Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 24

Tiết 93: Đọc - hiểu văn bản: Hịch tướng sĩ

 ( Trần Quốc Tuấn )

I Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn cũng là của nhân dân Đại Việt trong thơì kì kháng chiến chống quân Mông Nguyên , thể hiện lòng căm thù giặc , ý chí quyết tâm thắng quân xâm lược . Nắm được đặc điểm cơ bản của hịch , thấy được bài Hịch tướng sĩ có kết cấu , lập luận , dẫn chứng lời văn đặc sắc .

- Tích hợp với câu ghép , các kiểu câu vừa học , với lịch sử kháng chiến chống quân Mông Nguyên .

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ , văn biền ngẫu .

Giáo dục lòng tự hào dân tộc , ý chí bảo vệ độc lập , yêu kính Trần Quốc Tuấn .

II Chuẩn bị

1, Thầy : nghiên cứu soạn bài

2, Trò : Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp

III Tiến trình lên lớp

1, Ổn định lớp

2, Kiểm tra bài cũ:? Vì sao Đại La được coi là kinh đô bậc nhất?

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/2
Ngày dạy:
Tiết 93: Đọc - hiểu văn bản: Hịch tướng sĩ
 ( Trần Quốc Tuấn )
I Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn cũng là của nhân dân Đại Việt trong thơì kì kháng chiến chống quân Mông Nguyên , thể hiện lòng căm thù giặc , ý chí quyết tâm thắng quân xâm lược . Nắm được đặc điểm cơ bản của hịch , thấy được bài Hịch tướng sĩ có kết cấu , lập luận , dẫn chứng lời văn đặc sắc .
- Tích hợp với câu ghép , các kiểu câu vừa học , với lịch sử kháng chiến chống quân Mông Nguyên .
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ , văn biền ngẫu .
Giáo dục lòng tự hào dân tộc , ý chí bảo vệ độc lập , yêu kính Trần Quốc Tuấn .
II Chuẩn bị 
1, Thầy : nghiên cứu soạn bài 
2, Trò : Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III Tiến trình lên lớp 
1, ổn định lớp 
2, Kiểm tra bài cũ:? Vì sao Đại La được coi là kinh đô bậc nhất? 
3, bài mới 
Giới thiệu bài : Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc , một danh nhân thế giới , văn võ song toàn – Hịch tướng sĩ là áng văn bất hủ của ông .
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Đọc phần chú thích SGK /58 
*GV: Năm sinh của ông có nhiều tài liệu ghi không khớp . ở Nam Định có khu di tích đền Trần thờ 14 vị vua Trần và khu tượng đài Trần Hưng Đạo ở khu vườn 3-2 cạnh hồ Vị Xuyên ( Thành phố Nam Định)
? Theo em tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV: Hoàn cảnh ra đời : Trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai Trần Quốc Tuấn được cử làm Tiết chế thống lĩnh toàn quân . Ông đã thay lời vua Trần thảo hịch tướng sĩ (9-1284) đọc trong buổi duỵêt binh lớn ở Đông Thăng long còn gọi là lộ bố “ Dụ chư tì tướng hịch văn”
? gọi từng học sinh đọc theo đoạn và nhận xét ? Phần cuối giáo viên đọc 
Hướng dẫn tìm hiểu từ khó SGK/59+60 ? 
? Em hiểu gì về thể hịch ? Đọc chú thích SGK/58+59 ?
GV: Giới thiệu về thể hịch và bố cục chung của thể hịch 
* Yêu cầu : đoạn 1 : Giọng giảng giải rõ ràng 
Đoạn 2: Giọng chậm rãi , xúc động
Đoạn 3: Giọng mỉa mai , chế diễu , phê phán , kích động 
Đoạn 4 : Giọng dứt khoát , đanh thép , hùng hồn .
Phần cuối : Giọng chậm , tâm tình.
So với bố cục chung của thể hịch và phần in chữ nhỏ , chữ to ở SGK ? Em hiểu SGK đã lược đi phần nào và trích đọc phần nào?
*Hoạt động 2: Đọc – hiểu chi tiết
