Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 - Tiết 115: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 - Tiết 115: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Tuần 29 - Tiết 115

Ngày doạn

Ngày dạy

TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM

 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh

 - Thấy được biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong bài văn NL hay, có sức lay động người đọc (nghe)

 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL, để sự NL có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.

II. Chuẩn bĩ:

 - Thầy: Soạn giáo án

 - Trò: Soạn câu hỏi sgk

 - Kiểm tra (3’)

 Kiểm tra bài soạn của hs (5 tập)

III. Tổ chức các hoạt động

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 - Tiết 115: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 - Tiết 115
Ngày doạn 
Ngày dạy
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh
 - Thấy được biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong bài văn NL hay, có sức lay động người đọc (nghe)
 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL, để sự NL có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.
II. Chuẩn bĩ:
 - Thầy: Soạn giáo án
 - Trò: Soạn câu hỏi sgk
 - Kiểm tra (3’)
 Kiểm tra bài soạn của hs (5 tập)
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
*Họat động 1: Khởi động (1’)
 Để biết yếu tố biểu cảm có tác dụng ntn trong bài văn NL thì cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (20’)
 Cho hs đọc VB sgk/95
 - Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tg và những câu cảm thán trong VB trên?
 (Những từ ngữ in nghiêng
 Không! Chúng ta nô lệ)
 - Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tác dụng biểu cảm, “lờik/c”. CT HCM có giống với “HTS”- TQT không?
 (2 TP đều là lời kêu gọi, để khích lệ) đánh thức lương tri và thúc giục lòng yêu nước của mọi người)
 - Hai TP Trên có cấu tạo ntn? Tác động đến người đọc ra sao?
 (Lí luận chặt chẽ, sắc bén, đanh thép gây xúc cảm động lòng người)
 Tuy nhiên “LKKC” và “HTS” vẫn được coi là những VB nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm? Vì sao?
 (là nêu quan điểm ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nêu suy nghĩ và nên sống ntn?
 - Nhận xét vai trò yếu tố của biểu cảm trong văn NL?
 (Yếu tố b/c không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ phụ trợ cho quá trình NL mà thôi, giúp cho hoạt động NL có sức mạnh hơn, đạt kết quả cao hơn)
 - Cho hs theo dõi bảng đối chiếu/96
 - So sánh cách dùng câu ở cột 2 với cột 1? (cột 2 hay hơn)
 - Cho biết cách dùng câu ở cột 2 hay hơn ở chỗ nào?
 (Nhờ những yếu tố biểu cảm)
 - Từ đó, có thể kết luận ntn về vai trò và tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn NL?
 - Đọc ghi nhớ sgk (gọi 1 hs)
 GV: B/C là yếu tố có khả năng “gây được hứng thú hoặc cảm xúc” đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất, nghĩa là có khả năng làm nên cái hay cho VB.
 - Thông qua việc tìm hiểu các VB “HTS” và “LK.. KC” em hãy cho biết.
 - Mạch nghị luận trong 2 VB trên có chỗ bị quẩn quanh, đứt đoạn không? (không, mà chúng liền mạch)
 - Trong VB, người làm văn chỉ cần đưa ra VĐGQ, suy nghĩ về LĐ và lập luận thôi hay còn phải thể hiện t/ cảm nữa?
 - Chỉ có rung cảm không thôi thì đủ chưa?(Chưa)
 - Phải chăng chỉ có lòng yêu nước, căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra cách nói như: “Không! Chúng ta không làm nô lệ”, hay :uốn lưỡi” triều đình”
 (Không vì cảm xúc chỉ truyền đến người đọc (Nghe) khi người làm văn tìm ra cách biểu lộ nó bằng ngôn ngữ. Do đó, người làm bài phải tập cho mình thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng ptiện ngôn ngữ có tính truyền cảm)
 - Để viết được những câu như thế, người viết cần có những y/c nào khác?
 - Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn NL càng tăng? Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
 (Không vì trong văn NL, ytố b/c chỉ đóng vai trò phục vụ cho công việc NL. Bởi thế, ytố b/c trong văn NL sẽ không được xem là đặc sắc nếu có làm cho mạch NL của bài văn bị phá vỡ, quá trình NL bị đứt đoạn, quẩn quanh hoặc trở thành sáo rỗng, kêu gào)
 - Tóm lại, muốn phát huy hết tác dụng của ytố b/c trong văn NL, cần chú ý những điều gì?
 -Đọc ghi nhớ 2/97
* Hoạt động 3:Hướng dẫn hs LT (20’)
 - Gọi hs đọc, xác định y/c từng BT, giải, gv h/d cả lớp sửa bài.
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1. Văn bản
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
a. “THS”và “LKG KC” giống nhau có nhiều từ ngữ, nhiều câu văn có giá trị biểu cảm
b. 2 VB NL vì các tp ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích NL
Ghi nhớ sgk
a. Phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới
b. Phải biết diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.
Phải chân thật
c. Không được phá vỡ mạch NL của bài văn
*Ghi nhớ 2: sgk/97
II. Luyện tập
 1. Yếu tố biểu cảm trong chương 1 - Thuế máu (phần 1) Biện pháp biểu cảm tác dụng
Nhại: “tên da đen bẩn thỉu”, “An- nam- mít bẩn thỉu, “con yêu”, “bạn hiền”, chsĩ bảo vệ công lý và tự do” cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh
 mỉa mai giọng điệu dối trá của bọn thực dân
Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của TD: “Nhiều người bản xứ chứng kiến cảnh kỳ diệu”
 Châm biến giọng điệu tuyên truyền của bọn TD.
2. Cảm xúc được biểu hiện:
- TG vừa phân tích điều hơn lẽ phải thiệt cho học trò để họ thấy tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt”
 - TG vừa bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của 1 nhà giáo chân chính trước sự xuống cấp trong lối học và làm bài của những hs mà ông thật lòng quí mến.
- Cách thể hiện của TG
Những t/c ấy trong những đv đã được biểu hiện rõ ở cả 3 mặt từ ngữ, câu văn, giọng điệu của lời văn.
3. SGK/98
 Viết đoạn văn:
 - Về lí lẽ có thể tham khảo đv ở BT2 sgk/98
 - Về yếu tố b/c cần bày tỏ t/c đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi KT (nếu là học vẹt) và lối học cầu may (nếu là học tủ)
* Hoạt động 4:Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học ghi nhớ
 - Soạn “đi bộ ngao du”
IV. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • doc115T29.doc