Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 đến 10

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 đến 10

 Tiết 9: Đọc hiểu văn bản.

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 ( Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố).

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tp truyện hiện đại

- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.

- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nd trong XH tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: Có áp bức- có đấu tranh.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1/ Kiến thức: - Cốt truyện, nv, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tp Tắt đèn.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, mtả, kể chuyện & xd nhân vật.

2/ Kĩ năng: - Tóm tắt VB truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các PTBĐ trong VB Tự sự để phân tích tp tự sự theo khuynh hướng hiện thực.

3/ Thái độ: Cảm thông với số phận của người nd trong xã hội cũ, lên án chế độ áp bức bóc lột, bất công

 

doc 65 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2010 Ngày giảng:06/9
 Tiết 9: Đọc hiểu văn bản.
Tức nước vỡ bờ
 ( Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố).
I. Mức độ cần đạt:
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tp truyện hiện đại 
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nd trong XH tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: Có áp bức- có đấu tranh.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức: - Cốt truyện, nv, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tp Tắt đèn.
Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, mtả, kể chuyện & xd nhân vật.
2/ Kĩ năng: - Tóm tắt VB truyện.
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các PTBĐ trong VB Tự sự để phân tích tp tự sự theo khuynh hướng hiện thực.
3/ Thái độ: Cảm thông với số phận của người nd trong xã hội cũ, lên án chế độ áp bức bóc lột, bất công
III.Chuẩn bị của thầy và trò:
+ Thầy: Tư liệu về nhà văn Ngô Tất Tố và Tác phẩm Tắt đèn- Tranh ảnh.
+ Trò: Đọc VB, soạn bài theo hướng dẫn.
IV. Tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng.
3. Tổ chức dạy và học bài mới: 
HĐ 1: Tạo tâm thế
GV giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và Tp Tắt đèn.
HĐ 2: Tri giác (Đọc, quan sát, tri giác)
Thời gian: 8’
Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình.
Kĩ thuật: DH theo góc, kĩ thuật khăn trải bàn 
Thầy
- Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Ngô Tất Tố?
* Giới thiệu những sáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố?
* Vị trí của đoạn trích trong tiểu thuyết Tắt đèn?
-Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp nội dung văn bản? vì sao?
-Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai? Dựa trên cơ sở nào để xác định nhân vật chính của tác phẩm?
* yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: Chú thích : 1,3,4,5,6,9,11.
Trò
Đọc phần chú thích và trả lời câu hỏi.
 - Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn.
- Kể tên một số sáng tác tiêu biểu của tác giả.
- Vị trí và nội dung đoạn trích.
- Tự sự kết hợp với m/ tả. 
- Đọc lời kể với giọng nhẹ nhàng , tỏ ý cảm thông sâu sắc với nhân vật.
- Đọc lời của 2 tuyến nhân vật rõ ràng thể hiện đặc điểm của nhân vật chính và phản diện...
- Nhân vật chị Dậu.
HS dựa vào phần chú thích lần lượt giải thích nghĩa các từ đó.
Chuẩn KTKN cần đạt
I. Đọc - chú thích
1. Tác giả:
- 1893-1954 quê Lộc Hà- Từ Sơn- bắc Ninh( hà Nội).
- Nhà nho gốc nông dân, là học giả có nhiều công trình khỏ cứu về nhiều lĩnh vực...
- Được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
2. Tác phẩm:
- Tiêu biểu: Tắt đèn, Lều chõng,Việc làng...
- “Tức nước vỡ” bờ nằm trong chương XVIII của tác phẩm...
3. Đọc văn bản.
4. Bố cục văn bản:
5. Giải thích nghĩa từ khó:
- SGK- 32.
 Ghi chú
Hoạt động 3: HĐ phân tích cắt nghĩa.
- Thời gian : 25’
- Phương pháp : Vấn đáp
*GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt phần 1.
- Mở đầu đoạn trích, tác giả làm nổi bật lên cảnh tượng gì?
- Em suy nghĩ gì về việc tác giả đan xen các chi tiết miêu tả nhân vật chị Dậu chăm sóc chồng và âm thanh tiếng tù và thúc sưu ?
- Tác giả đã dùng những chi tiết nào diễn tả cử chỉ và hành động của chị khi chăm sóc chồng?
- Nhận xét gì về lời kể và cách diễn tả của tác giả khi miêu tả chị Dậu chăm sóc chồng?
- Để người đọc hình dung được hoàn cảnh gđ chị Dậu và làng Đông xá trong vụ thuế, tg đã dùng biện pháp nt gì?
- Em cảm nhận điều gì về tình cảm và thái độ của chị khi chăm sóc chồng?
* Gợi ý: Từ cử chỉ, hành động đến thái độ tình cảm của chị cho ta thấy chị là người phụ nữ dịu dàng, yêu thương chồng tha thiết...
* Bình và chuyển ý: Tình cảnh gđ chị Dậu và thái độ ân cần và sự giúp đỡ sẻ chia của bà lão hàng xóm giúp cho ta hình dung được cuộc sống của những người nông dân trước CM... và ta cảm động biết bao trước sự dịu dàng của người phụ nữ nông dân xưa... * Y/c nhóm HS đọc phân vai.
- Đoạn truyện kể lại sự việc gì? những nhân vật nào liên quan đến sự việc đó? Ai là nhân vật trung tâm?
- Nhắc lại phần chú thích để hiểu thêm về cai lệ, lí trưởng; sưu thuế...
- Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc thuế của gia đình chị Dậu vào thời điểm nào? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh bọn chúng?
- Tác giả không tả diện mạo chúng qua hình dáng mà qua hành động và vật dụng gắn liền với chúng khi thúc thuế...điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Chứng kiến cảnh người ốm vừa rên vừa kề bát cháo lên miệng, chúng tỏ thái độ ra sao?
- Qua đó, em hiểu thêm gì về bọn cai lệ và người nhà lí trưởng?
H: Khi nghe chị Dậu xin khất tiền sưu, chúng tỏ thái độ thế nào? trước sự phản kháng của chị Dậu?
- Tg dùng nt gì để làm nổi bật lên cảnh tưởng cai lệ và người nhà lí trưởng thúc thuế ở gia đình chị Dậu?
- Qua lối kể và tả đó, tác giả giúp người đọc hiểu thêm gì về bọn chúng?
- Từ bộ mặt của bọn quan lại và tay sai ấy, em hiểu gì về bản chất xã hội cũ?
* Bình và liên hệ để chuyển ý.
- Thấy bọn cai lệ tay thước tay dao đến nhà, chị Dậu tỏ thái độ gì?
- Bị bọn chúng quát mắng chị xử sự ra sao?
- Chị Dậu có biểu hiện như thế nào khi thấy chúng sấn sổ định trói chồng mình?
- Bị bọn chúng bịch cho mấy bịch, chị Dậu xử sự ra sao?
- Khi cai lệ tát vào mặt chị và nhảy vào cạnh anh Dậu, chị đã hành động như thế nào?
- Ngô Tất Tố đã sử dụng biện pháp nt gì để khắc hoạ chân dung nhân vât chị Dậu?
- Em suy nghĩ gì về cách miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật chị Dậu?
- Qua cách miêu tả ấy, em cảm nhận được điều gì về nhân vật chị Dậu?
H: Tại sao nói; hành động của chị Dậu được coi là sự tức nước vỡ bờ?
H: Qua đoạn trích em hiểu thêm gì về dụng ý của người soạn sách khi đặt tiêu đề cho chương truyện này?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần ghi nhớ( tổng kết).
- Theo em, yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích?
- Qua chương truyện, Ngô Tất Tố giúp ta hiểu gì về số phận và phẩm chất của những người nông dân trong xã hội cũ?
- Thông qua đoạn trích, Ngô Tất Tố khẳng định điều gì?
GV: Sấm ngày nay là bão nổi của ngày mai, trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh...
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, NTT xui người nông dân nổi loạn”, dựa vào đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
- Qua đoạn trích em cảm nhận được gì về thái độ và tình cảm của nhà văn ?
* NTT gửi gắm một niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân, phản ánh chân thực cuộc sống cùng cực của họ, ngợi ca và bệnh vực họ...ông đã thắp lên trong 
- Đ ọc và tóm tắt.
- Chị Dậu chăm sóc chồng và cảnh thúc thuế...
- Diễn tả không khí ở làng quê Việt nam xưa trong vụ sưu thuế và hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình chị Dậu
-HS liệt kê các chi tiết miêu tả cử chỉ và hành động của chị Dậu chăm sóc chồng:
-> Dùng các từ láy nhằm diễn tả cử chỉ nhẹ nhàng và tâm trạng lo lắng của chị Dậu khi chăm sóc chồng.
-> Dùng nghệ tghuật tương phản: 
+ cảnh thúc thuế với những âm thanh dồn đạp....và tiếng nói nhẹ nhàng, cử chỉ ân cần của chị Dậu...
=> làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng dịu dàng của người phụ nữ nghèo biết vượt lên hoàn cảnh, chịu đựng hi sinh và chăm sóc chồng chu đáo...
- Tự trình bày.
- Đọc phân vai.
- Tóm tắt đoạn truyện và chỉ rõ các nv chính và phản diện đại diện cho giai cấp thống trị và bị trị.
- Anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề lên miệng...
-> Kết hợp kể và tả, dùng các động từ mạnh nhằm giúp ta cảm nhận được bản chất của hạng người này trong xã hội cũ.( đại diện cho xã hội PK đương thời)
- Tg diễn tả âm thanh sầm sập của tiếmg chân bước và roi song...
-> Bộ mặt tàn ác của bọn quan lại địa phương...
- Nhận xét:Là những kẻ vô lương tâm, bởi người xưa thường nói “Trời đánh còn tránh miếng ăn”...vậy mà lũ đầu trâu mặt ngựa ấy không xót thương cho một người tiều tuỵ như anh Dậu=> chúng không có tình người.
- Liệt kê chi tiết
- Kết hợp lời kể truyền cảm với lời nhận xét và tả thái độ hành động của nhân vật theo mức độ tăng tiến gây ấn tượng với người đọc.
- Chúng là những kẻ bất lương,hống hách, thô bạo; là công cụ của chế độ PK-TD tàn bạo và đại diện cho giai cấp thống trị đương thời. 
- Nêu nhận xét, bổ sung
- Phát biểu, 
- Tìm chi tiết, phát biểu
- Tìm chi tiết, phát biểu
- Thảo luận, trình bày.
- Dùng các động từ mạnh, lời xưng hô...của nhân vật ...tg giúp ta cảm nhận được sự phát triển tâm lí nhân vật thật rõ nét: Từ nhũn nhặn, thiết tha đến cử chỉ cứng cỏi, thách thức, chống trả quyết liệt...
- Nêu cảm nhận.
- Giải thích
- Tự lí giải, bổ sung
HS khái quát lại những biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Ngô Tất Tố đã dùng để diễn tả nội dung đoạn trích và khắc hoạ nhân vật...
- Tự trình bày cảm nhận về ndung, ý nghĩa của VB và về NV...
- Thảo luận nhóm.
- HS tự trình bày.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản:
1. Chị Dậu chăm sóc người chông ốm yêu trong vụ sưu thuế.
+ ngả mâm bát múc ra la liệt, quạt lấy quạt để...
+ Rón rén bưng một bát lớn ...
+ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
+ ngồi xuống chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
=> Lời kể nhẹ nhàng tha thiết kết hợp với các động từ, từ lấy miêu tả cử chỉ và hành động, tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp trong sáng của người phụ nữ dịu dàng và yêu thương chồng tha thiết.
2. Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
a. Hình ảnh bọn cai lệ và người nhà lí trưởng:
- sầm sập tiến vào với những roi song tay thước và dây thừng
* Khi chứng kiến cảnh anh Dậu đang ăn cháo:
- Gõ đầu roi xuống đất
- Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: Thằng kia...Nộp tiền sưu ! Mau!...
* Trước lời van xin của chị Dậu:
- trợn ngược hai mắt, hắn quát: Mày định...giọng vẫn hầm hè
-> chửi mắng-> bảo người nhà lí trưởng trói anh Dậu
->hắn vừa nói vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị Dậu , sấn đến để trói anh Dậu
-> Cai lệ tát vào mặt chị Dậu...
-> ngã chỏng quèo trên mặt đất.
- Kết hợp 3 phương thức biểu đạt , dùng các động từ mạnh miêu tả cử chỉ, thái độ và hành động nhân vật qua đó giúp người đọc hiểu được bộ mặt của bọn quan lại trong chế độ cũ.
=> Kết hợp lời kể truyền cảm với lời nhận xét và tả thái độ hành động của nhân vật theo mức độ tăng tiến gây ấn tượng với người đọc.
=> Một xã hội đầy rẫy những bất công, tàn ác đã trà đạp một cách không thương tiếc đối với những người lương thiện. Một xã hội tồn tại trên các lí lẽ và hành động bạo ngược...
b. Chị Dậu bảo vệ chồng.
- Run run: “ Nhà cháu....hai ông làm phúc...
-> Vẫn thiết tha: “ Khốn nạn ! nhà cháu...
-> Xám mặt...: Cháu van ông...
-> Liều mạng cự lại: “ chồng tôi đau ốm...
-> Nghiến hai hàm răng: “ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
-“ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi r ... a! 
- Hãy bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ ô nhiễm m/t đang gia tăng.
- Hãy cùng nhau hành động: 
Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
=> Lời kêu gọi bình thường mà trang trọng, tác động sâu sắc vào nhận thức thái độ của mọi người , khích lệ mọi người cùng thực hiện.
KT:
hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
*Hoạt động 4: Khái quát, đánh giá
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
-Em hãy khái quát lại nét đặc sắc của văn bản về cách thuyết minh và bố cục của văn bản.
-Bức thông điệp đã nhắn nhủ chúng ta điều gì?
- Thảo luận, trình bày.
- Trình bày nội dung VB
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Lời văn thuyết minh ngắn gọn, trang trọng, dễ hiểu , dễ nhớ.
- Bố cục chặt chẽ .
2. Nội dung.
- Bao bì ni lông có rất nhiều tác hại bởi vậy phải giảm bớt tác hại đó và lớn hơn nữa là phải bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta.
-KT:
hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
4/Củng cố:
Văn bản '' Thông tin về ngày Trái Đất .... '' chủ yêu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự .
B. Nghị luận .
C. Thuyết minh .
D. Biểu cảm .
? ‏‎ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản '' Thông tin ngày ....2000'' 
A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa .
B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng .
C. Để góp phàn vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất .
D. Đê góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người .
5/Hướng dẫn về nhà .
- Học thuộc ghi nhớ . Sưu tầm tranh ảnh theo nhóm về chủ đề trên .
- Ngay sau giờ học tổ chức lớp thu gom bao bì ni lông trong trường . 
- Ôn tập tiết 38 chuẩn bị cho tiết kiểm tra Văn .
----------------------------------
 Ngày soạn : 14/10 Ngày giảng : 29/10 
Tiết 40
Nói giảm nói tránh
a. mức độ cần đạt 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là nói giảm , nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học .
2. Kĩ năng: -Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật
-Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã lịch sự.
3. Thái độ:
 - Có ‏‎ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết .
II. chuẩn bị .
 G : Giáo án , bảng phụ .
 H: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài . 
iii. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Hs 1 : Nói quá là gì ? Tác dụng ?
- HS2 : Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau :
Bác ơi tim Bác mênh mông qúa ,
ôm cả non sông mọi kiếp người !
 ( Tố Hữu ) 
 A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ . B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ .
 C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ . D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ .
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( tạo tâm thế )
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
 Phương pháp : Thuyết trình
 Thời gian : 2 phút
* ở tiết hoc trước chúng ta đã tìm hiểu biện pháp tu từ nói qúa và tác dụng của nó . Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu biện pháp tu từ nói giảm nói tránh . Vậy nói giảm nói tránh là gì ? Trong viết văn , thơ hoặc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nó đem lại hiệu qủa gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, hệ thống hoá các tiểu loại)
- Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
- Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
- Thời gian : 20 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KT-KN cần đạt
Ghi chú
* Treo bảng phụ ghi sẵn VD / SGK . Gọi h/s đọc VD .
- Các từ in đậm ở VD 1 đều nói lên điều gì ? ( nghĩa là gì? ) 
*CácMác, Lênin và các vị lãnh tụ đều là những vị cách mạng tiền bối , đã qua đời rất lâu . Trong qúa trình đi tìm đường cứu nước Bác đã tiếp cận với học thuyết Mác- Lênin tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc.Vậy lúc này đây khi viết di chúc để lại cho toàn thể nhân dân VN , Bác đã nói rằng Bác đi gặp cụ Các Mác ... ở thế giới bên kia.
- Viết về cái chết nhưng tại sao người viết lại chọn cách diễn đạt ấy nhằm mục đích gì?
Câu hỏi thảo luận theo nhóm :
- Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau tránh sự thật phũ phàng , giảm đau xót như : đi , chẳng còn. Em hãy tìm các vd trong thơ văn có sử dụng cách diễn đạt này cũng nói đến cái chết ?
* Trong thơ văn các tác giả rất chú ‏‎ý sử dung cách nói như trên để bày tỏ t/cảm, cảm xúc của mình và tránh cảm giảm đau buồn , nặng nề. Ngoài ra sử dụng cách diễn đạt như trên còn có mục đích nào khác chúng ta cùng tìm hiểu VD 2.
- Gọi h/s đọc VD 2
- Tại sao trong câu văn tg lại dùng từ '' bầu sữa '' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để nhằm mục đích gì ?
* Không chỉ sử dụng rộng rãi và có giá trị trong thơ văn , mà trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta cũng sử dụng cách diễn đạt trên.
- Đọc VD 3
- Hai câu có nội dung gì ? 
- So sánh hai cách nói trên , cách nói nào nhẹ nhàng , tế nhị hơn đối với người nghe ? 
* Cũng là phê bình nhưng ở mức độ nhe nhàng có sự động viên , khuyến khích cố gắng vươn lên .
-Đặt câu với cách nói tương tư như trên ?
*Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn , tránh thô tục , thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm , nói tránh . Vậy em hãy nhắc lại nói giảm , nói tránh là gì ? Tác dụng của nó là gì ?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ ?
* Nói giảm , nói tránh còn gọi là uyển ngữ , nhã ngữ , khinh từ là một biện pháp tu từ chứ không phải là hai biện pháp .
- Qua ba ví dụ cho biết tg đã nói giảm nói tránh bằng cách nào ? 
* Ngoài những cách nói trên người ta còn sdụng các từ H-V ( từ thuần Việt gây ấn tượng cụ thể, từ HV gây ấn tượng mờ nhạt) VD :
Xác chết: tử thi , thi hài .
Chôn : mai táng ,an táng .
Yếu , kém : còn nhiều tồn tại cần khắc phục .
- Quan sát, đọc ví dụ .
- Đều nói đến cái chết :
a, b:cái chết của Bác Hồ 
c: cái chết(bố mẹ nhân vật Lượng ).
- Nghe.
- Giải thích, bổ sung.
Thành lập nhóm nhỏ.
-Các nhóm thảo luận . Đại diện trình bày .
I . Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh .
1/ VD1
(1) đi gặpcụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng
(2)Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
(3) chẳng còn.
=> (1),(2): giảm nhẹ sự thương tiếc , đau buồn của nhà thơ , của mọi người đối trước cái chết của Bác.
(3): giảm nhẹ sự đau buồn , thương tiếc của người con ( xa nhà ) trước một sự thật phũ phàng , đau xót như vậy .
- Bỗng loè chớp đỏ 
 Thôi rồi , Lượm ơi ! 
 ( Lượm - Tố Hữu ).
- Bác đã lên đường theo tổ tiên 
 (Tố Hữu ).
- Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi ! Vừa thấy tôi , lão bảo ngay :
Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! 
 (Lão Hạc - Nam Cao ) 
- Bác Dương thôi đã , thôi rồi .
 ( Khóc Dương khuê - Nguyễn Khuyến )
Hs đọc ví dụ 2 .
- Giải thích, bổ sung.
(Dùng từ '' bầu sữa '' cốt để tránh thô tục)
- Đọc ví dụ 3 .
- Người mẹ đều phê bình sự lười biếng .
- Cách nói hai tế nhị , nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận .
- Nghe, hiểu
- Anh hát rất dở .
- Anh hát chưa hay lắm .
- Rút ra bài học, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ / SGK .
VD 1, 2 : dùng từ đồng nghĩa .
VD 3 : dùng cách nó phủ định ở măt tích cực trong cặp từ trái nghĩa .
VD2:
bầu sữa.-> tránh thô tục 
VD 3:
- lười lắm.
- không được chăm chỉ lắm -> tế nhị , nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận .
2/ Bài học(Ghi nhớ / SGK)
Hoặc cách nói trống . VD : Ông 	 Ông
ấy sắp chết .
ấy chỉ nay mai thôi
* Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự nhã nhặn của người nói , sự quan tâm , tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục , có văn hóa . Là h/s các em phải học cách nói năng đúng mực , lễ phép với thầy cô , hoà nhã với bạn bè. Cần phê phán thói quen ăn nói bỗ bã , thô tục .Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng cách nói giảm nói tránh.
* Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp . Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Lấy ví dụ ?
- Khi cần thiết phải nói thẳng nói đúng sự thật .
- Khi trình bày , kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc .
Hoạt động 5 : Luyện tập , củng cố 
Phương pháp : Vấn đáp, giải thích
Kĩ thuật : Khăn trải bàn, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
Thời gian : 18-20 phút.
Gọi h/s đọc yêu cầu của bài .
Hình thức làm cá nhân .
Hình thức : Thảo luận nhóm .
Hình thức thảo luận nhóm , làm ra bảng phụ .
- Đọc.
a,Đi ngủ .
b, chia tay nhau .
c, khiếm thị .
d, có tuổi .
e, đi bước nữa .
a, a2 . b, b2 ; c, c1 ; d, d1 ; 
e, e2 .
- Đừng cười to Xin cười nho nhỏ một chút .
- Giọng hát chua loét Giọng hát chưa được ngọt lắm .
II . Luyện tập .
Bài 1 :
Bài 2 :
Bài 3: 
- làm cá nhân vào vở BT
Thảo luận nhóm .
thảo luận nhóm , làm ra bảng phụ 
 4/ Củng cố :
BT : Cho 2 VD sau : 
1, Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn .
2, Bác Dương thôi đã , thôi rồi ?
( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyễn ) .
? Xác định biện pháp tu từ trong hai ví dụ trên ?
- VD 1 : Nói qúa nhấn mạnh sự hoà thuận , chung thuỷ , chung lòng của vợ chồng 
 làm được những điều lớn lao : '' tát cạn nước biển Đông '' 
- VD2 : Nói qúa tránh cảm giác đau buồn , thương tiếc của nhà thơ đối với người bạn của mình .
? Qua đó hãy so sánh nói quá và nói giảm nói tránh ? 
- Giống : Đều là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn , trong lời ăn tiếng nói hàng ngày .
- Khác : + Nói quá là cách nói phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm .
Tác dụng : Nói quá để nhấn mạnh , gây ấn tượng .
+ Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn , nặng nề , tránh thô tục thiếu lịch sự .
Tác dụng :tránh cảm giác đau buồn , nặng nền...
* Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng cả hai biện pháp tu từ này khi sử dụng đều đem lại hiệu qủa cao , đặc biệt trong văn, thơ .
? ‏‎ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh :
A. Để bộc lộ thái độ , tình cảm , cảm xúc của người nói .
B. Để tránh gây cảm giác đau buồn , ghê sợ , nặng nề, tránh thô tục , thiếu lịch sự .
C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc .
D. Để nhấn mạnh . gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng nói đến trong câu .
* Hướng dẫn về nhà .
- Học thuộc ghi nhớ .
- Sưu tầm thêm những bài văn , bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh .
- Soạn bài : Câu ghép . 
* Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGANgu van8tuan3 den tuan104 cotHP.doc