Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Lão hạc - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Lão hạc - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, sự trân trọng đối với những người nông dân và tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Đọc - hiểu, phân tích được nghệ thuật dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

2. Phẩm chất: Biết trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân nghèo khổ.

* Yêu cầu đối với học sinh khá – giỏi

- Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về hoàn cảnh nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8; máy chiếu

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài

 

docx 11 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Lão hạc - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2022
Ngày giảng: 20/9/2022 (9B)
Bài 4 - Tiết 8
Văn bản: LÃO HẠC
 (Nam Cao)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, sự trân trọng đối với những người nông dân và tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Đọc - hiểu, phân tích được nghệ thuật dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
2. Phẩm chất: Biết trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân nghèo khổ.
* Yêu cầu đối với học sinh khá – giỏi
- Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về hoàn cảnh nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8; máy chiếu
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học
* Tổ chức thực hiện:
Kiểm tra đầu giờ
H: Phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, KL
+ Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang tháo vát: chị chạy vạy khắp nơi lo tiền nộp sưu cho chồng.
+ Là người vợ dịu dàng, yêu thương chồng hết mực: nấu cháo cho chồng ăn, nói bằng giọng ngọt ngào "thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột", cố ý ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không, chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
+ Là người phụ nữ nông dân hiền lành, nhẫn nhục nhưng không yếu đuối: Ban đầu chị van xin cai lệ và lí trưởng tha thiết. Khi chúng đáp lại bằng những cái bịch và tát thì chị liều mình cự lại. Chị đấu trí và cuối cùng đấu lực với chúng.
+ Chị có sức mạnh tiềm tàng và tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Khởi động vào bài mới
- HSHĐ cá nhân (1’) theo TL-Tr24 , báo cáo, chia sẻ
+ Không thể đổi tên truyện Lão Hạc thành con chó vàng được vì truyện tập trung làm nổi bật nhân vật lão Hạc - hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám1945.
- GV dẫn vào bài mới
 Cùng với Ngô Tất Tố, Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc giai đoạn 30- 45. Với Nam Cao những nhân vật được xây dựng trong tác phẩm chính là những người làng của ông, những điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Đến với truyện ngắn Lão Hạc, chúng ta hiểu rõ tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa và phẩm chất tốt đẹp của họ.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung
2. Hoạt động2: Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu: : Đọc diễn cảm Vb, tìm hiểu tác giả - TP. Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, sự trân trọng đối với những người nông dân và tài năng nghệ thuật của tác giả.
- HSHĐ cá nhân (1’), chia sẻ 
H: Theo em văn bản này cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người nghe?
- GV nhận xét cách đọc nếu HS chưa nêu được cách đọc phù hợp
+ Lời Lão Hạc chua chát, xót xa, lúc chậm rãi, nằn nì.
+ Lời của vợ ông giáo khi nói về lão Hạc: Lạnh lùng, dứt khoát.
+ Lời Binh tư: Nghi ngờ, mỉa mai.
+ Lời ông giáo: Từ tốn, ấm áp, lúc xót xa thông cảm với những độc thoại nội tâm
- HS đọc phân vai (Lão Hạc, Ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư).
- GV: Nhận xét, sửa lỗi (Nếu có)
H: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản?
- 1 HS tóm tắt. (Nếu HS không tóm tắt được thì GV tóm tắt - Slide1
H: Nêu những nét chính về tác giả?
- HS chia sẻ.
- GV chiếu Slide2,3
+ Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê ở làng Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam.
- GV mở rộng: Ông xuất thân từ nông dân, hiểu biết về cuộc sống của người dân quê nên ông biết yêu thương và trân trọng con người. Ông sáng tác hai chủ đề chính:
+ Nông dân: Dựng lên một bức tranh chân thực, sinh động về người nông dân Việt Nam nghèo đói, bị vùi dập.
+ Tri thức nghèo: Khắc hoạ tình cảnh sống mòn, không lối thoát của người tri thức nghèo trong những năm cuối của CĐTD.
- GV chiếu Slide4
H: Nêu những nét chính về tác phẩm?
- “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám, đăng báo lần đầu năm 1943.
- GV yêu cầu HS tự nghiên cứu các chú thích còn lại (2’), có từ nào không hiểu sẽ cùng các bạn và cô giáo trao đổi thêm. 
H: Xác đinh phương thức biểu đạt của văn bản? Phương thức chính là gì?
- Tự sự (ptc) + miêu tả + biểu cảm 
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
- Ngôi thứ nhất -> Làm cho câu chuyện thật hơn, mang màu sắc cá nhân. Nhân vật dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình.
H: Đoạn trích kể về việc gì? Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Vì sao?
- Những ngày khốn khó cuối cùng trong cuộc đời lão Hạc và cái chết thê thảm của lão.
- Lão Hạc, vì câu chuyện xoay quanh quãng đời khốn khổ và cái chết của lão.
- HSHĐ nhóm (3’) câu hỏi 2.a, TL-Tr33
GV theo dõi, quan sát hướng dẫn trợ giúp hs khi có yêu cầu.
- HS báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
+ Gia cảnh của lão Hạc: nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai. Anh con trai lại phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm phu đồn điền cao su biền biệt, một năm rồi chẳng có tin tức gì. Lão chỉ có con chó Vàng làm bạn. Lão làm thuê kiếm ăn. Ốm đau bệnh tật, rồi bão lũ khiến lão rơi vào cảnh đói deo, đói dắt.
- Tình cảm của lão Hạc với con chó vàng: gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, cho nó ăn bằng bát, lão ăn gì cho nó ăn nấy, chăm sóc, tâm sự với nó. 
- GV: Qua nhân vật lão Hạc ta hiểu được đời sống đói nghèo thê thảm của người nông dân khi nông thôn Việt Nam xơ xác, tiêu điều ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám 1945.
H*: Tại sao lão Hạc lại gọi con chó là cậu Vàng?
- Gọi là cậu vàng (nhân hoá) -> Lão rất yêu quý nó, coi nó như người bạn thân thiết, như kỉ vật của đứa con trai. 
- GV giảng: Con chó là kỉ vật của con để lại, lão sống một mình, gắn bó với cậu vàng -> rất yêu qúy nó. Yêu qúy cậu Vàng như vậy nhưng lão buộc phải bán bởi sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc. 
I. Đọc và thảo luận chú thích 
* Tác giả (TL-Tr31)
- Quê: Hà Nam
- Phong cách: Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ..
* Tác phẩm (TL-Tr31)
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ chính: Tự sự
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Nhân vật Lão Hạc 
a. Gia cảnh của lão Hạc
- Gia cảnh của lão Hạc éo le, cô đơn, túng quẫn, nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương.
- Lão Hạc yêu thương con chó vàng, coi nó như người bạn.
* Củng cố (2’)
H: Bài học hôm nay chúng ta cần nắm được những nội dung nào?
- HS trình bày, chia sẻ 
* Hướng dẫn học bài: (1’)
- Bài cũ:
+ Về nhà tóm tắt lại văn bản; Phân tích gia cảnh của Lão Hạc. 
- Bài mới: Chuẩn bị bài: Lão Hạc (Tiếp)
+ Soạn tiếp câu hỏi 2.b,c,d,e; xem bài tập 2 phần HĐ luyện tập
..
Ngày soạn: 19/9/2022
Ngày giảng: 22, 23/9/2022 (9B)
Bài 4 - Tiết 9, 10 - Văn bản: LÃO HẠC (tiếp)
 (Nam Cao)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, sự trân trọng đối với những người nông dân và tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Đọc - hiểu, phân tích được nghệ thuật dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
2. Phẩm chất: Biết trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân nghèo khổ.
* Yêu cầu đối với học sinh khá – giỏi
- Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8; máy chiếu
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học
* Tổ chức thực hiện:
* Kiểm tra đầu giờ
- CTHĐTQ tổ chức chơi trò chơi hộp quà bí mật 
H: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao?
- HS trả lời, chia sẻ
- GV khái quát dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung chính
- HSHĐ cá nhân (1’), báo cáo, chia sẻ 
H: Yêu quý con chó như vậy, nhưng tại sao lão lại quyết định bán nó đi?
+ Lão không còn đủ sức nuôi cậu Vàng nữa, nếu để lại nuôi nó thì lão phải tiêu vào số tiền dành dụm cho người con đang xa nhà. Điều đó lão tuyệt đối không muốn. 
- GV bình: Đối với lão Hạc, số tiền và mảnh vườn dành cho con thiêng liêng như một báu vật mà lão chỉ hết lòng bảo vệ chứ không bao giờ dám xâm phạm. Lão không tiêu vào số tiền ấy nên lão buộc phải bán con chó đi. Như vậy quyết định bán chó bắt nguồn từ tấm lòng thương con sâu sắc của một người cha nhân hậu và giàu lòng tự trọng.
H: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của lão Hạc khi kể với ông Giáo về việc bán chó? 
- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.
- Cười như mếu.
- Đôi mắt ầng ậc nước.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra.
- Cái đầu ngoẹo về một bên.
- Cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.
- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!.... A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nhẫn tâm lừa nó!
- HSHĐ cặp đôi (2’) , báo cáo, chia sẻ
H: Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ, câu văn, nghệ thuật của tác giả trong đoạn văn này? Tác dụng?
 - GV KL
+ Sử dụng nhiều động từ, từ láy gợi tả hình ảnh, âm thanh, NT so sánh,... -> Gợi tả một gương mặt cũ kỹ, khắc khổ, già nua khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn cả nước mắt -> Tâm trạng được miêu tả qua hành động, cử chỉ, nét mặt: các chi tiết về ngoại hình đã thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận. 
- Sử dụng nhiều câu cảm, nhiều câu bỏ lửng -> Thể hiện tâm trạng nghẹn ngào, đau đớn vì thương con chó và tự trách mình của lão Hạc
H: Cảm nhận của em về tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó? 
- HS chia sẻ. GV kết luận
- GV bình: Lão Hạc đau đớn đến cùng cực không phải chỉ vì lão quá thương con chó mà còn vì lão không thể tha thứ cho chính mình vì đã trót lừa con chó trung thành của lão “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Lão kể chuyện bắt chó một cách tỉ mỉ, đau đớn, xót xa, nghẹn ngào. Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu.
H: Nuôi chó với mục đích là trông nhà và giết thịt. Vậy tại sao khi bán một con chó mà lão phải xót xa, ân hận như vậy? 
+ Con chó là kỷ vật của con trai lão, là người bạn vô cùng thân thiết của lão, lão vô cùng yêu quý nó. Lão chăm sóc cậu Vàng như là chăm sóc kỉ vật của con. Vậy mà lão phải bán cho người ta giết thịt nó, lão tự thấy mình “mắc tội”, tội với con người, tội với cả con vật.
- HS theo dõi đoạn từ “và lão kể ” TL-Tr 29 đến hết.
H: Trước khi chết lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo những việc gì? Vì sao lão lại làm như vậy? 
(Lão Hạc sang nhờ ông giáo trông nom hộ mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng bạc lo ma chay nếu lão có mệnh hệ gì. Mảnh vườn là tài sản duy nhất Lão Hạc dành cho con. Nó gắn với danh dự và trách nhiệm của người làm cha. Món tiền mà lão dành dụm được mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người).	
H: Qua những việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo, em hiểu gì về con người lão?
- HS chia sẻ
(Lão là người cẩn thận, âm thầm, chu đáo và giàu lòng tự trọng. Như vậy thì cái chết của lão đã được lão chuẩn bị tỉ mỉ từ trước).
H: Sau khi nhờ cậy ông giáo, cuộc sống của lão Hạc như thế nào? Lão có thái độ như thế nào trước sự giúp đỡ của ông giáo?
+ Ăn khoai, ăn chuối, sung luộc, củ ráy, rau má
+ ''Lão từ chối gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần''
H: Lão Hạc đã chọn cái chết bằng cách nào? Tác giả cực tả cái chết của Lão Hạc qua những chi tiết nào?
- HS trình bày,chia sẻ
+ Lão Hạc tự tử bằng cách ăn bả chó 
+ "Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch hai mắt long sòng sọc , lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết dữ dội.
H: Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ ở đoạn này? Cảm nhận của em về cái chết của lão Hạc?
- HS chia sẻ. GV chốt
H: Tại sao lão lại chọn cái chết như vậy? Sao lão không chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu hơn? 
- Cách giải thoát nhưng lại như là một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão yêu con chó là thế nhưng lão nỡ lừa nó để bán, để nó phải chết -> lão phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt: chết theo kiểu con chó bị lừa
- HSHĐ nhóm (3’), báo cáo, chia sẻ 
H: Nguyên nhân nào khiến lão Hạc tìm đến cái chết? Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa tố cáo ntn?
- Nguyên nhân:
+ Vì lão thương con không muốn tiêu phạm vào những đồng tiền của con, muốn bảo toàn tài sản cho con, không muốn phiền hà bà con làng xóm. 
+ Do tình cảnh túng quẫn, đói khổ đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động giải thoát.
-> Lão đã tự nguyện tìm đến cái chết.
- Cái chết của lão Hạc đã lên án, tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ đến bước đường cùng.
GV bình: Cái chết của lão Hạc chứng tỏ ngòi bút Nam Cao sắc lạnh mà tỉnh táo vô cùng, ông rất thương con người, tôn trọng con người, đồng thời luôn luôn đòi hỏi cao ở con người. Nam Cao đã đặt nhân vật lão Hạc vào cuộc lựa chọn khắc nghiệt: chọn hai cái chết. Việc bán cậu Vàng là cái chết thứ nhất, tuy không đau đớn về thể xác nhưng lại đau đớn, day dứt về tinh thần. Còn cái chết thứ hai tuy đau đớn về thể xác, nhưng dường như ông lão đã được giải thoát và thanh thản về tinh thần vì lão đã trả hết nợ đời, nợ với con chó Vàng, nợ với đứa con trai tội nghiệp phải bỏ nhà ra đi. 
 Như vậy, trong xã hội đầy rẫy những đau khổ, bất công, người nông dân bị rơi vào tình cảnh khốn cùng. Cuộc sống của họ rất nghèo khổ, cơ cực, không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết. Mặc dù vậy nhưng ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp, những nhân cách cao quý. 
-> Lão Hạc chính là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trước cách mạng.
H: Em cho biết trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật tôi - ông giáo có vai trò gì?
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, kết luận: Nhân vật ông giáo trong truyện là hàng xóm thân thiết, cũng là người gần gũi chứng kiến toàn bộ cuộc đời, số phận của Lão Hạc cũng là người kể chuyện.
- HSHĐ nhóm (5’) thực hiện yêu cầu 2.c, TL-Tr34.
- HS báo cáo, điều hành, chia sẻ.
- GV nhận xét, KL.
Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc
Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc
Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc,tôi chỉ ái ngại cho lão...,tôi an ủi lãobùi ngùi nhìn lão...
 xót thương, thông cảm sâu sắc
Ông con mình ăn khoai, uống nước chè..., giÊu giÕm vî t«i, thØnh tho¶ng gióp ngÊm ngÇm l·o H¹c.., l·o kh«ng hiÓu t«i, t«i nghÜ vËy vµ t«i cµng buån l¾m..,
Đồng cảm, sẻ chia, tình cảm chân thật
Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...nghĩa khác
Hiểu đời, hiểu người, tin ở lão Hạc.
- HSHĐ cặp đôi (3’) câu hỏi 2.d, TL-Tr34. 
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV KL 
+ Cuộc đời quả thật... đáng buồn: vì đói nghèo mà có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện thành kẻ trộm cắp.
-> ông giáo thất vọng.
+ Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn: Không gì có thể hủy hoại được nhân phẩm người lương thiện.
+ Đáng buồn theo nghĩa khác: Một con người lương thiện, có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội, phải lấy cái chết để giải thoát cuộc đời đầy khổ đau, bất hạnh. 
- GV giải thích thêm: Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bả chó, ông hết sức ngỡ ngàng. Chi tiết này có ý nghĩa đánh lừa, chuyển ý nghĩ tốt đẹp về Lão Hạc sang hướng trái ngược, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm. Nhưng cái chết của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời.
H: Qua tìm hiểu, em thấy ông giáo là người ntn? Em học tập được điều gì từ nhân vật này? 
- HSHĐ cặp đôi (2’), báo cáo, chia sẻ
H: Nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của truyện là gì?
- GVKL
3 HĐ 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm được bài tập theo yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- GV: gợi ý cho HS về nhà viết. 
- HSHĐ cặp đôi (5’) thực hiện yêu cầu bài tập 2, TL-Tr37.
HS: báo cáo, điều hành chia sẻ.
GV: Nhận xét, kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Giao cho HS thực hiện ở nhà)
- Mục tiêu: Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích.
- Tổ chức thực hiện: HS viết bài ở nhà (viết vào vở soạn)
+ GV kiểm soát bài tập của HS
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Nhân vật lãoHạc 
a. Gia cảnh của lãoHạc
b. Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó 
 Sử dụng nhiều động từ, từ láy gợi tả hình ảnh, âm thanh, câu văn ngắn; nghệ thuật so sánh, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động từ ngoại hình, cử chỉ, lời nói, Tác giả cho ta thấy lão Hạc vô cùng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận khi phải bán chó. 
c. Cái chết của lão Hạc 
 Sử dụng từ láy gợi hình ảnh, âm thanh bút pháp tả thực, kể xen miêu tả, biểu cảm, tác giả đã cực tả cái chết thật dữ dội, đau đớn, thê thảm của lão Hạc.
* Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh, nhưng có phẩm chất cao đẹp: lương thiện, sống trong sạch, giàu lòng tự trọng, giàu đức hi sinh và có tình yêu thương sâu sắc.
2. Nhân vật ông giáo
- Ông Giáo là người hiểu đời, hiểu người biết đồng cảm, xót thương với nỗi đau khổ của người khác, biết trân trọng vẻ đẹp nhân cách con người, có lòng vị tha đáng trọng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- NT kể chuyện:
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 
+ Tạo dựng tình huống bất ngờ
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là khắc họa tâm lí nhân vật qua ngoại hình
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.
2. Nội dung
- Truyện đã thể hiện một cách thật chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ.
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao.
IV. Luyện tập 
Bài tập 1 (TL-Tr37)
- Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị.
+ Tóm tắt hoàn cảnh của lão Hạc. 
+ Phân tích tình phụ tử của lão Hạc
(lão yêu quý con chó vàng vì đó là kỉ vật của con trai lão, lão ân hận, tự trách mình vì đã không làm tròn trách nhiệm của người cha khiến anh con trai phải đi làm phu đồn điền cao su, lão quyết tâm giữ mảnh vườn cho con trai khiến bản thân phải chọn cái chết...) 
-> Tóm lại, lão Hạc là người cha nghèo khổ nhưng có tình yêu thương con sâu sắc.
2. Bài tập 2 (TL-Tr37)
- Cách nhìn nhận của nhân vật “tôi”: Mỗi một việc làm, hành động của những người xung quanh chúng ta đều bắt nguồn từ một nguyên nhân, một hoàn cảnh. Nhân vật tôi tin rằng con người vốn bản chất lương thiện. Trước khi đánh giá một ai đó cần đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để suy xét, để hiểu và để cảm thông, chia sẻ với họ, giúp đỡ họ.
- Bài học cho bản thân: Luôn biết quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, thông cảm, giúp đỡ những người xung quanh. Luôn đặt mình vào hoàn cảnh người khác để có suy nghĩ, đánh giá đúng đắn.
* Bài tập về nhà: Viết đoạn văn ngắn (10-12 dòng) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc.
* Củng cố: (2’)
H: Qua văn bản Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc đời, số phận và phẩm chất của lão Hạc?
 	(Đói khổ - cô đơn, chết quằn quại đau đớn. Tuy thế lão có bao phẩm chất tốt đẹp: hiền lành chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sáng, giàu lòng tự trọng. Lão là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được miêu tả chân thực)
* Hướng dẫn học bài: (2’)
- Bài cũ
+ Học bài theo nội dung đã phân tích và làm hoàn thiện bài tập vào vở.
- Bài mới: Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.
	+ Đọc, nghiên cứu trước nội dung của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_bai_4_lao_hac_nam_hoc_2022_2023_truong_thc.docx