Tuần 22 Ngày soan:
Tiết 79 Ngày dạy:
CÂU NGHI VẤN
(Tiếp theo)
I. CHUẨN BỊ
Giúp học sinh:
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
1. Kiến thức
Các câu nghi vấn dùng với chức năng khác ngoài chúc năng chính.
2. Kĩ năng
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ & bút dạ để thảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
Thế nào là câu nghi vấn, đấu hiệu nào để nhận biết? Cho Ví dụ.
Tuần 22 Ngày soan: Tiết 79 Ngày dạy: CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) I. CHUẨN BỊ Giúp học sinh: Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.... 1. Kiến thức Các câu nghi vấn dùng với chức năng khác ngoài chúc năng chính. 2. Kĩ năng II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ. - HS: SGK, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ & bút dạ để thảo luận nhóm. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) Thế nào là câu nghi vấn, đấu hiệu nào để nhận biết? Cho Ví dụ. 3 Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 (1’) - Giới thiệu bài - HS nghe, ghi tên bài CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) Hoạt động 2 (15’) - Gọi HS đọc các đoạn trích trong SGK tr 20, 21. ? Câu nào là câu nghi vấn? ? Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? ? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên? ? Nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 22. - HS đọc - HS trả lời - HS trả lời - HS: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ 2 ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than, chứ không phải dấu chấm hỏi. - HS trả lời - HS đọc III. Những chức năng khác * Ví dụ a) Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? " Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối). b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? " Đe dọa c) Có biết không? Lính đâu? Sao bay ...vậy? Không ...à? " đều dùng để đe dọa d) Cả đoạn trích là 1 câu nghi vấn " khẳng định e) Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ ...lọi ấy? " bộc lộ cảm xúc. * Những chức năng khác: - Cầu khiến - Khẳng định - Phủ định - Đe dọa - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc * Ghi nhớ: SGK tr 22 Hoạt động 2 (20’) - Bài 1: Cho HS làm miệng vào SGK. Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm. - Bài 3: Thi làm nhanh giữa 4 tổ. - Bài 4: Cho HS thảo luận nhóm. - HS đứng tại chỗ trả lời. - HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày. - HS thi làm nhanh - HS thảo luận nhóm, trả lời. IV. Luyện tập Bài 1: Xác định câu nghi vấn. - Câu a: bộc lộ cảm xúc. - Câu b: phủ định, bộc lộ cảm xúc. - Câu c:cầu khiến, bộc lộ cảm xúc. - Câu d: phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Bài 2 a. 3 câu nghi vấn đều dùng để phủ định. b.Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại. Khẳng định. Hỏi. HS tự thay thế bằng câu tương đương Bài 3 HS tự đặt câu Bài 4 - Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác. - Người nói và người nghe có quan hệ rất thân mật. 4. Củng cố (2’) Nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? 5. Hướng dẫn (1’) - Hoàn chỉnh bài tập . - Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn được sử dụng với chức năng khác chức năng chính, phân tích tác dụng. - Soạn bài: Thuyết minh về 1 phương pháp, cách làm. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I. MỤC TIÊU - Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh. - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp ( cách làm). 1. Kiến thức - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 2. Kĩ năng - Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ. - HS: SGK, soạn bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ. 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 (1’) - Giới thiệu bài - HS nghe, ghi tên bài THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP(CÁCH LÀM) Hoạt động 2 (15’) - Gọi HS đọc văn bản a SGK tr 24 và cho biết văn bản có những mục nào? - Gọi HS đọc văn bản b SGK tr 24. Bài có những mục nào? ? Cả 2 bài có những mục nào chung? ? Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay nấu món ăn, cách nấu món ăn, may quần áo...) người ta phải làm thế nào? ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào? - Gọi đọc ghi nhớ SGK tr 26. - HS đọc và trả lời - HS đọc và trả lời - HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời - HS đọc I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) Văn bản a: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng bằng quả khô” - Nguyên vật liệu. - Cách làm. - Yêu cầu thành phẩm. Văn bản b: Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc - Nguyên vật liệu - Cách làm - Yêu cầu thành phẩm => Muốn làm một cái gì thì phải có nguyên vật liệu, có cách làm và yêu cầu thành phẩm(tức là sản phẩm làm ra và chất lượng ) - Khi giới thiệu một phương pháp, (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. - Khi thuyết minh cần trình bày rõ: + Nguyên vật liệu + Cách làm + Yêu cầu thành phẩm - Trình bày theo thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn. * Ghi nhớ: SGK tr 26 Hoạt động 3 (20’) Hướng dẫn HS luyện tập - Bài 1, 2 : Cho HS thảo luận nhóm. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. II. Luyện tập Bài 1: Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em. Bài 2: Văn bản “Phương pháp đọc nhanh”. - Chú ý: MB, TB, KB - Phương pháp thuyết minh, nêu số liệu. 4. Củng cố (2’) - Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay nấu món ăn, cách nấu món ăn, may quần áo...) người ta phải làm thế nào? - Cách làm được trình bày theo thứ tự nào? 5. Hướng dẫn (1’) - Học bài, hoàn chỉnh bài tập. - Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) trong một số báo, tạp chí. - Lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) đẻ tạo nên một sản phẩm cụ thể. - Soạn bài: “Tức cảnh Pác Bó”. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 81 TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Bước đầu biết đọc hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. - Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ. 1. Kiến thức - Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiên đại của người chiến sĩ cách mạng. - Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong nhữn năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. 2. Kĩ năng -Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Soạn giáo án. - HS: SGK, Soạn bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) - Đọc diễn cảm bài thơ. - Cảnh mùa hè được tác giả miêu tả như thế nào trong 6 câu thơ đầu? - Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 (1’) - Giới thiệu bài - HS nghe, ghi tên bài TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh) Hoạt động 2 (7’) - GV đọc mẫu sau đó gọi 2 HS đọc. ? Nêu hoàn cảnh hoạt động và tâm trạng Bác thời kỳ ở Pắc Bó? ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ đã học cùng thể loại này? - HS đọc giọng điệu thoải mái thể hiện tâm trạng thật sảng khoái. - HS trả lời - HS trả lời I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - chú thích - Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác ở Pác Bó rất gian khổ nhưng Bác rất vui. 2. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Hoạt động 3 (23’) ? Bác sống và làm việc trong không gian và điều kiện làm việc như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng thơ, cách ngắt nhịp trong câu thơ thứ nhất? - Sinh hoạt và ăn uống ở Pác Bó như thế nào? Có nét gì khác trong giọng thơ ở câu 2 so với câu 1? Theo em, câu thơ thứ 2 tả thực hay chỉ là sự đùa vui hóm hỉnh? ? Ở Pác Bó điều kiện làm việc của Bác như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ, em cò nhận xét gì về ý nghĩa của từ láy chông chênh? Theo em, câu thơ tả thực hay đùa vui? ? Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc đời CM đó thật là “sang”? ? Được sống giữa thiên nhiên là sở nguyện suốt đời của Bác. Vậy theo em thú lâm tuyền của Bác và người xưa có gì giống và khác nhau không? - HS trả lời - HS troa đổi, phát biểu. - HS trả lời - HS trao đổi nhóm, phát biểu. - HS trao đổi nhóm và trả lời - HS: Có khác là dù sống giữa thiên nhiên nhưng Bác vẫn vẹn nguyên cốt cách của một người chiến sĩ cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh, luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nội dung a. Thú lâm tuyền của Bác - Câu thơ đầu có giọng điệu vui đùa thật thoải mái, phơi phới cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, hòa điệu nhịp nhàng với nhịp sống núi rừng. - Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó có thêm nét vui đùa, đầy đủ tới dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn. - Câu thứ nhất nói về việc ở, câu thứ hai nói về việc ăn, câu thứ 3 nói về làm việc. => Cả 3 câu đều thuật tả sinh hoạt của Bác ở Pác Bó, đều toát lên cảm giác thích thú hài lòng. b. Cái sang của cuộc đời Cách mạng - Niềm vui lớn của Bác là niềm vui to lớn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 mươi năm xa nước nay được về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo CM để cứu dân cứu nước. Đặc biệt Bác rất vui vì thời cơ giải phóng dân tộc đang tới dần. - Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ “thần”, chữ “mắt” (nhãn tự), đã kết tinh, toả sáng tinh thần toàn bài. Hoạt động 4 (5’) ? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? - Bài thơ có ý nghĩa gì? - Gọi đọc ghi nhớ SGK tr 30. - HS trình bày. - HS đọc ghi nhớ. 2. Nghệ thuật - Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc. - Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại. - Có lời thơ giản dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc. 3. Ý nghĩa Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. * Ghi nhớ: SGK tr 30 4. Củng cố (2’) - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ? 5. Hướng dẫn (1’) - Học thuộc lòng bài thơ. - So sánh, đối chiếu hình thức nghệ thuật của bài thơ với một bài thơ tứ tuyệt tự chọn. - Soạn bài: Câu cầu khiến. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 22 Ngày//. KiÒu ThÞ Phóc
Tài liệu đính kèm: