Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Vinh Tân

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Vinh Tân

Tiết 73 - 74:

NHỚ RỪNG

Thế lữ

A. Mục tiêu:

Giúp HS :

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mảnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ được nhốt trong vườn bách thú

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

B. Nội dung phương pháp:

1. ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

I. Tác giả bài thơ

 

doc 71 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Vinh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 2/1/2008
Tiết 73 - 74:
Nhớ rừng
Thế lữ
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mảnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ được nhốt trong vườn bách thú
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
I. Tác giả bài thơ
* Đọc chú thích:
- Nêu những nét chính về nhà thơ? Bài thơ?
* - Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới, lớp đầu tiên; nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới.
- Là cây bút tài năng, có công đem lại chiến thắng cho thơ mới trong cuộc giao tranh thơ cũ những năm 30 của thế kỉ XX.
- Ông không chỉ là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng mà còn là một nhà hoạt động sân khấu nổi danh.
* Bài thơ là lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú - Tác giả mượn lời con Hổ bị nhốt Ưtâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Bài thơ mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Sáng tác năm 1934 - là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả góp phần mở đường cho phong trào thơ mới.
- Nhận xét về nhớ rừng Lê Đình Kí viết:
Trong thơ ca lãng mạn 1932 - 1945 không nói tới tình yêu, không đi sâu vào những tình cảm riêng tư mà gây được tác động mạnh trước hết phải kể đến Nhớ Rừng nổi tiếng của Thế Lữ 
Đó là một nhận định xác đáng
II. Đọc - từ khó - bố cục
- GV hướng dẫn cách đọc - đọc mẫu một đoạn - hs tiếp, nhận xét
- Từ khó: Giải thích các từ SGK
* Bố cục:
- Viết theo thể thơ gì? Cấu trúc như thế nào?
- Nêu nội dung chính? Thể hiện ở những đoạn nào của văn bản?
- Phương thức biểu hiện của văn bản là gì?
- Thể thơ 8 chữ thể hiện nhiều trong phong trào thơ mới.
- 5 khổ thơ . Mỗi khổ là tâm trạng của Hổ lúc sa cơ.
-Khối căm hờn và niềm uất hận(Đ1ƯĐ4)
- Nỗi nhớ thời oanh liệt (Đ2ƯĐ3)
- Khao khát giấc mộng ngàn(Đ5)
- Biểu cảm gián tiếp
III. Phân tích:
1. Khối căm hờn và niềm uất hận (Đ1ƯĐ4)
* Đọc đoạn 1:
- Hổ cảm nhận những nổi khổ nào khi bị nhốt trong vườn bách thú? Từ ngữ nào thể hiện nổi khổ đó?
- Em có nhận xét gì về cách xưng hô của Hổ ở đây?
- Vì sao nổi khổ của Hổ được miêu tả bằng "Khối căm hờn"
- Vậy "khối căm hờn" biểu thị thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?
* Đọc đoạn 4:
- Cho biết cảnh vườn bách thú qua con mắt của Hổ được biểu hiện lên như thế nào? Tìm chi tiết diễn tả?
- Nhận xét có gì đặc biệt trong những cảnh ấy?
- Cảnh tượng ấy gây nên p/ư nào trong tình cảm con Hổ?
- Từ đó em hiểu "Niềm uất hận ngàn thâu" là như thế nào?
- Từ 2 đoạn thơ vừa phân tích em hiểu gì về tâm sự của Hổ ở vườn bách thú?
- Không được hoạt động, không gian tù hãm: " Ta nằm dài ... qua"
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ: Khinh lũ người ...
 Giương mắt bé ... 
- Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém ( Gấu dở hơi, báo vô tư lự...)
- Xưng "ta" Ư đầy kiêu hãnh
- Vốn là chúa sơn lâm, nay bị tù hãm biến thành trò chơi ... Ư căm tức kết đọng không thể nào giải thoát.
- Chán ghét thực tại
- Khát vọng tự do - dược sống đúng chính mình.
- Hoa chăm cỏ xén ...
- Giải nước đen ...
- Len dưới nách ...
- Đểu giả, nhỏ bé, vô hồn >< hoang dã của tự nhiên đại ngàn bao la
Ư Niềm uất hận
- Trạng thái bực bội, u uất kéo dài
- Chán ghét thực tại tù túng
- Khao khát cuộc sống tự do
GV: Đoạn thơ là linh hồn của con hổ cũng là linh hồn của thơ lãng mạn. Đó là cảm hứng vươn tới cái cao cả, chân thực, cái đẹp, không hoà nhập với TG tầm thường , giả dối Ư Nét đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt
* Đọc đoạn 2:
- Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?
- Nhận xét cách dùng từ ở đoạn thơ này? Tác dụng?
- Qua ngòi bút lãng mạn của tác giả hình ảnh chúa tể muôn loài xuất hiện như thế nào giữa không gian ấy?
- Nhận xét các hình ảnh, cách dùng từ, nhịp thơ?
- Từ đó hình ảnh của "chúa tể muôn loài"được khắc hoạ mang vẽ đẹp như thế nào?
- Cảnh rừng ở đây là cảnh của những thời điểm như thế nào? Cảnh sắc có gì đặc biệt?
- Thiên nhiên hiện lên với vẽ đẹp như thế nào?
- Giữa thiên nhiên đó "chúa tể muôn loài" đã sống một cuộc sống như thế nào? 
- Nhận xét việc lặp lại đại từ "ta", câu hỏi tu từ? Tác dụng? 
- Nhận xét nghệ thuật được thể hiện qua câu thơ: " Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu"
- Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi.
- Điệp từ "với"
- Động từ chỉ đặc điểm của hành động (gào, thét)
- Dùng những động từ mạnh
- Giọng thơ sôi nổi
Ư Gợi tả sức sống mẫnh liệt của núi rừng bí ẩn, quê hương của Hổ là "Chốn thảo hoa không tên không tuổi" Ư Tôn thêm vẻ bí ẩn rùng rợn.
- Bước chân ...
- Lượn tấm thân ...
- Vờn bóng ...
- Măt thần ...
- Mọi vật đều im hơi . 
ƯTrọng tâm của bức tranh là con Hổ, trước khi con Hổ xuất hiện tác giả đã dựng lên cảnh gợi không khí oai hùng kinh sợ ...
- Với cách miêu tả: Dùng những động từ phù hợp để miêu tả những động tác của bàn chân, ánh mắt ...Nhịp thơthay đổi.
ƯChúa sơn lâm xuất hiện với 1 tư thế một vẻ đẹp oai phong khiến cho mọi vật đều im hơi, và sự mềm mại đầy uy lực.
" Ta biết ta là chúa tể của muôn loài"
- Vẻ đẹp ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm hùng vĩ.
Cảnh: 
Đêm - ngày - bình minh - chiều
    
