Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 125: Văn bản: Ôn tập văn học

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 125: Văn bản: Ôn tập văn học

Tiết 125 – Văn bản:

ÔN TẬP VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Một số khái niệm liên quan đến đọc hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung chủ yếu.

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Sơ giản về thơ Đường luật và thơ mới.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu, để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm nhận, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 125: Văn bản: Ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 125 – Văn bản:
Ôn tập văn học
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Một số khái niệm liên quan đến đọc hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung chủ yếu.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thơ Đường luật và thơ mới.
2. Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu, để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm nhận, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Hệ thống hoá kiến thức.
I. Hệ thống hoá kiến thức.
? Hãy lập Bảng thống kê các văn bản thơ Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 8?
- Lập Bảng hệ thống.
1. Bảng hệ thống các văn bản thơ Việt Nam đã học.
- Theo mẫu dưới đây:
Bảng hệ thống các văn bản thơ Việt Nam đã học
(Chương trình Ngữ văn 8)
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung 
chủ yếu
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Khí phách kiên cường, bất khuất; phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên hoàn cảnh tù ngục của chí sĩ yêu nước và cách mạng.
- Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của ngườ tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
......
......
......
......
......
...
......
......
......
......
......
...
......
......
......
......
......
11. 
......
......
......
......
......
2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức và nội dung của thơ cũ và thơ mới.
- Hướng dẫn HS so sánh sự khác biệt giữa thơ cũ và thơ mới.
- So sánh theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lập theo bảng dưới đây:
Sự khác biệt nổi bật về hình thức và nội dung 
của thơ cũ và thơ mới.
Hệ thống tác phẩm
Đội ngũ tác giả
Thơ cũ / Thơ mới
Kể tên tác phẩm.
Kể tên tác giả tướng ứng với các tác phẩm.
- Các nhà Nho tinh thông Hán học.
Thơ cũ: Hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó: Đường luật, thể thơ dân tộc: Song thất lục bát, lục bát.
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ: Cái “tôi” cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
Kể tên các tác phẩm.
Liệt kê các tác giả tương ứng với các tác phẩm.
- Thơ mới: Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu; lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
- Vận dụng các thở thơ truyền thống nhưng đổi mới và tư duy thơ.
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
* Hoạt động 2 – Luyện tập .
II. Luyện tập.
? Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích nhất?
- Đọc thuộc lòng.
1. Bài tập 1.
- Đọc thuộc lòng.
? Trình bày cảm nhận của em về một bài thơ mà em yêu thích?
* Gợi ý: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày cảm nhận.
2. Bài tập 2.
- Cảm nhận về một bài thơ mà em yêu thích.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét về giờ Luyện tập.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà thực hành đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 125.doc