Tiết 1 – 2: Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt được: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Hoạt động học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
? Bài học đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học bài gì? của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì, thể hiện tâm trạng gì, của ai? Bài ấy thuộc kiểu V B gì?
Hoạt động 2: Bài mới
GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK.
? Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
Tuần 1: Ngày soạn : 05/9/2006 Tiết 1 – 2: Tôi đi học (Thanh Tịnh) A. Mục tiêu cần đạt được: Giúp học sinh - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. B. Hoạt động học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên ? Bài học đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học bài gì? của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì, thể hiện tâm trạng gì, của ai? Bài ấy thuộc kiểu V B gì? Hoạt động 2: Bài mới GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK. ? Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh? ? Nêu những nét chính về sự nghiệp VH? ? Những tác phẩm chính? ? Đặc điểm thơ, truyện? ? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”? - Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn học sinh đọc GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích ? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao? GV: Không thể gọi là VBND đơn thuần vì đây là 1 tác phẩm văn chương thật sự có giá trị tư tưởng – NT, đã được XB từ lâu. ? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự t/g của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt º những đoạn ntn? ? Nỗi nhớ buổi tựu trường t/g được khơi nguồn từ thời điểm nào? vì sao? ? Lý do? ? Tâm trạng của nvật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy? ? Những cảm xúc có trái ngược, mâu thuẩn nhau không? Vì sao? Định hướng trả lời của học sinh - Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của Lý Lan. - bài văn thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con trai mình. I/ Đọc – hiểu chú thích. - Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương. - Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, cac dao, bút ký, giáo khoa HS nghe - Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - In trong “Quê mẹ” – xuất bản 1941 - HS nghe Đọc diển cảm, chú ý những câu biểu cảm. - HS đọc thầm và chú ý ở SGK II/ Hiểu văn bản: 1- Thể loại và bố cục: - Truyện ngắn đậm chất trử tình, cốt truyện đơn giản. Có thể xếp vào kiểu VB BC vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên. - Truyện có 5 đoạn cụ thể: 1. Từ đầu rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ 2. Tiếp ngọn núi: Tâm trạng hoặc cảm giác của nvật tôi trên đường cùng mẹ đến trường 3. Tiếp các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn. 4. Tiếp nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp. 5. Tiếp đến hết: khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên. 2- Tìm hiểu chi tiết truyện: a) Khơi nguồn kỷ niệm: HS đọc 4 câu đầu. g Lúc cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. - Sự liên tưởng tương đương, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân. g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng. g Không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhứ lại và cảm xúc thực của tôi khi ấy. b) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên Tác giả viết: Con đường này tôi đi học ? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nvật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn? HS đọc diễn cảm từng đoạn – lắng nghe. - HS lắng nghe. g Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình. - Cảm giác thấy trang trọng, đứng đắn với mấy bộ quần áo với mấy quyển vở mới trên tay. Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng, vừa muốn thử sức. Đó cũng là tâm trạng & cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường. Hết tiết 1, chuyển tiết 2 c) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường GV đọc đoạn văn và nêu v/đ - Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, nhìn thấy cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn thấy cảnh các bạn học trò cũ vào lớp. Là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể – tả như vậy thật tinh tế và hay. ý kiến của em ? HS lắng nghe - HS thảo luận, nêu ý kiến. * Tâm trạng háo hức là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lý trẻ mà nguyên nhân chính là cảnh trường Mỹ Lý xinh xắn * Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng tâm trạng buồn cười, hồi trống đầu năm vang dội, rộn rã, nhanh gấp. Bởi vì hoà với tiếng trống còn có cả nhịp tim thình thịch d) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi danh sách HS mới và khi rời tay mẹ, bước vào lớp. ? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản DSHS mới ntn? ? Vì sao tôi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối không? g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này và khi rời tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại oà khóc vì mới lạ, vì sợ hãi g Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Đó chỉ là cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi e) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên. HS đọc đoạn cuối cùng ? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào? ? Hình ảnh con chin con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao? ? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? 1 em đọc cả lớp nghe - Cái nhìn cũng thấy mới lạ và hay hay, cảm giác lại nhận chổ ngồ kia là của riêng mình, nhìn người bạn mới chưa quen đã thấy quyến luyến. Vì chổ ngồi suốt cả năm, người bạn gần gũi gắn bó g H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng. g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này. Hoạt động 3: Tổng kết ? Truyện ngắn trên có sự kết hợp của các loại VB sau không? - Biểu cảm; miêu tả; kể chuyện? ? Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này ntn? ? Chất thơ của truyện thể hiện từ những yếu tố nào? Có thể gọi truyện ngắn này là bài thơ bằng văn xuôi được không? Vì sao? * HS đọc mục ghi nhớ trong SGK g HS thảo luận, trả lời. g HS trả lời g HS thảo luận GV nhận xét g Cả lớp lắng nghe Hoạt động 4: Luyện tập ? Trong truyện ngắn “Tôi đi học” t/g sử dụng bao nhiêu biện pháp NT so sánh? ? Thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc, thầy giáo, bà mẹ, các phụ huynh) ntn? Điều đó nói lên điều gì? g Có 12 lần Thanh Tịnh sữ dụng biện pháp NT so sánh. - HS nhớ và ghi lại g Chăm lo ân cần, nhẫn nại, tươi cười đón Đó là những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và bao dung, tất cả vì con cái và học trò, vì thế hệ tương lai. Soạn bài : Trong lòng mẹ. Đọc tham khảo các bài thơ: Đi học, em là bông hoa nhỏ Ngày soạn: 08/9/2006 Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Kết quả cần đạt được: Giúp HS: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ vầ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp. B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV GV gợi dẫn: ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể nhắc lại một VD về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa? ? Em có nhận xét gì về mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên? GV: Nhận xét của em là đúng – Hôm nay chúng ta học bài mới: Cấp độ khái quát I/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: Hoạt động của HS HS: + VD về từ đồng nghĩa: Máy bay - phi cơ - tàu bay, nhà thương – bệnh viện, đèn biển – hải đăng. + VD về từ trái nghĩa: Sống – chết, nóng – lạnh, tốt – xấu. g Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể: + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể. + Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu. GV: ? a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? tại sao ? b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn từ tu hú, sáo? tại sao? Của cá rộng hay hẹp hơn cá rô, cá thu? Tại sao? c) Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào? GV: Cho các từ: cây, cỏ, hoa Y/c: Tìm cá từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn. ? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng & nghĩa hẹp? ? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao? II/ Luyện tập: Bài tập 1: GV hướng dẫn Bài tập 2: Bài tập 3: GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ trong SGK g a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá. g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu - HS giải thích lý do. g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật. HS: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây lim, cây dừa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa cúc, hoa hồng HS: 1. – Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác. - Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của 1 từ ngữ khác. 2. – Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp vì t/c’ rộng- hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối. * HS đọc chậm rõ ghi nhớ ở SGK (Các bạn lắng nghe) - HS tự làm vào vở bài tập a. Tính chất đốt d. Từ nhìn b. Từ nghệ thuật e. Từ đánh c. Từ thức ăn Từ xe cộ bao hàm các từ xe đạp, xe máy, xe hơi Từ kim loại bao hàm các từ sắt, đồng, nhôm Từ hoa quả bao hàm các từ chanh, cam chuối Từ họ hàng bao hàm các từ ngữ họ nội, họ ngoại, bác, cô, chú, gì Từ mang bao hàm các từ xách, khiêng, gánh Bài tập 4: GV hướng dẫn Bài tập HS tự làm - Nhóm 3 động từ :chạy, vẫy, đuổi (Chạy có phạm vi nghĩa rộng) * Củng cố – dặn dò: - Về nhà học kỹ phần ghi nhớ.- Chuẩn bị bài mới: Trường từ vựng Ngày soạn : 08/9/2005 Tiết 4: tính thống nhất về chủ đề của văn bản A/ Kết quả cần đạt được: Giúp HS - Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hính thức và nội dung. - Vận dụng được kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. B/ Chuẩn bị: - SGK, SGV Ngữ văn 8 (tập 1) - Bảng phụ. C. Hoạt động dạy học: I. Chủ đề của văn b ... vẫn bằng cách so sánh với việc đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ mà sảng khoái vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó. => Kết luận được nêu tập trung và giản dị. III. Luyện tập. ? Qua văn bản, có thể thấy bóng dáng của tác giả là 1 con người ntn? => Đó là bóng dáng tinh thần của nhà văn J.Ru xô với 3 phẩm chất: +Giản dị. +Quý trọng tự do. +Yêu mến thiên nhiên. * Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Làm các bài tập ở SGK Bài tập ngữ văn 8- tập 2 (trang 67-68). -Chuẩn bị bài mới. Soạn ngày: 27-3-2007 Tiết 111. Hội thoại A. Mục tiêu cần đạt: + Học sinh nắm được khái niệm "lượt lời" trong hội thoại và có ý thức tránh "cướp lời" trong khi giao tiếp. +Rèn luyện kĩ năng " cộng tác hội thoại" trong giao tiếp xã hội. B. Chuẩn bị: - SGK , SGV Ngữ văn 8. - Bài soạn, bảng phụ. C. Các họat động dạy học. Hoạt động 1: Bài cũ. GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học tiết trước, đồng thời chuyển tiếp bài mới. Hoạt động 2 : Bài mới. I. Lượt lời trong hội thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đã dẫn ở SGK(trang 92-93) và trả lời các câu hỏi. ? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? ? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? ?Sự im lặng thể hiện thái độ Hồng đối với những lời nói của bà cô như thế nào? ? Vì sao Hồng không cắt lời của bà cô khi bà nói những điều không muốn nói. * Các lượt lời của bà cô: (1)- Hồng! Mày có muốn vào TH chơi với mẹ mày không? (2)- Sao lại không vào? Mợ mày...đâu? (3)- Mày dại quá,cứ vào đi, tao chạy... (4)- Vậy mày hỏi cô Thông... (5)- Mấy lại rằm tháng 8 này.....mày. * Các lượt lời của Hồng: (1)- Không! Cháu không muốn vào... (2)- Sao cô biết mợ con có con? =>Lần 1: Sau lượt lời (1) của bà cô. Lần 2: Sau lượt lời (3) của bà cô. ->Sự im lặng thể hiện sự bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô. => Hồng không cắt lời bà cô vì luôn phải cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên. GV chỉ đinh học sinh đọc to ghi nhớ ở SGK. II. Luyện tập. Bài tập 1. - Số "lượt lời" tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất - Số "lượt lời" của nhà Lí Trưởng ít hơn -Anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã kết thúc. -Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong cuộc hội thoại này là cai lệ. -Chị Dậu từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn, gọi cai lệ là ông, xưng cháu đã vùng lên gọi cai lệ là mày, xưng tao! - Từ đầu đến cuối, tên cai lệ đều tỏ ra hống hách, thô bạo, tàn nhẫn, còn tên người nhà lí trưởng biết thân phận mình hơn, gọi vợ chồng chị dậu là anh , chị, xưng tôi nhưng vẫn hầm về hùa với tên cai lệ. * Nhận xét. - Chị Dậu là người "biết người , biết ta","đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy"; nhưng chị Dậu cũng rất có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhịn, song khi cần thì vẫn vùng lên quyết liệt không biết sợ là gì. - Anh Dậu là người cam chịu , bạc nhược. - Cai lệ là tên" tiểu nhân đắc chí", không còn chút tình người nào. - Người nhà Lí Trưởng là kẻ"theo đóm ăn tàn" Bài tập 3. Trong đoạn văn trích có hai lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi, cụ thể: - Lần thứ nhất, nhân vật tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện , xấu hổ. - Lần thứ hai, nhân vật tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. * Hướng dẫn học tập. - Về nhà làm các bài tập còn lại 2,4. - Đọc thuộc lòng ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới. Soạn ngày: 28-3-2007 Tiết 112. luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận; vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào 1 câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc. - Rèn luyện kĩ năng xác định và sắp xếp luận điểm, xác định cảm xúc và cách đưa cảm xúc vào bài văn nghị luận. B. Chuẩn bị. - GV cho học sinh chuẩn bị đề bài ở SGK trang 108 mục I. - Bảng phụ. C. Các hoạt động lên lớp. Hoạt động 1. Bài cũ: ? Điều cần phân biệt yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận khác yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm là gì? -> Chỉ là một trong những yếu tố, phụ thuộc vào luận điểm, vào mạch luận điểm , không được phá vỡ hay ảnh hưởng tới mạch lập luận của bài. Hoạt động 2. Bài mới. GV ghi đề lên bảng. "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh". Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết. 1. Nhận xét hệ thống luận điểm : -Các luậnkđiểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần còn lộn xộn. - Sửa chữa và sắp xếp lại, thành hệ thống mới: A. Mở bài: -Những chuyến tham quan, du lịch đã giúp ích(đã đem lại) cho người tham gia rất nhiều. B. Thân bài. a) Về hiểu biết: - Cụ thể hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn những điều đã học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe. - Đưa lại nhiều bài học kinh nghiệm mới không tìm thấy trong sách vở, trong những bài học ở trường, lớp. b) Về tinh thần: - Tìm thêm nhiều niềm vui mới cho bản thân. - Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. c) Về thể chất: Có thể làm ta khoẻ mạnh, có sức chịu đựng bền bỉ hơn. C. Kết bài: Tham quan , du lịch quả thật là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia. 2. Luyện tập đưa và xác định yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận. a) Học sinh đọc lại đoạn 3 trong bài" Đị bộ ngao du". ?Phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ->Niềm vui sướng ,hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ vì đi bộ ngao du đem lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả và Ê-Min. ? Cảm xúc trong tác giả là gì và được biểu hiện như thế nào trong từng câu văn của đoạn văn? Trong giọng điệu? =>Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, ở các từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm... b) Luận điểm: Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui? Cảm xúc mà chúng ta có thể bày tỏ là gì? => Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi về(...)miễn là cảm xúc phải chân thật. * Giáo viên chiếu đoạn văn nghị luận trong SGK, trang 109 lên bảng. HS đọc lại và trả lời câu hỏi: ? Đoạn văn nghị luận ấy đã thể hiện hết cảm xúc chưa? =>Yếu tố biểu cảm đã được thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ, qua cách xưng hô. Ví dụ: Chắc các bạn vẫn chưa quên; không ai trong chúng ta tìm nổi một tiếng reo; Tôi nhớ; Tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm vui sướng ấy... ? Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng cảm xúc chân thật của em? => Vẫn còn có thể tăng cho yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc, phong phú. ? Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ: Biểu cảm như biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai...lại, làm sao có được... không? Nếu có thể thì nên đưa vào những câu nào trong đoạn? =>Có thể đưa các từ ngữ đã nêu trên- vấn đề là đưa vào câu nào, đoạn nào cho phù hợp 3. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn. * Luận điểm . T/c thiết tha của các nhà thơ VN đối với thiên nhiên qua bài thơ " Cảnh khuya" (HCM), "Khi con tu hú"(Tố Hữu),"Quê Hương"(TH). * Phát triển các luận cứ: - Đó là những cảnh thiên nhiên đẹp trong sáng, thấm đẫm tình người. - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương. * Yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẻ, khâm phục, kính yêu, cùng bồn chồn, rao rực , cùng lo lắng, băn khoăn, cùng nhớ tiếc bâng khuâng... * Cách đưa: - Có thể là cả 3 phần :MB,TB, và kết luận * Học sinh tập viết 1 đoạn, 1 câu phát triển một luận cứ, đọc to trước lớp, để cho giáo viên và các bạn nhận xét. * Về nhà làm thành bài văn hoàn chỉnh. Soạn ngày: 30-3-2007 Tiết 113. Kiểm tra văn A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức văn học(nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản , tác phẩm văn học, chưa kiểm tra các văn bản nhật dụng) đã học ở kì II lớp 8. - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận trong bài viết ngắn. B. chuẩn bị. +Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết. + Trò: Nắm được nội dung ôn tập và hình thức kiểm tra. C. Các hoạt động lên lớp. Hoạt động 1. GV thông qua đề ra. Hoạt động 2. Phát đề đã phô tô cho học sinh. Đề ra. Câu 1. Hai so sánh trong những câu thơ dưới đây (trong bài Quê Hương của Tế Hanh): Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Và: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. - Theo em so sánh nào hay hơn ? Vì sao? Câu 2.Tại sao nhà thơ Tố Hữu lại đặt nhan đề cho bài thơ của mình là Khi con tu hú mà không đặt là: A. Tiếng chim tu hú C. Tâm tư trong tù B. Hè dậy trong tù D. Khao khát tự do Giải thích ngắn gọn từng nhan đề từ A,B,C,D. Câu 3. Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm trong hai bài thơ Quê hương và Khi con tu hú. * Đáp án và biểu điểm. Câu 1(3 điểm). - So sánh trong hai câu thơ sau hay hơn (0,5đ) Vì: Trong hai câu thơ đầu dễ nhận ra, đúng nhưng chưa thật mới lạ (0,5 đ) - Trong hai câu thơ sau bất ngờ, mới lạ vừa đúng vừa hay, người đọc thật khó hình dung nhưng lại thấy thật sâu sắc khi nhà thơ ví cánh buồm(hình ảnh cụ thể) với mảnh hồn làng(trừu tượng)(1,5đ). - Có sự chuyển hoá và hoà nhập giữa cánh buồm trắng trên những con thuyền ra khơi với khoa khát sống trong sáng, mạnh mẽ trong cái lương thiện của những cư dân làng biển quê hương của Tế Hanh (1đ). Câu 2.(3đ). - Tiếng chim tu hú: không chỉ rõ được cái khoảnh khắc, thời điểm hiện tại. - Hè dậy trong tù:gây cảm giác chung chung. - Tâm tư trong tù: trùng với nhan đề đầu tiên trong phần Xiềng Xích của tập thơ Từ ấy. - Khao khát tự do:cũng gây cảm giác chung chung. Tóm lại: Nhan đề khi con tu hú, lấy ra từ 1 vế câu thơ đầu tiên của bài thơ tránh được những hạn chế trên. Đây là nhan đề phù hợp nhất với bài thơ này. Câu 3(4 đ). - Chép đúng tất cả những câu thơ trực tiếp miêu tả cảm xúc (có dấu chấm cảm ở cuối câu)(2 đ) - Phân tích giá trị biểu cảm (2đ). + Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Quê hương). => Cảm xúc ấn tượng, nỗi nhớ quê hương khi xa cách được tập trung vào mùi vị của làng biển. + Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú). => Cảm xúc ngột ngạt tù túng, căm uất như là không chịu nỗi nữa vì bị ngột thở , vì bị mất tự do. Tiếng chim tu hú cứ vang vang như dục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi tranh đấu để tung ngục tù ra, ai đâu ngăn cấm được hồn ta? Hoạt động 3. Học sinh loàm bài , cuối giờ GV thu bài về nhà chấm * Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài tập làm văn
Tài liệu đính kèm: