Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 2

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 2

Tuần 2

Ngày soạn:

Tiết 5 - 6

TRONG LÒNG MẸ

(Trích: “ Những ngày thơ ấu”)

- Nguyên Hồng -

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 -Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

 -Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dật dào cảm xúc.

1.Kiến thức

 -Khái niệm thể loại hồi kí.

 -Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

 -Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

 -Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2.Kĩ năng

 -Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí.

 -Vận dụng kiến thúc về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 
Tiết 5 - 6
TRONG LÒNG MẸ
(Trích: “ Những ngày thơ ấu”)
- Nguyên Hồng -
I. MỤC TIÊU 
	 Giúp học sinh:
 -Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
 -Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dật dào cảm xúc.
1.Kiến thức
 -Khái niệm thể loại hồi kí.
 -Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
 -Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
 -Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2.Kĩ năng
 -Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí.
 -Vận dụng kiến thúc về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm.
	- SGK, đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP	
 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
	GV kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hãy nêu chủ đề của văn bản “Tôi đi học”?
- Trong buổi tựu trường đầu tiên, tâm trạng của nhân vật tôi có thay đổi như thế nào?
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
TRONG LÒNG MẸ
(Trích: “ Những ngày thơ ấu”)
- Nguyên Hồng -
Hoạt động 2 (20’)
- GV cho 1 HS đọc mục chú thích về tác giả.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng?
? hãy nêu những đặc điểm nổi bật trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng?
- GV hướng dẫn cách đọc
? Chuyện gì được kể trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ”? Trong đoạn trích này, Quan hệ giữa bé Hồng và tác giả cần được hiểu như thế nào?
? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- GV gọi 2 học sinh giải thích từ khó. 
? Chuyện của bé Hồng được kể theo hai sự việc chính, Đó là những sự việc nào? Tương ứng với phần văn bản nào?
- Đọc chú thích.
- Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc văn bản 
- Trao đổi và trả lời.
- Trả lời.
- 2 em tìm hiểu chú thích.
- Dựa vào phần đọc văn bản để trả lời.
I. Đọc - tìm hiểu chung
 1. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
 a. Tác giả
- Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê ở thành phố Nam Định.
- Trước Cách Mạng: Sống ở thành phố Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
- Ngòi bút của ông thường hướng vào những con người cùng khổ.
 b. Tác phẩm
2. Đọc văn bản
3. Tìm hiểu chủ đề của văn bản
- Đoạn trích kể về bé hồng bị người cô hắt hủi nhưng em vẫn một lòng chờ mong va yêu quý người mẹ của mình.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự 
với miêu tả, biểu cảm.
4. Chú thích từ khó
5. Tìm hiểu bố cục
- Gồm 2 đoạn:
+ Từ đầu đến : “Người ta hỏi đến chứ ”=> Bé Hồng bị hắt hủi.
+ phần còn lại: Bé hồng yêu quý mẹ.
Hoạt động 3 (53’)
- Em hãy đọc đoạn văn thứ nhất.
? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
? Từ đó em thấy Hồng có thân phận như thế nào?
? Theo dõi cuộc hội thoại của bé hồng với người cô, hãy cho biết nhân vật cô tôi có quan hệ như thế nào với nhân vật bé Hồng?
? Nhân vật người cô hiện lên qua lời nói điển hình nào đối với cháu? 
? Vì sao bé Hồng cảm nhận được những lời nói đó của người cô là những ý nghĩ cay độc, những rắp tâm tanh bẩn?
? Theo em, trong những lời nói của người cô, lời nói nào là cay độc nhất? Vì sao?
? Trong cuộc đối thoại này, bé Hồng có những nhận xét, xúc cảm nào? Hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó? Trong những cảm xúc ấy, cảm xúc nào của bé Hồng gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc? Vì sao?
? Trong đoạn văn này, phương thức biểu đạt nào được tác giả vận dụng? Tác dụng của phương thức biểu đạt ấy?
? Qua phân tích, em hiểu gì về bé Hồng?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi kể về cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng? Ý nghĩa của nó?
- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn văn còn lại.
? Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những chi tiết nào?
? Cách gọi mẹ tôi trong chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Ở đây nhân vật người mẹ được kể qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương của người con. Theo em, điều đó có tác dụng gì?
? Qua đó, em thấy bé Hồng có một người mẹ như thế nào?
? Tình yêu thương mẹ của bé hồng được biểu hiện trực tiếp qua những chi tiết nào?
? Tiếng mẹ luôn vang lên trong mọi hành động và cảm nghĩ của người con. Điều đó có ý nghĩa gì? 
? Theo em biểu lộ nào của bé Hồng thấm thía nhất tình mẫu tử?
? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Từ những biểu hiện tình cảm, em nhận thấy bé Hồng là một người như thế nào?
?Em hãy cho biết nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản này là gì.
?Văn bản có ý nghĩa gì.
- GV gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Đọc văn bản theo yêu cầu.
- Tìm kiếm, trả lời.
- Dựa vào kiến thức vừa tìm để trả lời.
- Trả lời.
- Tìm kiếm, trả lời.
- Trao đổi, suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Tự nêu lên cảm nhận của mình.
- Theo dõi văn bản, tìm kiếm và trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi, trả ời.
- Thảo luận và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc đoạn văn.
-Tìm kiếm và trả lời.
- HS: Cách gọi mẹ tôi liên tục trong những chi tiết ấy cho thấy người mẹ là trung tâm của mọi cảm nhận của bé Hồng. Đó là người mẹ của riêng bé Hồng, thân thiết, gắn bó, không có rắp tâm tanh bẩn nào chia cắt được.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Tìm kiếm, trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Tự bộc lộ tình cảm.
- Tìm hiểu, trả lời.
- Thảo luận và phát biểu ý kiến.
-Suy nghĩ trả lời
-Trả lời
- Đọc ghi nhớ sgk
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung.
a. Bé Hồng bị hất hủi
- Cảnh ngộ của Hồng: Mồ côi cha, mẹ đi tha hương cầu thực, anh em Hồng phải sống với người cô. Không những không được yêu thương mà Hồng còn bị người cô hắt hủi.
=> Hồng cô độc, cơ cực, luôn khao khát tình yêu thương.
* Người cô :
-Những lời nói của người cô đối với cháu:
+ Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
+ Sao lại khôngvào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
+ Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá và sắm sửa cho và thăm em bé chứ. 
=> Lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi, thậm chí là độc ác giành cho người mẹ đáng thương của Hồng.
- Nhận xét và cảm xúc của bé Hồng:
+ Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô.
+ Nhắc đến mẹ tôi ... ruồng rẫy mẹ tôi.
+ Hai tiếng “Em bé” ... như ý cô tôi muốn.
+ Giá những cổ tục ... Cho kỳ nát vụn mới thôi.
- Phương thức biểu cảm => Thể hiện trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn của bé Hồng.
=> Bé Hồng: 
+ Cô độc, bị hắt hủi.
+ Căm hờn cái xấu, cái ác.
+ Tình yêu mẹ bền bỉ.
- Nghệ thuật: Đối lập giữa tính cách của người cô với Bé Hồng => Làm nổi bật đặc điểm chính của mỗi nhân vật.
2. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
- Gọi mẹ tôi là khẳng định đó là mẹ của riêng bé Hồng.
- Hình ảnh người mẹ hiện lên sinh động và gần gũi, hoàn thiện. 
=> tình yêu quý mẹ của người con được bộc lộ.
- Một người mẹ vô cùng yêu con, đẹp đẽ và cao quý.
- Tình yêu thương mẹ: 
+ Tiếng gọi:“Mẹ ơi!Mẹ ơi! Mẹ ơi!”
+ Hành động: “Tôi thở hồng hộc ... Khắp da thịt”
+ Cảm nghĩ: “phải bé lại ... êm dịu vô cùng”.
=> Với bé Hồng: 
+ Mẹ là tất cả.
+ Mẹ không thể thiếu trong cuộc sống của con.
=> Hồng là một người:
+ Hồng là người con vô cùng yêu quý mẹ.
+ Có nội tâm sâu sắc.
+ Có tình yêu mẹ mãnh liệt.
2.Nghệ thuật.
 -Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
-Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những dung động trong lòng độc giả.
-Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
3. Ý nghĩa
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không boa giờ vơi trong tâm hồn con người.
* Ghi nhớ : (SGK)
Hoạt động 4 (5’)
- GV phát phiếu học tập có ghi câu hỏi thảo luận:
? Em học được những gì sau khi học xong đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
- Nhận phiếu học tập và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và nổ sung.
III. Luyện tập
- Ta có thể nhận thấy đoạn trích là một bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng.
4. Củng cố (3’)
- Khi gặp mẹ và được nằm trong lòng mẹ, bé Hồng có những tâm trạng gì?
- Nêu cảm nghĩ của em về cuộc sống và thân phận của bé Hồng?
5 . Hướng dẫn (2’)
 -Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
 -Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân với người thân. 
	- Chuẩn bị bài “Trường từ vựng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 7
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một trường từ vựng gần gũi.
 -Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vượng để nâng cao hiệu quả diễn đạt
1.Kiến thức
 -Khái niệm trường từ vựng.
2.Kĩ năng
 -Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
 -Vận dụng kiến thức về trượng từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II . CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
 - SGK, ôn lại các kiến thức về các biện pháp tu từ, đọc bài trường từ vựng trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	 Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ? Trong số các từ sau, từ nào có nghĩa rộng, từ nào có nghĩa hẹp: Khóc; Sụt sùi; nức nở.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Hoạt động 2 (15’)
- Gọi học sinh đọc đoạn văn trong SGK. Gợi ý cho học sinh trả lời .
? Các từ in đậm trong ví dụ: Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh, tay, miệng, Có nét chung nào về nghĩa?
- Các từ ngữ có nét chung về nghĩa như trên được gọi là trường từ vựng. Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- GV cho HS làm bài tập nhanh.
? Em hãy tìm hiểu trường từ vựng của: 
 + Dụng cụ nấu nướng.
 + Chỉ số lượng.
- Sau khi học sinh trả lời, GV nhấn mạnh: Cơ sở để hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ vựng.
- GV cho học sinh tìm hiểu các điểm cần lưu ý trong SGK.
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ kết luận và nhấn mạnh:
+ Tính hệ thống của trường từ vựng.
+ Đặc điểm ngữ pháp của các từ cùng trường.
+ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau do hiện tượng nhiều nghĩa.
+ Mối quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ.
- Đọc đoạn văn, trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- Trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
- Học sinh làm bài tập theo yêu cầu.
- Tìm hiểu các lưu ý trong SGK.
- Nghe, ghi
I. Thế nào là trường từ vựng?
1. ví dụ
- Các từ in đậm: Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh tay, miệng có nét chung về nghĩa: Cùng chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
* Ghi nhớ 
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Bài tập 
+ Trường từ vựng Dụng cụ nấu nướng. (Xoong, nồi, chảo...).
+Trường từ vựng Chỉ số lượng: (Tấn, tạ, Yến, Kg....).
2. Một số điểm cần lưu ý
-Trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Dùng trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
Hoạt động 3(19’)
GV nêu yêu cầu.
? Hãy tìm các từ thuộc trường từ vựng: Người ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” ?
- GV hướng dẫn cho học sinh làm bài tập số 2.
- Sau khi học sinh trả lời, GV gọi một số em lên bảng trả lời, cho các em khác nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn cho học sinh làm bài tập số 3,4.
- Đọc văn bản và tìm cac từ ngữ theo yêu cầu.
- Trảlời, nhận xét và bổ sung.
- Làm bài tập và trả lời trước lớp. Các em khác nhận xét và bổ sung.
- Làm bài tập cá nhân, phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: Thầy tôi, cô tôi, mẹ tôi, em tôi.
Bài tập 2
+ Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
+ Dụng cụ để đựng.
+ Hoạt động của chân.
+ Trạng thái tâm lí.
+ Dụng cụ để viết. 
+ Tính cách của người.
Bài tập 3
- Thuộc trường từ vựng thái độ.
Bài tập 4
-Khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính.
-Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính
4. Củng cố (2’)
 Thế nào là trường từ vựng? Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “nghề nghiệp” ?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Học thuộc bài và làm bài tập số 4, 6 (SGK Trang 23)
 -Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
 - Chuẩn bị bài “bố cục của văn bản”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 8
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU	
Giúp học sinh:
 -Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
 -Biết cách xây dụng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
1.Kiến thức
 -Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 2.Kĩ năng 
 -Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
 -Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
I . CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ và một số đoạn văn mẫu.
 - SGK, chuẩn bị bài. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	Kiểm tra sĩ số học sinh, nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Chủ đề của văn bản là gì? Khi nào thì văn bản được coi là có tính thống nhất về chủ đề?
 - Chủ đề thường được thể hiện như thế nào trong văn bản?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Hoạt động 2 (10’)
- Gọi HS đọc văn bản ở mục I trong SGK.
- Gợi ý để học sinh trả lời.
? Văn bản vừa đọc có thể chia làm mấy phần? Ý chính của từng phần?
? Giữa các phần trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Qua việc phân tích bố cục văn bản trên em có thể rút ra kết luận gì?
- Đọc văn bản theo yêu cầu của GV.
- Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
I. Bố cục của văn bản
1. Đọc văn bản
2. Trả lời câu hỏi
- VB gồm ba phần.
- Nhiệm vụ:
+ Phần 1. Giới thiệu chung.
+ Phần 2. Công lao, tính cách và uy tín của ông Chu Văn An.
+ Phần 3. tình cảm của mọi người đối với ông.
- Mối quan hệ:
+ Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Phần trước là tiền đề cho phần sau. Phần sau là sự tiếp nối phần trước.
+ Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản.
Hoạt động 3(10’)
- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản “Tôi đi học” và đọc kĩ câu hỏi trong SGK, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi.
- Sau khi học sinh thảo luận, GV gợi ý theo yêu cầu trong SGK và yêu cầu học sinh trả lời. Cho các em khác nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến.
? Phần thân bài của văn bản“Tôi đi học” được sắp xếp dựa trên cơ sở nào?
? Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần thân bài?
? Khi miêu tả người, con vật, phong cảnh... em sẽ miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự miêu tả mà em biết?
? Theo em, phần thân bài văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “ Người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.
? Theo em nội dung phần thân bài được sắp xếp như thế nào?
? Em hiểu thế nào là bố cục của văn bản? Mỗi phần trong bố cục có nhiệm vụ gì? Thứ tự trình bày như thế nào?
- GY dùng bảng phụ để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.
- Đọc thầm văn bản và thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Lần lượt trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trả lời.
- Tự tìm câu trả lời.
- Trao đổi, trả lời.
- Dựa vào ghi nhớ trả lời
- Dựa vào ghi nhớ để trả lời
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
* Trình tự sắp xếp: 
+ Hồi tưởng và đồng hiện.
+ Liên tưởng: So sánh, đối chiếu những suy nghĩ và cảm xúc trong hồi ức và quá khứ.
* Diễn biến tâm trạng của bé Hồng
- Tình cảm, thái độ.
+ Thương mẹ sâu sắc.
+ Căm ghét cái xấu.
- Niềm vui hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ.
* Trình tự miêu tả.
 - Người, vật, con vật: 
+ Theo không gian.
+ Theo thời gian
+ Ngoại hình, quan hệ, cảm xúc.
- Tả phong cảnh.
+ Theo không gian.
+ Theo ngoại cảnh, cảm xúc.
=> Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp mạch lạc theo kiểu bài và ý đồ giao tiếp của người viết.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 4(13’)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận bài tập số 1 trong SGK. 
- Sau khi thảo luận nhóm, GV yêu cầu từng nhóm trình bày bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ xung ý kiến.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Thảo luận bài tập 1 theo nhóm.
- Từng nhóm trình bày bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi, phát biểu.
III. Luyện tập.
Bài tập 1
 Cần đảm bảo các ý sau:
a. Trình bày theo thứ tự không gian: Nhìn xa -đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: Về chiều; lúc hoàng hôn.
c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 2
- Thương mẹ và căm ghét những cổ tục khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ bé Hồng.
- Niềm vui sướng khi được ở trong lòng mẹ.
4. Củng cố (3’)
- Bố cục của văn bản là gì? Nêu nhiệm vụ của từng phần trong bố cục của một văn bản?
- Nội dung phần thân bài được trình bày như thế nào?
Kí duyệt tuần 2
5. Hướng dẫn (2’)
 -Xây dụng bố cục một bài văn tự sự tự chọn.
	- Làm bài tập số 3.
	- Chuẩn bị trước bài: “ Tức nước vỡ bờ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 2.doc