Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Nam

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Nam

Tiết 1

 Văn bản: Tôi đi học

 (Thanh Tịnh)

A- Mục tiêu :

I. Chuẩn

 1. Kiến thức Giúp học sinh:

. - Cốt truyện,nhân vật ,sự kiện,trong đoạn trích Tôi đi học

 -Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.

 2.Kĩ năng:

 - Đọc , hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả , biểu cảm .

 - Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 3.Thái độ: - Giáo dục học sinh thấy được tình cảm, sự quan tâm của gia đình, xã hội và vai trò của nhà trường đối với học sinh.

II. Nâng cao - Mở rộng

 Cảm nhận tác phẩm, trình bày suy nghĩ của bản thân

B- Chuẩn bị :

1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu sgk + sgv.

 - Soạn bài chu đáo

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở SGK.

 

doc 261 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/ 8/2012
Ngày dạy: 20/8/2012
 	 Tiết 1 	
 Văn bản: 	 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu :
I. Chuẩn
 1. Kiến thức Giúp học sinh:
. - Cốt truyện,nhân vật ,sự kiện,trong đoạn trích Tôi đi học
 -Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
 2.Kĩ năng: 
 - Đọc , hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả , biểu cảm .
 - Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3.Thái độ: - Giáo dục học sinh thấy được tình cảm, sự quan tâm của gia đình, xã hội và vai trò của nhà trường đối với học sinh.
II. Nâng cao - Mở rộng
 Cảm nhận tác phẩm, trình bày suy nghĩ của bản thân
B- Chuẩn bị :
1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu sgk + sgv.
	- Soạn bài chu đáo
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở SGK.
C- phương pháp:
-Phân tích . cảm nhận.
D- Tiến trình lên lớp
1.ổn định
2. Bài cũ
Kiểm tra vở soạn của học sinh.	
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên.
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương...
Truyện ngắn tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV gọi HS đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm.
 GV.nhấn mạnh hai ý nhỏ về nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh.
GV.Em hãy cho biết các tác phẩm chính của ông ?
GVHD HS đọc
Đọc đúng văn bản tự sự (Truyện ngắn) nhưng giàu chất trữ tình: Các đoạn hồi tưởng, độc thoại, đối thoại, kể và miêu tả với bộc lộ cảm xúc... thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
HS đọc chú thích sgk
- GV: Nêu khái quát đặc điểm phong cách truyện ngắn "Tôi đi học" hướng dẫn hs đọc đúng vai nhân vật trong dòng hồi tưởng. Gọi 2-3 hs đọc lớp nhận xét, gv có thể đọc mẫu.
- Gv giải thích kĩ hơn một số từ ngữ khó trong phần chú thích.
GV. Theo dõi văn bản "Tôi đi học" và cho biết: 
Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này?
HS.Mẹ, Tôi, Ông đốc, những cậu học trò.
GV. Nhân vật chính trong truyện này là ai?
HS. Tôi 
? Tâm trạng của nhân vật chính được thể hiện qua những tình huống truyện (thời gian, (địa điểm), thời điểm) nào?
- Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
- Cảm nhận của tôi trong lớp học.
- Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.
Gv: Cho Hs đọc lại đoạn đầu (Từ đầu - trên ngọn núi).
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?
? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả?
? Tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
Từ hồn nhiên, vô tư khi chưa đi học đến cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người.
GV.Cảm giác của nhân vật tôi ntn?
Gv: Cho Hs đọc đoạn tiếp (Từ trước sân trường -> xa mẹ tôi chút nào hết).
? Tâm trạng của nhân vật tôi giữa không khí ngày khai trường được thể hiện như thế nào? qua chi tiết hình ảnh nào?
- Hs làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
Lớp nhận xét, Gv bổ sung
HS. liên hệ bản thân qua hồi ức của mình về buổi khai giảng đầu tiên.
I- Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Tên thật: Trần Văn Ninh (1911 - 1988) 
- Trong sáng tác ông có mặt trên nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí nhưng thành công trong truyện ngắn và thơ.
* Các tác phẩm chính: 
- Hậu chiến trường (Thơ: 1937), Quê mẹ (TN: 1941), Ngậm ngãi tìm trầm (TN: 1943), Sức mồ hôi (Cao dao: 1954)
- "Tôi đi học" in trong tập quê mẹ.
2- Đọc, tìm hiểu chú thích:
* Đọc
* Chú thích
 - Từ ngữ khó:
Tựu trường, ông đối, bất giải, quyến luyến.
II- Tìm hiểu văn bản:
1. Tâm trạng nhân vật "Tôi" trong ngày đầu đi học:
a. Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Thời gian: Buổi sáng cuối thu
- Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
=> Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả.
- Con đường, cảnh vật xung quanh vốn rất quen nhưng hôm nay thấy lạ: Cảnh vật thay đổi vì trong lòng có sự thay đổi lớn - đi học, không lội sông, không thả diều nữa.
=>- Tôi thấy mình trang trọng, đúng đắn.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng, vừa muốn thử sức mình và khẳng định mình đã đến tuổi đi học.
b. Giữa không khí ngày khai trường:
- Sân trường đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm -> tôi lo sợ vẩn vơ.
- Giống bọn trẻ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
- Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run
- Nghe ông đốc đọc tên cảm thấy quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau lưng, giật mình lúng túng...
- Bước vào lớp mà cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tới trước, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
E.Tổng kết rút kinh nghiệm
1.Củng cố 
- Gv hệ thống lại bài giảng
- Hs chọn một vài đoạn yêu thích đọc lại.
2.Hướng dẫn về nhà:
-Đọc và tóm tắt lại truyện theo trình tự thời gian 
 - Ghi lại ấn tượng sâu sắc ngày đầu tiên đến trường mà em nhớ nhất
 - Chuẩn bị tiếp phần còn lại.
 3. Đánh giá tiết học.
 4. Rút kinh nghiệm:..
--------------------------—&–---------------------------
Ngày soạn: 19/8/2012
Ngày dạy 21/8/2012
Tiết 2
Tôi đi học
A- Mục tiêu: 
I. Chuẩn
 1. Kiến thức Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật "tôi"
 ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
2.Kĩ năng: Rèn kỉ năng cảm nhận ,phân tích
3.Thái độ: - Giáo dục học sinh thấy được tình cảm, sự quan tâm của gia đình, xã hội và vai trò của nhà trường đối với học sinh
II. Nâng cao - mở rộng .
 Viết một đoạn văn nói về cảm nhận của em ngà y đầu đi học
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu sgk + sgv.
	- Soạn bài chu đáo
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp:
-Phân tích bình giảng
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định
2. Bài cũ
? Tâm trạng của nhân vật tôi được thể hiện qua những tình huống truyện, thời gian, địa điểm nào?
 3 Bài mới
-Tiết 1 chúng ta đã tìm hiểu tâm trạng của nhân vật tôi được thể hiện qua những tình huống trên con đường cùng mẹ đến trường, giữa không khí ngày khai trường và ngồi trong lớp đón nhận tiết học đầu tiên. Vậy diễn biến của tâm trạng đó như thế nào tiết học đầu tiên. Vậy diễn biến của tâm trạng đó như thế nào tiết học này chúng ta tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv gọi Hs đọc đoạn còn lại
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiênđược T/G miêu tả bằng những từ ngữ nào?
- Cảnh vật (tranh treo tường, bàn ghế)
GV. Từ đó em thấy tâm trạng của nhân vật tôi ntn ?
- Gv: Nêu câu hỏi khái quát:
? Em có nhận xét gì về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong truyện?
- Hs làm việc theo nhóm, đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét -> Gv bổ sung.
- Gv có thể gợi một số bài hát, ý thơ nói về cảm xúc này để Hs liên hệ.
Ngoài nhân vật tôi còn có những người xung quanh
Gv diễn giải: Ngày nhân vật tôi lần đầu đến trường còn có người mẹ, những bậc phụ huynh khác, ông Đốc và thày giáo trẻ.
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- Giáo viên cho một học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK, sau đó chốt lại những điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn và rút ra bài học liên hệ bản thân mỗi học sinh.
- Gv tổ chức cho Hs làm bài tập luyện tập trong SGK trong khoảng 10 phút.
c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên:
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với cảnh vật
- Với người bạn tí hon ngồi cạnh chưa gặp nhưng không cảm thấy xa lạ.
=> Vừa ngỡ ngàng, vừa tự ti, nghiêm trang....
* Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học:
Lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Bố cục theo dòng hồi.
Tưởng của nhân vật "tôi" -> Tính chất của hồi ký.
- Kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc
-> Giàu chất trữ tình, chất thơ
- Sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả.
2. Những người xung quanh:
