Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (văn bản) lớp 8 (tiết 41 – tuần 11)

Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (văn bản) lớp 8 (tiết 41 – tuần 11)

BÀI LÀM

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất (Nếu sai gạch chéo vào phần đã khoanh tròn và chọn đáp án khác – chỉ được sửa sai một lần)(mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1 : Tác giả Nam Cao có tên thật là :

A. Trần Đăng Ninh C. Trần Tuấn Khải

B. Trần Hữu Tri D. Thạch Lam

Câu 2 : Văn bản “Trong lòng mẹ”, nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?

A. Là em ruột của mẹ bé Hồng C. Là chị (hoặc em) của bố bé Hồng.

B. Là người họ hàng bên nội của bé Hồng. D. Là người họ hàng bên ngoại của bé Hồng.

Câu 3 : Điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được tên tay sai ?

A. Lòng căm giận. C. Uất hận vì sự bất công.

B. Tình yêu thương chồng. D. Sự căm ghét bọn tay sai.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (văn bản) lớp 8 (tiết 41 – tuần 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS .. BÀI KIỂM TRA 
Họ và tên học sinh :  MÔN : Ngữ Văn (Văn bản) - 45 phút
Lớp : 8/	 Học kỳ I – Năm học : 2009 – 2010 (Tiết 41 – Tuần : 11) 
 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO
BÀI LÀM
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất (Nếu sai gạch chéo vào phần đã khoanh tròn và chọn đáp án khác – chỉ được sửa sai một lần)(mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1 : Tác giả Nam Cao có tên thật là :
A. Trần Đăng Ninh 	C. Trần Tuấn Khải
B. Trần Hữu Tri 	D. Thạch Lam
Câu 2 : Văn bản “Trong lòng mẹ”, nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?
A. Là em ruột của mẹ bé Hồng 	C. Là chị (hoặc em) của bố bé Hồng.
B. Là người họ hàng bên nội của bé Hồng. 	D. Là người họ hàng bên ngoại của bé Hồng.
Câu 3 : Điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được tên tay sai ?
A. Lòng căm giận. 	C. Uất hận vì sự bất công.
B. Tình yêu thương chồng. 	D. Sự căm ghét bọn tay sai.
Câu 4 : Dòng nào không nói về tính cách của nhân vật chị Dậu ?
A. Hiền dịu, vị tha
B. Biết nhẫn nhục nhưng vẫn có sự phản kháng tiềm tàng.
C. Thông minh, có sức phản kháng mãnh liệt.
D. Thương chồng đến quên mình.
Câu 5 : Nguyên nhân nào khiến lão Hạc phải tìm cái chết ?
A. Nghèo đói, không có gì để sống. 	C. Giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con.
B. Tự giải thoát khỏi số phận. 	D. Muốn thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết của con chó.
Câu 6 : Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho đúng hành động của nhân vật theo trình tự diễn biến ? (1 điểm)
A (Cai Lệ)
B (Chị Dậu)
Cách nối
1. Trợn ngược hai mắt quát
A. Nghiến hai hàm răng, túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa.
1 - .
2. Giọng hầm hè  “trói cổ thằng chồng nó lại”
B. Vẫn thiết tha  “xin ông trông lại”
2 - .
3. Bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, sấn đến để trói anh Dậu.
C. Xám mặt, đỡ lấy tay hắn “Cháu van ông ”
3 - ..
4. Tát vào mặt chị rồi cứ nhảy đến cạnh anh Dậu.
D. Liều mạng cự lại : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”
4 - ..
Câu 7 : Truyện ngắn “Chiếc là cuối cùng” được viết theo ngôi kể nào ?
A. Giôn-xi (Ngôi thứ nhất) 	C. Cụ Bơ-men (Ngôi thứ nhất)
B. Xiu (Ngôi thứ nhất) 	D. Người kể chuyện (Ngôi thứ ba)
Câu 8 : Vì sao có thể coi chiếc là do cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác ?
A. Được vẽ tài tình đến mức các họa sĩ cũng không nhận ra.
B. Được vẽ bằng sự hy sinh của người họa sĩ.
C. Làm cho Giôn-xi hồi sinh chiến thắng cái chết.
D. Vì cả 3 lý do trên.
Câu 9 : Nhân vật xưng “Tôi” đã chưa nghĩ đến điều gì khi ngồi trên cành cây phong cao ngất ?
A. Những điều kỳ diệu được nhìn thấy đã phải là nơi tận cùng của thế giới hay chưa ?
B. Phía sau đấy có phải vẫn còn một thế giới khác nữa cũng có trời, mây, đồng cỏ 
C. Những miền đất xa lạ ẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia sẽ như thế nào ?
D. Ai là người đã trồng hai cây phong, người ấy đã mơ ước gì, nói gì, hy vòng gì khi trồng hai cây phong ?
II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1 : So sánh văn bản “Trong lòng mẹ” với văn bản “Tức nước vỡ bờ”, chỉ ra sự khác biệt giữa hai văn bản đó về thể loại, nội dung và hình thức thể hiện. (4 điểm)
Tên văn bản
Sự khác biệt
Thể loại
Nội dung
Hình thức thể hiện
Trong lòng mẹ
..
..
..
..
..
..
..
..
Tức nước vỡ bờ
..
..
..
..
..
..
..
..
Câu 2 : Qua câu chuyện “Chiếc là cuối cùng”, nhà văn muốn ca ngợi điều gì ? Điều nào là quan trọng nhất, theo cảm nhận của em ? (3 điểm)
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
MÔN : Ngữ Văn (Văn bản)
Thời gian : 45 phút
Học kỳ 1 – Năm học : 2009 – 2010
Tiết 41 – Tuần : 11
 I/ TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) – trả lời đúng 1 câu được 0,25 điểm
	Câu 1 : B 	Câu 6 : (1điểm)1-B ; 2-C; 3-D; 4-A
	Câu 2 : C 	Câu 7 : D
	Câu 3 : B 	Câu 8 : D
	Câu 4 : A 	Câu 9 : D
	Câu 5 : C 	
 II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1 :
Tên văn bản
Sự khác biệt
Thể loại
Nội dung
Hình thức thể hiện
Trong lòng mẹ
Văn bản tự sự
(Thể hồi ký)
Nỗi tủi nhục, cay đắng của chú bé Hồng , niềm khát khao mãnh liệt tình mẹ và tình yêu thương mênh mông của chú bé Hồng dành cho mẹ.
Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, giàu cảm xúc, hình ảnh sinh động.
Tức nước vỡ bờ
Văn bản tự sự
(Thể tiểu thuyết)
Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đương thời; tố cáo sự hống hách của bè lũ tay sai và sự mục nát của chế độ xã hội phong kiến đương thời.
Kể chuyện ở ngôi thứ ba, tình huống chuyện linh hoạt, hấp dẫn, đầy kịch tính và bất ngờ
Câu 2 : Qua câu chuyện, nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương của những người họa sĩ đối với đồng nghiệp. Tác giả cũng ca ngợi những người làm nghệ thuật đã phải kiên trì theo đuổi mục đích, trong khi hy vọng thành công không nhiều.
Điều quan trọng nhất là ca ngợi sức mạnh chân chính của nghệ thuật. Chỉ có nghệ thuật mới có thể đem lại niềm tin yêu, hy vọng, đem lại khát vọng sống cho con người.
Câu chuyện là tấm lòng nhân ái của tác giả đối với tầng lớp nghệ sĩ, là ca khúc mang giá trị nhân văn sâu sắc về tình con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 1 tiet van ban HKI.doc