văn bản nội dung
 C. Tiến trình các hoạt động. 
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu khái quát
- GV giới thiệu cách đọc: chậm, lắng sâu, phân biệt các lời đối thoại.
- GV + HS đọc toàn bộ tác phẩm
-Yêu cầu HS đọc chú thích và tóm tắt những nét chính về tác giả
- Cho HS xem chân dung Thanh Tịnh
? Theo em từ “ông đốc” là danh từ riêng hay chung
? Theo em lạm nhận có phải nhận bừa, nhận vơ không? 
? Theo em đây là văn bản nhật dụng hay biểu cảm? Vì sao? 
 ? Nêu bố cục của văn bản?Em hãy đặt tiêu đề cho mỗi phần? 
1. Đọc
 - HS đọc diễn cảm
2. Tác giả
- Chú thích (*) SGK
- DT chung 
3. Thể loại và bố cục
- VBBC vì toàn văn bản là cảm xúc tâm trạng của nhân vật Tôi
- Đ1: Đầu -> rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ
- Đ2 : Tiếp-> ngọn núi ; Tâm trạng và cảm xúc của tôi đến trường cùng mẹ. 
- Đ3 ; Tiếp -> các lớp : Tâm trạng và cảm giác của tôi khi quan sát cảnh trường
- Đ 4: Tiếp -> chút nào hết: Tâm trạng của Tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp. 
 - Đ5 : Còn lại: Tâm trạng khi ngồi và chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
 - Gọi HS đọc 4 câu đầu . 
 ? Kỉ niệm ngày đầu tiên tên trường củaTôi gắn với không gian, thời gian cụ thể nào? 
 ? Theo em vì sao thời gian, không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả? 
? Trong câu “ Con đườnglạ” , cảm giác quen mà lạ của Tôi có ý nghĩa gì?
? Chi tiết “Tôi không lộiSơn nữa” có ý nghĩa gì? 
?Việc học hành đã được tác giả nhớ lại bằng đoạn văn nào?
? Em hiểu chi tiết “Ghì chặt 2.bút thước” ntn? 
?Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng tới trường Tôi đã tự bộc bạch những đức tính gì của con người? 
1. Khơi nguồn kỉ niệm
- HS đọc diễn cảm
+ Tg: buổi sáng, cuối thu 
+ Kg : Trên đường làng dài và hẹp 
- Thời gian và nơi chốn quen thuộc gắn liền với tuổi thơ. 
- Đó là lần đầu tiên được cắp sách đến trường 
- Tác giả là người yêu quê hương tha thiết 
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của 1 cậu bé ngày đầu tiên đến trường 
- Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức bản thân cậu bé tự thấy mình lớn lên Nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc trong học hành - “Trong chiếc áo vảingọn núi” 
- Có chí học ngay từ đầu 
- Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương. 
Tiết 2
? Cảnh trước sân trường làng lưu lại trong tâm trí tg có gì nổi bật?
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
? Hãy so sánh trường làng trước với khi đi học có ý nghĩa ntn?
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học tg dùng những hình ảnh so sánh nào?
? Em đọc thấy những ý nghĩa nào từ hình ảnh so sánh ấy?
? Hình ảnh ông đốc được gợi ra qua những chi tiết nào?
? Từ đó tác giả đã nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào?
? Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ? 
?Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình
? Đến đây em hiểu gì về nhân vật Tôi?
? Tại sao khi sắp hàng Tôi lại thấy đây là một sự kiện trong đời?
? Những cảm giác mà Tôi nhận được khi bước vào lớp là gì?
? Hãy lí giải những cảm giác đó?
Những t/c đó cho thấy t/c nào của Tôi đối với lớp học?
? 2 chi tiết cuối văn bản nói thêm điều gì về nhân vật Tôi?
2. Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường
+ Rất đông người
+ Ai cũng đẹp
-> phản ánh khó khăn đặc biệt của ngày hội trường
-> Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân
-> Bộc lộ tình cảm -> mái trường tuổi thơ 
+ Nơi thiêng liêng, cất giấu điều bí ẩn
+ Diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao tri thức con người
- Như chim non đứng bên bờ tổ
+ Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ
+ Đề cao sức hấp dẫn của nt
+ Thể hiện khát vọng bay bổngcủa tác giả đối với nt
- HS phát hiện
- Quý trọng , tin tưởng, biết ơn
+ Lo sợ
+sung sướng
+ Báo hiệu sự trưởng thành,giọt nước mắt ngoan
- HS tự bộc lộ
+ Giàu cảm xúc với trường lớp
+ Có dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và t/c
3. Tôi trong lớp học
- Cảm nhận được sự độc lập
- Lớp học là thế giới riêng của mình 
- HS phát hiện
+ Lần đầu tiên vào lớp học
+ ý thức được sự gán bó thân thiết
- Trong sáng, tha thiết
- Buồn khi từ giã tuổi thơ
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học
- Yêu tuổi thơ, yêu tn và sự học hành
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tổng kết VB.
? Văn bản đan xen những phương thức biểu đạt nào? phương thức nào trội hơn?
? Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào?
? Từ đó em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ Tôi và cũng chính là của tác giả?
- Biểu cảm-> gần với thơ, có sức biểu cảm
- Tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bạn bè, lớp học,thế giới và quê hương.
- Giàu cảm xúc với trẻ thơ và mái trường quê hương.
Hoạt động 4. HD HS học ở nhà.
Đọc tóm tắt và soạn “Trong lòng mẹ”
BTVN: 1. Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp khi em đọc truyện?
Em học tập được những gì từ nghệ thuật kể chuyện của TT? 
Tiết 3 Ngày soạn: 
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
 A. Mục tiêu cần đạt
 Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mqh về cấp độ kết quả nghĩa từ ngữ.
 Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mqh giữa cái chung và cái riêng
 B. Chuẩn bị.
GV: bài tập, bảng phụ
HS : ôn lại từ đồng nghĩa, trái nghĩa
 C . Tiến trình các hoạt động. 
Hoạt động 1 - Ôn tập về từ ĐN-TN
? Hãy nhắc lại 1 số ví dụ về từ đồng nghĩa, trái nghĩa ?
Em có nhận xét gì về mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm trên? 
ĐN: máy bay, tàu bay, phi cơ
TN: Ngày- đêm, sáng tối
Các từ có quan hệ bình đẳng về ngữ nghiã
+ Từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế được cho nhau trong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu
Hoạt động 2 – Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ SGK
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn so với các từ thú,chim cá? Tại sao?
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hay hẹp hơn các từ?Tại sao?
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hay hẹp hơnnghĩa của những từ nào?
* Bài tập (bảng phụ)
Cho các từ: cây, cỏ, hoa. Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn và từ có nghĩa rộng hơn.
- Rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm 3 từ đó 
- Phạm vi nghĩa rộng hơn
voi hươu< thú chim <động vật
- Thực vật > cây, cỏ, hoa > cam
? Thế nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
? Một từ vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng được không? Tại sao?
- Rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Hẹp khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
- Có thể vì tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối
Hoạt động 3. Hd HS luyện tập.
 Bài tập 1:
 HS dựa vào sơ đồ SGK, tìm ra một từ trong nhóm đó có phạm vi nghĩa rộng hơn cả.
VD: Y phục
 Quần áo
 Quần đùi Quần dài áo dài áo sơ mi
Bài tập 2: 
a. Chất đốt ; b. nghệ thuật ; c. thức ăn ; d . nhìn ; e. đánh
Bài tập 3: 
Xe cộ : xe đạp : xe máy : xe hơi
Kim loại : sắt ,đồng, nhôm
Hoa quả: chanh, cam, chuối
Mang : xách, khiêng, gánh
Hoạt động 4. Hd HS học ở nhà.
- Đọc trước bài: Trường từ vựng
- BTVN : 4, 5 (t 11)
 ===========o0o==========
Tiết 4 Ngày soạn: 
Tính thống nhất 
về chủ đề của văn bản
 a. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề,biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình.
 B. Chuẩn bị
GV: bài tập bảng phụ
HS: Đọc lại văn bản: Tôi đi học- TT
C. Tiến trình các hoạt động.
Hoạt động 1. Tìm hiểu chủ đề of văn bản
Yêu cầu HS quan sát lại văn bản: Tôi đi học- TT
? VB miêu tả những việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi ức, kỷ niệm)?
? Tác giả viết VB này nhằm mục đích gì?
? Đó là chủ đề của văn bản: Tôi đi học . từ đó em hiểu ntnlà chủ đề của một VB?
- Đã xảy ra đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học.
- Để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc
của mình về một kỷ niệm sâu sắc thủa thiếu thời.
- Là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản.
Hoạt động 2 - Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề văn bản
? Để tái hiện lại những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu ntn?
? Để tô đậm cảm giác của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đi học tác giả đã sử dụng các từ ngữ và chi tiết ntn?
? Hãy tìm những chi tiết minh hoạ cho các ấn tượng trên?
? Từ việc phân tích trên em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
? Tính thống nhất được thể hiện ở những phương diện nào?
? Từ đó em hiểu thế nào là tính thống nhất và làm thế nào để đảm bảo?
- Yêu cầu đọc phần ghi nhớ(SGK- T12)
- Nhan đề: có ý nghĩa tường minh giúp chúng ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói về việc đi học . 
+ Từ ngữ: những ký niệm, lần đầu tiên tới trường, đi học, hai quyển vở mới
+ Câu: Hôm nay tôi đi học , Hằng năm cứ vào cuối thu, Tôi quên thế nào được, Hai quyển vở mới,Tôi bặm tay ghì chặt
 Trên đường đi học
 Trên sân trường
 Trong lớp học
- HS tìm
- Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến cảm xúc của người viết được thể hiện trong văn bản.
 Hình thức: nhan đề của văn bản
 Nội dung: mạch lạc(quan hệ giữa các phần của văn bản)từ ngữ, ch i tiết (tập
 Trung làm rõ ý đồ ,cảm xúc) 
 Đối tượng: xung quanh nhân vật Tôi
- HS dựa vào kết quả đã phân tích
- HS ghi vào vở
Hoạt động 3. Hd HS luyện tập.
 Bài tập1.Yêu cầu HS phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản” Rừng cọ quê tôi”
+ Làm việc theo nhóm
+ Hướng dẫn: Căn cứ vào: - Nhan đề của văn bản
- Các đoạn: Giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ .
- Các ý lớn của phần thân bài được sắp xếp hợp lí,không thay đổi.
- Hai câu trực tiếp nói tới tình cảm gắn bó giữa người dân Sông Thao với rừng cọ.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS học ở nhà
Đọc trước bài: Bố cục của văn bản
BTVN : Bài 2 (bỏ câu b,d)
Bài 3 (bỏ câu c,h)
 =========o0o========
Tuần 2 Ngày soạn
Tiết 5+6
Trong lòng mẹ
(Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu”)
 Nguyên Hồng
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với bé.
 Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút NH thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện rất chân thành, giàu tính truyền cảm.
 b. Chuẩn bị
GV: Tư liệu về tác giả, tập hồi kí “ Những ngày thơ ...  dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản
? Theo dõi phần đầu văn bản cho biết cảnh ngộ của Hồng có gì đặc biệt?
? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của Hồng ntn?
1. Bé Hồng bị hắt hủi.
- Không được yêu thương, còn bị hắt hủi.
- Cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương của mẹ
Tiết 2
? Theo dõi tiếp cuộc đối thoại giữa người cô và Hồng cho biết người cô có quan hệ ntn với bé Hồng?
? Nhân vật người cô hiện lên qua các chi tiết,lời nói điển hình nào?
? Vì sao Hồng cảm nhận trong lời nói của bà cô có ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn?
? Những lời nói đó cho thấy bà cô là người ntn?
? Theo em trong những lời nói của bà cô lời nào là cay độc nhất? Vì sao?
? Trong cuộc đấu tranh này em hãy tìm những chi tiết bộc lộ tình cảm của H đối với người cô?
? ở đây phương thức biểu đạt nào được vận dụng, tác dụng?
? Có thể hiểu gì về bé Hồng từ trạng thái tâm hồn đó của em?
? Cảm xúc của em khi đọc những dòng tâm sự đó của Hồng?
? Em có nhận xét ntn về phương thức biểu đạt của những đoạn văn trên và tác dụng của nó?
? Cảm nhận của em về Hồng từ những cảm nhận đó
- Là cô ruột
- HS phát hiện
- Lời nói của bà cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi thận chí là độc ác
- Hẹp hòi, tàn nhẫn
- HS tự bộc lộ
- Biểu cảm, bộc lộ trực tiếp và gợi cảm trạng thái, tâm hồn đau đớn của Hồng
 Cô độc
Bị hắt hủi
Tâm hồn vẫn trong sáng tràn ngập tình yêu thương
Căm hờn cái xấu xa, độc ác
- HS tự bộc lộ
 Biểu hiện trực tiếp
 Thể hiện xúc động của lòng người khơi gợi cảm xúc ở người đọc
 Nội tâm sâu sắc
 Yêu mẹ mãnh liệt
 Khát khao yêu thương
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản
? Em cảm nhận được gì về bé Hồng qua đoạn trích?
? Từ số phận Hồng gợi cho em những suy nghĩ gì về số phận con người?
? Vì sao có thể xếp TĐH và TLM là hồi kí- tự truyện?
- Thân phận đau khổ, tình yêu thương mẹ mãnh liệt, khát hao được yêu thương
- Nạn nhân đáng thương của người nghèo đói và cổ tục.
- Số phận đau khổ và bất hạnh
- Một đứa trẻ biết vượt lên trên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.
- Tg đều kể lại thời thơ ấu của mình một cách chân thực và cảm động.
Hoạt động 5. Hướng dẫn HS học ở nhà
- Soạn “Tức nước vỡ bờ”
- Đọc, tóm tắt tiểu thuyết Tắt đèn - Ngô Tất Tố
- BTVN: Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất của bản thân về người mẹ của mình(7 -> 12 câu)
- Yêu cầu: Chân thực, phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt
 ============o0o=========
Tiết 7 Ngày soạn
Trường từ vựng
 a.Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập TTV đơn giản.
 Bước đầu hiểu được mói liên quan giữa TLV với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ giúp ích cho việc học văn và làm văn.
 b. Chuẩn bị 
GV: Bài tập bảng phụ
HS : Phiếu học tập
 C. Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Giải thích sự khác nhau về phạm vi nghĩa của các cặp từ ngữ sau: bàn- bàn gỗ, thuyền- thuyền nan,đánh- cắn, chết – băng hà, tốt- xấu
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm Trường từ vựng
Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
? Các từ in đậm được dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật?
? Tại sao em biết được điều đó?
? Nét nghĩa chung của nhóm từ trên là gì?
? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì ta có 1 trường từ vựng. Vậy em hiểu trường từ vựng là gì?
Bài tập bảng phụ
Cho nhóm từ : cao, thấp, lùn,gầy, béo, lòng khòng, lêu nghêu, xác ve, bị thịt, cá rô đực
Nếu dùng nhóm từ trên để tả người thì trường từ vựng của chúng là gì?
- Chỉ người
- Nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định.
- Chỉ bộ phận cơ thể người
- Là tập hợp các từ có ít nhất nét chung về nghĩa
- Chỉ hình dáng con người
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu các bậc và tác dụng của cách chuyển
- Yêu cầu HS đọc mục I.2- SGK
? Trường từ vựng “mắt”có thể có những TTV nhỏ nào? VD
? Trong 1 TTV có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
? Do hiện tượng nhiều nghĩa :1từ có thể thuộc nhiều TTV khác nhau không? VD.
? Tác dụng của cách chuyển TTV trong thơ văn và trong đời sống hàng ngày? cho VD minh hoạ.
*GV chốt: 
- Thường có 2 bậc TTV: lớn và nhỏ.
- Các từ trong 1 TTV có thể khác nhau về từ loại.
- 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều TTV khác nhau.
- Cách chuyển TTV làm tăng sức gợi cảm. 
- Bộ phận của mắt: lông máy, con ngươi
Hoạt động : ngó, liếc, trông
- Có vì:
DT chỉ sự vật: lòng đen, mí mắt.
ĐT chỉ hoạt động: ngó, liếc
TT chỉ tính chất: sáng, tinh anh
 Có, VD
Trường mùi vị: chát, thơm
Trường âm thanh: the thé, êm dịu
Trường thời tiết: hanh, ẩm
- Làm tăng sức gợi cảm
VD: Người-> động vật
- Suy nghĩ của người: tưởng, ngỡ, nghĩ...
 Hành động: mừng, vui, buồn
Cách xưng hô: cô, cậu. tớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân biệt TTV – cấp độ khái quát của từ ngữ
? lấy VD và chỉ ra sự khác nhau giữa 2 khái niệm này?
- TTV: nét chung về nghĩa, có thể khác nhau về từ loại
- Cấp độ khái quát: phải cùng từ loại 
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
Bài 2: Gợi ý
Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
Dụng cụ để đựng
Hoạt động của chân
Trạng thái tâm lí của con người
Dụng cụ để viết(đồ dùng học tập) 
Hoạt động 6: HD HS học ở nhà
Bài 1: Tìm các từ chỉ quan hệ ruột thịt.
Bài 3: Tìm nét nghĩa chung của các từ in đậm.
Bài 7:Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có ít nhất 5 từ thuộc TTV “trường học”, “môn bóng đá”- Lối viết tự nhiên - gạch chân dưới các từ cùng TTV.
Tiết 8 Ngày soạn: 
Bố cục của văn bản
Tiết 74 ( chuyển thành tiết 66)
Ngày soạn: 01/01/2007
Ngày dạy: 
Ông đồ
Vũ Đình Liên
A.Mục tiêu cần đạt.
+ Giúp HS:
- Cảm nhận được hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ nay đã bị lãng quên .
- Niềm cảm thương một người tàn tạ và nuối tiếc nhớ cảnh cũ ,người xưa một cảnh chân thành.
B. Chuẩn bị .
1. Thầy: soạn giáo ná- đọc TLTK.
2. Trò: chuẩn bị theo sgk.
C. Tiến trình dạy- học.
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra.
? Hãy đọc diễn cảm và nêu nội dung nghệ thuật bài thơ Nhớ rừng.
- HS nêu ,giáo viên nhận xét.
* Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Đọc văn bản- Tìm hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản.
? Theo em văn bản nên đọc với giọng điệu như thế nào.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
b. Giải nghĩa từ ngữ khó.
? Hãy tìm và giải thích từ ngữ khó.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1. Cấu trúc văn bản.
 ? Theo em bài thơ được biểu đạt theo phương thức nào là chính.
Tự sự.
nghị luận.
Miêu tả.
Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.
? Vì sao em xác định được phương thức biểu đạt đó.
? Bài thơ có bố cục như thế nào.
2. Nội dung văn bản.
a. Hình ảnh ông đồ cùng thời gian.
? Mở đầu bài thơ ông đồ xuất hiện vào thời gian nào, ở đau, làm việc gì.
? Mọi người có thái độ như thế nào đối với ông. 
? Sự lặp lại thời gian và con người ,hình ảnh ông đồ đã mang ý nghĩa.
? Trong khổ thơ 2 hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào.
? Tài năng ấy được thể hiện qua chi tiết nào.
? Chi tiết đó cho ta thấy gì về tài năng của ông.
? Cảnh tượng tấp nập ấy cho thấy đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. ý kiến của em như thế nào?
?Khổ thơ 3,4 hình ảnh ông đồ lại hiện lên như thế nào.
? Điều gì khác lạ so với trước đã xảy ra như thế nào.
? Cảnh tượng đó chứng tỏ điều gì.
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh thơ
 “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”.
Hãy lựa chọn tình huống đúng.
Hình ảnh ông đồ như chìm dầm, nhoà dần trong cái không gian đầy mưa gió.
Dệt lên tấm khăn liệm đưa ông đồ về chốn cũ bằng an.
Đưa ông đồ lên đỉnh vinh quang.
A và B.
b. Niềm hoài cổ của nhà thơ.
? Tác giả đã gọi ông đồ như thế nào qua khổ thơ đầu, khổ thơ4 và cuối bài thơ.
? Cách gọi đó về ông đồ có ý nghĩa gì.
