Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9 bài 3: Văn bản: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9 bài 3: Văn bản: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố

TIẾT 9 VĂN BẢN

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ XH đương thời và cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong XH ấy; cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

 b) Về kĩ năng: Biết cách phân tích tác phẩm theo yêu cầu của tiết học.

 c) Về thái độ: Biết trân trọng những gì tốt đẹp mà mình đang được hưởng dưới chế độ xã hội XHCN.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9 bài 3: Văn bản: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN TUẦN 3 BÀI 3
Kết quả cần đạt
- Thấy được sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích này.
- Nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn. Vận dụng kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài tập làm văn số 1.
Ngày soạn:	.	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
	TIẾT 9 VĂN BẢN
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ XH đương thời và cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong XH ấy; cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
	Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
	b) Về kĩ năng: Biết cách phân tích tác phẩm theo yêu cầu của tiết học.
	c) Về thái độ: Biết trân trọng những gì tốt đẹp mà mình đang được hưởng dưới chế độ xã hội XHCN.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: ..
	 8B: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
Đáp án:- Đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc, lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào. (5 đ)
- Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. (5 đ)
* Vào bài (1’): Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc đầu thế kỉ XX, ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu VHHTPP. Tiết này ta cùng tìm hiểu tác phẩm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (10’)
	1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
	GV: Gọi HS đọc chú thích * SGK. T.31.
	?TB: Nêu những hiểu biết cơ bản của em về tác giả, tác phẩm?
	Ghi: - Ngô Tất Tố (1893-1954) quê Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh, là một nhà văn xuất sắc của văn học hiện thực trước Cách mạng. Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
	- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn trích thuộc chương XVIII của tác phẩm.
	GV: Dựa vào những điều lưu ý SGV. T. 25 mở rộng thêm cho HS.
	GV: Tóm tắt cốt truyện.
	2. Đọc văn bản
	GV: Cần đọc giọng to rõ ràng chú ý phân biệt ngôn ngữ đối thoại, từ ngữ khắc hoạ hình ảnh nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện.	
	?TB: Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật đó là những tuyến nào?
	HS: Hai tuyến: Chị Dậu đại diện cho người nông dân bị áp bức; cai lệ và người nhà lí trưởng đại diện cho giai cấp phong kiến bóc lột.
	II. PHÂN TÍCH (23’)
	?KH: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
	HS: Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất: quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay sai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra đình cùm kẹp. Chị Dậu đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí lại bắt nhà chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng chết từ năm ngoái; nên anh Dậu vẫn cứ là người thiếu sưu! Bọn chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh. Mà anh Dậu thì đang ốm nặng, tưởng chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh, nếu lại bị chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
	GV: Trong tình thế ấy, bọn hào lí xuất hiện và đã diễn ra cảnh “tức nước vỡ bờ”. 
	1. Nhân vật cai lệ (10’)
	?TB: Tìm những từ ngữ, câu văn miêu tả nhân vật cai lệ trong đoạn trích?
	Ghi:- cai lệ sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
	- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
	- Cai lệ trợn ngược hai mắt, hắn quát:
	- Cai lệ giọng vẫn hầm hè:
	- Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
	- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu... sấn đến trói anh Dậu.
	- Cai lệ tát vào mặt chị nhảy vào cạnh anh Dậumiệng vẫn nham nhảm thét trói.
	?KH: Nhận xét nghệ thuật khắc hoạ nhân vật cai lệ của tác giả?
	HS: Sử dụng nhiều từ láy, động từ, tính từ giàu sức gợi để miêu tả thái độ, dáng vẻ, hành động, ngôn ngữ của cai lệ từ đó khắc hoạ tính cách nhân vật.
?KG: Các từ ngữ miêu tả hành động, ngôn ngữ của tên cai lệ dựng lên trước mắt chúng ta hình ảnh một kẻ như thế nào?
	HS: Dựng lên trước mắt chúng ta hình ảnh của một tên tay sai chuyên nghiệp với tính cách hung bạo dã thú. Hắn cầm trên tay những vật đánh, trói người sầm sập tiến vào trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu. Ngôn ngữ của hắn lúc đó chỉ là quát, thét, hầm hè giống như thú dữ; dường như hắn không biết nói tiếng người. Và hắn cũng hầu như không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại.
	?KH: Vậy, toàn bộ ý thức của tên cai lệ tập trung vào việc gì?
	HS: Toàn bộ ý thức của hắn là ra tay đánh trói người thiếu thuế. Vì vậy, hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không hề bận tâm anh đang ốm nặng tưởng chết đêm qua. Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày tha thiết, lễ phép, có lí có tình của chị Dậu và đáp lại chị bằng những lời chửi thô tục, những hành động đểu cáng, hung hãn táng tận lương tâm tới rợn người. Hắn là kẻ tàn bạo, không chút tính người.
	?TB: Em hiểu gì về chức danh cai lệ? Tại sao hắn lại hung dữ như vậy? Có thể nói đầy đủ thế nào về hắn?
	HS: Cai lệ viên chỉ huy một tốp lính lệ (cấp thấp nhất trong quân đội của chế độ TDPK), lệ là lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha. Trong bộ máy thống trị lúc bấy giờ, cai lệ chỉ là một tên tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ như vậy bởi vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh “phép nước” để hành động. Hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Có thể nói về hắn như sau:	
