Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Lê Văn Tám

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Lê Văn Tám

Tiết 73: NHỚ RỪNG (Thế Lữ)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Sơ giản về phong trào Thơ Mới

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”

2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

3. Thái độ: Đồng cảm với nỗi lòng của thi sĩ, yêu nước, lạc quan và tin tưởng ở tương lai

B. Chuẩn bị:

1. GV : - Phương pháp: Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích, động não

- Kỹ năng: Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ; Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận; Tự quản bản thân: quý trọng cuộc sống.

- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án; Bảng phụ

2. HS: SGK, Vở ghi, Vở soạn

C. Hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp

2. Bài cũ: Không kiểm tra

 

doc 121 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 7/12/2010
Tiết 73: NHỚ RỪNG (Thế Lữ)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Sơ giản về phong trào Thơ Mới
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”
2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
3. Thái độ: Đồng cảm với nỗi lòng của thi sĩ, yêu nước, lạc quan và tin tưởng ở tương lai
B. Chuẩn bị: 
1. GV : - Phương pháp: Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích, động não
- Kỹ năng: Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ; Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận; Tự quản bản thân: quý trọng cuộc sống.
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án; Bảng phụ
2. HS: SGK, Vở ghi, Vở soạn
C. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
* HĐ 1: Khởi động 
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản (35p)
HS đọc chú thích (¶)- SGK/ 5 – 6
GV? Cho biết một vài nét về tác giả Thế Lữ? HS dựa vào sự hiểu biết à TL
GV giảng: - TL không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho TM mà còn là người tiêu biểu nhất cho phong trào TM chặng ban đầuHoài Thanh, Hoài Chân trong "Thi nhân Việt Nam" đã nói về TL :"Độ ấy TM vừa ra đời, TL như vầng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ VN. TL đã dựng thành nền TM ở xứ này. TL không bàn về TM, không bênh vực TM, không bút chiến, không diễn thuyết, TL chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hành ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có cái gì khiến người ta tin TM hơn là những bài TM hay."
- Tên thật của nhà thơ là Nguyễn Thứ Lễ, lấy bút danh là Thứ Lễ, ngoài cách dùng lối chơi chữ (nói lái) còn hàm ý rằng ông là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ ham đi tìm cái đẹp để vui chơi: 
 " Tôi là người lữ khách bộ hành phiêu lãng
 Đường trần xuôi ngược để vui chơi”
GVHD HS đọc văn bản: Thay đổi giọng điệu phù hợp, nhấn mạnh các sắc thái giọng điệu giễu nhại, kiêu hùng, bi tráng; GV đọc mẫu, HS đọc tiếp.
GVHD HS giải thích những từ khó trong phần chú thích – SGK/ 5 – 6.
GV ? "Nhớ rừng" là một bài thơ mới. Vậy so với thơ cũ (chủ yếu thơ Đ.luật) thì TM là loại thơ như thế nào? Em hiểu gì về phong trào TM?
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ à TL: Thơ 8 chữ
GV giảng: + TM: so với thơ cũ (thơ ĐL) về số tiếng, số câu, vần, nhịpthì TM rất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó bằng niêm luật chặt chẽ, rắc rối mà chỉ theo dòng cảm xúc của người viết. Số chữ, số câu không hạn định. Các nhà TM cũng viết những bài thơ lục bát, thơ Đường luật nhưng nội dung, cảm xúc, tâm trạng khác hẳn, mới hẳn so với các nhà thơ trung đại, cận đại cuối thế kỷ XIX đầu XX. TM phổ biến: 8 chữ, 5 chữ, 7 chữ
+ Phong trào TM: là tên gọi của phong trào thơ VN (1932 – 1945) với một loạt thi sĩ trẻ xuất thân "Tây học" lên án "thơ cũ" là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do. Có tích chất lãng mạn theo kiểu tiểu tư sản bộc phát. Gắn liền với các tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,
GV? Bài thơ đã làm theo ptbđ nào? HS: Lãng mạn trữ tình
GV? Bài thơ có bố cục như thế nào? HS: Tìm hiểu à TL
GV chốt: 5Đ: + 8 câu đầu: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú.
+ 12 câu thơ tiếp theo: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm.
+ 10 câu tiếp theo: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm.
+ 9 câu tiếp theo: trở về thực tại càng chán chường, uất hận
+ Còn lại: Càng tha thiết giấc mộng ngàn thu.
HS đọc lại 8 câu thơ đầu à yêu cầu giọng chậm, chán chường, u uất, uể oải, nhấn mạnh các từ: gặm, khối căm hờn, nằm dài, giễu,
GV? Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng lưu ý? Vì sao? 
HS suy nghĩà TL (KT: học theo nhóm: thảo luận, động não)
GV giảng, bình: Câu thơ đầu vang lên rất đột ngột, trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng và tư thế của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú.
+ "Gặm"(đt): dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần, từng chút một một cách chậm chạp và kiên trì àhành động bứt phá, sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do.
+ "Khối" (căm hờn) không sao hóa giải được, không làm cách nào để tan bớt. Sự căm hờn, uất ức vì mất tự do đã kết tụ lại thành một khối, thành tảng cứng như những chấn song cũi sắt lạnh lùng kia.
GV?Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? HS suy nghĩ, TL (Kĩ thuật động não)
GV giảng: Vì từ chỗ là chúa tể của muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm bóng cả cây già, nay bị nhốt chặt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, chịu ngang bầy với bọn gấu dở hơi, vô tư tự, những hạng tầm thường vô nghĩa lí.
GV? Tư thế "Nằm dài trông ngày tháng dần qua" nói lên tình thế gì của nó?
HS tìm hiểu à TL (KT: động não)
GV chốt: Tư thế buông xuôi, bất lực. Khối căm hờn cứ lớn dần thêm trong lòng nó như một khối u sầu nhức nhối. Nó khinh bỉ lũ người bên ngoài, cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Nó thấm thía thân phận "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn".
HS đọc đoạn 4
GV? Đoạn 1 thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú thì trong đoạn 4 này có gì khác? HS tìm hiểu à TL (KT: động não)
GV giảng: Đoạn 1 là tâm trạng chán chường, uất hận của con hổ còn đoạn 4 là miêu tả chi tiết, tỉ mỉ hơn về khung cảnh vườn bách thú – giang sơn của nó bây giờ: càng chán, càng khinh ghét hơn. Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ với những cảnh "không đời nào thay đổi", những cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên "tầm thường, dã dối" không phải là thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm của nó.
=> chốt: Đó không chỉ là cảm nhận về cảnh vật ở vườn bách thú mà mở rộng ra chính là một cách nói về cảm nhận của 1 tâm hồn lãng mạn của thanh niên trí thức VN về tình hình thực tại XH thời Pháp thuộc – XH thực dân nửa PK đang trên đương Aâu hóa với bao điều lố lăng, kệch cỡm, nhất là ở thành thị.
GV? Em có nhận xét gì về giọng điệu trong đoạn này?
HS suy nghĩ à Nhận xét
GV chốt: Giọng giễu nhại, chê bai, coi thường của một thân tù nhưng vẫn muốn đứng cao hơn thực tại.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giảvà hoàn cảnh sáng tác: (¶)- SGK/ 5 – 6
2. Thể loại
- Thơ 8 chữ
3. PTBĐ
- Lãng mạn trữ tình
4. Bố cục: 5 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảnh con hổ trong vườn bách thú(đ 1 – đ 4)
* Đoạn 1
- Bị nhốt trong cũi sắt
- Phải làm trò lạ mắt, đồ chơi
- Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo vô tư lự
è Tâm trạng căm hờn, chán chường, u uất, uể oải và nhục nhã.
* Đoạn 4:
- Cảnh vật đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dốià Đó cũng là thực tại XHVN thời Pháp thuộc – Thực dân nửa PK đang trên đường Âu hóa với bao điều lố lăng, kệch cỡm nhất là ở thành thị.
à Giọng giễu nhại, chê bai, coi thường, khinh miệt.
4- Củng cố: (2’) GV nhấn mạnh lại nội dung chính của bài học
5- Dặn dò (3’): + Học thuộc lòng một đoạn thơ tùy chọn
à Xem và soạn tiếp các đoạn còn lại chuẩn bị cho tiết sau 
* Rút kinh nghiệm:
- Ngày soạn: 21/12/2010
Tiết 74: NHỚ RỪNG (tt)
A. Mục tiêu bài học: Như tiết 73
B. Chuẩn bị: 
1. GV : - Phương pháp: Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích, động não
- Kỹ năng: Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ; Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận; Tự quản bản thân: quý trọng cuộc sống.
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án; Bảng phụ
2. HS: SGK, Vở ghi, Vở soạn
C. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: : Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài "Nhớ rừng" và cho biết đoạn đó có nội dung gì? à HS đọc thuộc lòng và nêu nội dung đúng đoạn thư đó
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
 * HĐ 1: Khởi động (5p)
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản (tt)(30p)
HS đọc đoạn 2, 3 giọng bồi hồi, hùng tráng, bay bổng, oai nghiêm, tự hào.
GV treo tranh minh họa trong SGK phóng to để HS so sánh với hình ảnh thơ.
GV? Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Cảnh được miêu tả qua từ loại nào?
HS quan sát bức tranh, liên tưởng suy nghĩ à TL (KT: động não)
GV bình: Đây là hai đoạn thơ hay nhất của bài, tràn ngập cảm xúc lãng mạn, đưa người đọc vào thế giới mộng ảo huy hoàng của quá khứ, khiến nhân vật trữ tình trong phút chốc có thể quên đi thực tại chán chường. Đó là cảnh rừng núi hùng vĩ mà ở đó chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị trong vương quốc của mình.
+ Những động từ, tính từ, danh từ: bóng cả, cây già, gió gào, hét núi, lá gai, cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội,è Khung cảnh thật to lớn, phi thường, hoang vu, bí mật, kỳ vĩ, lạ lùng, oai linh, ghê gớm.
* Tích hợp môi trường: ? Khung cảnh hùng vĩ của chốn rừng thiêng nơi sinh sống của chúa sơn lâm trước đây so với bây giờ có gì thay đổi? Vì sao lại có thay đổi đó? Nêu ý kiến của em về vấn đề này?
HS: thảo luận theo nhóm ( 3p) à TL (KT: học theo nhóm)
GV chốt: Khung cảnh hùng vĩ của chốn rừng thiêng đã có nhiều thay đổi. Nhiều khu rừng già những cây cổ thụ lâu năm bị chặt phá, làm cho đất trống đồi trọc, dẫn đến hiện tượng lở núi, xói mòn đất đai, động vật quý hiếm bị săn bắt có nguy cơ tuyệt chủng. Đó là do sự thiếu ý thức của người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên môi trường. Nhiệm vụ của các em là phải tuyên truyền, góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường ấy.
 ... h quan, lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh, đúng mực.
-HS đọc các tình huống SGK/ 135
-GV? Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết văn bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
-HS:+ a và b viết VBTT à Vì cần trình bày rõ lí do để người có trách nhiệm giải quyết kỷ luật thỏa đáng. (a: HS viết. GVCN nhận; b: HS viết, GV thực hành và BGH giải quyết)
+ c và d không viết VBTT à Vì: là chuyện nhỏ, không cần phải viết, chỉ cần nhắc nhở, báo công an là được.
-GV chốt: Như vậy không phải chuyện gì cũng phải viết VBTT, chỉ cần xác định sự việc cần viết hay không? Viết cho ai? Viết để làm gì?
-GV? Nêu cách viết văn bản tường trình?
-HS: Dựa vào mục II.2 – SGK/ 135-136
-GV? Khi viết VBTT cần lưu ý điều gì?
-HS đọc lưu ý: SGK/ 136
-GV chốt lại: Gọi HS đọc Ghi nhớ – SGK/ 136
* HĐ 3: Luyện tập (7p)
-GV? Hãy nêu những tình huống khác cần phải viết VBTT?
-HS tìm hiểu à TL
* Đánh giá: Khi viết văn bản tường trình cần chú ý gì về nội dung, hình thức và thái độ?
* HĐ 4: Củng cố – Dặn dò (5p)
- Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ
- Dặn dò: + Học ghi nhớ
+ Chuẩn bị bài: “ Luyện tập làm văn bản tường trình” (Đọc và trả lời câu hỏi, bài tập, viết 1 VBTT với tình huống tự chọn)
A. Tìm hiển bài
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Vd: SGK/ 133-134
2. Nhận xét
+ Nội dung: Phải đúng sự thật
+ Hình thức: Theo quy cách của văn bản tường trình
+ Thái độ: trung thực, khiêm tốn, khách quan
II. Cách làm văn bản tường trình
1. Tình huống cần viết VBTT
+ a, b
2. Cách viết VBTT
- Sgk/ 135-136
3. Lưu ý: SGK/ 136
III. Ghi nhớ: SGK/136
B Luyện tập
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
Tiết 128: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. MTCĐ: Giúp HS
1. Kiến thức: Oân tập lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản tường trình, nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tường trình.
3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, chân thật khi viết văn bản tường trình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, Giáo án
- HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* HĐ 1: Khởi động (5p)
- Oån định lớp
- Bài cũ: Thế nào là văn bản tường trình? Nêu cách viết văn bản tường trình?
- Bài mới
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35p)
-GV? Mục đích của văn bản tường trình là gì?
-HS: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm đối với việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng.
-GV? Văn bản tường trình có gì giống và khác so với văn bản báo cáo?
-HS: + Giống: Đều là văn bản hành chính công vụ; Người viết: tham gia, phụ trách, chứng kiến; Người nhận: Cấp trên có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết.; Bố cục theo mẫu
+ Khác nhau: Về nội dung: à Văn bản báo cáo: trình bày tình hình và kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể qua 1 quá trình hoạt động.
à Văn bản tường trình: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm đối với việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng.
-GV? Nêu bố cục phổ biến của 1 văn bản tường trình? Những mục nào không thể thiếu trong văn bản này? Phần nội dung tường trình phải như thế nào?
-HS nhớ lại à TL
-GV chốt: HS xem lại mục II.2/ SGK 135-136
-HS đọc bài 1/ SGK137
-GV? Hãy chỉ ra chỗ sai trong các trường hợp?
-HS tìm hiểu, phát hiện à TL
-GV nhận xét, chốt: 
-GV? Nêu các tình huống cần phải làm văn bản tường trình?
-HS tìm hiểu à Nêu
-GV? Yêu cầu HS viết 1 văn bản tường trình hoàn chỉnh?
-HS viết, đọc
-GV xem xét, nhận xét, sửa chữa
* Đánh giá: Qua việc viết văn bản tường trình của HS
* HĐ 3: Củng cố – Dặn dò (5p)
- Củng cố: Nêu mục đích của văn bản tường trình
- Dặn dò: + Hoàn chỉnh văn abnr tường trình
+ Chuẩn bị tiết trả bài Kiểm tra Văn (Xem lại các văn bản đã học)
I. Oân tập lý thuyết
1. Mục đích của văn bản tường trình
2. So sánh VBTT với VBBC
3. Bố cục của văn bản tường trình
II. Luyện tập
Bài 1: SGK/137
Cả 3 trường hợp đều không cần phải viết văn bản tường trình. Vì: a: viết kiểm điểm; b: Viết thông báo; c: Viết báo cáo.
à Sai vì người viết chưa phân biệt được mục đích của từng kiểu văn bản.
Bài 2: SGK/137
Bài 3: HS viết văn bản tường trình
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
Tiết 129: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MTCĐ: Giúp HS
1. Kiến thức: Đánh giá lại kiến thức bài làm của mình; Phát hiện và sửa lỗi.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, sửa lỗi
3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, tự giác
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài làm đã chấm của HS, Giáo án, Bảng phụ ghi đáp án, lỗi HS mắc phải
- HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* HĐ 1: Khởi động (2p)
- Oån định lớp
- Bài cũ: Không kiểm tra
- Bài mới
* HĐ 2: Trả bài kiểm tra (18p)
-GV đưa đáp án phần trắc nghiệm và tự luận lên bảng phụ cho HS tiện theo dõi.
* HĐ 3: Nhận xét và sửa lỗi (20p)
-GV nhận xét bài làm của HS
-GV đưa bảng phụ ghi các lỗi của HS
-HS lên bảng sửa lại
* Đánh giá: Nêu suy nghĩ của em về 1 văn nghị luận mà em đã học?
* HĐ 4: Củng cố – Dặn dò (5p)
-Củng cố: Cần rút kinh nghiệm cho bài sau: Đọc kỹ đề trước khi làm.
- Dặn dò: + Oân lại các bài Tiếng Việt từ bài : Câu phủ định à Lựa chọn trật tự từ trong câu (Học ghi nhớ, xem lại bài tập)
A. Đáp án
I. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng được 0.25đ
II. Tự luận
B. Nhận xét và sửa lỗi
I. Nhận xét
II. Sửa lỗi
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
Tiết 130: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MTCĐ: Giúp HS
1. Kiến thức: Oân tập và củng cố những kiến thức về các kiểu câu, lựa chọn trật tự từ trong câu, hội thoại, hành động nói.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, đặt câu, viết đoạn văn
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Đề, Đáp án và Biểu điểm
- HS: Kiến thức để làm bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
* HĐ 1: Khởi động 
- Oån định lớp
- GV phát đề
* HĐ 2: HS làm bài
* HĐ 3: Thu bài – Dặn dò
- Chuẩn bị bài: “Trả bài Tập làm văn số 7”
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
Tiết 131: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MTCĐ: Giúp HS
1. Kiến thức: Đánh giá lại kiến thức bài làm của mình; Phát hiện và sửa lỗi.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, sửa lỗi
3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, tự giác
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài làm đã chấm của HS, Giáo án, Bảng phụ ghi đáp án, lỗi HS mắc phải
- HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* HĐ 1: Khởi động (2p)
- Oån định lớp
- Bài cũ: Không kiểm tra
- Bài mới
* HĐ 2: Tìm hiểu và phân tích đề (13p)
-HS nhắc lại đề bài; GV chép đề lên bảng
-GV? Đề văn thuộc kiểu bài gì?
-HS: Nghị luận (kết hợp yếu tố Tự sự và Miêu tả)
-GV? Nội dung đề yêu cầu là gì?
-HS:
-GV đưa bảng phụ ghi dàn bài
* HĐ 3: Nhận xét và sửa lỗi (25p)
-GV nhận xét bài làm của HS
-GV đưa bảng phụ ghi các lỗi của HS
-HS lên bảng sửa lại
* Đánh giá: Qua việc nhận xét bài làm của mình, phát hiện và sửa lỗi.
* HĐ 4: Củng cố – Dặn dò (5p)
-Củng cố: Cần rút kinh nghiệm cho bài sau: Đọc kỹ đề trước khi làm, tránh các lỗi đã mắc phải
- Dặn dò: + Chuẩn bị: “Tổng kết phần văn” (Đọc và trả lời các câu hỏi)
A. Tìm hiểu đề và phân tích đề
Đề bài:
I Tìm hiểu đề
II. Phân tích đề
III. Dàn bài: ( Bảng phụ)
B. Nhận xét và sửa lỗi
I. Nhận xét
II. Sửa lỗi
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
Tiết 132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I. MTCĐ: Giống tiết 125
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, Giáo án
- HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* HĐ 1: Khởi động (2p)
- Oån định lớp
- Bài cũ: Không kiểm tra
- Bài mới
* HĐ 2: Oân tập (38p)
-GV? Nêu câu hỏi 3: SGK/ 144?
-HS trao đổi à TL
-GV chốt: ghi bảng
-GV? Nêu câu hỏi 4 SGK/ 144: Em hiểu thế nào là có lý, có tình, có chứng cứ?
-HS tìm hiểu à TL
-GV? Nêu câu hỏi 5 SGK/ 144?
-HS thảo luận theo nhóm à TL
-GV chốt:
-GV? Nêu câu hỏi số 6 SGK/ 144?
-GV so sánh, trả lời
* Đánh giá: Qua việc trả lời câu hỏi của HS
* HĐ 3: Củng cố – Dặn dò (5p)
- Củng cố: GV kết lại những nội dung cần nhớ
- Dặn dò: + Học bài theo đề cương
+ Chuẩn bị bài: “Tổng kết phần văn (tt)” (Đọc câu hỏi và trả lời)
Câu 3: SGK/ 144
+ Văn NL trung đại: Văn phong cổ: có nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng, câu văn biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, (Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), gần gũi với sử, mang dấu ấn thế giới quan “thần chủ”, lý tưởng nhân nghĩa, “tâm lí sùng cổ”, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
+ Văn NL hiện đại: ít có những đặc điểm trên. Lối viết giản dị, câu văn ngón gọn, dễ hiểu, gần gũi với lời nói hằng ngày hơn.
Câu 4: SGK/ 144
- Có lí: Là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
- Có tình: Có tình cảm, cảm xúc.
- Có chứng cứ: Là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
à 3 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, “cái lí” là chủ chốt.
Vd: “Chiếu dời đô”: Có trình tự lập luận chặt chẽ
- Nêu sử sách làm tiền đề, chỗ dựa cho lí lẽ
- Soi sáng tiền đề bằng việc đưa thực tế 2 triều đại Đinh, Lê không dời đô để cho thấy cần thiết phải dời đô.
- Đi tới kết luận: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
+ “Hịch tướng sĩ”:
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
- Khích lệ lòng trung quân, ái quốc là lòng ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ
- Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước
-Khích lệ lòng tự trọng, liêm xỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, cái đúng
- Khích lệ lòng yêu nước, bất khuất, quyết chiến, quyết thăng kẻ thù xâm lược.
Câu 5: SGK/ 144

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(17).doc