Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường TH Canh Liên

Tuần 14 – Tiết 53 DẤU NGOẶC KÉP

I- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết

II- Chẩun bị :

1- GV : N/cứu sgk , sgv . Tài liệu TK – Soạn giảng

2- HS : Tìm hiểu theo hướng dẫn của GV - Trả lời câu hỏi sgk

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS

2- KTBC : (5)

 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn . Cho ví dụ về việc dùng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần phụ chú .

 - Nêu tác dụng của dấu hai chấm . Cho ví dụ về việc dùng dấu hai chấm để đánh dấu (báo trước ) lời thoại .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Soạn : 4- 12- 2005 
Tuần 14 – Tiết 53 DẤU NGOẶC KÉP 
I- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết 
II- Chẩun bị : 
1- GV : N/cứu sgk , sgv . Tài liệu TK – Soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu theo hướng dẫn của GV - Trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn . Cho ví dụ về việc dùng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần phụ chú .
 - Nêu tác dụng của dấu hai chấm . Cho ví dụ về việc dùng dấu hai chấm để đánh dấu (báo trước ) lời thoại . 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Để hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép và biết cách dùng dấu ngoặc kép trong khi viết , các em tìm hiểu bài học hôm nay . 
b- Gỉng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THÚC
15’ 
20’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép : 
-Treo bảng phụ( ghi các đ/ trích sgk ) 
- Dấu ngoặc kép trong đoạn trích (a) dùng để làm gì ? 
- Dấu ngoặc kép trong đoạn trích (b) dùng để làm gì ? 
+Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt , nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ : Dùng từ ngữ “dải lụa “ để chỉ chiếc cầu (xem chiếc cầu như một dải lụa ) 
-Dấu ngoặc kép trong đoạn trích ( c ) dùng để làm gì ? 
+Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai . Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam khai hoá văn minh cho một dân tộc lạc hậu . 
*Lưu ý : Ở đây dấu ngoặc kép cũng có thể coi là được dùng với cả công dụng 1 
- Dấu ngoặc kép trong đoạn văn ( d ) dùng để làm gì ? 
- Qua phân tích các ví dụ , em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép ? 
- HS trả lời , GV hình thành kiến thức 
H động 2 : H/dẫn HS làm bài tập 
- Cho HS đọc từng đoạn trích , giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp .
- GV : Giải thích bổ sung thêm ( nếu cần ) 
- Lưư ý : Khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dần vào trong dấu ngoặc kép 
Bài tập 2 : GV ghi vào bảng phụ các đoạn trích trong sgk 
- Yêu cầu đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp , giải thích lí do 
-Vì sao hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ? 
- Đọc các đoạn trích 
 (lần lượt ) 
-Trả lời theo sự chuẩn bị 
+Đánh dáu lời dẫn trực tiếp ( một câu nói của Giăng – đi ) 
+Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt .
+Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai 
+Đánh dấu tên của các vỏ kịch .
- HS trả lời 
+ Đọc ghi nhơ (ù sgk ) 
- Đọc đoạn trích 
-Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong từng trường hợp 
-Lên bảng đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (nêu lí do ) 
+HS suy nghĩ trả lời 
I- Công dụng của dấu ngoặc kép : 
-Đánh dấu từ ngữ , câu , đoạn dẫn trực tiếp ;
-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai ; 
-Đánh dấu tên tác phẩm , tờ báo , tập san được dẫn .
II- Luyện tập :
1- Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép 
a- Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp 
b-Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý mỉa mai 
c- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp .
d- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai 
2- Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép – giải thích lí do .
vd : a- Biển vừa treo lên , có người qua đường xem, cười bảo : 
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ? 
Nhà hàng nghe nói , bỏ ngay chữ” tươi “ đi 
3- Hai câu có ý nghĩa giống nhau , nhưng dùng dấu câu khác nhau 
a- Dùng hai dấu chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp , dẫn nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh 
b- Không dùng , vì câu nói không được dẫn nguyên văn ( Lời dẫn gián tiếp ) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : 
- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép . Cho ví dụ về việc dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài . Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép .
- Thực hành sử dụng dấu ngoặc kép ( mỗi công dụng viết một đoạn văn ngắn ) 
 - Làm bài tập 4 và 5 ở ( sgk ) 
- Chuẩn bị : Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng 
- Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước ( bình thuỷ ) 
 + Y/cầu lập dàn ý cho đề bài 
 + Tập nói trước ở nhà nhiều lần 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
NSoạn : 4-11- 2005 
Tuần 14- Tiết 54 LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 
 I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức , kỉ năng về cách làm bài văn th/ minh đã học 
- Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ phát biểu 
II- Chuẩn bị : 
1- GV : Tham khảo sgk và sgv , soạn giáo án 
2- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1 ‘ ) kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3- Bài mới :
 luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
10’
25’
Hđôïng 1: Ôn kiến thức 
- Để làm tốt bài văn thuyết minh chúng ta cần chú ý đến vấn đề gì ? 
- Nêu các phương pháp th/ minh ? 
- Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần và yêu cầu của mỗi phần? 
- GV giới thiệu dàn ý thuyết minh 
( bảng phụ ) 
- Đặt câu hỏi để tìm ý . Sắp xếp ý thành dàn ý 
Hđộng 2 : Luyện nói 
- Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước ( bình thủy ) 
* GV lưu ý HS tập nói nghiêm túc , nói thành câu trọn vẹn , dùng từ đúng , có mạch lạc , phát âm rõ ràng . 
- Chia tổ tập nói 
+ Nhóm góp ý cho bạn – sửa chữa 
- GV theo dõi 
- Cho HS trình bày trước lớp 
- Mỗi HS có thể trình bày một phần 
- Phần MB ( 2 HS ) 
-Phần TB (1HS ) ; KB ( 1HS ) 
- Một HS khá nói toàn bài 
- Cho HS nhận xét ( chú ý về nội dung nói ( thuyết minh về cái phích nước ) , ngữ điệu nói , dùng từ ngữ , tác phong ) 
- GV nhận xét chung ( uốn nắn , sữa chữa nếu cần ) 
-HS ôn lại kiến thức về văn thuyết minh .
+ HS suy nghĩ và trình bày lại những kiến thức về văn thuyết minh .
+HS tham khảo dàn ý thuyết minh 
-HS luyện nói theo đề bài 
- Lắng nghe 
- Nói theo nhóm ( tổ ) 
- Nhóm góp ý cho bạn – sửa chữa .
- Nói trước lớp 
+ Nói phần MB (2HS ) 
+ Nói phần TB (1HS ) 
+Nói phần KB (1HS ) 
+ 1 HS khá nói toàn bài 
- Lớp nhận xét ( theo yêu cầu gợi ý của GV ) 
I- Ôn kiến thức : 
*Dàn ý thuyết minh : 
-MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh 
- TB : Trình bày cấu tạo , các đặc điểm , lợi ích của đối tượng 
- KB : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng . 
II- Luyện nói : 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’ ) 
a- Củng cố : Qua tiêt văn nói em rút ra được y/cầu gì ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn lại lí thuyết về văn thuyết minh , đặc biệt xem lại kĩ bài : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ( Nắm kĩ dàn ý văn thuyết minh ) ., đọc các bài văn mẫu TM 
- Chuẩn bị viết bài văn thuyết minh ( Bài viết số 3 tại lớp ) 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.
.Nsoạn : 6- 12- 2005 
Tuần 14 – Tiết 55-56 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN THUYẾT MINH 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Cho HS tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này . 
II- Chuẩn bị : 
1- GV : tham khảo các đề bài (sgk ) , có định hướng cho HS lâïp dàn bài một só đề 
2- HS : Ôn kiến thức về văn TM , Chuẩn bị viết bài theo sự chuẩn bị h/dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’ ) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (2’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi làm bài .
3- Tiến hành kiểm tra :( 90’ ) - Nêu yêu cầu giờ KT 
 - Phát đề kiểm tra 
 - GV : Giám sát việc làm bài của HS - HS làm bài 
4- Thu bài : Đúng giờ qui định. 
 - Nhận xét giờ kiểm tra 
5- Hướng dẫn về nhà : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và bài Đập đá ở Côn Lôn 
 Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi (sgk ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8 (T14).doc