Vàng Mưa chảy Cây xanh,nắng gội Lênh láng máu
- Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn Ư như một bức tranh sơn mài với âm thanh màu sắc sinh động.
- Say mồi ... uống ....
- Lặng ngắm ...
- Tiếng chim ca, giấc ngủ ...
- Đợi chết ...
Ư Thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ
- Câu cảm, câu hỏi tu từ Ư Một lời than, một tiếng thở dài ngao ngán.
Ư Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống tự do độc lập của chính mình.
* Đối với con Hổ rừng là tất cả, nhớ rừng là nhớ tự do, nhớ thời oanh liệt, nhớ thời cao cả. Mất rừng cũng là đánh mất mình Ư Khát vọng của cái "tôi" giải phóng
- Hai cảnh tượng trên là hai cảnh trái ngược nhau: Cảnh vườn bách thú nơi con Hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi con Hổ đã từng ngự trị ngày xưa? Hãy chỉ ra sự đối lập của cảnh tượng này?
- Theo em sự đối lập đó nhằm nói lên điều gì của Hổ và từ đó là con người?
Quá khứ >< Hiện tại
Sôi nổi, chân thật, >< Tù túng, tầm
 phóng khoáng thường, giả dối
ƯQuá khứ càng đẹp càng rực rỡ bao nhiêu thì thực tại càng cay đắng, tù túng đáng ghét bấy nhiêu
- Căm ghét thực tại tầm thường, giả dối
- Khát vọng mãnh liệt cuộc sống tự do
3. Khao khát giấc mộng ngàn
* Đọc đoạn cuối:
- Giấc mộnh ngàn của con Hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Nhận xét việc sử dụng câu cảm ở đầu đoạn , cuối đoạn?
- Vậy "Giấc mộng ngàn" của con Hổ là giấc mộng như thế nào?
- Từ nỗi đau bất lực của con Hổ phản ánh khát vọng của nó như thế nào?
- Từ đó là khát vọng của con người?
- Oai linh hùng vĩ, thênh thang
- Đó là một không gian trong mộng
- Bộc lộ nỗi nhớ tiếc tự do
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực.
Ư Nỗi đau bi kịch
- Khát vọng được sống chân thực , cuộc sống của chính mình, xứ sở của mình
- Đó là khát vọng được giải phóng, khát vọng tự do
V. Tổng kết: ( GV ghi bảng phụ)
- Từ những tâm sự của con Hổ em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
- Nếu Nhớ Rừng là một trongt những tác phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hãy nêu những điểm mới của thơ lãng mạn?
ƯGhi nhớ: SGK
- Lời thơ: Phản ánh thực tại, ước mơ ...
- Giọng thơ: ào ạt, khoẻ khoắn ...
- Nhịp thơ thay đổi.
VI. Cũng cố - dặn dò
Học thuộc bài thơ
Soạn bài " Quê hương"
Ngày 2/1/2008
Tiết 75:
Câu nghi vấn
A. Mục tiêu:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
- Nắm được chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi
B. Nội dung phương pháp:
- Nhắc lại các kiểu câu đã học? Cho ví dụ cụ thể.
- Bài mới
I. Đặc điểm tình hình và chức năng chính
Theo dõi dữ liệu SGK trang 11
- Đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?
* Hình thức: - Dấu chấm hỏi
 - Từ nghi vấn
- Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
- Đặt vài câu nghi vấn?
* GV sữa lỗi
- Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn?
Bài tập nhanh:
B1: Cho hs làm theo nhóm - gv sữa lỗi
- Sáng nay người ta đấm ... không?
- Thế làm sao ... ăn khoai ?
- Hay là u ... đói quá?
- Có, không, sao, hay ...
- Dùng để hỏi
- Có những từ nghi vấn
- Có chức năng chính: Dùng để hỏi
- Khi viết cuối câu dùng dấu chấm hỏi
Ư Ghi nhớ: SGK 11
II. Luyện tập
Bài 2: Xét các câu sau và trả lời:
Mình đọc hay tôi đọc
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Hay, tại sự sung ...
- Căn cứ vào đâu để xác định câu nghi vấn? Từ "hay"
- Có thể thay từ "hay" bằng từ " hoặc" được không?
* Không được Ư câu trở nên sai ngữ pháp. Hoặc biến thành một kiểu cau khác và có ý nghĩa khác.
Bài 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn.
Bài 4: Phân biệt:
a. Anh có khỏe không? Không cần phải có giả định
b. Anh đã khoẻ chưa? Phải có sự hỏi từ trước ( Giả định) nếu không thì câu hỏi trở nên vô lí.
Bài 5: Về nhà
Ngày 2/1/2008
Tiết 76:
Viết đoạn văn 
trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới: Chuẩn bị bút bi, đèn bàn để quan sát
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