? Khi thấy hình ảnh ấy của ông đồ tác giả còn thương cho những ai, mang ý nghĩa gì.
III/ Tổng kết.
? Em hãy nêu nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Nghệ thuật.
2. Nội dung .
IV/ Luyện tập.
- HS học thuộc và nêu cảm nghĩ về bài thơ.
* Củng cố -Dặn dò.
- chuẩn bị bài sau.
- Đọc giọng tha thiết ,ngân vang thể hiện niềm tiếc thương hoài cổ một lớp người cũ nay bị xã hội lãng quên như ông đồ.
+ Tác giả.
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội .
- Là lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
+ Tác phẩm.
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Bài thơ đã giúp ông có chỗ đứng xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
- chú ý:
Phượng múa, rồng bay à Chỉ nét chữ tài hoa uyển chuyển, mềm mại và rất nghệ thuật làm đẹp mắt
- HS thảo luận.( ý C).
- Vì bài thơ đã đựng lên hình ảnh ông đồ xưa và nay để bộc lộ lòng thương cảm chân thành của tác giả.
- Có 3 đoạn :
Khổ1, 2àđoạn1.
Khổ 3, 4àđoạn 2.
Khổ 5 àđoạn 3.
- Ông xuất hiện khi mùa xuân về, Tết sắp đến. Đó là khi hoa đào nở.
- Ông đồ bày “hàng” của mình ở rìa phố nơi đông người qua lại.
- Mọi người còn yêu thích chữ Hán và phong tục chơi câu đối, mọi người thương thuê ông viết vẫn còn rất đong đảo “Bao nhiêu người thuê viết”. 
- Họ khen ngợi cái tài của ông, những nét chữ tài hao như có hồn , biết nhảy múa như những sự vật sinh sống. 
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày Tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ.
- Ông đồ viết thuê chữ.
- Tài năng được mọi người thán phục .
- “Hoa tay thảo những nét
 như phương múa rồng bay”.
- Nét chữ mang vẻ tài hoa, phóng khoáng, bay bổng, sống động.
- HS thảo luận.
- Mới đọc ta thấy : hoa đào, mực tàu ,giấy đỏ ,ngưòi tấp nập, nợi khen chứng tỏ ông rất được trọng vọng ,hạnh phúc.
- Suy nghĩ kĩ: Ông không xứng đáng với vị thế ở đó mà là ở trường học. Bởi nghề dạy chữ Nho đã bị tàn lụi. Vì vậy ngay đầu bài thơ ta thấy ông là “một di tích” tuy chưa lộ hết vẻ tiều tuỵ, đáng thương.
- Địa điểm vẫn như cũ.
- Thời gian vẫn vào lúc sang xuân.
- Ông vẫn xuất hiện như những lần trước.
- Một sự biến đổi lớn đã xảy ra.. đó là vắng dần người thuê viết, diễn ra từ từ , chầm chậm chứ không đột ngột.
- Ông đồ đã mất khách.
- Niềm vui nho nhỏ là đem chút vui đến cho mọi người vào dịp Tết nay đã hết khiến ông buồn, nỗi buồn thấm vào giấy đỏ, mực cũng nhuộm sầu.
- HS thảo luận.(ý D).
+ Gọi theo hai cách khác nhau.
- Lần1: ông đồ già.
- Lần2: ông đồ.
- Lần3: ông đồ xưa.
- Lần1: gọi ông kèm theo định ngữ .
- Lần2 không và lần3 lặp lại nhưng lại thế từ “già” bằng từ “xưa” rất gợi cảm, thể hiện sự nuối tiếc sâu xa của nhà thơ. 
- Ông đồ bị bỏ rơi, lãng quên “chết” cùng thời tàn và khiến lòng thi sĩ lại cuộn dâng , bâng khuâng hoài cổ , tiếc thương cho những thế hệ như ông đồ , những nhà nho xưa.
- Không dừng lại ở tình cảm ,hình ảnh cá nhân mà còn là sự nuối tiếc cho một phong tục, giá trị văn hoá truyền thống bị tàn lụi, đổi thay, bị thờ ơ
- HS tổng kết theo phần ghi nhớ (sgk).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Van 8 chi tiet.doc