- Là mẹ của nhân vật "tôi" cùng những vị phụ huynh khác đưa con đến trường đều tràn ngập niềm vui và hồi hộp, tân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này.
- ông Đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu.
Thầy giáo trẻ tươi cười giàu lòng thương yêu học sinh.
-> Đây chính là trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai.
IV- Tổng kết:
- Kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp như còn tươi mới của tuổi học trò khi nhớ về ngày đầu tiên cắp sách đi học.
- Cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả, qua đó thấy được tình cảm đối với người mẹ, với thầy cô, với bạn bè... của tác giả.
- Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc giàu chất thơ.
V- Luyện tập:
- Yêu cầu Hs biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi.
E. Tổng kết rút kinh nghiệm
1 Củng cố
 - Gv hệ thống lại bài giảng 
 - Gọi Hs đọc lại ghi nhớ.
2. Hướng dẫn về nhà: 
 - Đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn.
- Nắm nội dung chính, tâm trạng và nét đặc sắc nghệ thuật
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
3. Đánh giá tiết học :..
4. Rút kinh nghiệm :.
Ngày soạn:19/8/2012
Ngày dạy:22/8/2012
Tự học có hướng dẫn
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A- Mục tiêu :
I. Chuẩn	
1.Kiến thức :Giúp học sinh
-Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
2.Kĩ năng
- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ :Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
B. chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài - chuẩn bị tài liệu - sơ đồ.
2. HS: Đọc trước nội dung bài học.
c. Phương pháp:
 Phân tích, quy nạp
II. Nâng cao mở rộng
D. Tiến trình lên lớp
1ổn định
2 Bài cũ: Kết hợp trong bài học.
3 Bài mới:
Gv hệ thống hoá về nghĩa của từ (nghĩa đen, nghĩa bóng, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa) rồi lấy ví dụ để chuyển tiếp vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gv cho Hs quan sát sơ đồ trong SGK 
Qua sơ đồ gợi ý cho Hs thấy mối quan hệ tầng bậc (cấp độ) của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ. Và trả lời câu hỏi:
? Nghĩa của từ động vật với thú, chim, cá?
? Nghĩa của từ thú với từ voi, hươu?
? Nghĩa của từ chim với tu hú, sáo?
? Nghĩa của từ cá với cá thu, cá rô?
- Hs nhận xét, Gv bổ sung cho đầy đủ 
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ: SGK
- Gv cho một Hs đọc yêu cầu bài tập 1, gợi ý theo mẫu để Hs làm việc độc lập.
- Hs lên làm bảng - lớp nhận xét, bổ sung. 
- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm ở bài tập 2, cử đại diện trình bày.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 3. Học sinh là ... văn bản và giải nghĩa từ khó:
5. Bố cục - kết cấu:
- Chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ của sử sách để khích lệ ý chí lập công danh xả thân vì nước.
+ Đoạn 2: Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời bộc lộ lòng căm thù giặc.
+ Đoạn 3: Phân tích phải, trái làm rõ đúng sai.
+ Đoạn 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần đấu tranh.
- So với kết cấu chung của một bài hịch, Hịch tướng sĩ không có phần đặt vấn đề vì toàn bộ tác phẩm là nêu và giải quyết vấn đề. Cách kết cấu như vậy vừa tự nhiên, vừa tránh được sự công thức một cách không cần thiết.
II- Phân tích:
1. Đoạn 1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.
- Mở đầu tác phẩm biểu dương một loạt những tấm gương bỏ mình vì nước nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. 
- Kỉ Tín chết thay cho Hán Cao Đế, Do Vu che giáo cho Chiêu Vương...
- Những tấm gương sử sách đều thể hiện một nguyên lý: đã là tướng sĩ thì phải hết lòng phụng sự vương chủ và đất nước.
- Nêu gương sử sách, đoạn mở đầu nhằm mục đích khích lệ ý chí lập công danh tinh thần hi sinh vì nước của các tướng sĩ.
- Hiểu rõ lịch sử.
- Tôn trọng, đề cao các gương sáng của lòng trung quân, ái quốc.
- Muốn tác động tình cảm đó người đọc, người nghe.
 IV. Củng cố kiểm tra đánh giá:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung bài.
? Tại sao mở đầu bài hịch tác giả chỉ nêu các gương ở Trung Quốc và gương của Cốt đãi ngột Lang?
? Mục đích của việc nêu dẫn chứng này?
 V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại văn bản : Tiết sau phân tích tiếp.
Ngày soạn3-2-2007
	Tiết 94: 	 	hịch tướng sĩ
	 (Trần Quốc Tuấn)
 A. Mục tiêu cần đạt:
	 - Giống tiết 93 
 B. Phương pháp - - Giống tiết 93.
 C.chuẩn bị:
- GV nghiên cứu tài liệu- soạn bài chu đáo.
-HS đọc và soạn tiếp bài.
 D. tiến trình bài giảng:
I. ổn định tổ chức:
II.Hỏi bài cũ:
? Đoạn mở đầu nhằm mục đích gì? Tác giả đã bộc lộ mình như thế nào trong phần mở đầu?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và học sinh
Nội dung kiến thức
- Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn từ "Huống chi... cũng vui lòng".
? Sự ngang ngược, tội ác của kẻ thù được tác giả miêu tả bằng những biện pháp nghệ thuật nào? 
- Học sinh tìm các từ ngữ hình ảnh
? Qua những hình ảnh đó thái độ của tác giả khi miêu tả hình ảnh quân giặc như thế nào?
- Học sinh trao đổi trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
? Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được diễn tả như thế nào? Hãy tìm các hình ảnh diễn tả điều đó?
? Tác dụng của lời bộc bạch đó đối với tướng sĩ như thế nào? Nêu cảm xúc của em?
- Bằng lời văn vừa mạnh mẽ, vừa tha thiết với cách diễn đạt tới mức điểm phạt đoạn văn đã thể hiện lòng yêu nước. Căm thù giặc và tinh thần xã thân vì nước của Trần Quốc Tuấn.
Đọc lại đoạn 3.
? Tác giả đã phê phán những biểu hiện sai trái của tướng sĩ với một thái độ như thế nào? Gay gắt nghiêm khắc hay nhắc nhở nhẹ nhàng?
? Những việc đúng mà tướng sĩ nên làm gì?
? Mối chân tình giữa chủ tướng dựa trên những mối quan hệ nào quan hệ trên dưới hay quan hệ bình đẳng giữa những người cùng cảnh ngộ?
- Cách nêu như vậy có ý nghĩa gì?
- Học sinh trao đổi trả lời.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, lập luận đoạn văn của tác giả ở đoạn văn này có khi tác giả dùng cách nói thẳng gần như sĩ mắng có khi mỉa mai, chế diễu khi phân tích điều hơn lẽ thiệt giọng tác giả tâm tình tha thiết.
? Thủ pháp nghệ thuật tương phản và cách điệp từ, điệp ý tăng tiến có tác dụng như thế nào trong đoạn văn này?
- Tác giả vẽ ra hai viển cảnh: Đầu hàng thất bại thì mất tất cả (Không còn cũng mất bị can) chiến đấu thắng lợi thì được tất cả (Mãi mãi bền vững, đời đời hưởng thụ sử sách lưu thơm).
? Theo tác giả nhiệm vụ trước mắt mà các tướng lĩnh phải tuân theo là gì.
? Giọng điệu chính của tác giả khi vạch ra con đường đúng mà họ phải lựa chọn? 
? Việc vạch rõ ranh giới đó có tác dụng gì? 
-> Khi nêu nhiệm vụ và con đường đúng mà họ lựa chọn giọng điệu của tác giả chủ yếu là khuyên bảo răn dạy bày tỏ thiệt hơn.
? Hãy nêu khái quát quá trình tự lập luận của hịch tướng sĩ? Nêu tác dụng của lối lập luận đó? 
- Học sinh thảo luận trao đổi.
- Giáo viên tổng kết định hướng.
-> Tất cả đều nhằm một mục đích khích lệ lòng yêu nước bất khuất, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của tướng sĩ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài hịch.
- Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù của dân tộc ta.
- Nghệ thuật: Là áng văn nghị luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, sinh động lời văn hùng hồn đanh thép.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
II- Phân tích:
2. Đoạn 2: Sự ngang ngược, tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc:
- Bằng hình ảnh ẩn dụ hết sức sinh động: Đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, vơ vét của kho có hạn...
- Tác giả trút nổi khinh bỉ và lòng căm giận vào mặt lũ giặc ngỗ ngược tham tàn, tội ác - vừa chỉ rõ nổi nhục của cả đất nước khi chỉ một tên sứ thần cậy thế bắt nạt làm nhục cả triều đình.
- Quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa -> nỗi đau mất nước lê đến tột đỉnh.
- Muốn xẻ thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù -> nỗi quân thù lên tới tột đỉnh.
- Dẫu phải chết trăm lần, nghìn lần, thây phơi ngoài chiến trường cũng vui lòng -> tự quyết tâm lên tới tột đỉnh.
-> Trần Quốc Tuấn chính là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
3. Đoạn từ "Các ngươi... không muốn vui vẻ..."
-> Phê phán những biểu hiện sai trái khẳng định những hành động đúng mà tướng sĩ nên làm.
- Bằng thái độ phê phán gay gắt, nghiêm khắc nhưng chân thành. Trần Quốc Tuấn chỉ rõ lối sống hướng lạc ích kỉ bàng quang trước vận mệnh đất nước.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập dượt cung tên, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
- Quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.
- Nêu mối ân tình giữa tác giả và tướng sĩ Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi và tình cốt nhục.
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo - các hình ảnh dẫn chứng phong phú. Giọng văn thay đổi linh hoạt.
 -Nghệ thuật tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến -> nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu từng bước đưa người đọc nhận rõ đúng sai, phải trái.
4. Đoạn kết nhiệm vụ cấp bách trước mắt:
- Chuyên lo võ nghệ để rữa nhục cho nước.
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính - tà, sống - chết.
- Một thái độ dứt khoát để tướng sĩ lựa chọn.
- Gạt bỏ thái độ bàng quang dao động trong hàng ngũ tướng sĩ.
5. Nghệ thuật lập luận của hịch tướng sĩ:
- Triển khai theo trình tự lập luận.
+ Khích lệ lòng căm thù giặc, nổi nhục mất nước.
+ Khích lệ lòng trung quân yêu nước.
+ ý chí lập công xã thân vì nước.
- Lòng tự trọng liêm sĩ và khát vọng sống cao đẹp.
-> Kết cấu theo trình tự lập luận như vậy rất chặt chẽ, thuyết phục và tiêu biểu cho văn nghị luận.
* Ghi nhớ: Sgk.
 IV- Củng cố kiểm tra đánh giá:
- Dựa vào những tiêu chí nào để khẳng định ràng: Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận sắc sảo.
-Đọc lại ghi nhớ ở SGK
 V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài hành động nói.
- Đọc thuộc ghi nhớ.
Ngày soạn4-2-2007
Tiết 95: 	 	hành động nói
 A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận thức được rằng nói là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói
 B, phương pháp:
 -Tìm hiểu ví dụ - phân tích- dàm thoại -thảo luận:	
 C.chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn ở Sgk.
 D. tiến trình bài giảng:
I. ổn định tổ chức:
II. Hỏi bài cũ :
? Đứng tại chổ trả lời bài tập 4 Sgk.
- Giáo viên nhận xét -> đưa ra đáp án.
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu đoạn tìm khái niệm.
- Đọc đoạn trích ở Sgk.
? Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? 
? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy?
? Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? 
? Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? 
? Nếu hiểu hành động là "Việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao? 
? Qua tìm hiểu đoạn trích em hiểu hành đông nói là gì? 
 -Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc thầm lại đoạn trích mục 1.
? Trong đoạn trích ở mục 1, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lý Thông đều nhằm một mục đích nhất định: Những mục đích ấy là gì?
? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích ở Sgk và cho biết mục đích của mỗi hành động?
? Em hãy liệt kê các kiểu hành động nói qua phân tích ở hai đoạn trích mục 1 và 2.
? Theo em ta thường gặp những kiểu hành động nói nào?
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
* Bài tập 1:
- Học sinh đọc bài tập 1.
- Độc lập suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3:
- Học sinh đọc bài tập 3.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm các tổ trao đổi phiếu cho nhau.
I- Hành động nói là gì?
1. Tìm hiểu đoạn trích:
- Nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. 
- Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Có: "Chàng vội vã từ giã mẹ con Lý Thông trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa kiếm củi nuôi thân".
- Bằng lời nói.
- Việc làm của Lý Thông là một hành động vì nó là một việc làm có mục đích.
* Ghi nhớ: Sgk.
II- Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Mỗi câu trong lời nói của Lý Thông có một mục đích riêng:
Câu 1: Trình bày
Câu 2: Đe doạ.
Câu 4: Hứa hẹn.
-Lời cái Tý để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc.
-Lời Chị Dậu để tuyên bố hoặc báo
 tin.
2. Các hành động nói:
- Trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
- Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
* Ghi nhớ: Sgk.
III- Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Nhằm mục đích: Khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc của họ.
- Câu thể hiện mục đích của hành động nói.
- Nếu các ngươi biết chuyện tập sách này, theo lời dạy bảo của thatì mới phải đạo thành chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái.
* Bài 3:
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau (điều khiển ra lệnh).
- Anh hứa đi (Ra lệnh).
- Anh xin hứa (Hứa).
 IV. Củng cố kiểm tra đánh giá:
- Nắm chắc nội dung đã học.
Đọc lại ghi nhớ ở SGK.
 V.Hướng dẫn học ở nhà:
- Thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 2 (Sgk).
- Đọc tiếp bài: Hành động nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8 ki I.doc