? Đọc thầm từ dầu đến “tiếng tốt”(Phần in chữ nhỏ)
? ý chính của đoạn văn là gì ?Tại sao tác giả chỉ nêu các gương ở Trung Quốc , thậm chí cả tướng của nhà Nguyên ?
GV: Cách nêu từ xa tới gần, từ xưa dến nay , ngắn gọn và tập trung làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ , vì vua ,vì nước của họ .
- Tác giả chỉ nêu gương ở Trung Quốc vì do tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hán – Nêu cả Cốt Đãi ngột lang ở đời nguyên để nhấn mạnh đối phương.
? Đọc từ Huống chi ta cùng .được không ? Đoạn này có thể chia làm mấy ý nhỏ ?
? Tình hình Đại Việt thời ấy được nêu như thế nào ?
- Loạn lạc – gian nan 
- Sứ giắc đi lại ngênh ngang ngoài đường 
- Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình , đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ đòi ngọc lụa thu vàng bạc , để vơ vét của kho có hạn 
- Đem thịt mà nuôi hổ đói 
? Em hiểu gì về tình hình đất nước thủơ ấy ?
? Tác giả gọi bọn ngoại bang là gì?
- Cú diều . dê chó , hổ đói
? đây là phép tu từ gì ?
- ẩn dụ 
? hành động của chúng được phơi bày qua những từ loại gì? ( Động từ)
GV; Từ việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ , cùng với việc dùng một loạt các động từ để nói về bọn xâm lăng , từ đó em hiểu gì về thái độ của Trần Quốc Tuấn với bọn ngoại xâm ?
- ông vô cùng căm ghét bọn ngoại xâm và sẵn sàng vạch trần bộ mặt xấu xa của chúng .
? Qua đó em cảm nhận được gì tình hình đất nước ta năm 1284?
? Đoạn văn có mục đích gì ?
- Đoạn văn nhắc lại sự thực , kích đọng ý thức , nhen len ngọn lửa căm thù giắc trong lòng tướng sĩ .
? Đọc đoạn “ Ta thường . Vui lòng” 
? Đoạn có nội dung gì ?
? Vị chủ soái đã bộc lộ sự lo lắng của mình qua từ ngữ , hình ảnh nào?
- Tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối 
? Em cảm nhận thấy đây là nỗi lo lắng như thế nào 
? Tình cảm của ông còn được bày tỏ qua qua hình ảnh nào nữa ?
Ruột đau như cắt , nước mắt dầm đìa 
? Sự đau xót được diễn tả qua phép tu từ gì ?Thể hiện nỗi đau xót như thế nào? 
- Phép so sánh , nói quá thể hiện nỗi đau xót đến tột cùng .
? lòng căm thù giắc thể hiện qua hình ảnh nào?
Căm tức : chưa xả thịt , lột da , nuốt gan , uống máu quân thù .
? nhận xét cách dùng từ ngữ , nhịp văn thể hiện lòng căm thù giắc như thế nào?
- những dộng từ chỉ hành động mạnh , thể hiện lòng căm thù đến tột cùng , tưởng chừng như có thể ăn tươi , nuốt sống quân thù .
? Từ lòng căm giận ấy ông có ý nguyện như thế nào ?
- dẫu cho vui lòng
? nhận xét cách dùng từ ngữ để diễn tả hành động ở câu văn ?
Dùng số từ tăng tiến : trăm – nghìn 
* Hoạt động 3: Luyện tập.
4. Củng cố: Cho hs nhắc lại Nd bài.
5. Dặn dò: Học bài và chuổn bị bài sau.
Nội dung
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, tài năng văn võ song toàn, người có công lớn trong các cuộc chống quân Mông Nguyên.
2. Văn bản : Hịch tướng sĩ là bài văn nghị luận nhằm thuyết phục binh lính học tập Binh thư yếu lược.
3. Đọc.
4. Tìm hiểu chú thích:
5. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ.
- mở đầu bài hịch nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh vì chủ , vì nước .
2. Tình hình đất nước hiện tại , nỗi lòng của vị chủ tướng và ân tình của ông đối với tì tướng.
a, Tình hình đất nước?
- Đất nước bị ngoại xâm đe doạ , đè nén , áp bức. 
- ẩn dụ. 
- Động từ.
- Đất nước đang ở trong tình tạng bị ngoại bang cậy lớn hơn ngang ngược , hống hách , vơ vét của cải của nhân dân ta .
b, Nỗi lòng chủ tướng ( Tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trước cảnh trước cảnh đất nước bị ngoại xâm đe doạ)
- - Phép so sánh , nói quá thể hiện nỗi lo lắng tột cùng tới mức ngày quên ăn đêm quên ngủ.
-Những dộng từ chỉ hành động mạnh , thể hiện nguyện hi sinh thân mình vì đất nước , quyết không đội trời chung với quân cướp nước. 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 23 tháng 02 năm 2012
Ngày soạn: 22/2
Ngày dạy:	
Tiết 94:Đọc - hiểu văn bảnHịch tướng sĩ (tiếp theo)
( Trần Quốc Tuấn )
I. Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn cũng là của nhân dân Đại Việt trong thơì kì kháng chiến chống quân Mông Nguyên , thể hiện lòng căm thù giặc , ý chí quyết tâm thắng quân xâm lược . Nắm được đặc điểm cơ bản của hịch , thấy được bài Hịch tướng sĩ có kết cấu , lập luận , dẫn chứng lời văn đặc sắc .
- Tích hợp với câu ghép , các kiểu câu vừa học , với lịch sử kháng chiến chống quân Mông Nguyên .
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ , văn biền ngẫu .
Giáo dục lòng tự hào dân tộc , ý chí bảo vệ độc lập , yêu kính Trần Quốc Tuấn .
II. Chuẩn bị. 
1, Thầy : nghiên cứu soạn bài 
2, Trò : Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III. tiến trình lên lớp 
1, ổn định lớp.
2, kiểm tra bài cũ ? Nêu bố cục của bài “ Hịch tướng sĩ”.? Bài hịch đã nêu gương các trung thần nghĩa sĩ – Tình hình đất nước tâm trạng của vị chủ tướng nêu ở bài hịch như thế nào? 
3, bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
*Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản
? Đọc “ Các ngươi..chẳng kém gì” ? Đoạn văn kể lại vị chủ tướng đối đãi với tì tướng của mình như thế nào ? 
- Không có mặc- Cho mặc 
- Không có ăn – Cho cơm
- Quan nhỏ – thăng chức 
- Lương ít – cấp bổng 
- Đi thuỷ – Cho thuyền 
- Đi bộ – Cho ngựa 
- Trận mạc – Cùng sống chết 
- Nhàn hạ- Cùng vui cười
? Nhân xét những mặt mà chủ tướng quan tâm đến tì tướng 
? Nhận xét về kiểu câu trong đoạn ? Kiểu câu ấy nói lên điều gì?
- Kiểu câu “ Không có thì ta cho”lặp đi lặp lại nói lên sự quan tâm yêu thương sâu nặng , cụ thể , kịp thời và bao dung của Trần Quốc Tuấn với tì tướng của mình , thể hiện quan hệ đẳng cấp thần( chủ) – tôi.
? Việc kể ra cách đối đãi này nhằm mục đích gì?
- Nhằm khích lệ , ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi –Và làm cơ sở cho đoạn phê phán , khiển trách ở đoạn sau .
? Đọc “ Nay các ngươi được không” Đoạn văn có nội dung gì?
? Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra tướng sĩ có những sai trái gì?
- Chủ nhục – không lo	Thái độ thờ ơ vô
 trách nhiệm - Nước nhục – Không thẹn 
- Làm tướng phải hầu quân giặc – không tức 
- Nghe nhạc đĩa yến nguỵ sứ – không căm 
-Lấy việc chọi gà - đùa vui
- Đánh bạc – làm tiêu khiển 
- Ham săn bắn – Quên việc binh 
- Lo làm giàu – Quên việc nước 
- Thích rượu ngon- 
- Mê tiếng hát 
? Em hiểu đây là những trò tiêu khiển , những ham thích biểu hiện phẩm chất gì ?
- Đây là những trò tiêu khiển , những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường vui thú ruộng vườn thể hiện bản chất ích kỉ chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân .
? Nhận xét cách phê phán và thái độ của ông? 
- ông nêu những vấn đề nghiêm trọng trước , không bỏ qua một vấn đề , 1 biểu hiện ăn chơi lơ là mất cảnh giác nào .
? Cách trình bay đoạn văn phê phán có gì độc đáo ? 
- Trình bày theo lối đối lập với một loạt câu hỏi nghi vấn mang ý nghĩa khẳng định – Sử dụng một loạt điệp từ “hoặc” ,không thể , điệp cấu trúc câu “ chẳng những  mà còn”
? Bằng cách trình bày độc đáo đã nêu hậu quả như thế nào 
- Hậu quả tai hại là nước mất nhà tan , bị bắt , thái ấp không còn , bổng lộc bị mất , tổ tông bị giày xéo  chịu nhục ,mang tiếng > Nhấn mạnh sự tổn thất nặng nề giữa chủ tướng và quân sĩ gắn liền với nhau – Khiến cho tướng sĩ thức tỉnh mài sác ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ quyền lợi của chủ tướng và của chính các cá nhân tướng sĩ .
? Thử đặt mình vào địa vị của một tì tướng nghe đoạn văn này em có suy nghĩ gì? 
- Em cảm thấy hổ thẹn - Chủ tướng chỉ nói các ngươi , không chỉ rõ ai nhưng ai nghe cũng phải động lòng mà nghĩ đến trách nhiệm của mình – Câu văn dồn dập nghe như lời mắng xối xả 
? Nhưng ngay sau những lời phê phán nghiêm khắc ấy thì tướng bảo thật các tì tướng những gì? 
- Những thái độ hành động đúng nên làm .
Nhớ câu : Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội 
 Đặt mồi lửa vào dưới đống củi 
? Hai câu này có ý nghĩa gì? 
Hs : đọc chú thích 22-23
? Em hiểu tướng khuyên tì tướng điều gì? 
? Tiếp đó tác giả đưa ra kết quả của hành động đúng đắn đó là gì? 
- Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi bền vững mà
? Nhận xét cấu trúc câu , so với đoạn văn phê phán trên?
- Đoạn văn lặp lại cấu trúc của đoạn trên : Chẳng những .mà còn
Cùng với điệp ngữ tăng tiến – Trái với cảnh bại trận thê thảm nước mất nhà tan là viễn cảnh đất nước , tổ tông , dòng tộc , gia quyến được thái bình , chung hưởng hạnh phúc .
*GV: Từ nhạt đến đạm , từ nông đến sâu , gắn mất với còn , vịnh – nhục , chủ – tướng , nước – nhà , chung – riêng .từng bước tướng làm cho người đọc thấy rõ đúng sai , phải trái .
? Câu kết đoạn văn này có gì lí thú ?
 - Câu kết lặp lại giống đoạn trên chỉ thêm vào từ “không” T ... hị luận ?
- Câu kết “ Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” có giọng tâm tình như lời tâm sự bày tỏ tấm lòng của vị chủ tướng hết lòng vì non sông xã tắ ,, hết lòng yêu thương tì tướng – Câu văn làm cho văn nghị luận mang tính biểu cảm và tăng tính thuyết phục .
*Hoạt động 2: Tổng kết luyện tập
4.Củng cố : Hãy nêu khái quát cách lập luận của “hịch tướng sĩ”
- Hịch tướng sĩ lập luận khích lệ nhiều mặt tập trung vào nhiều hướng :
+ Khích lệ ý chí lập công lưu danh sử sách : Bằng nêu gương các trung thần 
+ Khích lệ tinh thần bề tội:Bằng nêu gương bản thân 
+ Khích lệ lòng căm thù , ý thức dân tộc : Vạch rõ tội ác của kẻ thù 
+ Khích lệ lòng tự trọng các nhân , trách nhiệm của tướng sĩ : Bằng cách nghiêm hắc phê phán thái độ , hành động sai trái , chỉ ra hành động đúng 
* Tất cả đều nhằm mục đích khích lệ tinh thần trung quân ái quốc , quyết chiến dấu hi sinh với kẻ thù 
? Theo em tư tưởng cốt lõi của bài hịch là gì?
- Tư tưởng cốt lõi của bài hịch là tư tưởng “sát thát” , quyết chiến , quyết thắng 
? Nét đặc sắc của bài “Hịch” là gì?
- Bài hịch kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chương , giữa tư duy lô gích và tư duy hình tượng , giữa lí trí với tình cảm , lập luận chặt chẽ , lời văn gợi cảm khi thống thiết trữ tình , khi mạnh mẽ .
- Dẫn chứng chính xác : Phép so sánh , điệp từ , điệp cấu trúc câu , câu hỏi tu từ , ẩn dụ , phép nói quá , phép liệt kê tạo nên giọng văn hùng hồn , dồn dập , lời văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ .
? Đọc phần ghi nhớ ?
Gợi ý : yêu nước : Tố cáo tội ác của giặc 
 Bày tỏ tâm trạng trước nạn ngoại xâm đe doạ
 Phê phán những sai trái , chỉ rõ hành động đúng 
 Kêu gọi quyết tâm giết giặc cứu nước
5. Hướng dẫn về nhà : Học nắm được nội dung , nghệ thuật cuả văn bản 
Chuẩn bị bài “nước đại việt ta”
Nội dung
c,Ân tình của chủ tướng với tì tướng của mình (8’)
- Chủ tướng quan tâm đến mọi mặt của tì tướng .Ông đáp ứng kịp thời đầy đủ , cùng nhường cơm xẻ áo , chia ngọt xẻ bùi , cùng đồng cam cộng khổ xông pha trận mạc vào sinh ra tử.
- Nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi. 
3. Phê phán những thái độ và hành động sai trái của tì tướng.
- Phê phán những trò tiêu khiển những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường , những suy nghĩ cá nhân ích kỉ. 
- Trình bày theo lối đối lập với một loạt câu hỏi nghi vấn mang ý nghĩa khẳng định – Sử dụng một loạt điệp từ “hoặc” ,không thể , điệp cấu trúc câu “ chẳng những  mà còn” nêu nên những vấn đề nghiêm trọng của nước.
- Chủ tướng khuyên tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác , tích cực luyện tập quân sĩ , trao đổi binh thư sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng quân xâmlược .
4.lời kêu gọi.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà lí trí và tư tưởng, t/cảm và lập luận, lời văn biền ngẫu, giàu h/a và nhạc điệu, các biện pháp Nt tu từ, câu cảm, điệp từ, ngữ...
2. Nội dung:
-Những lời khích lệ yêu nước của vị chủ tướng đ. Với tướng sĩ cần phải học tập Binh thư.
- Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của TQT cũng như của nhân dân ta thời Trần.
* Ghi nhớ/SGK
V.Luyện tập : 
Phát biểu cảm nghĩ của em về lòng yêu nước của Trần Quốc tuấn 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 23 tháng 02 năm 2012
Ngày soạn: 22/2
Ngày dạy: 
Tiết 95. Hành động nói
I Mục tiêu cần đạt 
- học sinh nắm được hành động nói và phân biệt dược với các hành động khác của con người , tích hợp với văn bản : Hịch tướng sĩ ( Trần quốc Tuấn ) 
- Rèn kĩ năng diễn đạt hành động nói trong giao tiếp .
- Giáo dục ý thức diễn đạt đúng mục đích giao tiếp .
II Chuẩn bị 
Thầy : bảng phụ hoặc máy chiếu các ví dụ 
 Trò : Chuẩn bị bài 
III Tiến trình lên lớp 
1.ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ
3.Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
Bảng phụ có ghi doạn trích 
? Đọc đoạn trích ? Đọc thầm lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh ?
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ?
- Tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công đã giết được chằn tinh của Thạch Sanh .
? Câu nào trong lời nói của Lí Thông thể hiện rõ mục đích ấy ?
- Câu : Thôi , bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi .
? lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
 - Lí Thông đã đạt được mục đích của mình .
- Chi tiết : Chàng ( Thạch Sanh ) vội vã từ giã mẹ con Lí Thông .nuôi thân.
? Chi tiết đã thể hiện được mục đích của mình bằng phương tiện gì?
- Lí Thông thực hiện dược mục đích của mình bằng lời nói .
GV: Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động nói không ? Vì sao ? 
- Việc làm của Lí Thông có phải là hành động nói vì có tính mục đích .
? Em hiểu thế nào là hành động nói ?
- Hành động nói là hành dộng được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
? Đọc phần ghi nhớ SGK 
* Bài tập : A hỏi B : Mấy giờ rồi ?
 B trả lời : 1- Không biết ! 
 Hoặc 2- Ba giờ .
? A thực hiện hành động nói gì ?( hành động nói : hỏi)
? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói ? Vì sao?
- Câu 2 , Vì câu 2 mới đáp ứng mục đích của hành động hỏi của A ( Có sự cộng tác đối thoại )
*Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hành động nói.
? Đọc lời nói của Lí Thông ở ví dụ 1 SGK ? 
? lời của Lí Thông trình bày bằng mấy câu văn ? Hãy nêu mục đích của mỗi câu 
- Câu 1: Con trằn ấy là của vua đã lâu : trình bày
- Câu 2: nay em giết nó , tất không khỏi bị tội chết : đe doạ 
- Câu 3: Thôi , bây giờ.trốn ngay đi : đuổi khéo 
- Câu 4: Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu : hứa hẹn 
* bảng phụ ghi ví dụ 2 SGK /63 
? Chỉ ra hành động nói trong lời nói của Tí ? Nêu mục đích của từng hành động ?
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? - hỏi 
- U nhất định bán con đấy ư? - hỏi 
- U không cho con ở nhà nữa ư ? - hỏi 
- Khốn nạn thân con thế này !- bộc lộ cảm xúc ( than thân )
- Trời ơi !.... – Bộc lộ cảm xúc 
? Chỉ ra hành động nói của chị Dậu? Cho biết mục đích của từng hành động ?
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài - Báo tin 
? ? Qua phân tích hai ví dụ trên em thấy có những kiểu hành động nói nào? 
– Các hành động nói : trình bày , đe doạ , đuổi khéo , hứa hẹn , hỏi , báo tin , bộc lộ cảm xúc 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
? Trần Quốc Tuấn viết : “ Hịch tướng sĩ ” nhằm mục đích gì ? 
? Nêu các câu thể hiện hành động nói trên?
? Cho Hs đọc yêu cầu của bài tập.
? Đọc đoạn trích ? Đoạn trích ở tác phẩm nào , của ai . có nội dung gì ? 
? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của các hành động nói đó ?
? Nêu yêu cầu của bài tập ? Xác định hành động nói ở 3 câu có chứa từ “ Hứa”
4.Củng cố : Thế nào là hành động nói ?
? hãy nêu những kiểu hành động nói thường gặp ?
5.hướng dẫn về nhà : Nắm chắc khái niệm 
 Làm các bài tập còn lại 
Nội dung
I Hành động nói là gì:
1. Ví dụ : 
2.Nhận xét : Hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
3.Ghi nhớ: SGK /62 
II Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Ví dụ : 
2. Kết luận :
 – Các hành động nói : trình bày , đe doạ , đuổi khéo , hứa hẹn , hỏi , báo tin , bộc lộ cảm xúc 
3. Ghi nhớ SGK /63 
III Luyện tập (19’)
Bài tập 1 /63 
- Khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược do ông biên soạn , đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc của họ .
- “ nếu các ngươi biết được truyện tập sách này , theo lời dạy bảo .thù”.
Bài tập 2 /63 
- Bác trai đã khá rồi chứ ? ( – hỏi) 
- Cám ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . – (cảm ơn )
- Nhưng xem ý hãy còn lề bề , lệt bệt lắm . ( -trình bày )
- Bà lão láng giềng : 
- Này bảo bác ấy trốn đi đâu thì trốn . ( Cầu khiến )
 - Chứ cứ nằm đấy  khổ ( bộc lộ cảm xúc ) 
- Người ốm rề rề như thế , nếu .hồn ( bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì phải giục anh ấy .đấy !( Cầu khiến)
 Bài tập 3/65
Câu 1: Anh phải hứa với em .( điều khiển ra lệnh) 
Câu2 : Anh hứa đi ( Ra lệnh )
Câu 3: Anh xin hứa ( Hứa hẹn ) 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 23 tháng 02 năm 2012
Ngày soạn:22/2
Ngày dạy:
Tiết 96. Trả bài tập làm văn số 5
I Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết được những ưu , nhược điểm của mình về thể văn thuyết minh thông qua bài viết cụ thể đã thực hành : giới thiệu về ngôi trường .
- Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh .
- Giáo dục về lòng tự hào , tình yêu trường lớp .
II Chuẩn bị 
1, Thầy : Chấm bài . ghi nhận ưu , nhược điểm của học sinh 
 Tìm nguyên nhân , hướng sửa chữa .
2, Trò : Học bài và chuổn bị bài.
III Tiến trình lên lớp 
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
Chép đề lên bảng : Giới thiệu về bánh chưng xanh, một món ăn dân tộc cổ truyền
GV : nêu yêu cầu và biểu điểm như tiết 88 tuần 22
* Dàn ý chung.
A.Mở bài : Giới thiệu món ăn cổ truyền :bánh chưng 
Ví dụ : Bạn là người sành ăn vậy bạn là người hợp "gu "với tôi rồi .Nếu bạn thích ăn bánh ,bạn sẽ thấy cha mẹ chúng ta chế tạo ra nhiều loại bánh ngon bánh đúc bánh dày , bánh chưng ....Hôm nay tôi sẽ giúp bạn làm món bánh chưng 
B.Thân bài 
a,Nguyên liệu (dùng gói 10 chiếc bánh )
Gạo nếp 8kg Đỗ xanh2 kg 
Thịt lợn 1kg Hành 3g ,húng quế ,hạt tiêu ,tò ho ,muối 1g
b,Cách làm 
+Lá dong rửa sạch gấp cắt bằng khuôn bánh chưng 
+Gạo nếp ngâm từ 6-8giờ rửa sạch 
+Đỗ đãi sạch vỏ 
+Lá dong gấp hình vuông theo khuôn của bánh chưng đổ gạo vào sau đó làm nhân (đõ ,hành ,thịt ,hạt tiêu) đổ tiếp gạo trên nhân bánh 
C. Kết bài 
Yêu cầu thành phẩm 
Bánh chưng phải hình vuông mặt phải của lá ở bên ngoài .Sau khi luộc từ 6-8giờ bánh chín có mùi thơm của quế,hành ,hạt tiêu ,tò ho 
* Nhận xét chung.
1, Ưu điểm 
 - Nhìn chung các em viết đúng thể loại : Thuyết minh 
 - Biết cách làm bánh chưng với đầy đủ nguyên liệu cần thiết , Cách gói bánh , luộc bánh , yêu cầu của một chiếc bánh chưng ngon.
Bố cụ 3 phần rõ ràng 
Chữ viết to , dễ đọc , ít sai lỗi chính tả 
2 ,Nhược điểm 
Còn một số viết chữ sấu , cẩu thả .
Sai lỗi chính tả . 
Viết văn lủng củng .
Sử dụng dấu câu chưa hợp lí .
Một số em thiếu phần mở bài , kết bài .
* những lỗi sai cơ bản – nguyên nhân – Hướng sửa chữa 
+ Sai lỗi chính tả : Còn lẫn lộn phụ âm “l” với “n”, phụ âm “gi” với “d”
 “Bánh chưng bánh dày”
-nguyên nhân sai do phát âm không chuẩn , còn ngọng 
? Sửa lại như thế nào cho đúng ?
Cần phát âm đúng , chuẩn 
+ Chữ xấu không đọc được : 
Do cẩu thả 8A : Mạnh, Dũng, Trung
+ Bài thiếu mở bài –kết bài : 
 - Do chưa nắm chắc yêu cầu bố cục của dạng văn thuyết minh về một phương pháp .
 - Diễn đạt lủng củng , thiếu dấu câu : 
 - Một số em trong khi viết chưa tách đoạn văn và chưa phân biệt giữa phần chuẩn bị với cách làm
GV : nêu đoạn văn lủng củng 
* Kết quả:
Lớp 8B
Điểm 9- 10:
Điểm 7 – 8:
Điểm 5- 6:
Điểm 3 - 4:
Điểm 1- 2:
4. Củng cố: Gv đọc một vài bài viết tốt
5.Hướng dẫn về nhà: Về nhà hoàn chỉnh lại bài viết của mình và chữa 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 23 tháng 02 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 24.doc