Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 30. Tiết 109 , 110 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ “ Đi bộ ngao du” là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lí lẽ luôn hoà quyện với thực tiễn cuôc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một con ngươì giản dị , quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm.

3. Thái độ :

- Ý thức trong việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần, làm giàu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh .

2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 30. Tiết 109 , 110 .
Đi bộ ngao du
(Trích Ê-min hay về giáo dục )
 J . Ru-xô
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ “ Đi bộ ngao du” là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lí lẽ luôn hoà quyện với thực tiễn cuôc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một con ngươì giản dị , quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm.
3. Thái độ :
- Ý thức trong việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần, làm giàu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh .
2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
 Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển hiện đại đã có không ít người rất ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn ta sắp học là đi bộ ngao du. Nghĩa là đi đây đi đó bằng hai chân để rong chơi. Nhưng có thật đi bộ để rong chơi hay không ? Hãy theo dõi hệ thống luận điểm và lập luận của tác giả .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm . (8’)
* Mục tiêu :
Khái quát nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
1. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Ru-xô ?
 Ru-xô mồ coi cha mẹ từ sớm cha là thợ đồng hồ. Thời ấu thơ, ông chỉ được học vài năm từ 12 - 14 tuổi. Sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do lang thang nhiều nơi trải qua nhiều nghề để kiếm ăn như: đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc trước khi trở thành nhà triết học nhà văn nổi tiếng.
2. Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích ?
Ê-min hay về giáo dục là một thiên luận văn - tiểu thuyết nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Nhà văn đã tưởng tượng em bé tên là Ê-min và thấy giáo gia sư đảm nhiệm công việc giáo dục là chính tác giả. Tác phẩm chia làm 5 quyển tương ứng với 5 giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục.
+ Khi E-min ra đời đến 2-3 tuổi : Nhiệm vụ giáo dục là làm sao cho cơ thể của em phát triển tự nhiên.
+ Khi Ê-min 4 – 5 tuổi đến 12 – 13 tuổi : Giáo dục một số nhận thức bước đầu nhẹ nhàng, không gò bó.
+ Khi Ê-min 13 -16 tuổi : dạy một số kiến thức khoa học thật có ích nhưng học tập trong thực tiễn cuộc sống và trong tự nhiên chứ không phải trong sách vở . Năm 15 tuổi, Ê-min sẽ học một nghề lao động chân tay – nghề thợ mộc .
+ Khi Ê-min 16 – 20 tuổi : Được giáo dục về đạo đức và tôn giáo .
+ Khi Ê-min ngoài 20 tuổi – em đã trưởng thành . Gia sư bố trí cho em tình cờ gặp cô Xô-phi, cô gái nết na được giáo dục từ bé theo những nguyên tắc tương tự như với Ê-min. Hai người yêu nhau, trước khi cưới, Ê-min đi du lịch hai năm để đạo đức và nghị lực được thử thách và hiểu thêm về xã hội rộng lớn .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu phân tích những giá trị của văn bản, tích hợp giáo dục liên hệ môi trường và sức khỏe . (69’)
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc, phân tích thâu tóm giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
3. Hướng dẫn đọc : giọng rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật, lưu ý các từ tôi, ta dùng xen kẽ, các câu kể, hỏi, cảm.
Đọc, lệnh học sinh đọc lại .
4. Em hãy cho biết trong văn bản này tác giả đã trình bày mấy luận điểm ? Hãy tìm ranh giới từng luận điểm ?
5. Hãy tìm lí lẽ và dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm
6. Từ 3 luận điểm ấy em thử đề xuất một nhan đề cho bài văn nghị luận này một cách cụ thể hơn ?
7. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không ? Vì sao ?
Ru-xô cảm thấy tự do quý giá từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi phải đi ở cho người ta để kiếm ăn. Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến Ru-xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành -> ông khao khát kiến thức .
8. Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả ?
- Tìm trong bài văn chỗ nào tác giả dùng những đại từ nhân xưng ấy?
- Từng cách xưng hô này có ý nghĩa gì ?
- Sự đan xen các cách xưng hô này có tác dụng như thế nào trong bài văn ?
9. Qua văn bản em thấy bóng dáng của tác giả là một con người như thế nào ?
Đây là bóng dáng tinh thần của Ru- xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết bài. (5’)
* Mục tiêu :
Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm.
10. Có những biểu hiện hình thức nào làm nên làm nên tính thuyết phục cho văn bản ?
11. Bài “ Đi bộ ngao du ” cho ta hiểu gì về nhà văn Ru- xô?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.(5’)
* Mục tiêu :
Nhận xét, cảm nhận tác dụng của đi bộ.
12. Với em, tác dụng nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa hơn cả ?
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Hội thoại ( tt )” theo yêu cầu câu hỏi định hướng sgk.
Nghe.
Khái quát.
Nghe .
Xác định.
Nghe.
Nghe, đọc.
Xác định.
Xác định .
- Luận điểm 1: Từ đầu ..bàn chân nghỉ ngơi.
+ Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tùy ý ( Quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá vào hang động , .... ) 
+ Không phụ thuộc vào con người, phương tiện ( phu trạm và ngựa trạm ) .
+ Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi .
+ Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình .
+ Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
+ Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy không bao giờ chán.
=> Các luận cứ rất phong phú, dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối tự nhiên. đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi.Thuận theo tự nhiên, tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện . Đó là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru-xô .
- Luận điểm 2: tiếp theo làm tốt hơn.
+ Đi như các nhà triết học lừng danh Ta-lét, Pia-tông, Pi-ta-go .
+ Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất .
+ Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng 
+ Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên .
=> Cách dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau : khi thì so sánh, khi nêu cảm xúc : tôi khó lòng hiểu nổi ; khi lại nêu câu hỏi tu từ : ai là người ..... mà lại có thể ; hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên học của chú học trò Ê-min 
- Luận điểm 3: Phần còn lại.
+ Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh với việc đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ mà sảng khoái, vui tươi, mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó .
Đặt nhan đề .
Có thể đặt nhan đề “Lợi ích của đi bộ ngao du”.
Nhận xét .
- Đoạn văn Ru- xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ông luôn khao khát tự do.
 - Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực học .
=> Vì thế lập luận trao dồi vốn tri thức được xếp vị trí thứ hai của “ Đi bộ ngao du” .
Nhận xét .
- “Tôi nói đến những kinh nghiệm riêng”.
- “Ta” là lí luận chung.
-> Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng ( gắn với từ “ ta” ) và những kinh nghiệm của cá nhân tác giả ( gắn với từ “tôi” ) nên bài văn không khô khan mà rất sinh động, gần gũi, thân mật
Thảo luận theo bàn .
- Ru-xô là một con người giản dị : ông thích đi bộ hơn là ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm, ông hài lòng với một bữa cơm đạm bạc mà ngon lành, dễ dàng ngủ ngon giấc trên một cái giường tồi tàn .
- Ru-xô là một con người quý trọng tự do : ông chỉ muốn làm mọi việc theo ý mình và không muốn bị phụ thuộc : ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy . Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm .... , chỉ phụ thuộc váo bản thân tôi, tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ.
- Ru-xô là một con người yêu mến thiên nhiên : ông thích những cảnh dòng sông, rừng rậm, hang động, thích tìm hiểu việc trồng trọt, thích sưu tập hoa lá, các hóa thạch ... Ông cho rằng phòng sưu tập lớn nhất, phong phú nhất là giới tự nhiên, là trái đất .
Trình bày .
Trình bày .
Trình bày .
Nghe .
I. Giới thiệu .
1. Tác giả.
Ru- xô ( 1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp, ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục, Luận văn khoa học và nghệ thuật, Luận về sự bất bình đẳng .
2. Tác phẩm .
Trích quyển V, quyển cuối cùng của tác phẩm Ê Min hay về giáo dục ( 1762 ).
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản .
2. Tìm hiểu văn bản .
a. Các luận điểm chính .
- Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc bất cứ ai, bất cứ cái gì.
- Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần
b. Trật tự cá ...  giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tránh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. Luyện tập.
1.Tính cách mỗi nhân vật thể hiện qua cuộc thoại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” .
- Số lượt lời trong hội thoại: 
+ Chị Dậu : 6 lượt.
+ Cai Lệ : 5 lượt.
+ Người nhà Lí Trưởng : 2 lượt.
+ Anh Dậu : 1 lượt.
- Tính cách mỗi nhân vật:
+ Chị Dậu : dịu dàng nhưng tiềm tàng sức phản kháng mạnh mẽ.
+ Cai Lệ : Hống hách, thô bạo tàn nhẫn.
+ Người nhà Lí Trưởng : tên tay sai nhưng vẫn còn chút tình người.
+ Anh Dậu: cam chịu, bạc nhược
2. 
a. ban đầu cái Tí còn hồn nhiên và nói nhiều ; chị Dậu thì chỉ im lặng . Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi ; chị Dậu nói nhiều hẳn lên .
b. Tác giả miêu tả cuộc hội thoại như vậy là rất phù hợp với tâm lí nhân vật .
- Lúc đầu cái Tí chưa biết mình bị bán nó cố tìm ra chuyện để nói cho chị Dậu vui lòng ; còn chị dậu thì càng thấy con gái hồn nhiên vô tư bao nhiêu càng đau lòng bấy nhiêu, nên chỉ im lặng . Về sau khi đã biết mình bị bán, cái Tí đau đớn tuyệt vọng nên nói ít hẳn đi ; còn chị Dậu lại phải nói nhiều để thuyết phục hai đứa con của mình .
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện, vì :
- Chị Dậu càng đau đớn hơn khi buộc phải gạt nước mắt bán một đứa con gái ngoan hiền, đảm đang, hiếu thảo như cái Tí .
- Đối với cái Tí thì việc phải đến ở nhà ông Nghị sẽ trở thành một tai họa khủng khiếp vì nó phải lìa xa bố mẹ, các em .
3. 
- Trong đoạn trích nhân vật tôi im lặng 2 lần .
- Lần 1 : im lặng vì ngỡ ngàng hãnh diện, xấu hổ.
- Lần 2 : im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu trước cô em gái.
4.
- “ Im lặng là vàng” đúng trong trường hợp :
+ Giữ bí mật.
+ Tôn trọng người khác.
+ Đảm bảo tế nhị trong giao tiếp
- Im lặng trước những hành vi sai trái, trước bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người khác, sự im lặng đó là dại khờ, hèn nhát.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
............ 
...
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 30. Tiết 112 .
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận .
2. Kĩõ năng:
- Xác định và sắp xếp luận điểm, xác định cảm xúc và cách đưa cảm xúc vào bài văn nghị luận .
3. Thái độ :
- Vận dụng những hiểu biết đó để tạo lập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk,sgv, thiết kế dạy học Ngữ văn 8, bồi dưỡng Ngữ văn 8, bảng phụ .
2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (1’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
 Các em phải làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu sgk. Nếu phải viết một bài văn như thế thì em sẽ lần lượt làm những việc gì, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu những điều trên.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, thực hiện đạt các yêu cầu bài tập. (42’)
* Mục tiêu :
Xác định hệ thống luận điểm, đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
1. Để làm sáng tỏ vấn đề theo đề bài cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự sgk có hợp lí không ? Vì sao?
2. Nên sửa chữa như thế nào cho hợp lí ? 
Chốt dàn bài.
3. Lệnh học sinh đọc đoạn văn.
4. Xác định yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ?
5. Yếu tố biểu cảm đó được biểu hiện như thế nào trong từng câu của đoạn văn ? Trong giọng điệu ?
6. Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” cảm xúc của chúng ta có thể bày tỏ là gì ?
7. Lệnh học sinh đọc đoạn văn nghị luận .
8. Đoạn văn nghị luận ấy đã thể hiện cảm xúc chưa?
9. Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng cảm xúc chân thật của em? 
10. Có nên đưa thêm từ ngữ và câu biểu cảm không?
11. Hãy viết lại đoạn văn trên rồi trình bày trước lớp.
12. Lệnh học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 3.
 Nhận xét.
13. Nêu đề văn, hướng dẫn học sinh về nhà làm .
Đề : Tác hại của việc hút thuốc lá đối với học sinh .
I. Mở bài :
Thuốc lá là ôn dịch . Hút thuốc lá rất có hại, đặc biệt đối với học sinh trong nhà trường .
II. Thân bài :
- Cơ thể bị đầu độc, sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh phổi và các bệnh nguy hiểm khác .
- Lãng phí tiền bạc của cha mẹ .
- Dễ mắc các khuyết điểm khác nghiêm trọng hơn về đạo đức, về tổ chức, kỉ luật .
- Kết quả học tập sút kém.
III. Kết bài : 
Tất cả học sinh triệt để không hút thuốc lá. Đó là nhiệm vụ, là đạo đức, là khẩu hiệu thường trực hằng ngày của mỗi con người.
* Đoạn văn :
Không một trường phổ thông nào cho phép học sinh hút thuốc lá. Hút thuốc là mắc khuyết điểm nghiêm trọng đối với tuổi trẻ học đường. Nhận thức được điều ấy, nhưng có một số bạn nam vẫn không đấu tranh nổi với tính tò mò, sĩ diện, vẫn muốn thử tí xem sao ! Giấu thầy, giấu bạn, chui vào một góc sân kín đáo tập tọe nhả khói phì phèo. Ít lâu sau, quen dần thành nghiện . Đáng buồn biết bao ! Nguy hiểm biết bao ! 
Tôi thật sự lo thay cho cả hiện tại và tương lai của các bạn ấy. Vậy bạn ơi, bạn có biết chăng hút thuốc lá là tai hại vô cùng, nhất là với thanh thiếu niên đang đi học. Chắc bạn lại cười và cho rằng tôi quan trọng hóa vấn đề phải không ? Chan chan người hút thuốc ra đó, có ai làm sao đâu !
Xin bạn hãy nghe tôi, nghe lời một người đã từng chịu hậu quả của một con nghiện thuốc lá mười năm mới cai được một năm nay .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Hoàn thành bài tập vừa hướng dẫn .
- Ôn lại các kiến thức đã được cảm thụ từ các tác phẩm văn học đã học từ đầu học kì II đến nay để chuẩn bị kiểm tra phần Văn học .
Nghe
Nhận xét .
Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần lộn xộn.
Sắp xếp.
Đọc.
Xác định.
Xác định.
Trình bày .
Đọc .
Trình bày.
Trình bày.
Trình bày.
Có thể thêm vào các từ ngữ : biết bao nhiêu, kì diệu thay, .... , nhưng phải phù hợp .
Viết đoạn văn .
Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan, du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đến tham quan Vịnh Hạ Long ? Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chăng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt một cảnh trời, biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước Lệ Quyên còn âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biết non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay, tan biến hẳn như có phép màu. Niềm sung sướng ấy làm sao có được khi chúng ta quanh năm chỉ quanh quẩn trong nhà, hay góc phố, hoặc con đường mòn quen thuộc.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nghe .
Nghe .
Đề : Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
1. Hệ thống luận điểm của đề bài.
a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan
b. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể : 
- Về kiến thức : 
+ Hiểu sâu hơn những điều học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
+ Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở, trong những bài học ở nhà trường.
- Về tình cảm : 
+ Tìm thêm nhiều niềm vui cho bản thân.
+ Có thêm tình yêu thiên nhiên đất nước.
- Về thể chất : giúp ta khoẻ mạnh có sức chịu đựng bền bỉ hơn.
c. Kết bài : Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
Tham quan, du lịch quả thật là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia .
2. Xác định và đưa yếu tố biểu cảm về câu, đoạn văn nghị luận.
a. Tìm hiểu đoạn văn trích luận điểm 3 “Đi bộ ngao du”.
- Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn : Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ ngao du đem lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả và Ê-min.
- Giọng điệu phấn chấn, vui tươi hồ hởi.
- Từ ngữ, câu biểu cảm : Biết bao hứng thú, thú vị, vui vẻ. Ta thích thú biết bao. Ta ngủ ngon biết bao!
b. Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi về ( hồi hộp náo nức, chờ đợi, ngạc nhiên thích thú, sung sướng, cảm động, hài lòng .)
- Yếu tố biểu cảm thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ, cách xưng hô : chắc các bạn vẫn chưa quên; không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo ; tôi nhớ; tôi để ý thấy; lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy. 
-Tuy nhiên vẫn có thể gia tăng cho yếu tố biểu cảm trong từng câu, đoạn thêm sâu sắc, phong phú.
3. Phát triển các luận cứ .
- Luận điểm : Tình cảm thiết tha của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên qua các bài thơ Cảnh khuya, khi con tu hú, quê hương.
- Phát triển luận cứ :
+ Đó là tình yêu thiên nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.
+ Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do.
+ Đó là cảnh thiên nhiên gắn với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương.
* Yếu tố biểu cảm : Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, rạo rực, băn khoăn, cùng lo lắng ..
* Cách đưa: 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
.....
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30(4).doc