Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Nghi Yên

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Nghi Yên

Tiết 1 – 2: TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 

doc 245 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Nghi Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	 Ngày soạn : 05/9/2007
Tiết 1 – 2: 	Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt được: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Hoạt động học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
? Bài học đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học bài gì? của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì, thể hiện tâm trạng gì, của ai? Bài ấy thuộc kiểu V B gì?
Hoạt động 2: Bài mới
GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK.
? Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
? Nêu những nét chính về sự nghiệp VH?
? Những tác phẩm chính?
? Đặc điểm thơ, truyện?
? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”?
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao?
GV: Không thể gọi là văn bản nhật dụng đơn thuần vì đây là 1 tác phẩm văn chương thật sự có giá trị tư tưởng – nghệ thuật, đã được xuất bản từ lâu.
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự t/g của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt º những đoạn ntn?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường t/g được khơi nguồn từ thời điểm nào? vì sao? 
? Lý do?
? Tâm trạng của nvật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc có trái ngược, mâu thuẩn nhau không? Vì sao?
Định hướng trả lời của học sinh
- Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của Lý Lan.
- Bài văn thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con trai mình.
I/ Đọc – hiểu chú thích.
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương.
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, ca dao, bút ký...
HS nghe.
Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngãi tìm trầm(truyện ngắn, 1943), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973),...
- Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- In trong “Quê mẹ” – xuất bản 1941
- HS nghe
Đọc diển cảm, chú ý những câu biểu cảm.
- HS đọc thầm và chú ý ở SGK
II/ Hiểu văn bản:
1- Thể loại và bố cục:
- Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản. Có thể xếp vào kiểu VB BC vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Truyện có 5 đoạn cụ thể:
1. Từ đầu  rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ
2. Tiếp  ngọn núi: Tâm trạng hoặc cảm giác của nvật tôi trên đường cùng mẹ đến trường
3. Tiếp  các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
4. Tiếp  nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
5. Tiếp  đến hết:  khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
2- Tìm hiểu chi tiết truyện:
a) Khơi nguồn kỷ niệm: HS đọc 4 câu đầu. g Lúc cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Sự liên tưởng tương đương, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
g Không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của tôi khi ấy.
b) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên
Tác giả viết: Con đường này tôi đi học
? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nvật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn?
HS đọc diễn cảm từng đoạn – lắng nghe.
- HS lắng nghe.
g Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
- Cảm giác thấy trang trọng, đứng đắn với mấy bộ quần áo với mấy quyển vở mới trên tay.
 Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng, vừa muốn thử sức. Đó cũng là tâm trạng & cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường.
Hết tiết 1, chuyển tiết 2
c) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường
GV đọc đoạn văn và nêu v/đ
- Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, nhìn thấy cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn thấy cảnh các bạn học trò cũ vào lớp. 
 Là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể – tả như vậy thật tinh tế và hay. ý kiến của em ?
HS lắng nghe
- HS thảo luận, nêu ý kiến.
* Tâm trạng háo hức  là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lý trẻ mà nguyên nhân chính là cảnh trường Mỹ Lý xinh xắn
* Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng tâm trạng buồn cười, hồi trống đầu năm vang dội, rộn rã, nhanh gấp. Bởi vì hoà với tiếng trống còn có cả nhịp tim thình thịch
d) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi danh sách HS mới và khi rời tay mẹ, bước vào lớp.
? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản DSHS mới ntn?
? Vì sao tôi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối không?
g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này và khi rời tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại oà khóc vì mới lạ, vì sợ hãi
g Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Đó chỉ là cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi
 e) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
HS đọc đoạn cuối cùng
? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
? Hình ảnh con chin con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? 
1 em đọc cả lớp nghe
- Cái nhìn cũng thấy mới lạ và hay hay, cảm giác lại nhận chổ ngồi kia là của riêng mình, nhìn người bạn mới chưa quen đã thấy quyến luyến. Vì chổ ngồi suốt cả năm, người bạn gần gũi gắn bó
g H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Truyện ngắn trên có sự kết hợp của các loại VB sau không?
- Biểu cảm; miêu tả; kể chuyện?
? Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này ntn?
? Chất thơ của truyện thể hiện từ những yếu tố nào? Có thể gọi truyện ngắn này là bài thơ bằng văn xuôi được không? Vì sao?
* HS đọc mục ghi nhớ trong SGK
g HS thảo luận, trả lời.
g HS trả lời
g HS thảo luận
GV nhận xét
g Cả lớp lắng nghe
	Hoạt động 4: Luyện tập
? Trong truyện ngắn “Tôi đi học” t/g sử dụng bao nhiêu biện pháp NT so sánh?
? Thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc, thầy giáo, bà mẹ, các phụ huynh) ntn?
Điều đó nói lên điều gì?
g Có 12 lần Thanh Tịnh sữ dụng biện pháp NT so sánh.
- HS nhớ và ghi lại
g Chăm lo ân cần, nhẫn nại, tươi cười đón Đó là những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và bao dung, tất cả vì con cái và học trò, vì thế hệ tương lai.
Soạn bài : Trong lòng mẹ.
Đọc tham khảo các bài thơ: Đi học, em là bông hoa nhỏ
 Ngày soạn: 08/9/2006
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Kết quả cần đạt được:
Giúp HS: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ vầ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
GV gợi dẫn: ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể nhắc lại một VD về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
? Em có nhận xét gì về mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên?
GV: Nhận xét của em là đúng – Hôm nay chúng ta học bài mới: Cấp độ khái quát
I/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Hoạt động của HS
HS: + VD về từ đồng nghĩa: Máy bay - phi cơ - tàu bay, nhà thương – bệnh viện, đèn biển – hải đăng.
+ VD về từ trái nghĩa: Sống – chết, nóng – lạnh, tốt – xấu.
g Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể: + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
GV:
 ? a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? tại sao ?
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn từ tu hú, sáo? tại sao? Của cá rộng hay hẹp hơn cá rô, cá thu? Tại sao?
c) Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
GV: Cho các từ: cây, cỏ, hoa
Y/c: Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng & nghĩa hẹp?
? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: GV hướng dẫn
Bài tập 2:
Bài tập 3: GV hướng dẫn
HS quan sát sơ đồ trong SGK
g a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu 
- HS giải thích lý do.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật.
HS: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây lim, cây dừa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa cúc, hoa hồng
HS: 1. – Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
2. – Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp vì t/c’ rộng- hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
* HS đọc chậm rõ ghi nhớ ở SGK 
 (Các bạn lắng nghe)
- HS tự làm vào vở bài tập
a. Tính chất đốt d. Từ nhìn
b. Từ nghệ thuật e. Từ đánh
c. Từ thức ăn
Từ xe cộ bao hàm các từ xe đạp, xe máy, xe hơi
Từ kim loại bao hàm các từ sắt, đồng, nhôm
Từ hoa quả bao hàm các từ chanh, cam chuối
Từ họ hàng bao hàm các từ ngữ họ nội, họ ngoại, bác, cô, chú, gì
Từ mang bao hàm các từ xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: GV hướng dẫn
Bài tập
HS tự làm
- Nhóm 3 động từ :chạy, vẫy, đuổi
(Chạy có phạm vi nghĩa rộng)
 * Củng cố – dặn dò: - Về nhà học kỹ phần ghi nhớ.- Chuẩn bị bài mới: Trường từ vựng
 Ngày soạn : 08/9/2005	
Tiết 4: 	tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A/ Kết quả cần đạt được: Giúp HS
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
- Vận dụng được kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, v ... tường trình.
- Hiểu được những tình huống cần viết văn bản tường trình.
+ HS đọc 4 tình huống trong sgk, tr. 135.
? Trong 4 tình huống trên, những tình huống nào nhất thiết phải viết văn bản tường trình, những tình huống nào không cần viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được, vì sao ?
 + HS trả lời, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học .
HS nêu ra các tình huống....
 Người viết tường trình: HS THCS. Cả hai cùng liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc (1), người là nạn nhân của vụ việc (2).
 Người nhận văn bản là giáo viên bộ môn (1), là hiệu trưởng nhà trường (2). 
 Tóm lại, là những người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
 - Phải viết tường trình vì người có thẩm quyền và trách nhiệm chưa hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất vụ việc nên chưa thể có kết luận và cách thức giải quyết. Vì sao hs Dũng nộp bài chậm ? Vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe ? 
- Thái độ của người viết tường trình cần khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh đúng mực.
- Thể thức trình bày theo đúng quy cách của loại văn bản này.
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết. Lý do để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thoả đáng, hình thức kỷ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống d không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngược lại, cần viết rõ cho cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
* Tìm hiểu cách thức viết văn bản tường trình
+ HS đối chiếu với hai văn bản trong sgk, tr. 133 – 134
Về hình thức trình bày, một văn bản tường trình thông thường có các phần, mục và được trình bày như sau:
+ HS đọc to, chậm các nội dung 2,3, mục Ghi nhớ, sgk, tr.136.
3. Lưu ý: Theo 3 lưu ý trong sgk, tr.136; gv có thể giải thích lí do tại sao lại lưu ý như vậy
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập nhanh tại lớp
Bài tập 1
- Trong những tình huống sau, tình huống nào phải viết đơn từ, tình huống nào cần làm báo cáo, đề nghị, tình huống nào cần viết tường trình? Vì sao? Viết cho ai?
+ Sáng qua tổ 3 không trực nhật.
+ Nhà em bị mất con gà trống mới mua
+ Ông em bị ngã khi lên gác.
+ Bạn Na vẽ, viết linh tinh vào sách mượn của thư viện
+ Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ xây nhà mới.
+ Liền một tháng nay thư gửi cho em (về trường) đều bị mất.
+ Tổng kết buổi học ngoại khoá văn học dân gian đã làm trong tuần trước.
Bài tập 2:
Trình bày đúng qui cách phần quốc hiệu, tên vanư bản tường trình, nơi người nhận, địa điểm và nơi viết tường trình, cho các tình huống b,e,h ở bài tập 1.
Bài tập 3: (làm ở nhà)
- Viết toàn văn bản tường trình các tình huống f,a bài tập 1.
 Tiết 128: Luyện tập làm văn bản tường trình
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS: Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản tường trình; nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
- Yêu cầu tích hợp tiếp tục công việc từ tiết 127.
- Rèn kĩ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình, viết được một văn bản tường trình đúng quy cách.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Một số tình huống và mẫu văn bản tường trình.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
+ Gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong sgk, tr. 136 – 137.
+ GV tổng kết theo bảng hệ thống sau:
 Văn bản tường trình
 Văn bản báo cáo
- Mục đích:
- Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xẩy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết: tham gia hoặc chứng kiến vụ việc; cá nhân, tập thể.
- Người nhận: cấp trên (thầy cô giáo), cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến: theo mẫu
- Mục đích:
- công việc, công tảc trong một thời gian nhất định, kết quả, bài học để sơ kết, tổng kết trước cấp trên, nhân dân...
- Người viết: người tham gia, người phụ trách công việc, tổ chức, tập thể.
- Người nhận: cấp trên (thầy cô giáo), cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến: theo mẫu
* Những mục không thể thiếu trong cả hai loại văn bản điều hành:
+ Quốc hiệu
+Tên văn bản (tường trình, báo cáo về...)
+ Thời gian và địa điểm viết
+ Người cơ quan, tổ chức nhận, địa chỉ
+ Nội dung (tường trình, báo cáo)
+ Người viết kí tên.
* Phần nội dung tường trình cần trình bày cụ thể, khách quan, chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm, những đề nghị (nếu có)...
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tâp 1:
- Cả 3 trường hợp a,b,c đều không cần phải viết tường trình, vì:
- Với a: cần viết bản kiểm điểm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
- Với b: có thể viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm những việc gì cho đại hội chi đội.
- Với c: cần viết bản báo cáo công tác của chi đội gửi cô Tổng phụ trách.
- Chỗ sai của a,b,c là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào thì cần phải viết văn bản tường trình.
Bài tập 2:
+ HS trình bày 2 tình huống do bản thân giả định, giải thích lí do.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Một vài ví dụ:
- Trình bày với các chú ở đồn công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân chứng kiến.
- Tường trình với cô giáo bộ môn vì sao em không thể hoàn thành bài văn tả mẹ em (khi em vừa lọt lòng thì mẹ em cũng qua đời! Bố em ở vậy nuôi em.)
- Tường trình với cô giáo chủ nhiệm vì buổi nghỉ học đột xuất hôm qua để cô thông cảm...
Bài tâp 3: 
+ Từ một trong 3 tình huống trên hãy viết thành văn bản tường trình cụ thể.
+ HS làm việc, sau khi viết xong, sửa chữa, đọc lại và đọc to trước lớp; GV và các bạn nhận xét.
Bài tập 4
+ Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Bài tâp Ngữ Văn 8, tập 2, tr. 90
Tình huống a: chỉ cần nhận khuyết điểm, xin lỗi thầy cô giáo là đủ vì do em vô ý
Tình huống b:cần làm kiểm điểm và có thể phải đền bù
Tình huống c,d Viết tường trình.
 Ngày soạn: 2/5/2007
 Tiết 129: Trả bài kiểm tra Văn
A.Mục tiêu bài học:
- Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Tích hợp với bài Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở tiết trả bài tập làm văn số 7 và lí thuyết văn bản thong báo.
- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của GV.
B. Chuẩn bị của thầy – trò:
- Một số lỗi cần chữa các loại, một vài bài, đoạn văn khá để đọc biểu dương.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 
Kiểm tra việc tự chữa bài của HS ở nhà.
Hoạt động 2: 
GV nhận xét chung về tình hình bài làm của lớp; những ưu, nhược điểm chính về các mặt nội dung và hình thức.
Hoạt động 3: 
GV chữa một số lỗi tiêu biểu các loại.
Hoạt động 4: 
GV cùng HS đọc – bình một số bài, đoạn văn khá, giỏi về từng mặt.
Hoạt động 5: 
HS tiếp tục tự chữa bài làm của bản thân
* Dặn dò: Ôn lại Phần Tiếng Việt – giờ sau kiểm tra
Tiết 130: Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói, về hội thoại.
- Tích hợp với các văn bản đã học.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại.
B. Chuẩn bị :
Thầy: Phô tô đề in sẵn
Trò: chuẩn bị 3 tờ giấy trắng kê làm bài
C. Hoạt động trên lớp:
GV phát đề cho HS
Đề bài:
1. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
- Này u ăn đi! (2) Để mãi! (3) U có ăn thì con mới ăn. (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (5)
 Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
 Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha (7):
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8)
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9):
- Không đau con ạ! (10)
	(Tắt đèn)
2. Hãy đặt 4 câu cảm thán chứa các từ như vui, buồn, hay, đẹp.
3. Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
 Khóc là nhục. Rên, hèn, van, yếu đuối
	 Và dại khờ là những lũ người câm
 Trên đường đi như những bóng âm thầm
 .Nhận đau khổ mà gửi vào yên lặng
 (Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
* Đáp án – biểu điểm : Câu 1: (5 điểm)
- Lần lượt trả lời bằng các câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật.
(1) Câu trần thuật – Hành động kể
(2) Câu cầu khiến – Hành động đề nghị
(3) Câu trần thuật – Hành động kể
(4) Câu khẳng định – Hành động nhận định
(5) Câu khẳng định – Hành động nhận định
(6) Câu trần thuật – Hành động kể
(7) Câu trần thuật – Hành động kể
(8) Câu nghi vấn – Hành động hỏi
(9) Câu trần thuật – Hành động kể
(10) Câu phủ định – Hành động phủ định bác bỏ
Câu 2: Đặt được các câu cảm thán theo yêu cầu (2 điểm)
Câu 3: Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người đối thoại... thì im lặng là vàng!
 Trong trường hợp cần phải phát biểu chính kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai là im lặng... sẽ đồng nghĩa với hèn nhát! (3 điểm)
GV theo dõi HS làm bài – Hết giờ thu bài về nhà chấm
* Dặn dò: Chuẩn bị bài văn bản thông báo tiết sau học
 Chuẩn bị một số văn bản thông báo xin từ các ban nghành để tiện nghiên cứu
Tiết 131: trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS: củng cố lại những kiến thức và kĩ năngđã học về các phép lập luận chứng minh, giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Tích hợp với phần Văn ở tiết trả bài kiểm tra Văn, với phần tiếng Việt ở bài kiểm tra tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận mà vẫn không làm biến chất, lạc thể loại của bài văn nghị luận
B. Chuẩn bị của thầy – trò:
- Một số bài, đoạn khá, một số lỗi tiêu biểu các loại, đặc biệt là lỗi trong việc đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
- Gv kiểm tra kết quả tự chữa bài làm của HS; nhận xét.
Hoạt động 2: 
Nhận xét bài làm của HS, đánh giá về các mặt ưu, khuyết, đặc biệt chỉ đi sâu nhận xét việc đưa các yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận ít hay nhiều, mức độ, tác động đến luận điểm (làm sáng tỏ hay mờ nhạt)?
Có thể theo bảng sau:
 Các yếu tố
 Số lần
 Mức độ
 Hiệu quả
 Tự sự
 Miêu tả
 Biểu cảm
Hoạt động 3:
- Chữa một số lỗi tiêu biểu về việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Hoạt động 4:
- Đọc – bình một số đoạn văn, bài văn thành công hơn cả về phương diện đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Hoạt động 5:
- Hướng dẫn HS tiếp tục tự sữa chữa bài viết ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8(37).doc