* Đọc đoạn văn a,b SGK 14
- Tìm hiểu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn?
Đoạn văn a.
- Đây là đoạn văn gì? ( Miêu tả, nghị luận, tự sự, biểu cảm, thuyết minh)
* Đọc đoạn văn b.
- Câu chủ đề? Hoặc từ ngữ chủ đề?
- Các câu sau có vai trò gì?
Câu chủ đề: Câu 1
Câu 2: Thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi
Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm
Câu 4: Nêu sự thiếu nước ngọt trên TG
Câu 5: Nêu dự báo năm 2005 thì 2/3 dân số TG thiếu nước
- Thuyết minh:
Ư Các câu sau bổ sung làm rõ ý của câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước.
- Cung cấp thông tin về PVĐ theo lối liệt kê
2. Sữa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
- Đọc đoạnvăn a. Nêu nhược điểm - cách sửa? 
- Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thế nào? Cách sắp xếp so với đoạn văn a thì đã mắc những lỗi gì? Nên bổ sung như thế nào?
* GV cho hs sữa lỗi sắp xếp thành các ý trên.
* Đoạn văn b
* GV nhận xét:
- Vậy khi làm 1 bài văn thuyết minh cần xác định những gì?
- Cần nêu cấu tạo cách sử dụng , công dụng ...
- Đoạn văn ấy còn lộn xộn, không rõ câu chủ đề, chưa mạch lạc.
- Cần tách ra 3 ý nhỏ: Cấu tạo, công dụng, cách sử dụng.
- Sắp xếp ý lộn xộn, phức tạp hoá khi giới thiệu chiếc đèn bàn.
- Các nhóm sữa lại
- Xác định rõ các ý lớn. Mỗi ý viết thành một đoạn.
- Khi viết đoạn cần trình bày chủ đề của đoạn.
- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự: Cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức.
Ư Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1: Làm tại lớp - gọi hs trình bày - Gv sữa lỗi cho điểm
- Y/c ngắn gọn hấp dẫn - ấn tượng
  ... p luận và luận điểm không?
- Vậy vai trò của yếu tố tự sự - miêu tả 
trong bài văn nghị luận ?
- Tìm những đoạn văn tự sự - miêu tả ? Tác dụng ?
- Vì sao tác giả không kể đầy đủ toàn bộ 2 truyện mà chỉ kể tả một số chi tiết?
- Vậy khi đưa các yếu tố tự sự - miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?
* HS phát hiện trả lời
* GV giải thích, nhận xét
- Hai đoạn văn trên không thể gọi là văn tự sự hoặc miêu tả vì chúng sử dụng nhằm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của Thực Dân Pháp
- Các yếu tố tự sự và miêu tả không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuần mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm đề bài nghị luận được rõ ràng.
- Nếu tước bỏ thì 2 đoạn văn nghị luận sẽ trở nên khô khan, mất vẻ sinh động và hấp dẫn
Ư Ghi nhớ 1 : SGK
* Đọc mục I.2 SGK
* Tìm - trả lời
- Tác dụng của các yếu tố tự sự miêu tả, làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa 2 chuyện của các dân tộc Việt Nam
- Tả không kể - tả chi tiết mà chỉ một vài nét, chi tiết về hình ảnh tương đồng....
Ư Ghi nhớ 2 : SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1 Hướng dẫn
- Đây không phải là đoạn văn miêu tả mà nó làm cho đoạn văn bình giảng phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu - nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc.
Bài tập 2
a. Rất nên sử dụng các yếu tố tự tự - miêu tả khi làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen
b. Cần phải gợi lại vẻ đẹp của sen ở trong đầm trong khi phân tích vẻ đẹp của sen ở bài ca dao.
 Cũng cố - dặn dò
Học bài cũ
Về nhà - Hoàn thành bài tập 1,2,3
________________________
Ngày 25/3/2008
Tiết 117 - 118:
ông giuốc đanh mặc lễ phục
Trích Trưởng giả học làm sang
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Hình dung được lớp hài kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
I. Tác giả 
- Môlie là nhà soạn kịch lớn ở nước Pháp thế kỉ XVII chuyên viết hài kịch và diễn hài kịch Ư gây tiếng cười châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời. Lão hà tiện, kẻ chán đời, người bệnh tưởng.
* Vở hài kịch: " Trưởng giả học làm sang "
Gồm 5 hồi: Chế giễu Giuốc đanh lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tập tễnh học đòi làm quí tộc sang trọng.
