Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 5

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 5

Tuần 5

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tiết 17

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 -Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 -Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 1.Kiến thức

 -Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 -Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 2.Kĩ năng

 -Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 -Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

II . CHUẨN BỊ

- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- HS: SGK, tìm hiểu và sưu tầm từ ngữ địa phương mình đang sinh sống.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 17
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI 
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 -Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
 1.Kiến thức
 -Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 -Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
 2.Kĩ năng
 -Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 -Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 
- HS: SGK, tìm hiểu và sưu tầm từ ngữ địa phương mình đang sinh sống. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	 Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình ? Nêu tác dụng của chúng?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI 
Hoạt động 2 (10’)
GV cho một HS đọc các ví dụ trong SGK.
? Từ bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Tại sao?
? Trong các từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương? Tại sao em nhận biết được?
? Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? 
Bài Tập nhanh: Hãy tìm những từ ngữ địa phương mà nơi em sinh sống thường sử dụng? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Đọc các ví dụ trong SGK.
- Dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi, trả lời
- Dựa vào ghi nhớ trả lời 
- Tự tìm và trả lời.
I. Từ ngữ địa phương 
1. Ví dụ
- Từ ngô được sử dụng rộng rãi hơn vì nó là từ toàn dân, có chuẩn mực văn hoá cao.
- Hai từ: bắp, bẹ là từ địa phương vì phạm vi sử dụng của nó chỉ trong một địa phương nhất định.
2. Ghi nhớ.
 Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
Hoạt động 3 (10’)
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK. Gợi ý cho các em trả lời câu hỏi.
? Tại sao tác giả sử dụng hai từ: mẹ, mợ để chỉ cùng một đối tượng?
? Trước Cách Mạng Tháng Tám, trong xã hội cũ, những tầng lớp nào thường dùng các từ : mợ, cậu?
? Các từ ngỗng, trúng tủ trong ví dụ b có nghĩa là gì?
? Tầng lớp XH nào thường dùng các từ ngữ này? 
? Các từ mà chúng ta vừa tìm hiểu được gọi là biệt ngữ XH. Vậy em hiểu thế nào là biệt ngữ XH?
- Đọc các ví dụ 
- Trả lời
- Trao đổi, trả lời
- Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ sung.
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu trả lời.
- Dựa vào ghi nhớ trả lời
II. Biệt ngữ xã hội
1. Ví dụ
a. Dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật. Dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- từ: mợ; cậu => XH trung lưu.
b. Các từ:
+ Ngỗng ® Điểm 2
+ Trúng tủ ® Đúng cái phần đã học trước.
=> Tầng lớp học sinh thường sử dụng các từ trên.
2. Ghi nhớ
 Biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
Hoạt động 4 (8’)
- GV nêu vấn đề để học sinh trả lời.
? Khi dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH ta cần lưu ý những gì? Tại sao?
? Tại sao một số tác phẩm thơ văn, các tác giả có thể sử dụng lớp từ này? Vậy chúng có tác dụng gì?
? Có nên sử dụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không? Vì sao?
? Như vậy, sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào cho phù hợp?
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi, phát biểu
- Trả lời
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
1. Những điểm cần lưu ý:
+ Đối tượng giao tiếp. 
+ Tình huốnh giao tiếp.
+ Hoàn cảnh giao tiếp.
=> Hiệu quả giao tiếp cao.
2. Trong thơ văn, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội tô đậm sắc thái địa phương hoắc tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật.
3. Không nên sử dụng một cách tuỳ tiện vì nó có thể gây hiiện tượng tối nghĩa, khó hiểu.
* Ghi Nhớ: (SGK)
Hoạt động 5 (7’)
- Tìm một số từ ngữ địa phương mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Tìm một số biệt ngữ của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp khác mà em biết? Giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
- Trong những trường hợp đã cho, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương? Trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Làm bài tập 1
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận và trả lời.
- Học sinh lựa chọn tình huống và trả lời.
IV. Luyện tập
 Bài tập 1
Chũm Vó ......
Bài tập 2
-Trứng gà: 0; cây gậy: 1 điểm
-Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện,...(cách xưng hô của vua, quan, giường của vua, vua dùng bữa).
Bài tập 3
 Trường hợp a và d có thể diùng từ ngữ địa phương, các trường hợp khác không nên dùng.
4. Củng cố (2’)
 Thế nào là từ ngữ dịa phương và biẹt ngữ xã hội? Tìm một số từ ngữ địa phương mà em biết?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Học thuộc nội dung các ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 -Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn.
 - Làm bài tập số 4, 5.
 - Chuẩn bị bài “Tóm tắt văn bản tự sự”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 18
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 1.Kiến thức
 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 2.Kĩ năng
 -Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 -Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 -Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
II . CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, giáo án. 
- HS: SGK, Tập tóm tắt văn bản đã học từ đầu năm trên cơ sở hiểu biết cách tóm tắt của bản thân.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	 Ta có thể liên kết đoạn văn bằng cách nào? Tìm một số phương tiện liên kết các đoạn văn?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Hoạt động 2 (15’)
- GV gợi dẫn để học sinh trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự?
? Ngoài những yếu tố ấy, văn bản tự sự còn cần những yếu tố nào khác?
? Khi tóm tắt ta phải dựa vào yếu tố nào là chính? 
? Qua đó em hãy cho biết mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong mục I.2 trong SGK để có khái niệm về tóm tắt văn bản tự sự?
- Trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn. 
- Trả đổi, trả lời
- Trả lời
- 2 HS trả lời
- HS lựa chọn câu ttrả lời và hình thành khái niệm.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
a. Mục đích:
- Yếu tố quan trọng nhất là sự việc và nhân vật chính.
- Các yếu tố khác: Miêu tả, biểu cảm, nhân vật phụ, các chi tiết.
- Phải dựa vào nhân vật và sự việc để tóm tắt văn babr.
=> Mục đích tóm tắt tác phẩm tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
=> Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
Hoạt động 3 (20’)
- GV học sinh đọc văn bản tóm tắt ở mục II.1 trong SGK.
? Nội dung văn bản tóm tắt trên nói về văn bản nào? Tại sao em biết điều đó?
? Văn bản tóm tắt vừa đọc có gì khác so với văn bản gốc?
? Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết các yêu cầu của một văn bản tóm tắt?
? Muốn tóm tắt được một văn bản, theo em ta cần phải làm những gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì? Làm thế nào để tóm tắt được văn bản tự sự? 
- Đọc văn bản 
- Trao đổi với bạn trả lời câu hỏi 
- Trả lời
- Trao đổi và trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi, trả lời
- HS trả lời theo ghi nhớ
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
- Nội dung tóm tắt của văn bản gốc Sơn Tinh, Thuỷ tinh. Biết được như vậy .là nhờ vào các nhân vật và sự việc chính.
- Khác nguyên bản:
+ Nguyên bản dài hơn.
+ Số lượng nhân vật và chi tiết trong nguyên bản nhiều hơn.
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn.
=> Khi tóm tắt văn bản cần rung thành với nội dung của văn bản gốc.
2. Các bước tóm tắt văn bản
- Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
- Lựa chọn những nhân vật chính và sự việc chính.
- Sắp xếp cốt truyện theo một trình tự hợp lí với nguyên bản.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố (2’)
 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt văn bản tự sự, ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
5. Hướng dẫn (2’)
- Học và ghi nhớ nội dung đã học.
-Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 19
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 1.Kiến thức
 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 2.Kĩ năng
 -Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 -Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 -Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
II. CHUẨN BÀI 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
 	- HS: SGK, tóm tắt văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	 - Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt văn bản tự sự, ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
	- Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản: Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
LUYÊN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Hoạt động 2 (10’)
? Bản liệt kê đã nêu được các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trong của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
? Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu theo một thứ tự hợp lí?
- Thảo luận, trao đổi với bạn.
- Phát biểu ý kiến trước lớp.
- Các bạn khác nhận xét và bổ Sung ý kiến cho bạn.
I. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự
- Bản liệt kê nêu các sự kiện, nhân vật và một số chi tiết đã khá đầy đủ nhưng còn lộn xộn và thiếu mạch lạc. Vì vậy ta cần sắp xếp lại cho hợp lí:
 b - a - d - c - g - e - i - h - k
Hoạt động 3 (25’)
- GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu:
 - Hãy tóm tắt văn bản lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
- GV quan sát, hướng dẫn một số trường hợp còn yếu. 
- GV yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau, đọc sửa bài cho bạn.
- Yêu cầu các em khác nghe, nhận xét và bổ sung bài cho bạn.
- Sau khi học sinh đọc, nhận xét. GV căn cứ vào bài viết của học sinh để đánh giá và kết luận.
- Cá nhân học sinh làm bài tập.
- Trao đỏi bài và sửa bài cho bạn.
- Đọc bài, nghe, nhận xét và bổ sung
- Nghe GV đánh giá và kết luận.
II. Viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã xếp lai
 4. Củng cố (2’)
 5. Hướng dẫn (2’)
- Học và ghi nhớ nội dung đã học.
-Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
 Em hiểu thế nào là văn tự sự? Bài văn tự sự cần có những yếu tố nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 20
	 TLV:TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm bài văn tự sự , kỹ năng viết đoạn văn thể hiện chủ đề, xây dựng bố cục đoạn văn...
2. Kĩ năng:
 - Tự so sánh, đối chiếu yêu cầu của đề với bài làm để rút kinh nghiệm, sửa chữa.
3. Thái độ:
 - GD HS ý thức tự làm bài.
II.CHUẨN BỊ
	- GV: SGK, giáo án
	- HS: ĐDHT, bài soạn
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1. Ổn định
	2. Bài cũ(không)
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- các yêu cầu của đề bài:
+ Kiểu văn bản?
+ Nội dung?
Đọc đề bài
Trả lời
I. ĐỀ : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
II. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI:
1. Kiểu bài:Văn tự sự.
2. Nội dung: Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Hoạt động 2: (9 p)
- Các em hãy so sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài
- Giáo viên nêu những hiện tượng phổ biến:
.
=> Ưu điểm?
- Đa số học sinh biết cách làm bài bố cục 3 phần
- Xác định đúng thể loại – trình bày sạch đẹp..
..
 Nhược điểm?
- Một số học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều 
- lặp từ
- Sử dụng ngôi kể không đồng nhất 
- Chấm, phẩy chưa hợp lí 
- Trong bài chưa xác định rõ đối tượng mình kể..
.................
.
- Cả lớp suy nghĩ 4 học sinh trả lời
-GV ghi lỗi lên bảng=>
Học sinh lên bảng sửa
Hoạt động 3: (17 p)
Nêu ví dụ những lỗi điển hình của từng phần( Trong bài hs)
Hoạt động 4:(8 p)
Công bố kết quả chung của cả lớp
- Công bố kết quả của từng em và phát bài.
- Tuyên dương.
- Gọi học sinh đọc bài hay hoặc đoạn hay.
Thảo luận, phát hiện lỗi và sửa chữa
-Nghe
-Đọc
III. SỬA CHỮA LỖI
Lỗi( sai)
Sửa lại(đúng) 
Chính tả:
Từ:Tôi(em) xưng hô chưa đồng nhất
Câu:
Lặp từ:
IV. Kết quả:
 Lớp 8A Lớp 8E
- Điểm 1-4: - Điểm 1-4: 
- Điểm 5-6: - Điểm 5-6:
- Điểm 7-8: - Điểm 7-8: 
- Điểm 9-10: - Điểm 9-10:
4. Củng cố
- Nắm yêu cầu việc viết đoạn văn, liên kết đoạn khi làm bài.
5. Hướng dẫn
- Chuẩn bị bài cho tiết học tuần sau : Cô bé bán diêm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 * Tổng hợp kết quả kiểm tra.
 Điểm
Lớp
Số bài
ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8/A
38
8/E
36
Kí duyệt tuần 5
Ngày//.. 
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5.doc