Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 41 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 41 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 (Phần tiếng Việt)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.

Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.

B. TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.

 Bảng phụ.

Một số tác phẩm văn học địa phương.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Ổn định tổ chức.

Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là từ ngữ địa phương? Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì?

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

Giới thiệu bài mới: Mục đích, ý nghĩa của tiết học .

Dạy bài mới.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 41 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 31
 Ngày 22 / 10 /2008
Chương trình địa phương 
 	 (Phần tiếng Việt) 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân. 
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ. 
Một số tác phẩm văn học địa phương. 
 hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là từ ngữ địa phương? Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì?
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Giới thiệu bài mới: Mục đích, ý nghĩa của tiết học .
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Thảo luận 
(I) Thảo luận.
 Hoạt động của gv và hs
Kiến thức cần đạt
Chia lớp thành 4 tổ.
Nội dung thảo luận: Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân ở bảng thống kê 
( sách giáo khoa T91).
Các tổ thảo luận. 
- Học sinh hoạt động theo tổ.
Hoạt động 2: Trình bày kết quả 
(II) Kết quả.
Gọi đại diện các tổ trình bày kết quả.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
TT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
1
Cha
Bố, bọ, cha, tía, thầy, cậu, ba 
2
Mẹ
Mẹ.
3
Ông nội
Ôông nội
4
Bà nội
Bà nội
5
Ông ngoại
Ôông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
7
Bác ( Anh trai cha)
Bác
8
Bác ( vợ anh trai cha)
Bác
9
Chú ( Em trai cha)
Chú
10
Thím ( vợ em trai cha)
mự
11
Bác ( Chị gái cha)
O
12
Bác ( Chồng chị gái cha)
Dượng
13
Cô ( em gái cha)
O
14
Chú ( Chồng em gái cha)
Dượng
15
Bác ( Anh trai mẹ)
Cậu, cụ
16
Bác ( vợ anh trai mẹ)
Mự
17
Cậu ( Em trai mẹ)
Cậu, cụ
18
Mợ ( vợ em trai mẹ)
Mự
19
Bác ( Chị gái mẹ)
Gì
20
Bác ( Chồng chị gái mẹ)
Dượng
21
Dì ( em gái mẹ)
Dì
22
Chú ( Chồng em gái mẹ)
Dượng, trượng.
23
Anh trai
Êênh trai
24
Chị dâu ( Vợ anh trai)
ả du
25
Chị gái
Chị gấy
26
Anh rể ( Chồng chị gái)
Êênh rể
27
Em gái
Em gấy
28
Em rể ( Chồng em gái )
Em rể
29
Con
Con
30
Con dâu
Con du
 Hoạt động 3: Sưu tầm một số từ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em.
 Học sinh hoạt động theo nhóm.
Trình bày kết quả các nhóm.
Giáo viên đánh giá.
Cha: Từ ngữ địa phương: bọ, bố, thầy, ba, cậu, tía . . .
Mẹ: Từ địa phương: mợ, u, bầm, má, bu . . . 
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc-- hiểu văn bản ở sách địa phương
 Hoạt động 5: Tổng kết nội dung bài dạy.
- Gv tổng kết, hướng dẫn.
Nhận xét giờ dạy.
Bài tập về nhà: Sưu tập một số câu thơ, văn có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thiết của địa phương em?
Soạn bài mới: Lập dàn ý 
( Đọc kỹ văn bản “ Món quà sinh nhật” )
Tiết: 32
 Ngày 24 / 10 /2008
Lập dàn ý cho bài văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
Mục tiêu bài dạy: Học sinh cần:
Nhận diện được bố cục các phần của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong văn bản đó. 
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Sách bài tập. 
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
Giới thiệu bài: Vai trò của lập dàn ý khi tạo lập văn bản.
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu, nhận biết dàn ý của 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
(I) Dàn ý của bài văn tự sự
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
- Học sinh đọc văn bản ở sách giáo khoa .
? Văn bản có bố cục như thế nào? Nêu những nội dung chính của mỗi phần?
? Truyện kể về việc gì? Ai là người kể?
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
? Chuyện xảy ra với ai? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện diễn ra như thế nào? Điều gì tạo nên sự bất ngờ trong truyện?
? Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản? Tác dụng của các yếu tố đó?
? Tác giả kể chuyện theo trình tự nào?
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
* Dàn bài:
- Mở bài: Quang cảnh chung của buổi sinh nhật ( kể và tả ).