- Lão cho mời thầy dạy kiếm thuật, dạy triết học, dạy văn, dạy làm thơ .......
Đoạn trích: Cảnh cuối hồi II: Ông Giuốc đanh mặc thử lễ phục trong phòng khách của mình
II. Đọc - từ khó - thể loại - bố cục
* Đọc: - Yêu cầu đọc đúng giọng của nhân vật
- Phân vai đọc - gv nhận xét
* Từ khó: Lưu ý từ 11 SGK
* Thể loại : Hài kịch
* Bố cục:
Ông Giuốc đanh và phó may
 Hai cảnh
Ông Giuốc đanh và thợ phụ
III. Phân tích:
1. Ông Giuốc đanh và phó may
- Ông Giuốc đanh và bác phó may trò chuyên xung quanh những sự việc gì ? Sự việc nào là chủ yếu?
- Ông Giuốc đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới này? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
- Tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây chứng tỏ thêm điều gì về bản chất của ông?
- Kịch tính gây cười đoạn này là ở chỗ nào?
- Ông Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó bằng cách nào? Cách đối phó này có tác dụng gì?
- Xoay quanh sự việc: Đôi bít tất chặt, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục, niềm quan tâm duy nhất của Ông Giuốc đanh hiện nay ....
- Phát hiện ra áo hoa may ngược Ư chứng tỏ ông chưa phải mất hết tỉnh táo
- Phó may lí luận: Ông tin ngay rút lui ý kiến của mình Ư chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng thích sang trọng Ư dễ bị lừa qua mặt
- Giuốc đanh người khó tính, khắt khe, là ông chủ có tiền Ư bị đông trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
- Phó may: vốn chẳng tử tế, khéo léo đưa đẩy Ư không bị trách phạt mà còn làm ông Giuốc đanh lúng túng.
- Chi tiết " Các nhà quí tộc cũng may như thgế" tiếng cười bật ra từ đây
Ư Hiếu danh và ngu ngốc của Giuốc đanh
- Đánh trống lảng sang chuyện thử áo Ư mục đích để ông Giuốc đanh quên đi chuyện bớt vải của mình.
2. Ông Giuốc đanh và 4 tay thợ phụ 
- Tay thợ phụ gọi ông Giuốc đanh như thế nào?
- Thay đổi cách gọi mấy lần?
- Dụng ý của cách gọi này?
- Vì sao ông Giuốc đanh lại hỏi lại thợ phụ? Việc thưởng tiền mấy lần chứng tỏ ông khao khát điều gì? Và là người như thế nào?
- Ông lớn , cụ lớn, đức ông
- Nịnh lấy tiền thưởng Ư nịnh, ranh mãnh
- Dục vọng muốn làm quí tộc mãnh liệt
- Học đòi làm sang một cách kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi người 
V. Tổng kết: 
- Vì sao ông Giuốc đanh là một nhân vật hài kịch ?
- chúng ta cười ông là những điểm nào?
- Khám phá - người đọc cười vì ông Giuốc đanh ngu dốt, chẳng biết làm gì chỉ về học thói làm sang muốn làm quí tộc Ư người ta lợi dụng kiếm tiền
- Cười vì ông ngớ ngẩn khi mặc áo hoa ngược nhưng lại cho thế là sang trọng 
- Đáng cười hơn vì ông sẵn sàng vung tiền vì những tiếng ông lớn, cụ lớn, đức ông hão huyền.
Ư Giuốc đanh xứng đáng là nhân vật hài kịch
Ư Ghi nhớ : SGK
VI. Cũng cố - dặn dò
Soạn bài " Chương trình địa phương phần văn"
________________________
Ngày 30/3/2008
Tiết 119:
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A. Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học chủ yếu là những tác phẩm đã học.
- Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện kĩ năng sắp xếp trật tự từ trong câu
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Lần lượt cho học sinh giải các bài tập theo thứ tự SGK 
sau đó trình bày ý kiến của mình
Bài tập 1: 
a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia.
- Đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu
- Sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng
- Rồi tổ chức cho quần chúng , lãnh đạo quần chúng làm cho đảng
- Kết quả là làm cho tư tưởng yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự: Việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn còn việc bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài tập 2:
a. Các cụm từ in đậm để tạo liên kết câu
b,c,d. Các cụm từ in đậm để tạo liên kết câu
Bài tập 3:
- Việc đảo trật tự từ thông thường của từ trong các câu in đậm nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.
Bài tập 4:
Câu a: Miêu tả hoạt động nhân vật
Câu b: Chỉ cách thức tiến hành hành động
Nên chọn b ( Đối chiếu văn cảnh nhất là câu cuối )
Bài tập 5: 
 Nhận xét: Cách sắp xếp của nhà văn thép mới là rất hợp lí vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quí của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn
_________________________
Ngày 2/4/2008
Tiết 120:
Luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự 
vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu:
- Cũng cố chắc chắn hơn những kiến thức hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Vận dụng đưa vào một bài văn, một đoạn văn nghị luận
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Giáo viên ghi đề lên bảng
Trang phục và văn hoá
Hãy lập dàn bài chi tiết
a. Định hướng:
- Đưa ra một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh gia đình
- Hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục bạn đó ăn mặc
b. Xác định luận điểm:
- Cần đưa những luận điểm nào trong những luận điểm đó
c. Sắp xếp lại các luận điểm: Hs làm - gv nhận xét
d. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả
- Có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
- Nhận xét việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn dưới
- Những yếu tố giúp cho sự nghị luận được rõ ràng cụ thể sinh động
* Cho hs viết đoạn văn ở đề 1
* Đọc - nhận xét
* GV nhận xét ưu - chỉ rõ tồn tại - bổ sung
________________________
Ngày 2/4/2008
Tiết 121:
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương
- Bước đầu bày tỏ các ý kiến cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
* Phân tích yếu tố hài ở ông Giuốc đanh mặc lễ phục
3. Bài mới:
I. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh
Nhắc học sinh kiểm tra
Nghe học sinh báo cáo
Kiểm tra cụ thể: 5 hs
Nhận xét sự chuẩn bị của hs
II. Hoạt động trên lớp
Các nhóm cử đại diện đọc bài viết của mình
Nghe hs trao đổi nhận xét
Tổng kết
III. Cũng cố: Kĩ năng viết đọc
VI. dặn dò
Soạn bài " Tổng kết phần văn"
________________________
Ngày 2/4/2008
Tiết 122:
Chữa lỗi diễn đạt
 ( Lỗi logic)
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Bước đầu cũng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK 8 ( Trừ các văn bản tự sự)
- Nhận ra và biết cách chữa lỗi trong ngữ liệu SGK
- Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
* Vai trò của lựa chon trật tự từ trong câu
3. Bài mới:
Bài 1: ( 127 - 128 )
1. Đọc yêu cầu
a. Kiểu câu: A và B khác
Ư A và B phải cùng loại. Trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
Ư Chữa
- Chúng ............ dép và đồ dùng học tập
- Chúng ............ dép và đồ dùng sinh hoạt khác
- Chúng ............ dép và đồ dùng học tập khác
b. A nói chung và B nói riêng 
Ư A phải là từ ngữ có nghĩa rộng, B là từ ngữ có nghĩa hẹp.
c. A,B và C Ư Quan hệ dẳng lập
- A,B,C phải cùng trường từ vững biểu thị các khái niệm của một phạm trù
Ư Chữa:
- Lão và ........
- Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố ....
d. A hay B Ư A và B không bao hàm nhau
Ư Chữa:
Em ........... tri thức hay thuỷ thủ
Em ......... giáo viên hay bác sĩ
e. Không chỉ A mà còn B Ư A và B nối tiếp
Ư Bàn ............ nội dung
Ư ......... nghệ thuật nói chung và ngôn từ nói riêng........
g. Sai quan hệ từ
Ư Chữa: Thay nên = và
h. Có ý đối lập đặc trưng của 2 người 
Ư ........... Béo
Ư ........... áo trắng
i. Thay: Có được Ư hoàn thành được
Bài tập 2: 
- Tìm lỗi logic trong bài số 6 (128)
- Chữa lỗi 
Cũng cố - dặn dò
Học bài - chuẩn bị 2 tiết kiểm tra
________________________
Ngày 2/4/2008
Tiết 123 - 124:
Bài viết số 7
Văn nghị luận
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả và việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Nội dung phương pháp:
1. ổn định tổ chức:
3. Bài mới:
I. Đề ra

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van lop 8 hoc ki II.doc