Giáo án Ngữ văn 8 tiết 58: Văn bản Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 58: Văn bản Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu

Tuần 15

Tiết 58:

 Văn bản CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG

 Phan Bội Châu

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận vẻ đẹp của những nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX,những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Cảm nhận được giọng thơ, khẩu khí hào hùng của các nho sĩ cách mạng với lối nói khoa trương giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ mạnh mẽ.

II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định : KTSS

2. KTBC : Kiểm tra vở soạn.

3. Bài mới :

Đầu thế kỷ 20,những nhà chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhũng nhà nho nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới. Với khát vọng duy tân đất nước, cải cách xã hội, đánh đuổi giặc thù .Họ bất chấp hy sinh,dù rơi vào cảnh ngục tù, những con người ấy vẫn xem thường hiểm nguy và làm thơ bày tỏ chí khí của mình.Một trong những bài thơ thể hiện điều này là “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 58: Văn bản Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 58:
 Văn bản CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG
 Phan Bội Châu
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Cảm nhận vẻ đẹp của những nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX,những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cảm nhận được giọng thơ, khẩu khí hào hùng của các nho sĩ cách mạng với lối nói khoa trương giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ mạnh mẽ.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định : KTSS
KTBC : Kiểm tra vở soạn.
Bài mới :
Đầu thế kỷ 20,những nhà chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhũng nhà nho nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới. Với khát vọng duy tân đất nước, cải cách xã hội, đánh đuổi giặc thù .Họ bất chấp hy sinh,dù rơi vào cảnh ngục tù, những con người ấy vẫn xem thường hiểm nguy và làm thơ bày tỏ chí khí của mình.Một trong những bài thơ thể hiện điều này là “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Học sinh đọc chú thích *
?Cho biết vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu?
-Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh,có tài văn chương thi phú.Cuộc đời ông có 3 giai đoạn:
+ 1876-1905 chuẩn bị
+ 1905-1925 lưu lạc ở nước ngoài
+ 1925-1940 ông già Bến Ngự
?Bài thơ được trích từ tập thơ nào?Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Hoạt động 2
H/s đọc bài thơ
H/s đọc hai câu đầu
?Đoạn thơ sủ dụng biện pháp tu từ gì?Giọng thơ có gì đặc biệt?
-Điệp từ “vẫn”gợi lên một phong thái ung dung,thanh thản,một khí phách ngang tàng của người cách mạng dù sống trong cảnh ngục tù,án chém đã kề cổ,vậy mà người tù cách mạng còn hóm hỉnh cho rằng nhà lao là nơi mình chủ động tìm đến để nghỉ chân.con người đã biến cái bị động thành cái chủ động,không bao giờ để hoàn cảnh đè bẹp mình.Đây là giọng thơ khẩu khí thường gặo trong văn thơ truyền thống.
?Chuyển sang phần thực,giọng thơ thay đổi ra sao?
-Ngậm ngùi, xót xa.
?Qua hai câu thơ ,em hình dung cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu như thế nào?Nói về cuộc đời mình có phải để than thân không?Vì sao?
-Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy bất trắc gần 10 năm.Con người ấy không quê hương, không gia đình, đi đến đâu cũng bị kẻ thù săn đuổi.Nói ra điều này,Phan Bội Châu không phải để than thân vì đằng sau bi kịch cá nhân là nỗi đau chung của cả dân tộc.
?Qua đoạn thơ,em hiểu được tấm lòng đối với đất nước và tầm vóc của người tù cách mạng như thế nào?
-Đây là nỗi đau mất nước của một bậc anh hùng.Nghệ thuật đối “năm châu><bốn bể”cho thấy tầm vóc lớn lao của người tù.
Học sinh đọc hai câu 5,6
?Thủ giải thích ý nghĩa hai câu thơ (hai câu thơ thể hiện quan niệm sống của tác giả như thế nào?Em có nhận xét gì về cách biểu đạt tình cảm ở đây ?)
-Hoài bão lớn lao:trị nước,cứu đời,thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù =>cách nói khoa trương.
=>Quan niệm sống cao cả của cụ Phanđược thể hiện bằng giọng thơ đầy khẩu khí.Bậc anh hùng hào kiệt dù gặp bi kịch ở mức độ nào nhưng ý chí,lý tưởng cách mạng vẫn không dời đổi.
Học sinh đọc hai câu kết.
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở hai câu kết ?Với nghệ thuật ấy,tác giả thể hiện suy nghĩ gì?
-Biện pháp điệp từ,ngắt nhịp =>ý thơ mạnh mẽ,dứt khoát .Khẳng định con người còn sống là còn đeo đuổi sự nghiệp chính nghĩa mà không sợ bất kỳ một sự thử thách gian nan nào.
Hoạt động 3
?Em có nhận xét gì vè cảm hứng bao trùm toàn bài thơ ?
-Cảm hứng lãng mạn hào hùng bao trùm toàn bài thơ :niềm tin vào sụ nghiệp chính nghĩa,vượt lên thực tại khắc nghiệt của nhà tù,xem nhà tù như nơi dừng chân nghỉ mệt.
?Nêu giá trị vè nội dung và nghẹ thuật của bài thơ?
Học sinh đọc ghi nhớ.
I.GIỚI THIỆU
1.Tác giả:
-Phan Bội Châu (1867-1940)
-Quê tỉnh Nghệ An.
2.Tác phẩm:
-Thể loại:Thơ Đường luật thất ngôn bát cú
-Trích “Ngục trung thư ”
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc.
2.Phân tích:
a.Hai câu đề:
 “Vẫn là hào kiệt,vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
-phong thái ung dung,khí phách hiên ngang
-bản lịnh phi thường.
b.Hai câu thực.
 Đã khách không nhà trong bốn bể
 Lại người có tội giữ năm châu
=>tấm lòng yêu nước thiết tha,tầm vóc lớn lao
c.Hai câu luận.
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù
=>giọng thơ đầy khẩu khí,thể hiện hoài bão lớn lao,thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù.
d.Hai câu kết.
 Thân ấy vẫn còn,còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
=>niềm tin vào chính nghĩa,xem thường cảnh lao tù.
III.Tổng kết
Ghi nhớ (Sgk)
IV.Luyện tập
4.Củng cố:
Giá trị nộ dung và nghệ thuật của bài thơ?
5.Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ,nắm vững giá trị về nội dung và nghệ thuật .
Soạn bài:ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN của Phan Châu Trinh.
-Hình ảnh người người tù ở bốn câu đầu.
-Suy nghĩ ,cảm xúc của tác giả qua bốn câu cuối.
-Nghệ thuật của toàn bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 58.doc