Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lô-gíc) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lô-gíc) - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Hiệu quả của việc diễn đạt lô- gíc

2. Kĩ năng

 Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô- gíc.

3.Thái độ

 Có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ khi diễn đạt cũng như trong quá trình tạo lập văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

5. kĩ năng quản lí thời gian

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 8705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lô-gíc) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/04/ 2011
Ngày giảng: 20/ 04/ 2011
Bài 30
Tiết 125: Chữa lỗi diễn đạt
(Lỗi lô- gíc)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Hiệu quả của việc diễn đạt lô- gíc
2. Kĩ năng
 Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô- gíc.
3.Thái độ
 Có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ khi diễn đạt cũng như trong quá trình tạo lập văn bản.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra( 5’) 
GV đưa ví dụ: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.
 Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
H. Lựa chọn trật tự từ trên có tác dụng gì ?
- Đảo trật tự từ trong câu để nhấn mạnh sự tang thương do chiến tranh gây ra.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Khởi động ( 1’) 
 Lỗi diễn đạt không chỉ thuần tuý liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến tư duy của người nói , người viết. Vì vậy để tránh lỗi diễn đạt một mặt phải nắm vững những quy tắc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài này nêu ra một số lỗi diễn đạt liên quan đến tư duy 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. chữa lỗi
* Mục tiêu
 - Phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt trong một văn bản
+ Chủ ngữ và vị ngữ mâu thuẫn với nhau.
+ Liệt kê không đồng loại.
+ Sử dụng quan hệ từ không đúng với nội dung câu văn.
- HS đọc(a)SGK
 H. Tìm mối quan hệ ý nghĩa giữa các từ quần áo, giày dép với cụm từ đồ dùng học tập?
 - Phạm vi ý nghĩa của đồ dùng học tập không bao hàm nghĩa của quần áo, giày dép 
H.Sửa lại cho đúng?
HS đọc bài b
H. Phạm vi nghĩa của từ thanh niên có bao hàm phạm vi nghĩa của từ bóng đá không ?
A. Thanh niên nói chung
B. Bóng đá nói riêng.
A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B
 ( thanh niên : người trẻ tuổi ; bóng đá: môn thể thao)
HS đọc bài c
H. Lão Hạc , Bước đường cùng và Ngô Tất Tố có cùng trường từ vựng không?
A. Lão Hạc, bước đường cùng là tên tác phẩm.
B. Ngô Tất Tố: tên tác giả
A, B không cùng trường từ vựng.
 - Không, vì thế không thể xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa các từ này như đã viết 
Hs đọc bài d
H. Phạm vi nghĩa của từ trí thức và bác sĩ ?
A. Trí thức
B. Bác sĩ
Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
 H. Phạm vi nghĩa của từ nghệ thuật và ngôn từ ?
- Nghệ thuật chính là ngôn từ vì thế không thể dùng như câu trên.
H. Cao gầy và mặc áo ca rô có cùng trường với nhau không ?
Giống như lỗi c
H. Đức tính rất mực yêu thương chồng con, có phụ thuộcvào đức tính cần cù, chịu khó không?viết như thế này là phạm vào lỗi gì ?
A. Chị dậu cần cù chịu khó.
B. Nên chị dậu rất mực yêu thương chồng con
A, B không phải là quan hệ nhân quả
Hai đức tính này không phụ thuộc nhau , không thể xác lập mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đức tính này . Viết như vậy là mắc lỗi lập luận.
Đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu
GV đưa bài tập lên bảng phụ.
Gợi ý : người không thể đi lại đông vui và xe cộ không thể phóng như bay được.
- Vì ông là một tài năng lớn và lại được rèn luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta 
37’
I. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn 
a/ Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt sách vở, giấy bút và nhiều đồ dung học tập khác.
b/ Trong thanh niên nói chung và trong đá bóng nói riêng ,niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
-Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
c/ Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945
- Sửa : 
+Nguyễn công Hoan , Ngô Tất Tố và Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.
+ “Bước đường cùng”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám .
d/ Em muốn trở thành một người trí thức hay bác sĩ ?
Sửa: Em muốn trở thành bác sĩ hay kĩ sư ?
e/ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ .
-Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g/ Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy , còn một người thì mặc áo ca rô.
- Sửa: Trên sân ga chỉ còn lại hai người một người mặc áo xanh và một người mặc áo ca rô.
h/ Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thưng chồng con.
Sửa: Chị dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
II. Tìm những lỗi tương tự và sửa những lỗi đó 
1. Mưa bão suốt mấy ngày đêm, đường ngập nước, người đi lại đông vui, xe cộ phóng nhanh như bay.
2. Tố Hữu là một nhà t hơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu.
4. Củng cố:
 GV hệ thống lại bài giảng nhắc học sinh cần chú ý khi nói, viết.
5. Hướng dẫn học tập:
 Về nhà học bài 
 Chuẩn bị bài : Ôn tập văn nghị luận tiết sau viết bài số 7 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 125.doc