Tiết 73 NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp hs:
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
B.CHUẨN BỊ.
GV:Tranh chân dung tác giả +Tranh minh hoạ.
HS : Bài soạn.
C.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra: -Bài soạn của hs.
2.Bài mới. GV giới thiệu bài
Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 73 Nhớ Rừng (Thế Lữ) A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. -Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. B.Chuẩn bị. GV:Tranh chân dung tác giả +Tranh minh hoạ. HS : Bài soạn. C.Các HĐ dạy học chủ yếu 1.Kiểm tra: -Bài soạn của hs. 2.Bài mới. GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. HD hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. _Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời của Thế Lữ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. GV giới thiệu bổ sung. HĐ2. HD hs đọc, tìm hiểu chung về vb. -Em có nhận xét gì về thể thơ? -Theo em, bài cần đọc với giọng ntn? -GV hd đọc, đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp, hs nhận xét, GV chốt. -Giải nghĩa các chú thích 1,2,3,4,7,,9, 14,16,18. -Bài thơ được t/g ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn. HĐ3. hd hs phân tích. -Bài thơ là lời tâm sự của nhân vật nào ? Trong hoàn cảnh nào?( Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú) -Bài thơ nói về mấy cảnh tượng chính? Đó là những cảnh tượng gì? Cảnh nào là thực, cảnh nào là mộng tưởng, dĩ vãng? -Đọc 8 câu thơ đầu và cho biết nội dung chính của đoạn. -Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú được tác giả miêu tả qua nhừng từ ngữ, hình ảnh nào? Vì sao nó có tâm trạng ấy? - Trong những nỗi khổ của con hổ, nỗi khổ nào có sức biến thành “khối căm hờn”? Em hiểu khối căm hờn này như thế nào? - Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào? - đặt trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta lúc đó, tâm trạng của con hổ có gì đồng điệu với tâm trạng của nhân dân ta? -Hãy nêu nhận xét của em về tâm trạng con hổ trong 8 câu thơ đầu. -Đọc đoạn 4 -Qua con mắt của chúa sơn lâm, cảnh vườn bách thú được hiện lên như thế nào? Hãy tìm những chi tiết minh hoạ. -Em có nhận xét gì về giọng điệu của những câu thơ ở đ1 và đ 4?(giọng giễu nhại, một loạt những từ ngữ liệt kê liên tiếp,cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường, khinh miệt) -Từ 2 đoạn thơ trên, em hiểu gì về tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú? I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.Tác giả.Thế Lữ (1907-1989) -Quê ở Bắc Ninh. -Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945) 2.Tác phẩm. Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần cho sự mở đường thắng lợi của Thơ mới. -Thể thơ : Tám chữ II. Đọc hiểu văn bản 1.Đọc, tìm hiểu chú thích 2.Bố cục: 5 đoạn III.Phân tích 1.Cảnh con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú. -Gậm một khối căm hờn -Sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, -Chịu ngang bầy cùng bọn gấu ->Tâm trạng u uất, ngao ngán, căm uất cảnh tù túng, bị giam cầm trong vườn bách thú. - Cảnh : hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng -Dải nước đen giả suối - Mô gò thấp kém. -> Cảnh tầm thường, giả dối, đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. 3.Củng cố, hdvn. - Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú qua đoạn 1 và qua đoạn 4 được thể hiện như thế nào? -VN học thuộc lòng 2 đoạn thơ -Phân tích hình ảnh chúa sơn lâm trong những khổ thơ còn lại, giờ sau học tiếp. Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 73 Nhớ Rừng (Thế Lữ) A. Mục tiêu bài học Như tiết 1 B.Chuẩn bị. GV: Tranh minh hoạ +bảng phụ HS : Bài soạn C.Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra : -Đọc thuộc lòng đoạn thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ Rừng và phân tích đoạn thơ đó 2.Bài mới. GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung (Gv tóm tắt nội dung bài học giờ trước, chuyển sang nội dung bài giờ này) -HS đọc đoạn 2,3. Nội dung chính của 2 đoạn thơ này là gì? -Cảnh sơn lâm qua nỗi nhớ của con hổ được gợi tả như thế nào? Nêu nhận xét của em về cảnh đó. - Trước khi để chúa sơn lâm xuất hiện, tác giả đã dựng lên một không gian như thế nào? -Nêu trình tự xuất hiện của chúa sơn lâm.Nhận xét của em về hình ảnh con hổ trong khung cảnh núi rừng kì vĩ bí hiểm. - Không chỉ nhớ về cảnh rừng núi đại ngàn mà chúa sơn lâm còn nhớ da diết những kỉ niệm của một thời vàng son đã mất. Những kỉ niệm đó là gì?Em hình dung như thế nào về chúa sơn lâm trong những cảnh đó ? ( Thời gian, không gian, ảm hưởng của chúa sơn lâm với muôn loài)? - Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng? - Có ý kiến cho rằng đoạn 3 của bài thơ được coi như một bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy với cảnh núi rừng hùng tráng, với con hổ uy nghi làm chúa tể. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy lí giải. -Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong các câu thơ ở đoạn 2 và 3. Tác dụng. Thảo luận nhóm -Qua sự đối lập sâu sắc giữa 2 cảnh tượng nêu trên,tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện ntn? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời? -Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao t/g mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”.Việc mượn lời đó có t/d ntn trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ. HĐ4.HD hs tổng kết -Yếu tố cốt lõi làm nên sức cuốn hút của bài thơ là gì? Chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ. -Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ. HS đọc ghi nhớ sgk HĐ5.HD hs luyện tập 2.Nỗi nhớ thời oanh liệt. -Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già -Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. -Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng. -Ta biết ta chúa tể cả muôn loài. -Nào đâu.... những -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu àDĩ vãng huy hoàng hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. IV.Tổng kết 1.Nghệ thuật. -Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. -Chọn biểu tượng thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. -Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng. -Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú. 2. Nội dung Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. V.Luyện tập. Đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. 3.Củng cố, hdvn -Em thích nhất những câu thơ nào trong bài? Vì sao? -VN học thuộc lòng bài thơ , phân tích hình ảnh con hổ trong từng cảnh cụ thể. -Soạn bài Câu nghi vấn Tìm hiểu vd, chức năng chính của kiểu câu này. Tìm thêm các vd minh hoạ Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 75 Câu nghi vấn A. Mục tiêu bài học Giúp hs: -Hiểu rõ hình thức đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. -Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi. B.Chuẩn bị. GV: bảng phụ HS : Bài soạn C.Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của hs ( Bài soạn của 5 em) 2.Bài mới. GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. -HS đọc vd (bảng phụ) -Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? -Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? -Câu nghi vấn dùng trong đoạn trích trên để làm gì? -Từ những vd trên, em hãy nêu chức năng và đặc điểm của câu nghi vấn. -HS đọc ghi nhớ sgk. HĐ2.HD hs luyện tập Hs đọc y/c BT. gv chia nhóm cho hs thảo luận -Nhóm1 BT 1, 6. -Nhóm 2 .BT 2,5. -Nhóm 3.BT 3 ,4. -đại diện các nhóm trả lời, hs nhận xét, bổ sung. GV chữa. I. đặc điểm hình thức và chức năng chính 1.VD 2.Nhận xét -Đặc điểm hình thức: +Có những từ nghi vấn: có không, làm sao, hay là +Có dấu chấm hỏi ở cuối câu. -Chức năng: Dùng để hỏi Ghi nhớ sgk II.Luyện tập BT1. a) “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?” b) “ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?” c) “Văn là gì?”; “ Chương là gì?” d) “Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?”; “đùa trò gì?”; “Cái gì thế?” “ Chị Cốc béo xù đứng trớc cửa nhà ta đấy hả?” Các từ để hỏi và dấu chấm hỏi ở cuối câu nghi vấn thể hiện đặc điểm ình thức của câu nghi vấn. BT2.Căn cứ để xác định câu nghi vấn: từ hay. BT3. không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. BT5.Khác biệt về hình thức giữa hai câu thể hiện ở trật tự từ. -câu a, bao giờ đứng ở đầu câu, hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Câu b) Bao giờ đứng cuối câu, hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ BT6: Câu a đúng Câu b sai 3.Củng cố, hdvn -Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. -VN học thuộc phần ghi nhớ sgk +làm hoàn thiện các BT. Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh +tìm hiểu cách sắp xếp ý trong đv +Tập viết đv thuyết minh. Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 76 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh A.Mục tiêu bài học -Giúp hs biết cách sắp xếp ý trong đv thuyết minh cho hợp lí. B.Chuẩn bị GV : bảng phụ HS : bài soạn C.Các HĐ dạy học chủ yếu 1.Kiểm tra :-Thế nào là văn bản thuyết minh? 2.Bài mới .GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. Tìm hiểu cách sắp xếp trong ĐV thuyết minh. Bước 1.HD hs nhận dạng các văn bản thuyết minh. -HS đọc đv a , b (bảng phụ) -Nêu cách sắp xếp các câu trong đv. +Tìm câu chủ đề của văn bản, từ ngữ chủ đề +Các câu nào giải thích, bổ sung để làm rõ ý câu chủ đề. Bước 2.HD hs cách sửa lại những đv chưa chuẩn. -Nêu nhược điểm của mỗi đoạn vàcách sửa chữa. -HS đọc đv a. -Yêu cầu thuyết minh của đv trên là gì? Nêu nội dung và nhược điểm của nó. -Nếu giới thiệu cây bút bị thì nên giới thiệu thế nào? -ĐV trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào? Em hãy sắp xếp lại bố cục của đv trên. -HS đọc đv b. Nêu nhược điểm của đv và chỉ rõ những chỗ không hợp lí. +Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? Từ đó nên tách thành mấy đoạn? -Mỗi đoạn nên viết ntn? -HS đọc dàn bài của mình- hs nhận xét.GV chữa. -để viết được đv thuyết minh hoàn chỉnh, cần chú ý những điểm nào? -HS đọc ghi nhớ sgk HĐ2.HD hs luyện tập. BT1. HS đọc y/c BT1,2. GV chia nhóm cho hs làm, gọi hs đọc phần BT của mình, hs nhận xét, bổ sung.GV sửa. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1.Nhận dạng các đv thuyết minh. a)VD b) Nhận xét *VD a: Câu chủ đề : câu 1. -Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. -Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. -Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. -Câu 5 dự báo đến 2005 thì 2/3 dân số thiếu nước ->Các câu sau bổ sung thông tin để làm rõ ý câu chủ đề. *VD b): -Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng -Câu 1 : cung cấp thông tin về năm sinh, quê quán, khái quát vai trò của Phạm Văn Đồng. -Câu 2: Thông tin về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phạm Văn Đồng. -Câu 3: Mqh giữa Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. ->Các câu sau đều cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn *ĐV a: Thuyết minh chưa theo trình tự hợp lí: Phần ruột bút, vỏ bút, cách sử dụng -Sửa: +Đ1. Cấu tạo của bút bi:Phần vỏ bút, ruột bút. +Đ 2: Cách sử dụng bút bi. *ĐV b : Thuyêt minh lộn xộn: Thân, bóng, đế, cấu tạo của phần bón ... ải lặp đi lặp lại. 2:Ôn tập về văn tự sự -Tóm tắt vb tự sự để có thể nắm được toàn bộ nội dung chính của vb một cách ngắn gọn( sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) -Muốn tóm tắt,cần hiểu chủ đề vb, xác định nội dung chính cần tóm tắt,sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. 3. Ôn tập về văn thuyết minh -Tính chất đặc trưng: VB thuyết minh là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống . Lợi ích của nó là cung cấp những tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng sự vật trong thiên nhiên, xã hội -Các VB thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày là trình bày, giới thiệu , giải thích -Các phương pháp thường dùng trong vb thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu vd, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại -Bố cục 4. Ôn tập về văn nghị luận -Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm , chủ trương mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận. -Văn nghị luận rất cần các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm , nó làm cho bài văn nghị luận sinh động và dễ hiểu hơn. 5. ôn tập về vb tường trình và vb thông báo -Tường trình là loại vb trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần xem xét. -VB thông báo là thể loại vb truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia 3. Củng cố, hdvn. -Em đã được học các dạng bài tập làm văn nào trong chương trình văn 8? -VN xem lại lí thuyết của các kiểu bài này. Giờ sau làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 135, 136 Kiểm tra tổng hợp cuối năm A. Mục tiêu bài học Nhằm đánh giá: -Khả năng vận dụng linh hoạttheo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, tiếng việt và tập làm văn của môn ngữ văn trong một bài kiểm tra. -Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của học kì II là nội dung văn thuyết minh và lập luận cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tao lập một bài văn. B. Chuẩn bị GV: Câu hỏi ôn tập HS: ôn tập tổng hợp C. Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs 2. Bài mới. GV phát đề cho HS theo Đề kiểm tra của Sở Giáo dục Tiết 137 Văn bản thông báo A. Mục tiêu bài học Giúp hs: -Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo. -Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo. -Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách. B. Chuẩn bị GV: bảng phụ HS : bài soạn C. Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra: -Văn bản tường trình là gì? Hãy nêu bố cục của vb tường trình. 2. Bài mới. GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo -HS đọc các vb( bảng phụ) -Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì? -Nội dung thông báo trong hai vb là gì? -Nội dung thường thông báo là gì? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo. -Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường. Em hiểu vb thông báo là gì? HS đọc ghi nhớ sgk HĐ2. Tìm hiểu cách làm văn bản thông báo. -HS đọc các tình huống sgk. Trong các tình huống trên, tình huống nào cần viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai? -Một văn bản thông báo cần có những mục nào? Công việc cụ thể trong từng phần? -Khi viết thông báo cần lưu ý điều gì? HS đọc ghi nhớ sgk I. đặc điểm của văn bản thông báo 1.VD 2. Nhận xét *VB1: -Người thông báo: Phòng GD và đào tạo huyện Hải Hậu, Trường PTCS Hải Nam -Người nhận thông báo : Các GV chủ nhiệm và các lớp trưởng các lớp trong toàn trường. Mục đích: mọi người chuẩn bị thực hiện đúng lịch, đúng kế hoạch duyệt văn nghệ nhân ngày nhà giáo Việt nam. *VB2: -Người thông báo :Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trường THCS Kết Đoàn. -Người nhận: Các chi đội TNTP trong nhà trường. _Mục đích : Thông báo về kế hoạch đại hội đại biểu liên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. -ND thông báo thường là những văn bản truyền đạtnhững thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những những người dưới quyền để thực hiện tham gia. Ghi nhớ sgk II. Cách làm văn bản thông báo Thể thức mở đầu -Nội dung Thể thức kết thúc Ghi nhớ sgk 3. Củng cố, hdvn -Thế nào là vb thông báo? Cho vd. -Nêu cách làm văn bản thông báo. -VN soạn Chương trình địa phương phần tiếng Việt Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 138 Chương trình địa phương phần tiếng Việt A. Mục tiêu bài học Giúp hs: -Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương -Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. B. Chuẩn bị GV: Bảng phụ HS: Bài soạn C. Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra: -Thế nào là từ địa phương? Cho Vd minh hoạ - Trong giao tiếp xã hội, có những mối tương quan nào về vai giữa người nói và người nghe? 2. Bài mới. Gv giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. Thực hiện bài tập 1 sgk -HS đọc nội dung và yêu cầu BT1. Hs lên bảng làm bài. Nhận xét, bổ sung. Gv bổ sung HĐ2. Thực hiện yêu cầu BT2 Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và địa phương khác mà em biết. HS thảo luận nhóm. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng trình bày. Nhóm nào tìm được nhiều từ nhất và nhanh nhất thì được khen. Hs nhận xét, bổ sng, gv chữa. HĐ3. Thực hiện yêu cầu BT3 -Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? HĐ4: Thực hiện BT4. Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở BT2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương ở học kì I và cho nhận xét I. Bài 1.Xác định từ xưng hô a) (1) Mẹ ( từ toàn dân) (2) U (từ địa phương) b) (1) Con (từ toàn dân) (2) Mợ (không phải từ toàn dân cũng không phải từ địa phương. BT2. Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương. Địa phương Từ địa phương Từ toàn dân tương ứng Hà Tĩnh Tây Nam bộ ênh,cậu thầy bu tui Cha Cha Mẹ Tôi BT3.-Từ địa phương chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật giữa người địa phương với nhau -Trong văn chương người ta dùng để tạo ra sắc thái địa phương, cho người đọc hình dung ra không gian, phong tục của địa phương đó. Vì thế hình tượng cụ thể hơn, sinh động hơn, thật hơn. -ở mỗi địa phương , cách xưng hô có sự khác nhau rất đa dạng và tinh tế. VD:-Chị của mẹ mình là: Cháu-bá hoặc cháu-dì Ông nội là: cháu-ông hoặc cháu-nội BT4. -Tiếng Việt toàn dân cũng như là các phương ngữ, phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuọc đều có thể dùng xưng hô, đây là một nét đặc trưng nổi bật của tiếng Việt -Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng. 3. Củng cố, hdvn -Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? VN sưu tầm các từ địa phương và cách xưng hô địa phương , ghi vào sổ tay văn học cuả em. Soạn bài: Luyện tập làm văn bản thông báo Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 139 Luyện tập làm văn bản thông báo A. Mục tiêu bài học Giúp hs: Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. -Nâng cao năng lực viết cho hs B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: Bài soạn C. Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra: -VB thông báo là gì?Kể ra một số trường hợp cần viết vb thông báo. 2. Bài mới. GV giới thiệu bài Phương pháp Nội dung HĐ1. HD hs ôn tập lí thuyết. Hãy cho biết tình huống nào cần làm vb thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai. -Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo: +Nội dung thông báo thường là gì? + VB thông báo có những mục gì? VB thông báo và vb tường trình có những điểm nào giống nhau , những điểm nào khác nhau? HĐ2. HD hs luyện tập HS đọc yêu cầu BT1,2 HS thảo luận nhóm +Nhóm 1: BT1 +Nhóm 2: BT2 -Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày HS nhận xét, bổ sung GV chữa. -Một hs đọc yêu cầu BT3, hs lên bảng làm bài I. Ôn tập lí thuyết II. Luyện tập BT1: Lựa chọn vb thích hợp trong các trường hợp sau: a) Thông báo. b) Báo cáo. c) Thông báo BT2. -Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái bên dưới, nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo Phải viết lại nội dung thông báo mới đạt yêu cầu, nói rõ thông báo việc gì -Thiếu thời gian, địa điểm cụ thẻ, chính xác. 3. Củng cố, hdvn -Nội dung thông báo thường là gì? -VB thông báo có những mục gì? VN hoàn thiện BT4. Giờ sau trả bài kiểm tra tổng hợp Ngày soạn:.......... Ngày dạy:........... Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu bài học Giúp hs: -Tự đánh giá về việc nắm các kiến thức cơ bản của mình về các phân môn trong môn văn. -Biết cách sửa các lỗi sai do mình mắc phải. B.Chuẩn bị. GV:Bài chấm chữa HS: Ôn tập C.Các HĐ dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra:Không 2. Bài mới : GV giới thiệu bài HĐ của gv và hs Yêu cầu cần đạt HĐ1.HD hs nắm lại kiến thức trong đề kiểm tra. -HS đọc đề bài (bảng phụ) HĐ2. HD hs tìm hiểu yêu cầu và cấu tạo của đề. -Đề thi gồm ? phần? Nêu yêu cầu cụ thể của từng phần. HĐ3. GV hd hs tìm đáp án, biểu điểm (GV dùng bảng phụ ) HĐ4 GV nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của hs. - HS làm tốt : Vi, Giang , Hằng, Trang 8A1 - Các em diễn đạt chưa tốt: Diện, Vũ, Vinh, Tùng, Tiến, Soan, Yến 8c, Diện, Huy, Hùng 8b HĐ5. HD hs nhận xét bài làm của mình. -ở mỗi phần, em làm đúng những câu nào? Câu nào sai? Nguyên nhân sai? HĐ6. HD hs sửa lỗi . HS sửa lỗi trong bài làm của mình về lỗi chính tả, diễn đạt, cách dùng từ, bố cục I. Đề bài (bảng phụ ) II. Yêu cầu -Cấu tạo đề: gồm 2 phần +Phần trắc nghiệm: 4câu, mỗi câu đúng được 0,5 đ, tổng 2 đ , chiếm 20% lượng kiến thức trong toàn bài. +Phần tự luận: Chiếm 80% kiến thức y/c hs vận dụng những hiểu biết thực tế để làm theo yêu cầu của đề bài III. Đáp án, biểu điểm IV. Nhận xét 1. Ưu điểm -Đa số các em đều nắm được yêu cầu của đề bài , làm tốt phần trắc nghiệm. -Phần tự luận đã biết nghị luận về mọt tệ nạn XH , bài có bố cục đầy đủ 3 phần . 2. Nhược điểm. -Phần trắc nghiệm các em còn sai: -Phần tự luận còn chưa biết nêu những biểu hiện của tệ nạn nghiện hút và tác hại của tệ nạn ấy trong đời sống hàng ngày. - Các em chưa biết đưa ra những lời khuyên có sức thuyết phục. -Bố cục chưa rõ ràng. V.HS nhận xét bài. VI.Sửa lỗi - Lỗi Sửa Chong lúc Húc hít trong lúc hút hít 3. Củng cố, hdvn. -GV đọc một bài văn đạt điểm cao nhất của hs. -VN các em sửa hoàn thiện các lỗi mà em mắc phải.
Tài liệu đính kèm: