Bài 18 Tiết 73, 74 VĂN HỌC
NHỚ RỪNG (THẾ LỮ)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .
2. Tư tưởng: Rèn kĩ năng đọc thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
3. Kĩ năng: Phân tích một tác phẩm.
4.Trọng tâm: Học sinh nắm được: Bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt ở vườn bách thú
B/ CHUẨN BỊ .
- G/v: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
- H/s: SBT, SGK.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
phân phối chương trình THCS 2008 - 2009 Ngữ văn Học kì II 18 tuần (68 tiết) 73 Nhớ rừng 74 75 Câu nghi vấn 76 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh 77 Quê hương 78 Khi con tu hú 79 Câu nghi vấn (tiếp) 80 Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) 81 Tức cảnh Pác Bó 82 Câu cầu khiến 83 Thuyết minh một danh lam thắng cảnh 84 Ôn tập về văn bản thuyết minh 85 Ngắm trăng, Đi đường 86 Câu cảm thán 87 Viết bài Tập làm văn số 5 88 89 Câu trần thuật 90 Chiếu dời đô 91 Câu phủ định 92 Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) 93 Hịch tướng sĩ 94 95 Hành động nói 96 Trả bài Tập làm văn số 5 97 Nước Đại Việt ta 98 Hành động nói (tiếp) 99 Ôn tập về luận điểm 100 Viết đoạn văn trình bày luận điểm 101 Bàn luận về phép học 102 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm 103 Viết bài Tập làm văn số 6 104 105 Thuế máu 106 107 Hội thoại 108 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 109 Đi bộ ngao du 110 111 Hội thoại (tiếp) 112 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 113 Kiểm tra Văn 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu 115 Trả bài Tập làm văn số 6 116 Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 117 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 118 119 Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) 120 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 121 Chương trình địa phương (phần Văn) 122 Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic) 123 Viết bài Tập làm văn số 7 124 125 Tổng kết phần Văn 126 Ôn tập phần Tiếng Việt học kì II 127 Văn bản tường trình 128 Luyện tập làm văn bản tường trình 129 Trả bài kiểm tra Văn 130 Kiểm tra Tiếng Việt 131 Trả bài Tập làm văn số 7 132 Tổng kết phần Văn 133 Tổng kết phần Văn (tiếp) 134 Ôn tập phần Tập làm văn 135 Kiểm tra tổng hợp cuối năm 136 137 Văn bản thông báo 138 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt 139 Luyện tập làm văn bản thông báo 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp Ngày soạn: 19/12/2014 Bài 18 Tiết 73, 74 Văn học Nhớ Rừng (Thế Lữ) A/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt ở vườn bách thú . 2. Tư tưởng: Rèn kĩ năng đọc thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng. 3. Kĩ năng: Phân tích một tác phẩm. 4.Trọng tâm: học sinh nắm được: bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt ở vườn bách thú B/ Chuẩn bị . G/v: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo H/s: SBT, SGK. C/ Tiến trình bài dạy. ổn định tổ chức lớp. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy H/đcủa Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. G/v hướng dẫn h/s đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục. - Hướng dẫn cách đọc. ? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ? G/v dẫn một số thông tin về tác giả. ? Hãy nêu vài nét về tác phẩm? ? Bài được viết theo thể loại nào? ? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Hoạt động 2: Tổ chức h/s đọc và tìm hiểu chi tiết bài thơ - Yêu cầu h/s đọc thông tin sgk. ? Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng lưu ý? Vì sao? ? Thử thay các từ Gậm và Khối bằng những từ khác. So sánh ý nghĩa biểu cảm của nó? G/v giảng: Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải được, không thể làm cách nào để tan bớt, vơi bớt. Căm hờn uất vì bị mất tự do, thành một tù nhân ...tất cả kết tụ lại thành khối, tảng cứng như những chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. Dùng động từ mạnh nhằm miêu tả tâm trạng của chúa sơn lâm, tạo thi hứng cho toàn bài, thành công đầu tiên của tác giả ? Vì sao con hổ lại hờn đến thế ?Tư thế nằm dài trong ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ? Hết tiết 1: GV: gt tiếp ? G/v treo bức tranh minh hoạ ? Cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thế như thế nào? Đọc hai câu thơ “Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.” Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ ? ? ảnh hưởng của chúa rừng khi nó xuất hiện đối với muôn loài như thế nào? Tâm trạng của hổ khi ấy ra sao? Yêu cầu h/s đọc đoạn 3 tiếp chú ý: “Ta đợi chết mảnh nặt trời găy gắt .....còn đâu”. ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như bộ tranh tứ bình độc đáo về chúa sơn lâm. ý kiến của em? ? Phân tích cái hay của câu thơ biểu cảm cuối đoạn.? G/v giảng: Trên nền từng cảnh, hoà vào từng cảnhlà hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ: -Một chàng trai, một thi sĩ đầy lãng mạn đang thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên suối vắng- Say mồi đứng uống ánh trăng tan- thật mơ màng lãng mạn, huyền diệu. -Một đế vương oai vũ đang yên lặng ngắm giang sơn như được thay áo sau trận mưa lớn. -một chúa rừng đang ru mình trang giấc ngủ bởi tiếng hót rộn ràng của muôn loài chim rừng... Nhưng câu thơ cuối tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng nhớ tiếc..vang lên chậm nhẹ, não ruột như tiếng thở dài ai oán. Đó là tâm trạng của cả một lớp người VN trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc của đất nước ? Nghệ thuật được tác giả sử dụng ở đây là gì? - Hướng dẫn h/s đọc 2 đoạn thơ cuối. ? Trở về cảnh thực tại, với cái bây giờ, cảnh vật ở đoạn thơ thứ 4 có gì giống và khác với cảnh vật ở đoạn đầu bài thơ? ? Thật ra cái mà hổ căm ghét nhất là gì? Vì sao? G/v dẫn: Đâu đó chỉ là cảm nhận về cảnh vật ở vườn Bách thú mà mở rộng ra, chính là một cách nói về cảm nhận cảu thanh niên trí thức VN về tình hình thực tại xã hội thời Pháp thuộc nữa thực dân, nữa phong kiến với bao điều lố lăng kệch cỡm, nhất là ở thành thị.. ? Giọng điệu thể hiện ở đây có gì đặc sắc? ? Đoạn cuối mở đầu và kết thúc bằng hai câu biểu cảm mở đầu bằng từ hỡi nói lên điều gì? G/v dẫn:Trong tình cảnh hiện tại và tương lai chúa rừng không còn cách nào khác ngoài cách chấp nhận. Tuy nhiên không muốn đầu hàng chỉ còn cách mơ về thời vàng son của mình với : Khi đã buồn hiện tại Thì quay về mơ xưa. Hoạt động 3. Hướng dẫn h/s nắm tổng kết của bài. ? Em hãy nêu nội dung chủ yếu của bài thơ? ? Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc, tiêu biểu? G/v tổng kết, yêu cầu h/s đọc nghe nhớ sgk. Lắng nghe Nắm cách đọc, đọc. Lắng nghe Trả lời, nhận xét Trả lời, nhận xét Trả lời, nhận xét Dùng động từ mạnh miêu tả tâm trạng chúa sơn lâm H/s trả lời Nhận xét, trả lời, bổ sung Quan sát Trả lời, nhận xét Hai câu thơ sống động tạo hình, có thể xếp theo thơ bậc thang. Trả lời, nhận, xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét H/s đọc, nhận xét cách đọc Trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Trả lời, bổ sung, nhận xét. Đọc 2 đoạn cuối Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời Lắng nghe Trả lời, nhận xét Trả lời Học sinh lắng nghe. H/s quan sát, lắng nghe. Trả lời, nhận xét, bổ sung Trả lời I/ Đọc- tìm hiểu chú thích. 1.Đọc. 2.Tác giả, tác phẩm: - Thế Lữ(1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thế Lữ, quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới buổi đầu, hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn - Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(2003).. - Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. 3. Thể loại: Thơ trữ tình lãng mạn, viết theo thể thơ mới tám chữ/câu. 4. Bố cục: (5 đoạn) -Đ1: 8 câu đầu: Tâm trạng của con hổ trong củi sắt của vườn bách thú. -Đ2-3: Nhớ tiếc oai hùng nơi rừng thẳm. - Đ4: Trở về thực tại càng oán hận, chán chường, uất hận. - Đ5: Càng tha thiết giấc mộng ngàn. II/ Đọc và tìm hiểu bài thơ. 1.Tâm trạng của con hổ trong củi sắt ở vườn bách thú. Câu thơ mở đầu diễn tả tâm trạng, hành động và tư thế của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú. - Gậm -Khối * Căm hờn, uất ức. - Từ chổ “Chúa tể cả muôn loài”, nay bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi, ngày đêm gậm nhấm mối căm hờn; nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình với bọn gấu, báo. 2. Nhớ tiếc quá khứ. - Cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ, con hổ là chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của mình. - Biểu hiện: Bóng cả, cây già, gió gào, hét núi, lá gai , cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội. - Đó chính là quá trình xuất hiện và ảnh hưởng của chúa rừng: Vừa mạnh mẽ vừa de doạ khôn khéo, nhẹ nhàng... - Tâm trạng: Hài lòng, tự hào, thoả mãn. Đoạn 3 : Đặc sắc, giàu tính tạo hình vì Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội,và đầy lãng mạn. Biểu hiện: - Đêm vàng- trăng tan - Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. - Bình minh cây xanh nắng gội. - Hoàng hôn đỏ máu, mảnh mặt trời đợi chết. * Nghệ thuật: Giọng thơ đầy hào hứng, bay bổng chuyển sang buồn thương nhớ tiếc mà vẫn rất tự nhiên, lôgíc. 3. Niềm uất hận ngàn thâu trước cảnh tầm thường giả dối để càng theo giấc mộng nhớ rừng. - Cách nhìn của hổ rộng ra, tỉ mỉ, chi tiết hơn đoạn 1. Đó là cảnh gọn gàng, sạch sẽ, được chăm sóc hằng ngày nhưng lại không hề thay đổi, nhàm chán, tầm thường giả dối. - Biểu hiện: nó thấp kém, tù hãm, chẳng thông dòng, không âm u bí hiểm.. - Nghệ thuật: Giọng giễu nhại, kệch cỡm, chê bai, coi thường của một thân tù nhưng vẫn muốn đứng cao hơn thực tại. - Đoạn cuối : Từ “Hỡi” thể hiện sự chán ngán, u uất, thất vọng, bất lực III/ Tổng kết. 1.Nội dung: Mượn lời một con hổ ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thưòng, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. 2.Nghệ thuật: - Mạch cảm xúc sôi nổi. - Biểu tượng phù hợp. - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình. - Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt, nhất quán liền mạch, phong phú. 4.. Củng cố- Dùng lại câu hỏi trên củng cố nội dung :Tâm trạng của con hổ trong vườn Bách thú và thể hiện khát khao tự do, tự tại - Nghệ thuật tiêu biểu của bài. 5.hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng từ khổ 1 đến hết khổ 4. - Nẵm được nội dung và nghệ thuật của 4 khổ thơ trên. - Chuẩn bị bài mới: Trả lời câu hỏi tìm hiểu:CÂU NGHI VấN +xem trước cách giải các bài tập Ngày soạn: 20/12/2010 Ngày dạy: 22/12/2010 Tiết 75 :Tiếng việt Câu nghi vấn A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Cách cấu tạo nghi vấn và phân biệt được câu nghi vấn với các loại câu khác. 2. Tư tưởng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài có câu nghi vấn. 4.Trọng tâm bài: cấu tạo nghi vấn và phân biệt được câu nghi vấn với các loại câu khác. B/ Chuẩn bị - G/v: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. - H/s: Sách bài tập và SGK. C/ Tiến trình bài dạy. ổn định ... Những kẻ ích kỹ không bao giờ nhìn thấy điều gì xa hơn lợi ích nhỏ bé của họ. - Hãy nối tiếp những câu biểu cảm vào. D. Cũng cố, dặn dò. - Nắm vững nội dung bài ôn tập.Chuẩn bị kiểm tra HK 2. - Chuẩn bị bài “Văn bản thông báo” @ & ? Ngày soạn: /5/2011 Ngày giảng: 3+4 /5/2011 Tiết 135-136 Kiểm tra học kì II (Kiểm tra theo đề của phòng GD-ĐT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Giúp HS.