Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nhật Tân

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nhật Tân

Tôi đi học

 -Thanh Tịnh-

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:

1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, cảm nhận được những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

3.Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong kí ức mỗi con người, giáo dục tình yêu trường lớp, yêu kính thầy, mến bạn.

B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1.Thầy: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế

2.Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk

C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1:Ổn định tổ chức:

Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

Kiểm tra sgk, vở ghi, vở bài soạn

 

doc 157 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nhật Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 17/8/2009
 Ngày dạy: 24/8/2009
Tôi đi học
 -Thanh Tịnh-
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, cảm nhận được những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. 
3.Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong kí ức mỗi con người, giáo dục tình yêu trường lớp, yêu kính thầy, mến bạn.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.Thầy: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế
2.Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
Kiểm tra sgk, vở ghi, vở bài soạn
Hoạt động3:Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ , đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
 “Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường 
 Em vừa đi vừa khóc 
 Mẹ dỗ dành yêu thương”
 	Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu ấy.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv yêu cầu hs theo dõi sgk
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?
-Tác phẩm của ông toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo, văn nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa man mác , buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến .-Gv nêu yêu cầu đọc : giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý ngữ điệu của từng nhân vật, cố gắng thể hiện chất thơ trong hình ảnh và nhịp điệu các câu văn.
-Gv đọc mẫu một đoạn , gọi 3,4 hs đọc hết bài
-Gv nhận xét cách đọc 
-Hdẫn hs tìm hiểu chú thích sgk
? “Ông đốc” là danh từ riêng hay danh từ chung?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
-Có thể chia làm 5 phần:
 P1: từ đầu -> “tưng bừng rộn rã”
 P2: tiếp-> “trên ngọn núi”
 P3: tiếp-> “trong các lớp”
 P4: tiếp-> “chút nào hết”
 P5: còn lại
? Truyện có mấy nhân vật, ai là nhân vật chính?
-Gv yêu cầu hs đọc thầm 4 câu đầu
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao ? Cảnh vật ntn?
? Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Những cảm giác ấy có mâu thuẫn nhau không?
-Không mâu thuẫn mà bổ sung nhau, rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại khiến cho câu chuyện xảy ra bao năm rồi mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia thôi.
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Tên thật: Trần Văn Ninh (1911-1988)
-Quê: Huế, từng dạy học, viết báo, sáng tác văn thơ.
-Sáng tác mang đậm chất trữ tình.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc:
-Chú thích:2,3,4,5,7
 “Ông đốc”: danh từ chung
3.Tác phẩm:
-In trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
-Bố cục: 2 phần
 .Phần 1: từ đầu -> “tưng bừng rộn rã” : Khơi nguồn nỗi nhớ
 .Phần 2: còn lại: Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
II-Phân tích:
-Nhân vật “tôi”
1.Khơi nguồn kỉ niệm:
-Thời điểm: cuối thu (tháng 9) - thời điểm ngày khai trường
-Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bành bạc
-Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến trường
-> Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ
-Tâm trạng náo nức, mơn man, tưng bừng rộn rã (từ láy)->Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng, kỉ niệm đẹp khắc sâu vào kí ức không thể quên được.
Hoạt động 4:Luyện tập - củng cố:
-Đọc diễn cảm đoạn 1 truyện
Hoạt động 5: HDVN:
 -Đọc diễn cảm toàn bộ truyện ngắn-Tìm hiểu tâm trạng nhân vật ‘tôi” qua từng thời điểm, thời gian trong ngày đầu tiên tới trường.
-------------------------------------------------
Tuần 1 Tiết 2 Ngày soạn: 19/8/2009
 Ngày dạy: 26/8/2009
Tôi đi học
 -Thanh Tịnh-
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Tiếp tục giúp hs:
1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời; thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” . 
3.Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ lưu giữ sâu sắc trong kí ức mỗi con người.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.Thầy: Sgk, Sgv, bài soạn, thiết kế
2.Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động1: Ổn định tổ chức:
Hoạt động2: Kiểm tra bài cũ: 
? Tâm trạng nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm cũ ntn?
-Hs trả lời, nhận xét, gv đánh giá
Hoạt động3:Tổ chức dạy - học bài mới: 
 	*Giới thiệu bài: 
Tâm trạng náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm đẹp khó quên trong đời khi được mẹ đưa tới trường. Vậy từng khoảnh khắc, thời gian ấy in đậm trong nhân vật ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp truyện..
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
? Tâm trạng đó của nhân vật được miêu tả qua những thời điểm nào trong ngày đầu tiên đến trường của nhân vật?
? Tâm trạng và cảm giác của nhân vật khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên?(hành động, lời nói nào của nhân vật khiến em chú ý, vì sao?)
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
-Yêu cầu hs theo dõi sgk
? Khi đến trường nhân vật “tôi’ nhìn thấy gì?
? Trước cảnh đó tâm trạng nhân vật ra sao?
-Gv:chuyển biến tâm trạng phù hợp với tâm lí trẻ em:hồi hộp
? Vì sao lại có tâm trạng đó?
-Vì trường xinh xắn, oai nghiêm, người đông, ai cũng vui tươi sáng sủa nhất là mấy cậu học trò cũng mới như mình.
-Yêu cầu hs theo dõi sgk
? Tâm trạng n/v khi nghe ông Đốc gọi tên  ntn?
? Vì sao n/v bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi chuẩn bị rời mẹ vào lớp?
? Khi bước vào lớp, nhvật thấy gì,có cảm giác, tâm trạng gì?
? Hình ảnh “một con chim non liệng đến bên cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” có ý nghĩa gì?
? Có điểm gì thay đổi khi so với ở sân trường?
? “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
-Mở ra một thế giới mới, hồi nhớ lại kỉ niệm cuộc đời của nhân vật.
? Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì?
? Nêu chủ đề của văn bản?
-Gọi hs đọc ghi nhớ
? Trong vb tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh rất hiệu quả, đó là những hình ảnh so sánh nào?
II-Phân tích: (tiếp)
2.Tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học:
a.Khi cùng mẹ đến trường:
-Cảm thấy trang trọng và đứng đắn , thèm được tự nhiên, nhí nhảnh
-Cố bặm tay ghì chặt, phải xóc lên
-Những động từ: thèm, bặm, ghì,xệch, chúi, muốnđược sử dụng đúng chỗ-> hình dung được tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu
->Tâm trạng háo hức, hăm hở, tự nhiên 
của đứa trẻ ngày đầu tiên đến trường
b.Khi đến trường:
-Thấy: cảnh dày đặc người, đặc biệt là 
các bạn học trò cũ vào lớp
->Tâm trạng : lo sợ vẩn vơ vừa bỡ ngỡ, 
vừa ước ao thầm vụngcảm thấy chơ 
vơ, vụng về,lúng túng, muốn bước nhanh 
mà toàn thân cứ run run, cứ dềnh dàng
c.Khi nghe ông đốc gọi tên và rời tay mẹ bước vào lớp:
-Tâm trạng: lúng túng lại càng lúng túng 
hơn
-Òa khóc khi rời bàn tay mẹ
-> Cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè khi tiếp xúc với đám đông , lạ lùng thấy xa mẹ, xa nhà.
d.Khi vào lớp:
-Nhìn cái gì cũng mới lạ và hay hay, cảm giác lạm nhận chỗ ngồi là của riêng mình, nhìn bạn mới chưa quen mà thấy quyến luyến.
-Hình ảnh so sánh gợi nhớ tiếc những ngày trẻ thơ chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tập làm người lớn
-> Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
-Từ chỗ lúng túng, rụt rè-> Thấy tự tin, quyến luyến, chủ động (nhìn thầy và chủ động đánh vần)
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Văn bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
-Truyện giàu chất thơ
2. Nội dung: Văn bản “Tôi đi học” tô đậm những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
*Ghi nhớ: SgkT9
IV-Luyện tập:
Hs thảo luận
Hoạt động 4: Củng cố:
? Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học?
Hoạt động 5: HDVN:
-Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật
-Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường đầu tiên?
-Chuẩn bị bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
---------------------------------------------
Tuần 1 Tiết 3 Ngày soạn: 19/8/2009
 Ngày dạy: 26/8/2009
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mqhệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2.Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mqhệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng, nghĩa hẹp.
3.Thái độ: Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong học tập.
B-CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy: Sgk, giáo án, thiết kế ngữ văn 8, bài tập ngữ văn
2. Trò: Vở ghi, sgk, trả lời câu hỏi theo nội dung sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2: KT bài cũ:
? Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” ở buổi đầu tiên đến trường?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Hs quan sát sơ đồ
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá?
? Nghĩa của các từ : thú, chim, cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo?
? Vậy, thế nào là từ ngữ được coi là có nghĩa rộng, .có nghĩa hẹp? Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không?
? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ở mỗi nhóm?
? Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với các từ ngữ trong mỗi nhóm sau?
? Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau?
-Hs thảo luận nhóm
I-Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
1.Xét ví dụ:
Động vật: -Thú: voi, hươu
 -Chim:tu hú, sáo
 -Cá : cá rô, cá chép
*Nhận xét:
-Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá
-Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá chép
-> Động vật > thú, chim, cá > voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá chép
2.Ghi nhớ: Sgk T10
II- Luyện tập: 
BT1:
a.Y phục: -Quần: quần đùi, quần dài
 -Áo: : áo dài, áo sơ mi
b.Vũ khí: -Súng: súng trường, đại bác
 -Bom: bom bi, bom ba càng
BT2:
-Nhóm 1: a: chất đốt
-Nhóm 2 : b: nghệ thuật
-Nhóm 3: c: thức ăn
-Nhóm 4: d: nhìn
-Nhóm 5: e: đánh
BT3:
-Nhóm 1: a. xe cộ : xe đạp, xe máy
-Nhóm 2: b. kim loại : sắt, đồng, nhôm
-Nhóm 3: c.hoa quả: chanh, cam, bưởi
-Nhóm 4: d. người họ hàng: họ nội, họ ngoại, cô, dì, chú, bác
-Nhóm 5: mang: xách, khiêng, vác, gánh.
BT4:
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? VD?
Hoạt động 5: HDVN:
-Nắm chắc nd bài học, làm tiếp bài tập
-Chuẩn bị bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”
----------------------- ... ớc ta lúc bấy giờ, cái thời mà nền văn minh phương Tây thâm nhập vào nước ta, văn hóa phương Tây đã lấn chiếm nền Nho học, người ta mải mê học chữ Pháp, chữ quốc ngữ chứ không còn quan tâm đến chữ Nho nữa, vì thế không còn cảnh người ta chen chúc nhau để thuê ông đồ viết chữ. Đó là cái thời mà chữ Nho đã hết thời:
“Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm ông Phán
Sớm rượu sâm banh, tối sữa bò”
? Em hiểu gì về hai câu thơ “Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay”?
GV giảng: Mặc dù rất vắng khách nhưng vì mưu sinh, ông đồ vẫn cố bám lấy cs, muốn góp mặt với đời nhưng người đời đã quên hẳn ông. Lời thơ gợi hình ảnh ông đồ ngồi bên hè phố nhưng ngồi trong âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người. Ông ngồi yên baats động nhưng hẳn trong lòng ông đang nổi sóng.
? Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài trời mưa bụi bay” tả cảnh hay ngụ tình? Hình ảnh “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” gợi cho em cảm giác gì?
GV giảng: Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, tả nỗi lòng của nhân vật trữ tình qua cảnh vật. “Lá vàng rơi” gợi sự tàn tạ, buồn bã. “Mưa bụi bay” khiến cho cảnh vật trở nên lạnh lùng, buốt giá, ảm đạm. Lá vàng như một dải khăn tang phủ lên không khí ảm đạm đưa ông đồ về chốn bình an. Cả trời đất cùng buồn tủi với ông đồ.
? Khổ thơ này nói lên điều gì?
? So sánh hai khổ thơ này với hai khổ thơ 1,2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Chuyển ý: Thời gian trôi đi và bốn mùa luôn luôn luân chuyển, hoa đào nở, hoa đào rụng rồi hoa đào lại nở, liệu ông đồ còn bám trụ được với thời gian và nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ ntn, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ cuối cùng.
-GV đưa lên máy chiếu khổ thơ 5, yêu cầu hs đọc và nhắc lại nội dung
? So sánh khổ thơ 5 và khổ thơ 1 có gì giống và khác nhau?
? Nhận xét cách kết cấu của bài thơ? Cách kết cấu này có ý nghĩa gì?
? Cách kết thúc bài thơ có gì đặc biệt?
-GV giảng: Bài thơ có kết thúc mở bằng một câu hỏi tu từ như xoáy sâu và âm vang trong lòng người đọc gợi lên một trường liên tưởng
? “Những người muôn năm cũ” là những ai?
-GV giảng: Ngoài những người như ông đồ đó còn là tất cả những người đã làm nên những trang sử vàng của dân tộc, làm nên nề văn hóa tốt đẹp của dân tộctên tuổi của họ sẽ luôn trường tồn và sống mãi với thời gian.
? Em đọc được nỗi lòng nào của tác giả sau khổ thơ này?
(Bài thơ như một nén tâm hương thắp lên để tưởng niệm những bóng hình đã mất)
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Nội dung cơ bản của bài thơ này là gì?
GV đưa lên máy chiếu nội dung phần ghi nhớ và yêu cầu hs đọc.
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-VĐL (1913 – 1996), quê Hải Dương
-Là một trong những lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ Mới.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Hs đọc
-Hs đọc chú thích 1 SgkT9
3. Tác phẩm:
-Bài thơ ông đồ là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL, đưa VĐL có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ được in trong cuốn “Thi nhân VN”
-Thể thơ ngũ ngôn: mỗi câu có 5 tiếng, mỗi khổ có 4 câu, số khổ, số câu không hạn định, gieo vần chân, vần liền, vần cách, bằng trắc xen kẽ, nối tiếp.
-Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ
-Bố cục: 3 phần:
. P1: Khổ 1,2: Hình ảnh ông đồ trong quá khứ
.P2: Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ trong hiện tại
.P3: Khổ 5: Nỗi lòng của tác giả
-Đọc 2 khổ thơ, nhắc lại nd
II-Phân tích:
1. Hình ảnh ông đồ trong quá khứ:
-Ở khổ 1 ta thấy mỗi năm cứ đến dịp hoa đào nở, ông đồ lại xuất hiện với hành động bày mực tàu, giấy đỏ bên đường phố đông người qua lại.
-“Hoa đào nở” là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dt
-Phương thức tự sự xen mtả
-Ông đồ xuất hiện trong khung cảnh đẹp, tươi vui, sống dộng, rộn rã của mùa xuân.
-Ông đồ được nhiều người thuê viết chữ và họ “tấm tắc” ngợi khen tài hoa của ông vì ông có “hoa tay” và chữ của ông đẹp “như phượng múa rồng bay”
-Lượng từ “bao nhiêu”
-Từ láy “tấm tắc”
-Phép so sánh “như phượng múa, rồng bay”
-Thành ngữ “phượng múa rồng bay”
-Hs phân tích: “bao nhiêu” là lượng từ chỉ số nhiều: số người thuê ông đồ viết nhiều không kể hết; “tấm tắc” là từ láy tăng nghĩa ý nõi mọi người trầm trồ, ngưỡng mộ và thán phục nét chữ của ông. Nét chữ của ông đẹp như phượng múa rồng bay.
-Chỉ nét chữ mềm mại, uốn lượn, sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa, đẹp như con rồng đang bay trên mây.
-Khổ 2 cho thấy ông đồ được nhiều người trân trọng, thán phục, quý mến vì ông có tài thư pháp.
-Thú chơi chữ
-Em đồng ý với ý kiến trên vì lẽ ra ông đồ phải là người đi dạy học, truyền đạt tri thức cho các sĩ tử, nhưng ở đây ông đồ lại đi viết chữ thuê
2. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại: 
-Hs đọc, nhắc lại nd của 2 khổ 3,4
-“Nhưng” là quan hệ từ có td liên kết khổ 3 với 2 khổ 1,2; chỉ quan hệ tương phản đối lập
-Điệp từ “mỗi” gõ nhịp bước đi của thời gian
-Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?”
-Phép nhân hóa: “Giấy đỏ buồn”, nghiên sầu”
-Đó là mỗi cô đơn, hiu hắt, sầu tủi của ông đồ khi vắng khách.
-Vì lúc này chữ Nho đã hết thời do lịch sử đổi thay, người ta đua nhau học chữ Pháp và chữ quốc ngữ, vì thế người ta không thuê ông đồ viết nữa.
-Hai câu thơ gợi hình ảnh ông đồ ngồi trong âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người
-Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình
-“lá vàng rơi” gợi sự tàn tạ, buồn bã; “mưa bụi bay” gợi cảm giác lạnh giá.
-Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên
-Nghệ thuật tương phản, đối lập
-Hs đọc và nhắc lại nd khổ 5
3. Thái độ của tác giả:
-Giống: đều xuất hiện hình ảnh “hoa đào nở”
-Khác: khổ 1 có hình ảnh ông đồ, khổ 5 không thấy hình ảnh ông đồ
-Kết cấu đầu cuối tương ứng cho thấy thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến nhưng con người có thể trở thành xưa cũ.
-Kết thúc bằng câu hỏi tu từ
-Hs suy nghĩ trả lời
-Lòng thương cảm cho những nnhà Nho danh giá một thời nay bị quên lãng do cuộc đời đổi thay.
-Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
-> Đó chính là lòng thương người và niềm hoài cổ
III-Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn bình dị, kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ hàm xúc
2. Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả với cảnh cũ người xưa
*Ghi nhớ Sgk
Hoạt động 4. Củng cố:
-Đọc diễn cảm bài thơ 
-Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ
	Hoạt động 5. HDVN:
-Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung, nghệ thuật
-Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra học kì I
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17 Tiết 67,68 Ngày soạn:11/12/2009
 Ngày dạy: /12/2009
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Soạn trong giáo án kiểm tra)
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 18 Tiết 69 Ngày soạn: 10/12/2009
 Ngày dạy: 17/12/2009
Hoạt động ngữ văn
Làm thơ 7 chữ 
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt được câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần 
2.Rèn luyện kĩ năng làm thơ 7 chữ 
3.Thái độ: tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ 
B- CHUẨN BỊ:
1.Thầy: Giáo án, sgk, sgv, chuẩn bị một số bài thơ 7 chữ
2 Trò: Sgk, vở ghi, một số bài thơ 7 chữ
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
? Nêu nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Hai chữ nước nhà”
	Hoạt động 3. Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Hs đọc một số bài thơ 7 chữ đã sưu tầm
? Nhận xét về câu chữ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần và luật B-T?
? Nhắc lại quy luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
? Chỉ ra chỗ sai trong bài thơ của Đoàn Văn Cừ?
“Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh lè”(hiệp vần câu 1)
-GV đọc một số bài thơ 7 chữ và xác định luật B-T
I-Nhận diện thể thơ:
-Câu thơ có 7 chữ, có thể xen 5 hoặc 6 chữ
-Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4
-Gieo vần T hoặc B
Phần nhiều là gieo vần B ở cuối câu T2 và T4
-Luật B-T:
 Nhất - tam – ngũ bất luận
 Nhị - tứ - lục phân minh
-Mô hình:
a. Vần bằng:
B B B T T B B
T T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
 (“Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương)
Vần T:
T T B B T T B
 B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
 (“Đi” - Tố Hữu)
	Hoạt động 4. Củng cố:
-Nhắc lại những đặc điểm nổi bật của thể thơ 7 chữ?
	Hoạt động 5. HDVN:
-Ôn lại bài - tập làm thơ 7 chữ
--------------------------------------------------------------------
Tuần 18 Tiết 70 Ngày soạn:12/12/2009
 Ngày dạy:19/12/2009
Hoạt động ngữ văn
Làm thơ 7 chữ 
(Tiếp theo) 
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Tiếp tục giúp hs:
1.Kiến thức: biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt được câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần 
2.Rèn luyện kĩ năng làm thơ 7 chữ 
3.Thái độ: tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ 
B- CHUẨN BỊ:
1.Thầy: Giáo án, sgk, sgv, chuẩn bị một số bài thơ 7 chữ
2 Trò: Sgk, vở ghi, tự làm một số bài thơ 7 chữ
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
? Em hãy nhận diện thể thể thơ 7 chữ?
	Hoạt động 3. Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
? Làm tiếp bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi?
-Nguyên tác:
“Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng”
-Luật B-T:
B B T T B B T
T T B B T T B
-Luật B-T:
 B B T T T B B
 T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
-Cho hs tập làm thơ 7 chữ
-Gọi hs đọc thơ
-Gv nhận xét và cho điểm
II- Tập làm thơ 7 chữ:
1. Làm tiếp bài thơ còn dở:
a. Cần nhấn mạnh việc nói dối của chú Cuội:
“Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng”
-Giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi
“Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hút bụi suốt ngày đã sướng chăng?”
-Lo cho chị Hằng:
“Cõi trần ai cũng chừa mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng”
b. Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín chốn đồng quê
2.Đọc bài thơ đã chuẩn bị:
	Hoạt động 4. Củng cố:
-GV đánh giá chung giờ học và ý thức làm bài của hs
	Hoạt động 5. HDVN:
-Hs học bài, tập làm thơ 7 chữ
-Chuẩn bị tiết sau Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
------------------------------------------------------------------
Tuần 18 Tiêt 71 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
	A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức: Giúp hs củng cố thêm về nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết
- Møc ®é kiÕn thøc v¨n häc, tiÕng viÖt, vËn dông ®Ó tr¶ lêi c¸c c©u hái tr¾c nghiÖm lùa chän.
- Møc ®é vËn dông kiÕn thøc tiÕng viÖt ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp phÇn v¨n vµ TLV vµ ngîc l¹i.
- Kü n¨ng tr×nh bµy, diÔn ®¹t, dïng tõ, ®Æt c©u.
. HS ®îc cñng cè thªm vÒ nhËn thøc vµ c¸ch lµm bµi KT viÕt.
- HS tù ®¸nh gi¸ vµ söa ch÷a ®îc bµi lµm cña m×nh-------------------------------------------------
Tuần 17 Tiết 72 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 cuc chuan.doc