Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 8 - Trường THCS Ngọc Thiện

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 8 - Trường THCS Ngọc Thiện

 Tiết 1 : TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu và cảm nhận những giác êm dịu trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buối tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể truyện.

 * Tích hợp : - VB Cổng trường mở ra.

 - TV: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 - TLV: Tính thống nhất của chủ đề của VB.

 * Trọng tâm: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường cùng mẹ.

B- Chuẩn bị:

1. Thầy: Giáo án, chân dung tác giả ,bảng phụhoặc máy chiếu.

2. Trò : Đọc kỹ bài và soạn bài.

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 8 - Trường THCS Ngọc Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 1 : Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu và cảm nhận những giác êm dịu trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buối tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể truyện...
 * Tích hợp : - VB Cổng trường mở ra.
 - TV: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
 - TLV: Tính thống nhất của chủ đề của VB.
 * Trọng tâm: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; cảm xúc của nhân vật tôi trên đường đến trường cùng mẹ.
B- Chuẩn bị:
1. Thầy: Giáo án, chân dung tác giả ,bảng phụhoặc máy chiếu.
2. Trò : Đọc kỹ bài và soạn bài.
C -Tiến trình tổ chức các hoạt động
1 -Kiểm tra: (3’ ).
 ? Trong tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học VB nào? ND chính của VB đó là gì ?
2- Bài mới (37 phút)
 * Giới thiệu bài : Trong đêm ấy khi người mẹ đang thao thức thì người con có thể vô tư ngủ ngon lành . Nhưng đến sáng hôm sau, khi được mẹ đưa tới trường , lòng người con trào lên biết bao những cảm xúc tâm trạng mới lạ. Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại chân thực những cảm xúc khó quên đó của "tôi "trong truyện "tôi đi học" . Trong giờ học này chúng ta cũng cần tưởng tượng về với ngày đầu tới lớp của tuổi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
GV nêu yêu cầu đọc: Đây là VB Kể lại những kỷ niêm nhẹ nhàng của nhân vật tôi Vì vậy cần đọc hơi chậm , nhẹ nhàng , tha thiết . Chú ý nhấn ở những đoạn đối thoại GV đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc –GV nhận xét học sinh đọc
Lệnh: Hãy đọc thầm chú thích * SGK T 8 
? Trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả Thanh Tịnh?
- GV cho học sinh xem tranh, thuyết minh: (SGK) Các sáng tác của ông từ thơ cho đến truyện đều đậm chất trữ tình , toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng> Văn của ông nhẹ nhàng và thấm sâu , Mang dư vị vừa ngậm ngùi vừ buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản "Tôi đi học" ?
? Lớp 5 trong VB tương ứng với lớp mấy hiện nay? (lớp 1)
? “Ông đốc” là ai ? Đó là danh từ chung hay danh từ riêng ?
? “Tựu trường” nghĩa là gì ? Tìm những từ đồng nghĩa với từ này ? (Khai trường – khai giảng).
? Em hiểu “lạm nhận” là gì ? có phải nhận bừa nhận vơ không ?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
? Nhân vật chính trong truyện là ai ? Nội dung chính của truyện là gì ? Nội dung ấy được diẽn tả theo trình tự nào?
? Căn cứ vào mạch cảm xúc ấy có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
GV nhấn mạnh : được tái hiện theo dòng hồi tưởng của ký ức bao gồm 1 chuỗi các sự kiện, mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha tuôn trào. Mạch chính của dòng cảm xúc là tâm lý xung quanh ngày khai trường hiện về. Trong dòng cảm xúc không chỉ có vai trò kết nối & duy trì các sự kiện mà có yếu tố kích thích trí tưởng tượng vận hành theo 1 quy luật thẩm mỹ. 
? Kỷ niệm về ngày tựu trường của nhân vật “tôi” được khơi nguồn vào thời điểm nào ? 
? Giải thích tại sao thời điểm đó, và những hình ảnh trên lại có tác dụng gợi nhắc về kỷ niệm ở nhân vật “tôi” ?
GV giảng: Đó là quãng thời gian và hình ảnh rất thân thương , quen thuộc gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Thời điểm và những hình ảnh ấy cũng giống như những hình ảnh của ngày đầu tiên nhân vật “tôi” đi học chúng luôn được giữ gìn, ấp ủ trong sâu thẳm tâm hồn tôi. Sự tương đồng giữa quá khứ và hiện tại đã khơi nguồn những kỷ niệm khó quên của ngày đầu tiên “tôi” đi học.
? Khi bắt gặp hình ảnh ấy trong lòng nhân vật “tôi” nẩy sinh rất nhiều cảm giác.Tìm những câu văn diễn tả cảm xúc trong lòng tác giả ?
(Lòng tôi lại nao nức mơn man.,..tưng bừng rộn n rã )
? Tìm những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của “tôi” ?
GV giảng: - Náo nức : xao động nhẹ nhàng trong tâm hồn
- Mơn man: lứơt nhẹ qua gây cảm giác dễ chịu
-Tưng bừng : cảm xúc biểu hiện rõ rệt mạnh mẽ 
- Rộn rã : Cảm xúc sôi nổi ...
H : Những từ ngữ trên thuộc loại từ gì ? ( từ láy)
H : Nhận xét về cảm xúc của tôi ..? các từ láy trên có tác dung gì?
GV bình: Cảm xúc trong lòng nhân vật “tôi” gồm rất những cung bậc . trong quá khứ nó xao xuyến nhẹ nhàng, ở hiện tại nó mạnh mẽ sôi nổi. Nó sẽ bùng chaý đến sáng lên kỷ niệm các cung bậc cảm xúc rất thực, rất trong trẻo ấy cứ đan cài vào nhau, xoá đi khung cảnh giữa hiện tại và quá khứ khiến quá khứ đã xảy ra nhiều năm mà vẫn như mới nguyên trong lòng nhân vật.
? Hãy tìm câu văn chứng tỏ những cản xúc ấy cũng là 1 kỷ niêm đặc biệt trong lòng “tôi”?
(Tôi quên thế nào được..)
? Cách diễn đạt của câu văn có gì độc đáo ?
GV: So sánh ngày tựu trường với 1 hình ảnh cụ thể (hình ảnh đẹp trong trẻo, vui tươi). Qua đó, ta thâý được cảm xúc trong lòng tác giả rất trong trẻo, vui tươi.
? Nhân xét gì về giai điệu của các câu văn ?
GV bình: Các câu văn đều nhẹ nhàng sâu lắng là văn xuôi mà bàng bạc chất thơ, cảm xúc chân thành thấm đượm như lời thơ, lời hát của “tôi” về với kỷ niêm ngày xưa, ngân nga tạo thành dư vị lắng sâu trong lòng .
? Em có nhân xét gì về cách dẫn dắt vào truyện, cách tạo mạnh cảm xúc của tác giả ?
? Trên con đường từ nhà đến trường “tôi” đã quan sát và cảm nhận những gì?
? Những cảm nhận ấy do đâu mà có?
GV : Do lòng nhân vật “tôi” có 1 sự thay đổi lớn . sự thay đổi báo hiệu sự trường thành trong nhận thức của tôi. Tôi hiểu đi học đồng nghĩa vớii con đường làng sẽ dẫn cậu tới 1 thế giới đầy mới lạ. Thế giới kì diệu sẽ xuất hiện khi cổng trường mở ra .
? Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn sử dụng những chi tiết đặc sắc để diễn tả những cảm xúc nảy nở trong lòng nhân vật. Hãy tìm các chi tiết đó?
? Các chi tiết đó giúp em hiểu được gì về nhân vật tôi và các cảm xúc đang nẩy sinh trong lòng nhân vật “tôi”?
? Hãy tìm các câu văn chứa phép tu từ so sánh thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” ?
GV giảng: Hai hình ảnh so sánh cho thấy trong tâm hồn nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức. Nhân vật “tôi” từ giữa những tháng ngày thơ ấu chỉ biết chạy nhảy chơi đùa do vậy, suy nghĩ của cậu còn rất ngây thơ nên “tôi” rất đáng yêu trong cảm xúc bỡ ngỡ, lo lằng, rụt rè lại vừa tự tin .
? Qua phần vừa tìm hiểu, em cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường như thế nào?
I Đọc- hiểu chú thích ( 10 phút)
1- Đọc
 2 - Chú thích
 a. Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988)
- Ông là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng..
- Sáng tác của ông thường mang cảm xúc nhẹ nhàng, trong trẻo.
 b. Tác phẩm :
 "Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
 c. Từ khó:
3. Phương thức biểu đạt: TS+ MT+ BC.
* Ngôi kể: Thứ nhất.
* Bố cục: (Bảng phụ)
- Đoạn 1: Từ đầu....lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng
- Đoạn 2 : Tiếng..trên ngọn núi .Trạng thái, cảm xúc của tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường.
- Đoạn 3 tiếp...xa mẹ tôi chút nào hết > tâm trạng, cảm giác của tôi khi nhận chỗ ngồi vàhọc bài đầu tiên.
II. Đọc- hiểu văn bản. (17 phút)
1. Khơi nguồn kỉ niệm, tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
- Thời gian: Hàng năm cứ vào cuối thu.
- Hình ảnh : lá cây rụng, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường > sự tương đồng giữa quá khứ và hiện tại đã khơi nguồn kỷ niệm.
- Cảm xúc: mơn man, náo nức tưng bừng, rộn rã.
-> Cảm xúc trong sáng, ngọt ngào nẩy nở trong lòng nhân vật “tôi”.
-> Phép so sánh -> cảm xúc rất trong trẻo, đẹp đẽ trong lòng “tôi”.
Tiểu kết (Máy chiếu)
 Với câu văn bàng bạc chất thơ với việc sử dụng hợp lý phép so sánh. Các từ láy giàu hình ảnh ...và cách miêu tả tinh tế, nhân vật “tôi” đã khéo léo đưa người đọc trở về với kỷ niệm ngày đầu đi học.
2- Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Buổi ban mai...
- Con đường dài và hẹp, quen mà lạ.
- Cảnh vật thay đổi, tôi hồi hộp, ngỡ ngàng....
- Cảm thấy trang trọng đứng đắn, thèm được tự nhiên như các bạn, ghì chặt 2 quyển vở trên tay, muốn thử sức tự cầm bút thước.
 Phép so sánh và các chi tiết giúp người đọc hiểu rõ tâm trạng rụt rè, bỡ ngỡ nhưng cũng đầy tự tin của nhân vật “tôi”.
* Tiểu kết: (Máy chiếu)
 Đoạn đường tới trường đã ghi dấu tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, rụt rè của một cậu bé ngây thơ nhưng đã có ý thức khẳng định mình trong ngày đầu đi học.
 3. Củng cố : (2 phút)
 - Giáo viên chốt nội dung bài học.
 4. Hướng dẫn: (1 phút)
 - Về nhà học bài, soạn tiếp bài.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 2: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh.)
A- Mục tiêu cần đạt.
 - Học sinh hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
 - Rèn HS kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật.
 * Tích hợp: Tiếp tục công việc ở tiết 1.
 * Trọng tâm: Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường và khi vào trong lớp.
B- Chuẩn bị.
 	1. Thầy: Giáo án, máy chiếu.
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1- Kiểm tra: (5 phút).
 ? Nêu những nét cơ bản về tác giả Thanh Tịnh? Xuất xứ văn bản “Tôi đi học”?
 ? Trên đường cùng mẹ tới trường trong ngày đầu đi học nhân vật “tôi” đã có những cảm xúc, tâm trạng như thế nào?
2- Bài mới: (37 phút)
 * Giới thiệu bài: ở giờ trước các em đã tìm hiểu và thấy đựoc tâm trạng bồi hồi, sung sướng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường. Vậy lúc ở sân trường khi ở lớp học nhân vật “tôi” có tâm trạng như thế nào? Để hiểu được điều đó cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu tiếp văn bản “Tôi đi học”.
Hoạt động của và thầy trò
Nội dung chính
- Học sinh đọc thầm : “Trước sân trường ....chút nào hết”.
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?
- Học sinh đọc đoạn: “Trước sân trường....cảnh lạ”.
? Trước ngày tựu trường, nhân vật “tôi” có cảm nhận gì về cảnh sân trường?
(nơi xa lạ, lớp có cửa kính, có bản đồ treo tuờng, tường cao ráo và sạch sẽ).
Giáo viên: Đó là cảm giác ban đầu của nhân vật “tôi”, cách ngày tựu trường mấy hôm.
? Ngày hôm nay, trong buổi tựu trường , nhân vật “tôi” thấy cảnh trước sân trường làng có gì nổi bật? (máy chiếu)
? Cảm nhận của tôi về quang cảnh nhà trường trước và trong ngày tựu trường có gì thay đổi?
(Trước cảnh vật , trong cảnh vật , con người)
? Quan sát câu văn: “Trước mặt tôi...Hoà ấp”. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn? (so sánh). Tác giả đã sử dụng như thế nào?
 (Nơi thờ cúng, tế lễ nơi thiêng liêng cất dấu những điều bí ẩn)
? Như vậy, hình ảnh so sánh trên có ý nghĩa như thế nào?
? Từ những cảm nhận đầu tiên trong ngày tựu truờng nhân vật “tôi” đã bộc lộ tâm trạng gì?
GV: Tâm trạng đó không chỉ là của riêng tôi mà đó là tâm trạng của tất cả những cậu học trò mới.
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của những cậu học trò mới trong ngày đầu đi học?
?  ... giả Ngô Tất Tố.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 7: Trường từ vựng
A- Mục tiêu cần đạt.
 - HS nắm được khái niệm: Trường từ vựng, nắm được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.
 - Rèn luyện cho HS : kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói và viết.
 * Tích hợp: - VH: Các văn bản đã học.
 - TV: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
 - TLV: Bố cục của văn bản.
 * Trọng tâm: Khái niệm + Luyện tập.
B- Chuẩn bị
 1. Thầy: Bảng phụ hoặc máy chiếu.
 2. Trò: Học bài, xem trước bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1. Kiểm tra: 5 phút.
 ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
 ? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ ngữ sau: Vật nuôi, gia súc, gia cầm, trâu , bò, mèo....
 2. Bài mới. (37 phút)
 * Giới thiệu bài: ở bài học “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”, chúng ta đã thấy nghĩa của từ ngữ có mối quan hệ bao hàm nhau. Vậy vẫn xét về nghĩa nào đó các từ ngữ có giống nhau chúng ta gọi là gì? Quan hệ của chúng ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung chính
Hoạt động 1;
- Học sinh đọc đoạn văn trích" Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng trên máy chiếu.
 Học sinh chú ý các từ in đậm.
? Đoạn văn trích trong văn bản nào?
? Chủ đề của đoạn văn là gì?
(Cảm nhận của Hồng về mẹ khi được nằm trong lòng mẹ).
? Các từ in đậm trong đoạn văn dùng để chỉ đối tượng nào? 
? Các từ trên có nét nghĩa chung nào?
? Hãy tìm thêm các từ chỉ bộ phận con người? 
HS: tóc, răng, mũi, cổ tay,bắp tay, bàn tay, bàn chân.........
Bài tập nhanh:Cho nhóm từ: cao, thấp, gầy, béo, lùn, lêu nghêu......Nếu dùng nhóm từ này để miêu tả thì trường từ vựng của nhóm từ này là gì?
- Chỉ hình dáng con người
GV: =>Tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa, ta gọi tập hợp đó là trừơng từ vựng. Ví dụ trường từ vựng chỉ bộ phận con người, chỉ hình dáng con người.
? Vậy em hiểu trường tự vựng là gì? 
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Cho ví dụ các từ: Lòng đen, lòng trắng, cận thị, viễn thị, lông mi nhìn, trông..
? Hãy xếp các từ đã cho vào các trường từ vựng hợp lý?
? Các từ vựng em vừa tìm như: bộ phận của mắt, hoạt động của mắt, bệnh về mắt có thể nằm trong trường từ vựng nào?
- Trường từ vựng mắt
=>Gv : Như vậy một trường từ vựng có .....->
? Em có nhận xét gì về từ loại của các từ thuộc trường từ vựng mắt?
 - Có động từ, danh từ, tính từ.
GV: ở đây cần lưu ý trong trường từ vựng các từ có thể khác nhau về từ loại. nhưng trong cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ các từ phải cùng từ loại.
VD: giáo viên : Thầy giáo, cô giáo (không thể có : dạy...)
? Theo dõi VD trong SGK, từ “ngọt” có thể xuất hiện ở mấy trường từ vựng, đó là những trường từ vựng nào?
- Ngọt + Trường mùi vị; chua, cay, chát, đắng..
 + Trường âm thanh: the thé. êm dịu, chua....
 +Trường thời tiết; hanh, ẩm, rét, giá....
? Tại sao có hiện tượng này? (Do hiện tượng nhiều nghĩa của từ)
? Đặc điểm thứ 3 của trường từ vựng là gì?
- Học sinh đọc đoạn văn trong SGK
? Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng chỉ đối tượng nào?
? ở đây, tác giả Nam Cao đã dùng từ đó để chỉ đối tượng nào? (con vàng)
GV: Vậy tác giả chuyển từ ở trường từ vựng chỉ người sang trường từ vựng chỉ con vật.
? Khi chuyển như vậy, có tác dùng gì? 
? Vậy trường từ vựng có những đặc điểm gì? 
 - HS tóm tắt 4 đặc điểm.
- Hs đọc và nêu yêu cầu BT1.
- Yêu cầu học sinh hiểu được những người ruột thịt là những người có quan hệ ntn đối với bản thân?
- HS hoạt động cá nhân độc lập.
-> HS trình bày nhận xét.
- HS đọc, nêu yêu cầu BT2.
GV: Để thực hiện được yêu cầu BT, các em phải tìm ra nét nghĩa chung nhất của mỗi dãy từ, đó chính là tên trường từ vựng cần tìm.
- Chia lớp 4 nhóm: 2 nhóm làm 1 phần.
-> Các nhóm trình bày, nhận xét.
=> Gv khái quát lại.
-HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 4
Giáo viên chia 2 nhóm: Bảng phụ có sẵn, chữ có sẵn.
- Mỗi nhóm cử 2 người lên tìm và dán.
- Thời gian: 1 phút thi nhóm nào đúng nhanh được khen.
- Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 5.
? Muốn tìm được trường từ vựng của các từ trên, ta phải chú ý đến điều gì? 
- Mỗi một nghĩa của từ, ta lập được một trường từ vựng.
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm một từ.
-> Nhóm trình bày, nhận xét.
- HS đọc nêu yêu cầu BT6.
-> Chú ý các từ in đậm.
? Những từ in đậm thuộc trường từ vựng nào?
? Chúng được dùng với nghĩa của trường từ vựng nào?
I- Bài học: (20 phút)
1- Thế nào là trường từ vựng.
a- Ví dụ: SGK T21.
* Nhận xét: 
- Các từ in đậm dùng để chỉ người.
- Các từ đó có nét nghĩa chung chỉ bộ phận cơ thể con người.
b. Ghi nhớ: SGK – T21
2- Đặc điểm của trường từ vựng.
- Bộ phận của mắt: lòng đen,lòng trắng,lông mi.
-Bệnh về mắt: Cận thị, viễn thị.
- Hoạt động của mắt: Nhìn, trông.
=> Trường từ vựng mắt.
a- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn (Có trường từ vựng lớn, trường từ vựng nhỏ)
b- Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
c- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d- Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm cho câu văn. Tăng tính nghệ thuật của ngôn từ.
II- Luyện tập: (16 phút).
1- Bài tập 1: 
- Trường từ vựng người ruột thịt : Bố , mẹ, cô, em.
2- Bài 2:
a- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b- Dụng cụ để chứa đựng.
c- Hoạt động của chân.
d- Trạng thái tâm lý.
e- Thái độ, phẩm chất ứng xử.
g- Dụng cụ để viết chữ.
3- Bài 4:
* Khứu giác: 
- Mũi
- Thơm
- Điếc
- Thính
* Thính giác:
- Tai, nghe
- Điếc, rõ
- Thính.
4- Bài 5:
1- Lưới.
Dụng cụ đánh bắt cá, lưới 
2- Lạnh: Khí hậu, thời tiết, : Lạnh, nóng...
3- Tấn công
4- Bài 6:
Những từ in đậm trong đoạn thơ được chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp.
 3- Củng cố: ( 2 phút )
 - Giáo viên củng cố nội dung bài học.
 * Lưu ý: Các em cần phân biệt giữa trường từ vựng và cấp đội khái quát của nghĩa từ ngữ: trường từ vựng, xét đến nét chung về nghiã của từ ngữ, còn ở cấp độ kq.......xét đến quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp của từ ngữ.
 4. Hướng dẫn: (1 phút)
 - Làm BT 3, 7, phần còn lại ở BT2.
 - Học ghi nhớ, chuẩn bị bài: từ tượng hình , từ tượng thanh.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 8: Bố cục của văn bản
A- Mục đích cần đạt:
 - Học sinh củng cố kiến thức về bố cục của văn bản, đặc biệt là trong cách sắp xếp các nội dung văn bản, đặc bịêt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
 - Rèn HS kỹ năng: xây dựng bố cục văn bản trong nói và viết.
 * Tích hợp: - VH: Văn bản: “Trong lòng mẹ” , “Tôi đi học”....
 - TLV: Tính thống nhất về chủ đề văn bản.
 * Trọng tâm: Cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài trong văn bản.
B- Chuẩn bị:
 1. Thầy: Giáo án – bảng phụ.
 2. Trò: Học bài – chuẩn bị bài.
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 2. Kiểm tra: (5 phút) : 
 ? Chủ đề là gì? Nêu điều kiện đảm bảo tính thống nhất của chủ đề?
 ( - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 -Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác).
 3- Bài mới.(37 phút)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung chính
- HS đọc văn bản trong SGK.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? chỉ ra các phần đó trên văn bản?
? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
? Giữa 3 phần trên có mối quan hệ với nhau ntn?
(phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau tiếp nối phần trước)
GV: văn bản trên là một văn bản có bố cục rất rõ ràng, hợp lý.
? Vậy em hiểu bố cục của văn bản là gì?
? Một văn bản thường có bố cục mấy phần? là những phần nào?
? Phần thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? (bảng phụ)
? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
? Chỉ ra diễn biến tâm lý của cậu bé Hồng trong văn bản" Trong lòng mẹ"?
? Diễn biến tâm lý của Hồng chính là trình tự các ý trong văn bản Trong lòng mẹ?
? Vậy văn bản được trình bày theo cách nào?
? Nêu các trình tự khi miêu tả người, con vật, cảnh vật....
GV: Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu một số cách sắp xếp, bố trí của phần thân bài trong văn bản .
? Vậy em hãy cho biết phần Thân bài của văn bản có thể sắp xếp bố trí theo những trình tự nào? 
 - HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 1
Gv hướng dẫn: - B1: HS đọc nội dung đoạn văn
- B2: HS xác định nội dung chính của đoạn văn.
- B3: Nội dung chính của đoạn văn đã được sắp xếp theo trình tự nào?
-> Chia nhóm- hs làm phần a, các phần còn lại về nhà.
- HS đọc yêu cầu bT3-> GV hướng dẫn:
B1: HS đọc kỹ đề bài nêu yêu cầu của đề bài.
B2: Nhắc lại cách làm bài văn chứng minh?
B3: Nêu bố cục bài văn chứng minh và nhiệm vụ của từng phần?
B4: Căn cứ vào đặc điểm của bài văn chứng minh. em hãy xem cách bạn sắp xếp như vậy hợp lý chưa?
B5: Học sinh chia nhóm – sắp xếp lại sao cho hợp lý.
B6: Các nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét.
B7: GV nhận xét, bổ sung.
I- Bài học: (20 phút).
1- Bố cục của văn bản.
 a- Ví dụ: Văn bản “Người thầy đạo cao, đức trọng”.
* Nhận xét:
- Bố cục: chia 3 phần.
- Nhiệm vụ: 
P1: Giới thiệu ông Chu Văn An.
P2: Công lao, uy tín của ông Chu Văn An
P3: Tính cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An.
-> 3 phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tập trung làm rõ chủ đề: Người thầy đạo cao đức trọng.
b- Ghi nhớ:
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
-văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phầnthân bài của văn bản.
a- Ví dụ: 
* Văn bản “Tôi đi học”:
- Sắp xếp theo trình tự: Hồi tưởng và đồng hiện.
 Liên tưởng: So sánh , đối chiếu ...
* Văn bản "Trong lòng mẹ": được trình baỳ theo diễn biến tâm lý nhân vật.
* Tả người, đồ vật, con vật:
 - Trình tự thời gian.
- Từ ngoại hình, cảm xúc, nội tâm .
- Theo không gian.
 - Cảm xúc con người.
2. Ghi nhớ: SGK – T25
II- Luyện tập: (17 phút).
1- Bài 1:
a- Theo trình tự không gian.
- Miêu tả đàn chim từ gần đến xa.
- ấn tượng về đàn chim từ gần đến xa.
xem miêu tả là cảm xúc và những liên tưởng so sánh.
2- Bài 3.
a- Giải thích câu tục ngữ.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "Học một sàng khôn".
b- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.
- Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình học hỏi được nhiêù điều bổ ích.
- Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
 3- Củng cố ; (2 phút)
 - Nêu bố cục của một văn bản ? nhiệm vụ của từng phần?
 - Học ghi nhớ.
 4. Hướng dẫn: (1 phút)
 - VN làm phần b,c bài 1,2.
 - Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan2 GA Van 8 hay.doc