- Ôn tập,củng cố kiến thức đã học,đánh giá khả năng nhận thức của h/s 2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm bài văn nghị luận đúng yêu cầu. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận. 4.Trọng tâm:đánh giá khả năng nhận thức kiến thức đã học trong học kì 2 của h/s II. Chuẩn bị: GV:Nhận đề của phòng GD HS: Ôn tập lại kiến thức đã học. III. Phương pháp:Kiểm tra viết 90’ IV. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: 2. Tiến hành: GV phát đề cho HS. 4. Củng cố : GV thu bài. nhận xét tiết KT cuối năm. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Xem lại kiến thức đã học. Ngày soạn: /5/2011 Ngày giảng: /5/2011 Tiết 137-Tập làm văn Văn bản thông báo A/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:- Giúp HS nắm được: - Những trường hợp cần viết văn bản thông báo. 2. Kĩ năng: - Biết cách viết một văn bản thông báo. 3. Thái độ:Tự giác nghiêm túc 4.Trọng tâm bài:HS nắm được những trường hợp cần viết văn bản thông báo và biết vận dụng viết thông báo trong những trường hợp cần thiết B/ Chuẩn bị. - G/v: Sưu tầm,chuẩn bị một vài văn bản thông báo-soạn g/á. - H/s: Sgk, sbt. C/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Thế nào là văn bản tường trình? Những yêu cầu cơ bản của văn bản tường trình? 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy H/đcủa Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nắm nội dung về đặc điểm của văn bản thông báo. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Ai là người viết thông báo và viết cho ai? Bản thông báo được viết ra nhằm mục đích gì? ? ND và thể thức trình bày có gì đáng chú ý? (Học sinh yếu) ? Thế nào là văn bản thông báo? Nội dung và thể thức văn bản thông báo? (Học sinh yếu) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nắm vài nét về cách làm văn bản thông báo. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Tình huống nào phải viết thông báo? ? Một VB thông báo gồm mấy phần? Đó là những phần nào. - GV chốt kiến thức à Bài học. Hoạt động 3. Hướng dẫn HS nắm nội dung bài học thông qua việc làm bài tập sgk. ? Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng VB ở các tình huống sau. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. I.Đặc điểm của văn bản thông báo 1. Bài tập 2. Nhận xét - Văn bản 1: + Người viết là ông hiệu phó. + Người nhận là GVCN. + Mục đích: Biết lịch duyệt VN để thực hiện. - Văn bản 2: + Người viết là Liên đội trưởng. + Người nhận: Các chi đội trong toàn trường. + Mục đích: Để các chi đội biết về kế hoạch Đại hội. * Nội dung: Là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, vho những người quan tâm đến nội dung thông báo biết để thực hiện. 3. Ghi nhớ. (Sgk) II. Cách làm văn bản thông báo1. Tình huống cần viết văn bản thông báo. - Cần viết bản thông báo: b,c. 2. Cách làm văn bản thông báo. Một văn bản thông báo gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo. ND thông báo. Thể thức kết thúc VB thông báo. 3. Bài học ND 3 III. Luyện tập Bài tập 1. Bài tập 2. 4. Cũng cố, dặn dò. - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị cho tiết sau luyện tập. - chuẩn bị các câu hỏi và bài tập “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. Ngày soạn: /5/2011 Ngày giảng: /5/2011 Tiết 138: chương trình địa phương phần tiếng Việt A- Mục tiêu: 1.Kiến thức:Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. 2. Kĩ năng: - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. 3. Thái độ:Thận trọng ,đúng mực khi giao tiếp 4.Trọng tâm:Nhận biết sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. b- Chuẩn bị: Gv: Máy chiếu, chương trình địa phương H/s: SGK, SBT. D- Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy H/đcủa Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về khái niệm từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về từ địa phương và biệt ngữ xã hội. ? Thế nào là từ địa phương? Lấy ví dụ minh họa? ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Lấy ví dụ minh họa? - Yêu cầu HS yếu nhắc lại khái niệm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thừu địa phương và biệt ngữ xã hội qua các bài tập. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Yêu cầu của bài tập 1 là gì? - Dùng từ ''mợ'' trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô (phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp). ð Tầng lớp trung lưu, thượng lưu - Đọc bài tập 2. - Yêu cầu HS xác định nội dung cần trả lời. (Chia nhóm tìm các từ địa phương nhanh và nhiều nhất.) - G/v nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc bài tập 3. ? Từ địa phương được sử dụng trong hoàn cảnh nào? - Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ địa phương trong hội thoại. - G/v nhận xét. Nhắc lại kiến thức. Trả lời. Nhắc lại KN Đọc thông tin sgk. Hoạt động cá nhân. Trả lời. Đọc bài Hoạt động nhóm. HS trả lời. HS viết đoạn hội thoại. I. Lý thuyết. 1. Từ địa phương: Là từ được sử dụng trong một địa phương nhất định. VD: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” “Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.” 2. Biệt ngữ xã hội. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: Mẹ, mợ. Trúng tủ, trứng ngỗng. II. Luyện tập. Bài tập 1. Đọc và xác định từ địa phương trong đoạn trích. a/ U: từ địa phương. Mẹ: Từ toàn dân. b/ Mợ: Từ toàn dân. Bài tập 2: Tìm từ ngữ địa phương. + Mạ, oong , o , eng, ã, mự, mệ, tui choa, bầy choa... - Từ xưng hô ở những địa phương khác. + Tía, má, bầm , bu.... Bài tập 3: Hoàn cảnh dùng từ địa phương. - Từ xưng hô địa phương nên dùng trong những quan hệ thân thuộc, và dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp không dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. Bài tập 4: Luyện viết. D/ Cũng cố, dặn dò về nhà. - Nắm vài những kiến thức về từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập phần văn bản thông báo. & Ngày soạn: /5/2011 Ngày giảng: /5/2011 Tiết 139 Luyện tập làm văn bản thông báo A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:Giúp HS nắm được: Khái niệm và nội dung về văn bản thông báo. 2. Kĩ năng: - Biết cách làm và phân biệt được văn bản thông báo với văn bản tường trình. 3. Thái độ: Thận trọng,nghiêm túc 4.Trọng tâm bài: Củng cố khái niệm và nội dung về văn bản thông báo. B. Chuẩn bị.:- G/v: SGK, SBT. - HS: SGK. C. Tiến trình bài dạy. 1, ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Kèm theo trong tiết kiểm tra. 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy H/đcủa Trò Nội dung ghi bảng Họat động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về lý thuyết. - Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi ? Tình huống nào cần làm VBTB. ? Ai sẽ người viết VB TB. ? Người nào được nhận thông báo. ? Nội dung của VBTB thường nói về vấn đề gì. ? VBTB có mấy phần Gv bổ sung. ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa VBTT với VBTB. Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập. Gọi HS đọc BT1. GV hướng dẫn HS làm BT. GV nhận xét, sửa chữa. Gọi HS đọc BT2. GV hướng dẫn HS làm BT. nhận xét, sửa chữa. Hướng dẫn HS bổ sung các mục sai sót. Gọi HS đọc BT3. GV hướng dẫn HS làm BT. nhận xét, sửa chữa. GV hướng dẫn HS viết lại 1 VB thông báo Gv nhận xét. Đọc thông tin sgk Trả lời, nhận xét. Trả lời, nhận xét. Trả lời, nhận xét. Trả lời, nhận xét. I- Ôn tập lý thuyết 1) Tình huống cần viết VBTB: Khi cần truyền đạt thông tin cụ thể. - Ai thông báo: Người đại diện cho các cơ quan, đoàn thể. - Thông báo cho ai: Người dưới quyền thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo. 2) Nội dung của VBTB: nói rõ về một thông tin nào đó. 3) VBTB thường có 3 phần. 4) Điểm giống nhau và khác nhau giữa VB tường trình và VB thông báo. - Điểm giống : Đều là những VB hành chính có 3 phần. - Điểm khác. + VBTB : Truyền đạt thông tin. + VB tường trình: Trình bày thịêt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây ra hậu quả cần phải xem xét. II- Luyện tập Bài tập 1: a) Làm văn bản thông báo b) Làm văn bản báo cáo c) Làm văn bản thông báo Bài tập 2: ? Thông báo này đã đầy đủ các mục cần thiết chưa. (Thiếu số công văn, thiếu nơi gửi, nơi nhận. ? Phần nội dung công việc đã thông báo đầy đủ chưa. (Tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch). Bản thông báo này cần phải được viết lại mới đạt yêu cầu. (sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra từ ngày.....đến ngày........., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban Kiểm tra lập kế hoạch cụ thể ...thì mới đúng). Bài tập 3 - 4: Hs tự chọn một tình huống nào đó để viết một văn bản thông báo. - Trình bày trước lớp. 4Củng cố, dặn dò: Ôn lại lý thuyết về văn bản thông báo,VB tường trình. -Ôn lại phần tập làm văn . -Làm lại bài KT học kỳ vào vở bài tập,chuẩn bị trả bài KT học kì. & Ngày soạn: /5/2011 Ngày giảng: /5/2011 Tiết 140 Trả bài kiểm tra học kì II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Giúp HS củng cố,hệ thống hoá kiến thức,đặc biệt là văn nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự,miêu tả, biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tự chữa lỗi. 3. Thái độ:- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận. 4.Trọng tâm bài: củng cố,hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình học kì 2 II. Chuẩn bị:GV: chấm bài,thống kê lỗi HS: Tự làm lại bài kiểm tra ở nhà III. Phương pháp dạy học:Đàm thoại ,thảo luận. IV. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhsf của h/s 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng 1. Đề bài: GV gọi HS nhắc lại đề bài. 2. Phân tích đề: * Đề bài cho mấy phần? Yêu cầu mỗi phần? HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa. 3. Nhận xét bài làm của HS. - Ưu điểm: Một số bài làm đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài. Bài viết lưu loát, liên kết. - Tồn tại: Còn 1 số bài làm sơ sài, thiếu liên kết. 4. Điểm, tỉ lệ: GV công bố điểm, tỉ lệ cho HS. 5. Phát bài: GV gọi 1 HS lên phát bài cho cả lớp. 6. Trả lời câu hỏi – dàn ý. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi – xây dựng dàn ý của đề bài. 7. Sửa lỗi: GV nêu ra các lỗi trong bài làm mà HS mắc phải. GV ghi các lỗi vào bảng phụ. HS sửa lỗi., GV nhận xét, sửa chữa. I. Trắc nghiệm: 1.C 2.B 3.D 4.C 5.B 6.C II: Tự luận: (7đ) 1. Mở bài: (1,5đ) 2. Thân bài: (4đ) 3. Kết bài: (1,5đ) 7. Sửa lỗi: - Lỗi chính tả. - Lỗi diễn đạt. - Lỗi dùng từ. - Viết hoa, dấu câu.
Tài liệu đính kèm: