Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 21

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 21

Tuần 21 Ngày soạn:

Tiết 76 Ngày dạy:

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU

 Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.

 1. Kiến thức

 - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

 - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng

 - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

 - Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

 - Viết một đoạn văn thuyết minh có dộ dài 90 chữ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ.

 - HS: SGK, soạn bài, chuẩn bị giấy, viết để hảo luận nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 
Tiết 76 Ngày dạy:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
 	Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh. 
 1. Kiến thức
 - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
 - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng
 - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
 - Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
 - Viết một đoạn văn thuyết minh có dộ dài 90 chữ. 
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ. 
 	- HS: SGK, soạn bài, chuẩn bị giấy, viết để hảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
Hoạt động 2 (8’)
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh.
- Cho HS chia 4 nhóm thảo luận câu hỏi tìm hiểu SGK/14
+ Nhóm 1,2 đoạn a
+ Nhóm 3,4 đoạn b
? Nêu cách nhận dạng đoạn văn thuyết minh?
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét và bổ sung. 
- HS: Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn. Đoạn văn thường gồm 2 câu trở lên, diễn đạt 1 ý trọn vẹn, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Trong đoạn văn có thể có câu chủ đề.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
* Ví dụ
- Đoạn a: 
+ Câu chủ đề: câu 1
+ Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ít ỏi.
+ Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. 
+ Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước thứ 3. 
+ Câu 5 nêu dự báo đến năm 2005 thì 2/3 dân số sẽ thiếu nước.
=> Như vậy các câu sau bổ sung làm rõ ý cho câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước.
- Đoạn b:
+ Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng.
+ Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
Hoạt động 3 (12’)
 - Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lại các đoạn văn thuyết minh về bút bi.
- Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lại đoạn văn viết về cái đèn bàn.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS trao đổi, phát biểu.
- HS trao đổi, phát biểu.
- HS đọc
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
 * Đoạn văn a: Thuyết minh về chiếc bút bi
 " Nhược điểm của đoạn văn trên là lộn xộn. Nên tách ra làm 2 đoạn. 
* Đoạn văn b: Giới thiệu đèn bàn 
 " Cũng có nhược điểm tượng tự như trên. Nên chia làm 2 phần.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4: (14’)
 - Hướng dẫn HS luyện tập 
- HS viết, trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Viết đoạn mở bài “Giới thiệu về trường em”.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề: “HCM, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”.
Bài tập 3: Viết đoạn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một. 
4. Củng cố (3’)
	- Khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì?
	- Các ý trong đoạn văn được sắp xếp như thế nào?
5. Hướng dẫn (1’)
 - Sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện.
 - Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn.
	- Học bài, làm bài tập cho hoàn chỉnh.
 - Soạn bài: “Quê hương”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 77
QUÊ HƯƠNG
 (Tế Hanh)
I. MỤC TIÊU
 	Giúp học sinh:
 -Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ xung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.
 - Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
 1. Kiến thức
 - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm.
 - Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ giản dị, gợi cảm xúc trong sán, tha thiết.
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
 - Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
	- GV:SGK, soạn giáo án, tranh ảnh.
 - HS: SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5,) 
- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con hổ ở vườn Bách thú?
- Tâm sự của con hổ có gì giống với tâm sự của người dân VN đương thời?
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
QUÊ HƯƠNG
 (Tế Hanh)
Hoạt động 2 (7’)
- Gọi HS đọc chú thích SGK.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tế Hanh?
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Gọi HS đọc và nêu nhận xét về thể thơ.
? Xác định bố cục của bài thơ?
- HS đọc
- HS trình bày
- HS trả lời 
- HS đọc và nhận xét.
- HS trả lời
I. Đọc - tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Tên thật Trần Tế Hanh, sinh năm 1920.
- Quê: huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ có mặt trong phong trào thơ mới và tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ sau CM.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1966).
2. Tác phẩm 
 Xuất xứ: SGK/17
3. Đọc, chú thích 
 Thể thơ: 8 chữ
4. Bố cục 
 - 2 câu đầu: giới thiệu chung về “ làng tôi”.
 - 6 câu tiếp: miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.
 - 8 câu tiếp tả cảnh thuyền cá trở về bến. 
 - Khổ cuối: (phần kết) nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả.
Hoạt động 3 (20’)
- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài thơ. 
- Đọc lại 2 câu đầu.
 ? Hai câu cho ta biết điều gì?
- Gọi HS đọc 6 câu tiếp.
? Hình dung của em về con thuyền qua 2 câu thơ “Chiếc....giang”?
? Chi tiết nào đặc tả cánh buồm? Có gì độc đáo trong chi tiết này? Chi tiết ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
- Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo.
? Cảnh dân làng đón thuyền đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
? Tác giả còn nhớ đến hình ảnh của ai? Của cái gì?
? Hình ảnh người dân chài được tác giả miêu tả có gì đáng chú ý?
? Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến gợi cho tác giả suy nghĩ gì?
- Gọi HS đọc lại khổ kết. 
? Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương?
-HS đọc và trả lời
- HS đọc 
- HS: Hai câu đầu tác giả giới thiệu về làng quê của mình.
- HS đọc
- HS trao đổi, phát biểu.
- HS thảo luận , phát biểu.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS: TG còn nhớ hình ảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi.
- HS trả lời
- HS đọc và nêu cảm nhận 
- HS đọc
- HS trao đổi, phát biểu.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- Chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã " ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
" Hình ảnh cánh buồm thuyền chài được miêu tả rất đẹp, một vẻ đẹp đầy lãng mạn với sự so sánh độc đáo, bất ngờ.
=> Hình ảnh cánh buồm trắng là biểu tượng của linh hồn làng chài.
b. Cảnh thuyền cá về bến
- Cảnh dân làng đón thuyền đánh cá trở về là 1 bức tranh lao động náo nhiệt và đầy ắp niềm vui và sự sống.
- Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc.
=> Hình ảnh con thuyền không chỉ nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say sưa, con thuyền vô tri trở nên có hồn.
c. Khổ thơ kết (nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả).
=> Tác giả trực tiếp nói nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình: nỗi nhớ chân thành, tha thiết. 
Hoạt động 4 (4’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nêu cảm nhận
-HS đọc 
2. Nghệ thuật
- Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bây bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
3. Ý nghĩa
Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với que hương làng biển.
* Ghi nhớ: (SGK tr 18)
Hoạt động 5 (5’)
- Hướng dẫn HS luyện tập 
- Cho HS trình bày BT 2 tr 18
- HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà.
IV. Luyện tập 
4. Củng cố (2’)
	- Cảnh dân làng đón thuyền đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
	- Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương?
	- Trình bày đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
5. Hướng dẫn (1’)
	- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Viết một đoạn văn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Soạn bài: “Khi con tu hú’. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 78
KHI CON TU HÚ
 (Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
 - Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại.
 - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
 1. Kiến thức
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
 - Nghệ thuật khác họa hình ảnh ( thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
 - Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
 2. Kĩ năng
 -Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư của người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
 - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
II. CHUẨN BỊ
 -GV: SGK, soạn giáo án.
 - HS: SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương”
 - Cảnh dân làng đón thuyền đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
	- Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương?
	- Trình bày đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
KHI CON TU HÚ
 (Tố Hữu)
Hoạt động 2 (8’)
- Gọi HS đọc chú thích SGK.
? Trình bày những hiểu biết của em về Tố Hữu?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Gọi HS đọc văn bản.
? Nhận xét về thể thơ? 
? Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào?
? Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến nhà thơ đến vậy?
? Em hãy xác định bố cục bài thơ?
- HS đọc.
- HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS nhận xét.
- HS trao đổi, phát biểu.
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả, lớp nhận xét.
(Tiếng tu hú kêu có giá trị liên tưởng (Phép hoán dụ). Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do).
- HS xác định bố cục.
I. Đọc - tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002).
- Quê: tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Là nhà thơ lớn, được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về VHNT năm 1996.
2. Tác phẩm
 Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác 7/1939 tại nhà lao Thừa phủ và được in trong tập thơ “Từ ấy”.
3. Đọc diễn cảm
4. Thể thơ
 Thể thơ: lục bát.
5. Nhan đề bài thơ
 Nhan đề: là một vế phụ của một câu trọn ý, gợi mạch cảm xúc của bài thơ.
3. Bố cục: 2 phần
 - 6 câu đầu: Cảnh mùa hè.
 - 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù.
Hoạt động 3 (18’)
- Gọi HS đọc lại khổ đầu. 
? Tiếng chim tu hú đã gợi lại trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào? (không gian, màu sắc, âm thanh, hình ảnh?)
? Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng những giác quan nào? Thái độ và tình cảm của tác giả khi miêu tả bức tranh ấy?
- Gọi đọc 4 câu cuối.
 ? Bốn câu thơ cho em biết điều gì? Tâm trạng của tác giả khi ấy có gì đặc biệt? Nhận xét nhịp thơ tác giả dùng trong 4 câu cuối?
? Âm thanh của tiếng chim tu hú có ý nghĩa như thế nào trong việc khơi gợi tâm sự, cảm xúc của tác giả?
- HS đọc.
- HS tìm hiểu và phát biểu.
- Trao đổi, phát biểu.
- HS đọc
- HS thảo luận, phát biểu. 
- HS trao đổi, phát biểu.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Nội dung
a. Cảnh trời đất vào hè (6 câu đầu)
- 6 câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng tràn trề nhựa sống. 
- Tiếng chim tu hú đã thức dậy tất cả, mở ra tất cả, bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do.
=> Tác giả có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương. 
b. Tâm trạng người tù cách mạng (4 câu thơ cuối)
- Bốn câu cuối thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Đó là tâm trạng uất ức, đau khổ, ngột ngạt. 
- Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường, cách dùng những từ ngữ mạnh, những từ ngữ cảm thán, tất cả như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
Hoạt động 4 (3’)
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? Bài thơ có ý nghĩa gì
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS trình bày.
- Đọc
2. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,....vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khát khao cuộc sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
3. Ý nghĩa 
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù
* Ghi nhớ: SGK/20
Hoạt động 5: (5’)
- Cho HS nêu cảm nhận của mình sau khi học bài thơ? 
- HS nêu cảm nhận. 
IV. Luyện tập
 Nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ.
4. Củng cố (3’)
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Cảnh mùa hè được tác giả miêu tả như thế nào trong 6 câu thơ đầu?
 - Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối?
5. Hướng dẫn (1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Hoàn chỉnh bài tập.
 - Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình.
 - Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 21
Ngày//.
KiÒu ThÞ Phóc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc