Tuần 30 Ngày soạn :
Tiết 109 Ngày dạy : TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu
Bổ sung nâng cao hiểu biết về văn nghị luận.
Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
1. Kiến thức
Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả.
3. Thái độ
Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận .
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án.
- HS: SGK, soạn bài .
Tuần 30 Ngày soạn : Tiết 109 Ngày dạy : TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu Bổ sung nâng cao hiểu biết về văn nghị luận. Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. 1. Kiến thức Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận. Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả. 3. Thái độ Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận . II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, soạn giáo án. - HS: SGK, soạn bài . III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) - Thế nào là luận điểm? - Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào? - Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào? 3. Dạy bài mới. Giới thiệu bài: Tại sao ta không thể xếp các bài: “ Mùa xuân của tôi”, “Cô Tô”, “Cây tre VN” là văn nghị luận? Ngược lại, không thể xếp các bài: “ Hịch tướng sĩ”, “Bàn luận về phép học”, “Thuế máu” là văn biểu cảm? Vậy làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 1. Ví dụ/ 95. - Câu cảm thán: - Từ ngữ biểu cảm: -> Văn nghị luận. 2. Ghi nhớ/ 96. II. Luyện tập. Gv: chép VD ra bảng phụ. Gọi h/s đọc VD. ? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì? HCM viết bài văn trên nhằm mục đích gì? Gv: Văn bản trên ra đời 19.12. 1946. Sau CMT8, miền Bắc được hoàn toàn độc lập, nhưng sau một thời gian Pháp quay trở lại xâm lược nước ta Bác đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.. ? Hãy tìm những từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả? ? Tìm một số câu văn, từ ngữ biểu cảm trong bài “ Hịch tướng sĩ” ? Văn bản “ Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có điểm gì giống nhau? ? Hai văn bản mặc dù yếu tố biểu cảm tràn ngập sâu sắc và mãnh liệt, rất rung động lòng người nhưng vẫn là văn nghị luận chứ không phải biểu cảm? Vì sao? - Yêu cầu h/s đọc và quan sát bảng thống kê trên bảng phụ. ? Hãy so sánh câu văn ở bảng 1 và 2, câu nào hay hơn, vì sao? Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Gọi h/s đọc điểm 1- ghi nhớ? ? Có ý kiến cho rằng: Thiếu yếu tố biểu cảm, sức thuyết phục của văn nghị luận nhất định bị giảm đi. Nhưng cứ có yếu tố biểu cảm - bất kì yếu tố đó ntn - là sức biểu cảm của văn bản nghị luận sẽ cao hơn điều đó, có đúng không? Vì sao? ? “Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là văn bản nghị luận có sức thuyết phục cao, tác động mạnh mẽ tới tình cảm con người. Để làm được điều này, người viết cần phải có những phẩm chất gì? Gv: Thực tế cũng cho thấy, người đọc khẳng định đó là bài nghị luận hay khi nó không chỉ làm đầu óc mình sáng tỏ mà còn làm cho trái tim mình rung động. Do đó, biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong bài văn nghị luận. ? Có ý kiến cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến đó có đúng không? Vì sao? ? Gọi h/s đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập. ? Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I: “Chiến tranh và người bản xứ”? ? Đọc đoạn văn nghị luận. Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Đoạn văn có sức thuyết phục bởi những lí do gì? HS đọc. -Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận -> HCM viết bài văn trên để kêu gọi toàn thể nhân dân VN đứng lên chống thực dân Pháp để giành nền độc lập dân tộc. * Câu cảm thán: - Hỡi đồng bào toàn quốc!. - Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!. - Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!.....thắng lợi nhất định về dân tộc ta! VN độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! * Từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, không, thà, nhất định không chịu.. - Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. - Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? - Ta thường tới bữa quên.vui lòng. - Không có mặc thì ta cho áo. Giống nhau: có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm cao. -Không phải là văn biểu cảm vì các tác phẩm ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận nêu luận điểm, trình bày luận cứ để bàn luận phải trái, đúng sai, nên xác định hành động và cách sống ntn? => Ở đây biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận. HS đọc. - Câu văn ở cột (2) hay hơn vì: cột (1) không có yếu tố biểu cảm, câu văn chỉ đúng mà chưa hay. Cột (2) có yếu tố biểu cảm không chỉ đúng mà còn hay, gợi tình cảm ở người nghe. -> Biểu cảm có thể gây xúc động, truyền cảm hấp dẫn người đọc, người nghe, tăng sức thuyết phục cho bài văn. HS đọc ghi nhớ. - Trong văn nghị luận, yếu tố biểu cảm chỉ đóng vai trò phục vụ cho công việc nghị luận. Bởi thế, yếu tố biểu cảm phải được dùng sao cho phù hợp, nó phải hoà vào luận cứ, luận chứng, làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe. -> Không làm phá vỡ mạch lập luận của bài văn hoặc qúa trình nghị luận bị đứt đoạn. -Cả hai tác giả đều có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc. Điều quan trọng hơn bài văn ấy được viết ra không chỉ bằng sự sáng suốt, mạch lạc, chặt chẽ của trí tuệ mà còn bằng cả lòng nhiệt tình, sự tha thiết trong tâm hồn, cảm xúc mãnh liệt, chân thực của lòng mình. - Không phải càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong bài văn nghị luận càng tăng, biểu hiện tình cảm, cảm xúc phải phù hợp, không phá vỡ mạch lập luận của bài văn và đủ làm sáng tỏ luận điểm. - Tình cảm, cảm xúc phải chân thành, sâu sắc, tự nhiên (không hời hợt, thờ ơ) mới tạo ra hiệu qủa thuyết phục. Học sinh đọc ghi nhớ. Bài 1: Tác giả sử dụng NT châm biếm, mỉa mai qua việc dùng từ ngữ, dùng hình ảnh. “ tên da đen bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” -> Tác dụng: thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân và cả sự chế nhạo, cười cợt. Bài 2: - Trong đoạn văn tác giả không chỉ phân tích điều hơn, lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy tác hại của việc “học tủ’’ và “học vẹt”. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những h/s mà ông thật lòng quý mến. - Dễ dàng nhận thấy những tình cảm ấy, trong những đoạn văn, đã được biểu hiện rõ ở cả 3 mặt: từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn. 4. Củng cố (2’) Cho HS nhắc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Nhắc nhở HS hoàn thành nốt bài tập. - Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả để phân tích tác dụng. - Soạn bài: “Đi bộ ngao du”. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 110,111 ĐI BỘ NGAO DU (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-Xô I. MỤC TIÊU Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả. Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô 1. Kiến thức. Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ ngao du quan điểm của tác giả. Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn. Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ. 2. Kĩ năng. Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài. Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận. 3. Thái độ Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, chân dung tác giả , soạn giáo án. - HS: SGK, soạn bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản thuế máu. 3. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn chúng ta sắp tìm hiểu: “Đi bộ ngao du”. Vậy đi bộ ngao du có ý nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1:(11’) Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục. I. Đọc tìm hiểu chung. 1. Đọc. 2.Chú thích. a. Tác giả: Ru-xô (1712-1778), là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn b. Tác phẩm: “Đi bộ ngao du” là văn bản nghị luận (luận văn – tiểu thuyết). Văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do - không lệ thuộc vào bất cứ ai. - Xen kẽ ngôi kể thứ nhất “tôi –ta”. => Đem lại cảm giác tự do => Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung, gần gũi, thân mật. 2. Đi bộ ngao du trau dồi vốn tri thức. - Nêu dẫn chứng bằng cách so sánh, kết hợp lời bình luận. => Mở mang năng lực khám phá đời sống. 3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người. => Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du 4. Nghệ thuật. Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống. Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh. -Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí, gắn kết, kiến thức trải nghiệm từ cá nhân. 5. Ý nghĩa VB. Nhà văn thể hiện tinh thần tự do, dân chủ-tư tưởng tiến bộ của thời đại. * Ghi nhớ / 102. Gv: nêu yêu cầu đọc: giọng rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật. ? Nêu hiểu biết của em về nhà văn Ru-xô. Về đoạn trích: “Đi bộ ngao du”? Gv: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu ông chỉ đi học vài năm, từ 12 đến năm 14 tuổi sau đó làm nghề thợ chạm, làm đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc.Trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng. ? “Đi bộ ngao du” thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? ? Bố cục của văn bản ntn? Mỗi đoạn tương ứng với luận điểm nào? ? Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao? ( Câu hỏi thảo luận ). Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản. ? Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du? ? Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ? ? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này? ? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này? Cách lặp lại các đại từ “tôi” hoặc “ta” trong khi kể có ý nghĩa gì? ? Các cụm từ: “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ý nghĩa gì? ? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ? ? Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì? ? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy? ? Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go? ? Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? ? Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc? Cách lập luận này có tác dụng gì? ? Đọc bài văn em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ? ? Yếu tố nào làm nên sức hấp dẫn của bài văn nghị luận này? ? Qua bài văn giúp em hiểu gì về nhà văn Ru-xô? ? Gọi h/s đọc ghi nhớ/ 102? ? Em đã bao giờ đi bộ chưa? Vậy em đi bộ nhằm mục đích gì? ? Hãy nêu những nét đặc sắc vền nghệ thuật của văn bản này. ? Nêu ý nghĩa văn bản. -Cho HS đọc ghi nhớ HS nối nhau đọc -> Hs khác nhận xét phần đọc. -Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn. Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V của tác phẩm “E-min hay Về giáo dục” (1762) -> Đây là thiên luận văn – tiểu thuyết với hai nhân vật chính: em bé E-min và thầy giáo gia sư. Qúa trình giáo dục Ê-min từ lúc ra đời đến tuổi trưởng thành là nội dung chính của tác phẩm. - “Đi bộ ngao du” là văn bản nghị luận (luận văn – tiểu thuyết). Văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. - 3đoạn + “Từ đầu bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. + “ Tiếp theokhông thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức. + Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người. -HS tự do thảo luận nêu ý kiến. -Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa. - Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”. - Quan sát khắp nơi.xem xét tất cảmột dòng sông .một khu rừng rậmmột hang độngmột mỏ đá, các khoáng sản => tùy theo ý thích của mình. - Không lệ thuộc ai: “ những con ngựa hay những gã phu trạm..” - Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường xá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”. - Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi: tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện. -Kể theo ngôi kể thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta” xen kẽ chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung => Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung -> gần gũi, thân mật. -Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du. -Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. - Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất. - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên - Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau. - So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du. - Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả. => Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều. + Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi. => Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức. -Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ. - Lấy dẫn chứng từ kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân. - Đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm khi lập luận. - Câu văn tự do phóng túng. - Giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng. - Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do. - Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống. - Tạo niềm vui cho con người. -Đó là con người giản dị: ăn bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc trên chiếc giường bình thường sau khi đi bộ ngao du trở về. -Đó là người biết qúy trọng tự do: đi bất cứ nơi đâu, xem bất cứ thứ gì. Đó là người yêu thiên nhiên: luôn thích ngắm nhìn dòng sông, rừng rậm, hang động - HS đọc. - HS tự bộc lộ. - Suy nghĩ trả lời - Nêu - HS đọc ghi nhớ 4. Củng cố (2’) - Nêu cảm nhận của em sau khi tìm hiểu văn bản? - Cho Hs nhắc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn (2’) - Học bài cũ ở nhà. - Lập luận để chứng minh một trong những lợi ích của việc đi bộ ngao du bằng cuộc sống thực tiến của bản thân. Từ đó tự rút ra bài học cho mình. - Soạn bài:Hội thoại tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 112 HỘI THOẠI (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Nắm được khái niệm “lượt lời” trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng “cướp lời” trong khi giao tiếp. 1. Kiến thức. Khái niệm lượt lời. Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. 2. Kĩ năng. Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại. Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp. 3. Thái độ Giáo dục cho HS ý thức tích cực, chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội. II. CHUẨN Bị - GV: SGK, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ. - HS: SGK, soạn bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Kiểm tra kiến thức bài hội thoại. - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3. Dạy bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (1’) - GV giới thiệu bài... - Hs nghe, ghi tên bài. HỘI THOẠI (tiếp theo) Hoạt động 2 (15’) - Cho Hs đọc ví dụ 1 ? Trong cuộc thoại trên bà cô nói bao nhiêu lần? Hồng nói bao nhiêu lần? ? Trong cuộc hội thoại trên, có chỗ lẽ ra Hồng được quyền nói nhưng Hồng lại không lại không nói. Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? ? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? ? Qua đó ta rút ra chú ý gì khi tham gia hội thoại? ? Em hiểu lượt lời là gì? - Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk trang 102. - Hs đọc - Hs trả lời -Lần 1: sau lượt lời (1) của người cô. Lần 2: sau lượt lời (3) của bà cô. => Sự im lặng ấy thể thái độ bất bình của Hồng trước những lời nói thiếu thiện chí của bà cô. -Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới cho nên phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên. -Khi tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt của người khác hoặc “cướp lời” khi người khác chưa kết thúc lượt lời của họ. - Hs trả lời - Hs đọc I. Lượt lời trong hội thoại: 1. Ví dụ: - Bài cô: 5 lần - Hồng 2 lần. => Trong hội thoại, mọi người tham gia hội thoại đều có quyền được nói. => Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. 2. Ghi nhớ: (sgk trang 102) Hoạt động 3 (23’) - Hướng dẫn Hs luyện tập - Bài 1: Cho Hs thảo luận lớp - Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ - Bài 3: Hs trả lời miệng - Bài 4: Hs nêu ý kiến cá nhân - Hs thảo luân lớp, trình bày - Hs thảo luận nhóm nhỏ - Hs trả lời miệng - Hs nêu ý kiến cá nhân II. Luyện tập Bài 1: - Xét về sự tham gia hội thoại ta thấy những người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu. - Kẻ duy nhất cắt lời người khác là cai lệ. - Xét về cách thể hiện vai XH: + Chị Dậu từ chỗ nhún nhường vùng lên kháng cự. + Cai lệ trước sau hống hách. + Người nhà lý trưởng có phần giữ gìn hơn nhưng cũng tỏ thái độ mỉa mai. - Tính cách nhân vật: + Chị Dậu: đảm đang, mạnh mẽ. + Anh Dậu: Yừu đuối. + Cai lệ, người nhà lý trưởng: hống hách. Bài 2: a. +Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu chỉ im lặng. + Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi còn chị Dậu lại nói nhiều hơn b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy rất phù hợp với tâm lý nhân vật: Thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết nó bị bán đi, còn chị Dậu vì đau lòng nên nói ít. + Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ. c. Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí. Bài 3: Trong đoạn trích này, có 2 lần nhân vật “tôi” im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi.Có thể tìm lý do của 2 lần im lặng đó trong những câu tiếp theo sau lời của bà mẹ . Bài 4: Hs tự nêu ý kiến 4. Củng cố (2’) Cho Hs nhắc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn (2’) Phân tích cuộc thoại mà bản thân đã tham gia chứng kiến theo yêu cầu sau : - Xác định đúng vai xã hội của bản thân và của người tham gia hội thoại. - Lựa chọn ngôn ngữ hội thoại phù hợp với xã hội và hoàn cảnh giao tiếp. - Xác định được lượt lời hội thoại của bản thân trong hội thoại. - Nhắc nhở Hs hoàn thành nốt bài tập. - Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luân. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 30 Ngày//2012 KiÒu ThÞ Phóc
Tài liệu đính kèm: