Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 10

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 10

NÓI QÚA

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày.

 - Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.

1.Kiến thức

 -Khái niệm nói quá.

 -Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,.)

 -Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2.Kĩ năng

 -vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.

3.Thái độ

 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 
Tiết 37 Ngày dạy:
NÓI QÚA
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
	- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
1.Kiến thức
 -Khái niệm nói quá.
 -Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...)
 -Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2.Kĩ năng
 -vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
3.Thái độ
 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, tìm hiểu các cách nói quá trong thơ văn và trong cuộc sống.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Dùng từ ngữ địa phương ta cần lưu ý những gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
NÓI QUÁ
Hoạt động 2 (16’)
- Gv treo bảng phụ có ghi các ví dụ về nói quá trong SGK và gọi một học sinh đọc ví dụ.
- GV gợi dẫn học sinh tìm hiểu các ví dụ.
? Cách nói: 
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Và:
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Có nói quá sự thật không? 
? Xét về ý nghĩa thì những câu này nói có đúng sự thật không? Căn cứ vào đâu mà ta kết kuận như vậy?
? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?
? Cách nói như trên có tác dụng gì trong khi viết thơ, văn và trong cuộc sống thường ngày?
? Em hiểu thế nào là nói quá? Dùng nói quá có tác dụng gì?
- GV dùng bảng phụ đưa bài tập nhanh.
? Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng của chúng trong những câu sau:
- Gánh cực mà đổ lên non
 Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
 - Bao giờ cây cải làm đình 
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường
 Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
- Quan sát bảng phụ và đọc ví dụ.
- Tìm hiểu các sí dụ theo gợi dẫn của GV.
- Trao đổi và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
- HS trả lời
- HS trả lời 
- Trả lời 
- Dựa vào ghi nhớ để trả lời.
- HS quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi.
- Các em khác nhận xét và bổ sung.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sang
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy,
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôm phần.
-> Cách nói trong các câu in đậm đã nói quá lên so vớ sự thật.
- Mặc dù nói qúa lên như vậy nhưng vẫn có độ tin cậy vì: Nội dung câu nói vẫn dựa trên cơ sở là sự thật.
- Thực chất nói như vậy là để nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm gây ấn tượng cho người đọc.
- Cách nói như trên có tác dụng tăng thêm sức biểu cảm cho câu văn.
2. Ghi nhớ
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
* Bài tập nhanh:
- Tác dụng: 
- Gánh cực mà đổ lên non
 Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
=> Cuộc sống lao động cực khổ.
 - Bao giờ cây cải làm đình 
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
=> Khẳng định một điều không bao giờ xảy ra.
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường 
 Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
=> Khảng định nỗi nhớ da diết, không nguôi.
Hoạt động 3 (19’)
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
? Hãy tìm các biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ?
- GV gọi 2 em lêm bảng làm bài tập 2.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận bài làm của học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
- GV Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm làm bài tập 4 trên bảng phụ.
- Sau khi các em làm xong, GV cho đại diện các nhóm treo bảng phụ và trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS lên bảng làm bài tập, các em khác nhận xét và bổ sung.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trên bảng các em khác quan sát, nhận xét và bổ sung bài làm của bạn.
- Nhận xét, đánh giá bài làm của bạn 
- HS lên bảng đặt câu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm làm bài tập 4, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
II. Luyện tập
Bài tập 1
a. Sỏi đá cũng thành cơm => Nhấn mạnh thành quả lao động, sự vất vả, gian khổ. 
b. Đi lên đến tận trời => Vết thương không có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c. Thét ra lửa => kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
Bài tập 2
Lần lượt điền các thành ngữ sau:
a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b. Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. Nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3: Đặt câu
- Chị ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 
- Đoàn kết sẽ có sức mạnh dời non lấp biển. 
Bài tập 4
- Thành ngữ có sử dụng nói quá: 
+ Ngáy như sấm.
+Trơn như mỡ.
+ Nhanh như cắt.
+ Lừ đừ như ông từ vào đền
+ Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông. 
+ Lúng túng như gà mắc tóc.
 4. Củng cố (2’)
Em hiểu thế nào là nói quá? Dùng nói quá có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn (2’)
- Học thuộc bài và nắm vững ghi nhớ 
- Làm các bài tập 5, 6 (SGK Trang 103)
-Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 38
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã được học ở học kì I.
1.Kiến thức
 -Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
 -Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
 -Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2.Kĩ năng
 -Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
 -Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm văn học.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, bảng phụ. 	 	 
- HS: SGK, Trả lời câu hỏi nội dung ôn tập trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
	GV tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
Hoạt động 2 (15’)
- GV: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
- GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Gọi một học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình về từng văn bản và từng mục cụ thể.
- GV dùng bảng phụ để tổng kết nội dung cần đạt.
- HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, HS khác nhận xét và bổ sung bài cho bạn.
1. Bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học (1941)
Thanh Tịnh (1911 - 1988)
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên.
Diễn tả những cảm nghĩ về buổi đi học đầu tiên với một ngòi bút giàu chất thơ.
Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu - 1938)
Nguyên Hồng
(1918 - 1982)
Hồi kí Tiểu thuyết
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Nỗi đau xót, tủi hận và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa mẹ. Cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được nằm trong lòng mẹ.
Giọng văn vừa chân thành, vừa tha thiết. Cảm xúc vừa chan chứa mãnh liệt, so sánh, liên tưởng mới mẻ.
Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn - 1939)
Ngô Tất Tố
(1893 - 1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Tố cáo chế độ bất công, tàn ác và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước CM.
XD nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ và hành động trong thế đối lập tương phản với các nhân vật khác, kể chuyện và miêu tả sinh động.
Lão Hạc (1943)
Nam Cao (1915 - 1951
Truyện ngắn
Tự sự xen lẫn trữ tình
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc. câu chuyện được kể một cách linh hoạt. Giọng văn trầm, buồn, chân thực kết hợp với chất trữ tình và triết lí.
Hoạt động 3 (20’)
GV nêu vấn đề: Từ sự chuẩn bị ở nhà, các em hãy nêu lên những nét giống nhau của các văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc.
- GV gọi học sinh trình bày bài làm của mình trước lớp. Sau đó cho một số em nhận xét và bổ sung. 
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về sự chuẩn bị của học sinh.
- HS đọc phần chuẩn bị ở nhà sau đó các em khác nghe, nhận xét, bổ sung. 
- HS trình bày bài làm của mình trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung. 
2. Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài : 2, 3 và 4.
a. Những điểm giống nhau
- Thể loại văn bản: Văn bản tự sự hiện đại.
- Thời gian ra đời: Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Đề tài, chủ đề: Con người, cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ.
- Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo. (Yêu thương, trân trọng tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ cao quý, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).
- Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực, chân thực gắn liền với đời sống, ngôn ngữ giản dị, cách kể, miêu tả, tả người, tả tâm lí rất cụ thể, hấp dẫn.
b. Những điểm khác nhau
Văn bản
Trong long mẹ
Tức nước vỡ bờ
Lão Hạc
Thể loại
Hồi kí tiểu thuyết 
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Tự sự
Tự sự xen lẫn trữ tình
Đề tài, chủ đề cụ thể
Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi làm ăn ở xa.
Người nông dân cùng khổ bị đè nén, áp bức đã uất ức vùng lên đấu tranh.
Một con người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng, dằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó. Tự tử vì muốn giữ được mảnh vườn cho con.
Nội dung chủ yếu
Nỗi đau xót, tủi hận và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa mẹ. Cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được nằm trong lòng mẹ.
Tố cáo chế độ bất công, tàn ác và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước CM.
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Đặc sắc nghệ thuật
Giọng văn vừa chân thành, vừa tha thiết. Cảm xúc vừa chan chứa mãnh liệt, so sánh, liên tưởng mới mẻ.
XD nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ và hành động trong thế đối lập tương phản với các nhân vật khác, kể chuyện và miêu tả sinh động.
Nhân vật được miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc, câu chuyện được kể một cách linh hoạt. Giọng vưn trầm, buồn, chân thực kết hợp với chất trữ tình và triết lí.
Hoạt động 4 (5’)
- GV cho học sinh trình bày một đoạn văn hoặc một nhân vật mà em yêu thích nhất.
- GV chốt kiến thức cơ bản.
- HS trình bày, các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
3. Trình bày đoạn văn (Nhân vật mà em yêu thích nhất
 4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thứ ... động viên mọi người.
Hoạt động 3 (25’)
? Theo dõi phần đầu văn bản cho biết văn bản này chủ yếu nhằm thuyết minh cho sự kiện nào?
? Sự kiện này giúp em hiểu thêm gì về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay?
? Hàng ngày em có sử dụng bao bì ni lông trong sinh hoạt của mình không? (đựng đồ đạc khi đến trường, đựng thức ăn khi đi chợ) Sử dụng nó có những mặt lợi nào?
? Dùng bao bì ni lông có những mặt lợi như đã nêu trên. Nhưng cái hại thì rất nhiều, vậy những cái hại của bao bì ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất. Vì sao? 
- GV lấy vài dẫn chứng ghi trên bảng phụ:
- Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-li-ê-ti-len ....
- Tại vườn thú quốc gia Cô bê ở Ấn Độ ...
? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này?
? Cách thuyết minh như vậy có tác dụng gì?
? Vậy việc xử lí bao bì ni lông hiện nay trên thế giới và VN có những biện pháp nào?
? Văn bản đã nêu ra những biện pháp gì? 
? Các biện pháp đó có thể thực hiện được không?
? Muốn thực hiện được cần có thêm những điều kiện gì?
? Các biện pháp mà tác giả nêu ra đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa? Vì sao?
? Việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình mình hiện nay như thế nào? Em có những biện pháp gì để bản thân và mọi người hạn chế sử dụng bao bì ni lông góp phần bảo vệ môi trường?
? Văn bản này đã nêu lên những nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ ấy được cụ thể hóa bằng hành động gì?
? Tại sao tác giả lại nêu nhiệm vụ chung trước, hành động cụ thể sau? 
? Để nêu ra những nhiệm vụ này, người viết dùng kiểu câu gì? Việc dùng kiểu câu đó có tác dụng gì?
? Qua việc tìm hiểu văn bản ''Thông tin về ngày trái đất năm 2000'' đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về việc ''Một ngày không dùng bao ni lông''?
? Em sẽ dự định gì để những thông tin này đi vào đời sống, biến thành những hành động cụ thể? 
? Văn bản trên là văn bản thuyết minh. Vậy để thuyết minh vấn đề rõ ràng có sức thuyết phục cần phải đảm bảo yêu cầu gì? 
- HS: 22/04/2000 VN tham gia ngày Trái Đất với chủ đề ''Một ngày không sử dụng bao bì ni lông ''.
- HS: Bảo vệ môi trường là vấn đề nóng bỏng, đặt lên hàng đầu, thế giới rất quan tâm đến vấn đề này. Để hưởng ứng phong trào này VN cũng hành động ''Một ngày không sử dụng bao bì ni lông'' để tỏ rõ sự quan tâm này.
- HS: Nó rất tiện lợi, rất nhẹ, dai, giá thành rẻ, đựng được cả đồ nước, lại trong suốt khi mua hàng người mua chỉ cần quan sát bên ngoài mà không cần mở ra.
- HS thảo luận nhóm với hình thức ghi sẵn ra giấy, sau đó đại diện nhóm trình bày.
- HS: Liệt kê tác hại và phân tích có cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
- HS: Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tế, rõ ràng, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- HS: 
+ Chôn lấp nhưng gây khăn và gây bất tiện.
+ Đốt: phương pháp này chưa được dùng phổ biến ở VN. Tuy nhiên việc đốt rác thải nhựa, ni lông thải ra lượng khí độc chứa thành phần Các bon có thể làm thủng tầng ô zôn, khói có thể gây ngất, khó thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng và ung thư.
+ Tái chế: gặp rất nhiều khó khăn vì những người dọn rác không hào hứng thu gom vì chúng qúa nhẹ (khoảng 1000 bao mới được 1kg) mà giá thành tái chế qúa đắt gấp 20 lần giá thành sản xuất một bao bì mới.
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS: Có khả năng thực hiện được vì nó chủ yếu tác động vào ‏ý thức người sử dụng, nó dựa trên nguyên tắc phòng tránh, giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông bằng nhiều cách.
- HS: Bản thân mỗi người phải tự giác, có ‏ý thức
- HS: Chưa triệt để, chưa giải quyết tận gốc, chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông mà chỉ là giải pháp thay thế, nên hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông.
-‏ HS tự liên hệ 
- HS trả lời
- HS: Nhấn mạnh việc bảo vệ trái đất là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và lâu dài.
- Việc hạn chế dùng bao ni lông là công việc trước mắt.
 ‏-Sử dụng câu cầu khiến: khyên bảo, yêu cầu, đề nghị mọi người nghị chế dùng bao bì ni lông.
- HS: Tác hại của việc dùng bao ni lông và các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao bì ni lông.
- HS tự bộc lộ 
+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết.
+ Kêu gọi mọi người hãy tham gia bằng hành động cụ thể.
 - HS:
+ Lượng thông tin đưa ra phải kháck quan, chính xác, có ích.
+ Trình bày vấn đề rõ ràng, chặt chẽ.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Nguyên nhân và tác hại của việc dùng bao bì ni lông 
* Nguyên nhân cơ bản
- Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây hại đối với môi trường là ''tính không phân hủy của pla-xtíc''.
- Dùng không đúng cách và thải hàng triệu bao ni lông mà phần lớn là bị vứt bừa bãi.
* Nguyên nhân và tác hại cụ thể.
- Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở sự sinh trưởng của sinh vật bị nó bao quanh...
- Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc cống rãnh làm tăng khả năng ngập lụt, sinh nhiều muỗi độc.
- Bao bì ni lông trôi ra biển làm cá chết vì nuốt phải.
- Bao bì ni lông màuđựng thực phẩm rất độc hại.
- Bao bì ni lông bị đốt thải khí rất độc.
* Ngoài ra nó còn có tác hại:
+ Ni lông thường bị vứt ở những nơi công cộng, có khi là những di tích, danh lam thắng cảnh làm mất mĩ quan của cả khu vực.
+ Ni lông thường dùng để gói, đựng các loại rác thải. Rác đựng trong các túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy sinh ra các chất gây độc hại.
2. Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông
- Dùng thay thế.
- Chỉ dùng khi thật cần thiết.
- Sử dụng nhiều lần.
- Tuyên truyền cho người khác biết tác hại của bao ni lông.
‏.
‏3Ý nghĩa to lớn trọng đại của vấn đề 
* Nhiệm vụ:
+ Hãy cùng nhau quan tâm đến trái đất.
+ Bảo vệ trái đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường.
 + Hành động ''Mỗi ngày không dùng bao bì ni lông''. 
* Hành động: Hạn chế dùng bao bì ni lông.
Hoạt động 4 (1’)
 GV hướng dẫn HS tổng kết bằng việc gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK
III. Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố (3’)
	Em sẽ dự định gì để những thông tin này đi vào đời sống, biến thành những hành động cụ thể? 
5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
- Chuẩn bị bài “Nói giảm, nói tránh’.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 40
 NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS: 
- Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh
- Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
1.Kiến thức
 -Khái niệm nói giảm nói tránh.
 -Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2.Kĩ năng
 -Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
 -Sư dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã lịch sự.
II. CHUẨN BỊ 
 	 - GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
 	 - HS: SGK, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Nói quá là gì? Tác dụng? Cho ví dụ.
- Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau:
Bác ơi tim Bác mênh mông qúa,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
 (Tố Hữu) 
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
Hoạt động 2 (21’)
- GV treo bảng phụ ghi sẵn VD/SGK. Gọi HS đọc VD.
? Các từ in đậm ở VD 1 đều nói lên điều gì? (nghĩa là gì)?
? Viết về cái chết nhưng tại sao người viết lại chọn cách diễn đạt ấy nhằm mục đích gì?
? Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau tránh sự thật phũ phàng, giảm đau xót như : ''đi, chẳng còn''. Em hãy tìm vài ví dụ trong thơ văn có sử dụng cách diễn đạt này cũng nói đến cái chết?
- Gọi HS đọc ví dụ 2 
? Tại sao trong câu văn tác giả lại dùng từ ''bầu sữa'' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để nhằm mục đích gì?
- Gọi HS đọc ví dụ 3
? Hai câu có nội dung gì? 
? So sánh hai cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe? 
- GV: Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục, thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy em hãy nhắc lại nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nó là gì?
? Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp. Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh? Lấy ví dụ?
- HS đọc ví dụ
- HS: Đều nói đến cái chết
- HS:
- Ví dụ a, b: giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của nhà thơ, của mọi người đối trước cái chết của Bác.
- Ví dụ c: giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con (xa nhà trước một sự thật phũ phàng, đau xót như vậy.
- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày.
- Bỗng loè chớp đỏ 
 Thôi rồi , Lượm ơi ! 
 (Lượm - Tố Hữu)
- Bác đã lên đường theo tổ tiên 
 (Tố Hữu )
- Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi ! Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 
 (Lão Hạc - Nam Cao ) 
- Bác Dương thôi đã, thôi rồi.
(Khóc Dương khuê - Nguyễn Khuyến)
- HS đọc ví dụ 2 
Dùng từ ''bầu sữa'' cốt để tránh thô tục.
- HS đọc ví dụ 3 
- HS: Người mẹ đều phê bình sự lười biếng.
- HS: Cách nói hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS: Khi trình bày, kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc.
I . Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
* Ví dụ 
1. Các từ in đậm đều nói đến cái chết:
+ Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác ® Chỉ cái chết của Bác Hồ.
+ Đi ® Chỉ cái chết của Bác Hồ.
=> Giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của nhà thơ, của mọi người đối trước cái chết của Bác.
+ chẳng còn ® cái chết (bố mẹ nhân vật Lượng).
=> Giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con (xa nhà) trước một sự thật phũ phàng, đau xót như vậy.
2. Dùng từ ''bầu sữa'' cốt để tránh thô tục.
3. Cách nói thứ hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3 (15’)
- Hướng dẫn luyện tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1 SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2 SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2 SGK.
- Làm bài cá nhân, trình bày, lớp hận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm , đại diên nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu, lớp nhận xét, bổ sung.
II . Luyện tập 
Bài 1 
a. đi ngủ 
b. chia tay nhau 
c. khiếm thị 
d. có tuổi 
e. đi bước nữa 
Bài 2 
 a2, b2, c1, d1, e2 
Bài 3
- Đừng cười to ® Xin cười nho nhỏ một chút.
- Giọng hát chua lét ® Giọng hát chưa được ngọt lắm.
 4. Củng cố (2’)
	- Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ.
	- Trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh? Lấy ví dụ?
 5. Hướng dẫn (1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
Kí duyệt tuần 10
Ngày //2011
Kiều Thị Phúc
- Sưu tầm thêm những bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và phân tích tác dụng của nó.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần10.doc