	Ghi: Cai lệ là tên tay sai mạt hạng của chế độ thực dân phong kiến, bản chất tàn bạo, không chút tính người.
	GV: Chỉ xuất hiện trong một đoạn vắn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt. Không chỉ “điển hình” cho tầng lớp tay sai thống trị mà hắn còn là một trong những hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời.
	2. Nhân vật chị Dậu (13’)
	?TB: Tìm những chi tiết miêu tả chị Dậu đối với chồng và đối với tên cai lệ?
	Ghi:- Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
	- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
	- Chị Dậu run run:  Hai ông làm phúc
	- Xin ông trông lại!
	- Cháu van ôngông tha cho!
	- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
	- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
	- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửatúm tóc lẳng cho một cái
	?KH: Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?
	HS: Tạo tình huống truyện đặc sắc. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình phù hợp tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tác giả được lồng vào rất tự nhiên, giọng văn khi căm phẫn, lúc hào hứng hài hước. Khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. 
	?KH: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng gợi cho em suy nghĩ gì?
	HS: Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu hiền, rất thương chồng con, hết lòng vì chồng. 
	?TB: Lúc bọn cai lệ mới xuất hiện chị Dậu đã đối phó như thế nào? Vì sao lại như vậy?
	HS: Ban đầu, chị cố “van xin tha thiết”. Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh “phép nước”, “người nhà nước” để ra tay, còn chồng chị lại chỉ là kẻ cùng đinh đangcó tội (!) nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng biết rõ thân phận của mình, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”.
	?KH: Nhưng đến khi tên cai lệ bất chấp tất cả bịch vào ngực chị và xông vào trói anh Dậu chị đã thay đổi ra sao? Hãy phân tích làm rõ?
	HS: Thoạt đầu, chị “cự lại” bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm”chị không viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, tối thiểu của con người. Lúc này chị không còn xưng hô ông cháu mà là tôi-ông. Chị đã đứng thẳng lên, có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Đến khi tên cai lệ vẫn không thèm trả lời, còn tát vào mặt chị rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Đó là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời, khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, “sẵn sàng đè bẹp đối phương”. Lần này chị Dậu không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. 
	?G: Em có ý kiến gì về lời của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu dánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo.”?
	HS: Lời nhận xét đó rất đúng bởi Ngô Tất Tố kể, tả lại sự việc thật sống động và hả hê sau những trang buồn thảm. Nhà văn miêu tả sức mạnh ghê gớm, tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh bộ dạng thảm hại của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Cai lệ “lẻo khẻo” vì nghiện chỉ cần một động tác túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa hắn đã ngã chỏng quèo. Còn tên người nhà lí trưởng cuộc đọ sức dai dẳng hơn một chút “giằng co, đu đẩy, vật nhau”. Nhưng rồi hắn bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm. Vừa ra tay chị Dậu đã biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại, tả tơi.
	?KH: Do đâu chị Dậu có sức mạnh phi thường như vậy?
	HS: Do lòng căm hờn, cái gốc của lòng căm hờn là lòng yêu thương. Điều đó tạo nên sức mạnh quật cường cho chị Dậu. Hành động quyết liệt, dữ dội và sức mạnh của chị xuất phát từ động cơ muốn bảo vệ anh Dậu, tức là lòng yêu thương chồng. 
	?KH: Em suy nghĩ như thế nào về câu nói của chị Dậu với chồng: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.”?
	HS: Câu trả lời cho thấy chị không còn chịu cứ phải sống cúi đầu, mặc cho kẻ ác chà đạp.
	?TB: Qua phân tích, em hãy đánh giá những nét nổi bật ở chị Dậu?
	Ghi:- Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng không yếu đuối mà vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
	GV: Hành động của chị Dậu tuy chỉ là bột phát và về căn bản chưa giải quyết được gì, tức là chị vẫn bế tắc, nhưng ta có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng soi rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh.
III. TỔNG KẾT – GHI NHỚ (5’)
	?G: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của đoạn trích?
	Ghi:- Đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp hiện thực của Ngô tất Tố với nghệ thuật khắc hoạ nhân vật rõ nét, ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động; ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
	- Đoạn trích cho thấy bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội TDPK đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 33.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?G: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Qua đoạn trích, hãy làm sáng rõ ý kiến trên?
	HS: Xui người nông dân nổi loạn ở đây có nghĩa là tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân để họ có thể vùng lên chống lại sự áp bức bóc lột của chế độ TDPK đương thời. Muốn vậy, phải cho họ thấy được vì ai mà họ khổ cực và họ phải vùng lên để chống lại như thế nào. “Tức nước vỡ bờ” đã cho họ thấy rõ hai điều đó. Vì vậy nó đã đốt lên ngọn lửa căm thù, và gieo vào lòng họ một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của chính mình. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, tìm đọc tác phẩm Tắt đèn.
	- Tiết tới soạn Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ các ví dụ thuộc phần tiết Xây dựng đoạn văn trong văn bản trong SGK;
	+ Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9 bai 3.doc