Thân bài: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật “ tôi ” với món quà sinh nhật.
ở nhà vào buổi sáng trong không khí vui vẻ, tấp nập của mọi người.
Câu chuyện xảy ra với nhân vật “tôi” (Nhân vật chính) -một người hồn nhiên, có tình cảm trong sáng còn Trinh là một người tôn trọng tình bạn, có tình cảm sâu sắc.
Tình huống truyện tạo nên sự bất ngờ. Tác giả khéo léo đưa người đọc vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách vì Trinh đến chậm nhưng sau đó mới hiểu lý do cùng tấm lòng của Trinh dành cho Trang.
Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Kể theo trình tự thời gian, có dùng hồi ức nhớ về sự việc đã qua.
Dàn ý của bài văn tự sự.
Yêu cầu học sinh tổng hợp lại các câu trả lời theo bố cục và nội dung chính của mỗi phần.
Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện (Kết hợp tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Luyện tập
Bài tập 1:
? Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”?
? Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Mở bài: Giới thiệu cô bé bán diêm và hoàn cảnh đáng thương của cô bé.
Thân bài: 
 Kể lại chuyện em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh đành tìm nơi tránh rét.
Năm lần quẹt diêm với năm mộng tưởng ( đan xen trong câu chuyện là yếu tố miêu tả và biểu cảm )
c. Kết bài: Kết cục số phận của em bé và nêu cảm nghĩ của mọi người.
Bài tập 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà.
Mở bài: Giới thiệu người bạn, kỷ niệm sâu sắc.
Thân bài: Kể về kỉ niệm.
Xảy ra ở đâu, vào lúc nào?
Diễn biến câu chuyện.
Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Viết thành văn bản cho bài tập 2.
Soạn bài “Hai cây phong”.
Tiết: 33
 Ngày 26 / 10 /2008
Hai cây phong 
	 	(Ai-ma-tốp)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của hai cây phong trong con mắt và tâm hồn của tác giả.
Tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con người.
Phát hiện thấy hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Nhận thấy vai trò nổi bật của miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả Ai-ma-tốp .
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt lại truyện : “ Chiếc lá cuối cùng ” của O. Hen-ri?
- Em yêu thích nhân vật nào nhất trong truyện? Vì sao?
Giới thiệu bài mới: Giới thiệu đất nước Cư-rơ-gư-xtan và tác giả Ai-ma-tốp.
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
Đọc – Chú thích
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc nội dung còn lại.
? Nêu những nét chính cần nhớ về tác giả và văn bản?
Kiểm tra một số chú thích: 1, 2, 3, 4, 5.
Đọc.
Chú thích.
Ai-ma-tốp sinh 1928 là nhà văn Cư-rơ- gư-xtan, ông có nhiều tác phẩm quen thuộc với độc giả Việt Nam.
Văn bản là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cấu trúc văn bản.
Đọc – hiểu cấu trúc văn bản
? Văn bản xuât hiện 2 hình ảnh, đó là hình ảnh nào? Quan hệ giữa 2 hình ảnh đó?
? Người kể chuyện trong bài văn xuất hiện ở 2 vai: tôi và chúng tôi:
Khi nào xưng tôi?
Khi nào xưng chúng tôi?
? Tác dụng của cách kể chuyện kết hợp cả 2 vai này như thế nào?
? Có những PTBĐ nào được sử dụng trong văn bản? Trong đó nổi bật là PTBĐ nào?
Hai hình ảnh: hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người.
Gắn bó thân thiết với nhau.
Xưng tôi khi kể về những cảm xúc riêng về 2 cây phong.
Xưng chúng tôi khi thể hiện cảm xúc tập thể (có cả tôi) về 2 cây phong và thảo nguyên.
Mở rộng cảm xúc riêng đ chung, cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
Miêu tả và biểu cảm là nổi bật kết hợp cùng tự sự.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Hoàn thành bài tập luyện.
Chuẩn bị bài tiết 2.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 34
 Ngày 26 / 10 /2008
Hai cây phong 
	 	(Ai-ma-tốp)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của hai cây phong trong con mắt và tâm hồn của tác giả.
Tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con người.
Phát hiện thấy hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Nhận thấy vai trò nổi bật của miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và đoạn trích “Hai cây phong”?
Dạy bài mới:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản.
(III) Hiểu văn bản
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào? Cách so sánh đó có ý nghĩa gì?
? Theo em, có điều gì đặc sắc trong cách miêu tả 2 cây phong ở đoạn văn tiếp theo?
? Điều đó cho chúng ta thấy điểm nổi bật nào về năng lực cảm nhận của tác giả?
? Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng trèo lên 2 cây phong say mê khám phá thảo nguyên mênh mông phía sau làng có ý nghĩa gì?
? Cuối văn bản 2 cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn đó là người trồng. Người trồng là ai? Trồng với hy vọng gì?
? Em hình dung như thế nào về 2 cây phong trong văn bản? 
? Hình ảnh 2 cây phong trong văn bản gợi cho em nhớ gì về tuổi thơ nơi làng quê của mình?
1.Hình ảnh cây phong.
- Giữa ngọn đồi có 2 cây phong lớn hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.
Chỉ giá trị tín hiệu của 2 cây phong, nó có vai trò không thể thiếu được đối với người đi xa về và thể hiện niềm tự hào của của dân làng Ku-ku-rêu về 2 cây phong.
Miêu tả đặc điểm qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của chúng kết hợp với các hình ảnh so sánh.
Sự tinh tế, tưởng tượng mãnh liệt.
 Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, tiếp sức cho bọn trẻ khám phá thế giới, gắn bó với tuổi thơ.
Thầy Đuy-xen trồng, hy vọng và ước mơ về sự trưởng thành của trẻ em trong làng.
- Gắn bó, gần gũi với làng và con người ở đó, là nơi hội tụ niềm vui và mở rộng chân trời hiểu biết cho trẻ thơ trong làng, cây còn khắc ghi những biến cố cùa làng.
Học sinh tự bộc lộ.
Hình ảnh con người.
? ấn tượng nổi bật của “tôi” trong những lần về quê là gì?
? Do đâu “tôi” có ấn tượng đó?
? Em đọc được điều gì qua câu: “Mỗi lần về quê tôi đều coi bổn phận đầu tiên . . . nhìn rõ ”?
? ở đoạn văn miêu tả sự sống của 2 cây phong, nhân vật “tôi” được nghe tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu của chúng. Điều đó cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào? 
? Tình yêu đối với 2 cây phong còn gắn liền với tình yêu nào?
? Từ tất cả những biểu hiện trên, em thấy được những điều  ... t quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và vạn vật nên được mọi người quan tâm.
	2. Tác hại của việc dùng bao ni lông.
? Văn bản đã nêu lên nhiều tác hại của việc dùng bao ni lông. Đó là những tác hại nào? 
- Giáo viên nêu dẫn chứng: Hàng năm trên thế giới có khoảng 100.000 chim, thú chết do nuốt phải bao nilông. Tại vườn thú quốc gia ở ấn Độ có 90 con hươu chết do ăn phải những hộp nhựa của khách tham quan vứt bừa bãi
Giáo viên liên hệ, gợi ý để học sinh phát hiện thêm một số tác hại khác.
*Vì không phân huỷ được nên có nhiều tác hại:
Làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, làm xói mòn đất.
Tắc các đường ống dẫn nước thải, gây ngập lụt, làm muỗi phát sinh lây truyền bệnh dịch.
Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
- Làm ô nhiễm thực phẩm gây ung thư phổi và gây tác hại cho não.
Khi đốt các bao ni lông khí độc thải ra gây ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu 
- Vứt lung tung ở nơi công cộng làm mất mỹ quan; nếu chôn lấp với số lượng lớn thì thu hẹp diện tích canh tác, sản xuất; nếu đựng các loại rác thải khác và buộc kín thì các loại rác đó khó phân huỷ và gây ra nhiều chất độc hại cho con người.
? Xác định phương pháp thuyết minh của đoạn văn?
? Tác dụng của cách thuyết minh đó?
Giáo viên chốt nội dung chính, chuyển sang mục 2.
Kết hợp liệt kê tác hại của việc dùng bao ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của nó.
Vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, ngắn gọn dễ hiểu.
Làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm, làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của con người
3. Những biện pháp hạn chế sử dụng bao ni lông.
? Để hạn chế dùng bao ni lông văn bản đã nêu ra những biện pháp nào?
Giáo viên nêu ra một số biện pháp xử lý của Việt Nam thường sử dụng và những khó khăn khi thực hiện.
. Chôn lấp: bất tiện, thiếu diện tích sản xuất.
. Đốt: Làm ô nhiễm môi trường.
.Tái chế: giá thành đắt, mất nhiều công sức.
? Nhận xét của em về những biện pháp đó? 
? Tại sao dùng bao nilông có nhiều tác hại thư thế nhưng mọi người vẫn sử dụng?
Giáo viên kết luận: Nói chung dùng bao nilông là lợi bất cập hại ( giống như thói quen hút thuốc lá của nhiều người).
- Không sử dụng khi không cần thiết.
Giặt khô để dùng lại.
Khi gói thực phẩm nên gói giấy, lá.
Tuyên truyền vận động mọi người về tác hại của nó để tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông trước khi thải bỏ.
- Những biện pháp có tính khả thi, hợp lý. 
- Lý do nhiều người sử dụng: rẻ, tiện lợi đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
4. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất
? Phần cuối văn bản có những kiến nghị nào được nêu ra? Em hãy thuyết minh lại các kiến nghị đó?
? Tại sao nhiệm vụ được nêu trước hành động?
? Tại sao khi nói đến nhiệm vụ và hành động đó tác giả sử dụng câu cầu khiến?
Nhiệm vụ của chúng ta: Bảo vệ Trái Đất.
Hành động: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Yêu cầu, khuyên bảo mọi người đều phải có trách nhiệm với môi trường sống của mình.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của văn bản.
(IV) ý nghĩa
? Qua văn bản em có hiểu biết gì về việc “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông ”?
? Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống?
? Có ý kiến cho rằng văn bản này văn bản nhật dụng. ý kiến của em?
? Nêu nội dung nhật dụng của văn bản? Em đã học những văn bản nhật dụng nào?
Giáo viên tổng kết bài, học sinh đọc nội dung ghi nhớ ở sách giáo khoa.
Dùng bao ni lông gây nhiều tác hại, hạn chế sử dụng nó là cách tích cực góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của Trái Đất.
Nói cho mọi người cùng biết để thực hiện, có những hành động cụ thể.
- Là văn bản nhật dụng vì văn bản đề cập đến vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
- Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ Trái Đất- ngôi nhà chung của chúng ta.
Các văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha, Cuộc chia tay của những con búp bê
* Ghi nhớ: SGK
(V) Củng cố bài, hướng dẫn học bài ở nhà
* Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học:
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
1. Trong văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, bao bì ni lông được xem là gì?
Một loại rác thải công nghiệp.
Một loại chất gây độc hại.
Một loại rác thải sinh hoạt.
Một loại vật liệu kém chất lượng.
2.ý nào sau đây nói lên mục đích lớn nhất khi viết văn bản này?
a.Để mọi người không sử dụng bao bí nilông nữa.
b.Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm.
c.Góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất.
d.Làm thay đổi thói quen sử dụng bai bì nilông của mọi người từ đó góp phần tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất.
3 . Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc dùng bao bí nilông có thể nguy hại đối với môi trường tự nhiên:
a.Tính không phân huỷ của pla- stic.
b.Trong nilông màu có nhiều chất độc hại.
c. Khi đốt bao bì nilông , trong khói có nhiều chất độc.
d. Chưa có phương pháp xử lý.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Nắm nội dung chính của bài.
Làm bài tập: Ngoài việc hạn chế sử dụng bao ni lông, em còn biết những việc làm, những phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương, ở đất nước ta hoặc trên thế giới? 
Soạn bài mới: Nói giảm, nói tránh.
Tiết: 40
 Ngày 8 / 11 /2008
Nói giảm – nói tránh 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
Tiến hành các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Nêu tác dụng của biện pháp đó bằng 1 ví dụ cụ thể?
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
(I) Nói giảm – nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
? Những bộ phận in đậm ở sách giáo khoa có ý nghĩa gì?
? Tại sao lại dùng cách diễn đạt đó?
Quan sát ví dụ 2.
? Tại sao ở ví dụ này tác giả không dùng từ đồng nghĩa với từ “bầu sữa” ?
? Hãy so sánh 2 cách nói sau đây:
Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được siêng lắm.
? Những cách nói như các ví dụ trên là nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì?
Giáo viên cung cấp, mở rộng kiến thức:
Giáo viên chốt nội dung, học sinh đọc ghi nhớ.
? Em thử sử dụng nói giảm, nói tránh trong một số tình huống giao tiếp?
? Trong hoàn cảnh nào không nên dùng cách nói này? 
1. Tìm hiểu ví dụ:
* Ví dụ 1:
- Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin  
Đi.
Chẳng còn.
ị Chỉ cái chết. 
- Để người nghe tránh đi phần nào sự đau buồn.
* Ví dụ 2: 
Tránh sự thô tục ( bầu sữa - bầu vú)
* Ví dụ 3:
Cách nói b tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp cận
 Ghi nhớ:
(Sách giáo khoa )
Học sinh tự tìm ví dụ.
Khi cần nói thẳng, nói đúng mức độ, nói đúng sự thật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập tại lớp.
(II) Luyện tập.
Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Nói giảm nói tránh là gì?
a Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
b Là biện pháp tu từ dùng cáchdiễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh đau buồn, nặng nề, thiếu lịch sự.
c Là biện pháp tu từ so sánh, đối chiếu sự vật,hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
d Là biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.
Khi nào không nên nói giảm, nói tránh?
Khi cần nói một cách lịch sự, có văn hoá.
Khi muốn nói để người nghe bị thuyết phục.
Khi muốn tránh sự nặng nề, đau buồn. 
Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
Chọn 1 từ ở cột A điền vào chỗ trống trong câu ở cột B để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
A
B
1. còn
Cậu Vàng ., Ông giáo ạ! ( Nam Cao)
2. nhắm mắt
Bác trai đã . rồi chứ? ( Ngô Tất Tố)
3. đi đời
Lão hãy yên lòng mà .. ( Nam Cao)
4. khá
Lượm ơi!   không ? ( Tố Hữu)
Làm bài tập ở sách giáo khoa
Chia nhóm, giao bài tập.
Gọi học sinh trình bày.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Bài 1
a. Đi nghỉ.
d. Có tuổi.
b. Chia tay nhau.
e. Đi bước nữa.
c. Khiếm thị.
Bài 2: Nên sử dụng các câu: a2; b2; c1; d1; e2.
- Tổ chức thi giữa các tổ.
Bài 3
Cơm hôm nay chưa được ngon lắm.
Các em viết bài này chưa được tốt lắm.
Nếu chiếc áo này dài thêm một tí nữa thì rất đẹp.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Gv hướng dẫn.
Nắm nội dung bài học.
Soạn bài mới: Luyện nói.
Ôn tập để kiểm tra.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 41 
Ngày 8 / 11 /2008
Kiểm tra văn 
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh về phần văn từ đầu năm đến nay, nắm được những ưu điểm và hạn chế của học sinh qua bài kiểm tra cụ thể.
Rèn luyện kỹ năng khái quát kiến thức cơ bản và tóm tắt tác phẩm văn học.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Bài mới:
Bước 1: Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh.
Bước 2: Giáo viên theo dõi thái độ làm bài của học sinh.
Bước 3: Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra.
Đề bài:
A.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc?
 a . Giá trị hiện thực. c. Cả a và b đều đúng.
 b. Giá trị nhân đạo. d. Cả a và b đều sai.
Câu 2: ý nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải chọn cái chết?
 A. Lão Hạc ăn phải bã chó
 B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu vàng
 C. Lão Hạc rất thương con
 D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người
Câu3 . Điền vào bảng sau những thông tin thích hợp:
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
1. Lão Hạc
2. Tôi đi học
3. Tức nước vỡ bờ
4. Chiếc lá cuối cùng
5. Trong lòng mẹ
6. Đánh nhau với cối xay gió
..
..
..
..
..
..
..
..
..
....
..
B. Tự luận: 
 1. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản Cô bé bán diêm( An - đéc- xen). Qua truyện đó tác giả muốn nhắc nhở mọi người điều gì?
 2. Em hiểu như thế nào về nhan đề văn bản" Tức nước vỡ bờ"
Đáp án đề bài và biểu điểm:
Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: c (0,5 điểm)
Câu 2: c (0,5 điểm)
Câu3 (3 điểm)
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
1. Lão Hạc
2. Tôi đi học
3. Tức nước vỡ bờ
4. Chiếc lá cuối cùng
5. Trong lòng mẹ
6. Đánh nhau với cối xay gió
Nam Cao
Thanh Tịnh
Ngô Tất Tố
Ô. Hen – ri
Nguyên Hồng
Xéc- van - tét
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
Hồi kí
Tiểu thuyết
Tự luận: (6 điểm)
- Yêu cầu tóm tắt: ngắn gọn, đầy đủ chi tiết chính. 
- Điều tác giả nhắc nhở mọi người: Hãy quan tâm, yêu thương, chăm sóc thế hệ trẻ. 
Bước 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 Soạn bài mới:Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet31-Tiet41).doc