Tiết: 73
BÀI DẠY:
(Thế Lữ)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cũng rung động với niềm khao khát tự do mạnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ vần liền, phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình (con hổ).
3. Thái độ: Tích hợp với văn miêu tả, biểu cảm. HS cảm nhận được tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.
II- CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên- Đồ dùng dạy học:
SGK, Giáo án, đọc thêm về Thế Lữ (thi nhân Việt Nam, tuyển tập Thế Lữ 1, đọc bài tham khảo (SGK/12-22) tranh minh hoạ.
- Phương án: Đọc diễn cảm, gợi tìm, phát hiện phân tích đối chiếu.
2. Chuẩn bị của HS – bài tập ra kỳ trước:
Đọc, trả lời câu hỏi SGK đọc kỹ chú thích, học thuộc lòng những câu, đoạn thơ mà mình thích.
TUẦN 19 Ngày soạn: 12/01/2008 Tiết: 73 BÀI DẠY: (Thế Lữ) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cũng rung động với niềm khao khát tự do mạnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ vần liền, phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình (con hổ). 3. Thái độ: Tích hợp với văn miêu tả, biểu cảm. HS cảm nhận được tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ. II- CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên- Đồ dùng dạy học: SGK, Giáo án, đọc thêm về Thế Lữ (thi nhân Việt Nam, tuyển tập Thế Lữ 1, đọc bài tham khảo (SGK/12-22) tranh minh hoạ. - Phương án: Đọc diễn cảm, gợi tìm, phát hiện phân tích đối chiếu. 2. Chuẩn bị của HS – bài tập ra kỳ trước: Đọc, trả lời câu hỏi SGK đọc kỹ chú thích, học thuộc lòng những câu, đoạn thơ mà mình thích. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp: (1’): Sĩ số – nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) + Câu hỏi: Dự kiến phương án trả lời của HS - Kiểm tra vở soạn bài - Vở soạn bài 3. Giảng bài mới + Giới thiệu bài: (2’) Ở Việt Nam, khoảng những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng thơ ca, một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản (1932-1945) gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Tế Hanh. Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại cho chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân. Bài thơ NHỚ RỪNG là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ. + Tiến trình tiết dạy. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung 14’ 25/ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu TG, TP. Giáo viên đọc mẫu một lượt và hướng dẫn HS đọc theo yêu cầu: + Đoạn 1 + 4: Giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất, có những từ ngữ kéo dài, một vài từ dằn giọng, một vài từ mỉa mai, kinh bỉ + Đoạn 2 + 3 + 5: Giọng vừa hào hứng, vừa tiếc nuối, tha thiết và bay bổng, mạnh mẽ và hùng tráng, kết thúc bằng câu thơ than thở, tiếng thở dài bất lực. + Chú ý đọc liền mạnh những câu thơ vắt dòng. - Nhận xét cách đọc của HS - Gọi HS đọc các chú thích SGK - Hướng dẫn HS đọc thầm chú thích */SGK – 5+6 và trình bày ngắn gọn về tác giả. - GV lưu ý nhấn mạnh và cho HS xem chân dung Thế Lữ + Thế Lữ: Bút danh được ông đặt theo cách chơi chữ – nói lái dân gian: Thứ lễ – Thế Lữ, còn hàm ý là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ ham di tìm cái đẹp – để vui chơi. Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi. Tôi chỉ là một người khách chinh phu Dấn bước tuân chuyên khắp hải hồ. ? Xác định thể loại bài thơ Nhận xét nhịp thơ và vần thơ Xác định bố cục bài thơ * Tuy bài thơ chia làm 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ trình được đặt trong thế đối lập – tương phản giữa hiệntại và quá khứ, thực tại và hư ảo, tầm thường, đơn điệu, nhàn nhạt và khoáng đạt, phi thường, tráng lệ. Do đó có thể phân tích theo dòng cảm xúc trên: Hai mặt tâm trạng của con hổ, hiện tại buồn chán và quá khứ oai hùng. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu ND: - Gọi HS đọc 8 câu thơ đầu, chú ý giọng điệu chậm, chán chường, u uất, uể oải, nhấn mạnh các từ ngữ gậm, khối căm hờn, nắm dài, giễu ... gấu dở hơi, vô tư lự ? Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng lưu ý, vì sao ? ? Thử thay các từ “Gâm” và “Khối” bằng những từ ngữ khác so sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng ? Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con Hổ. Từ chỗ là chúa sơn lâm, đang mặc sức tung hoành nay bị nhốt trong củi sắt cùng với những kẻ tầm thường gấu dở hơi, báo tư lự, con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán. Hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”. - Gọi HS đọc đoạn thơ 4. ? Đoạn này khác với đoạn 1 như thế nào ? ? Cảm nhận về cảnh vật ở vườn bách thú của con Hổ được hiểu rộng ra như thế nào về ý nghĩa. Thật ra cái mà con hổ căm ghét nhất là gì ? Vì sao ? Giọng điệu ở đây ra sao có khác gì với đoạn 1. Cái nhìn của chúa rừng mở rộng ra, tỉ mỉ, chi tiết hơn. Cảm nhận về cảnh vật cũng là cảm nhận về XHVN đương thời, lố lăng kệch cỡm. - Gọi HS đọc đoạn 2 và 3 (chú ý giọng hào sảng, hùng tráng những câu hỏi , những câu cảm thán ! Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nổi nhớ của con hổ như thế nào? ? Nhận xét nhịp thơ, hình ảnh thơ ? Ảnh hưởng của chúa rừng khi nó xuất hiện đối với muôn loài như thế nào ? Tâm trạng của hổkhi ấy ra sao - Đọc diễn cảm đoạn 3, chú ý 3 câu cuối: Ta đợi/ chết mảnh mặt trời gay gắt. Để ta chiếm lấy/riêng phần bí mật ? Tham ôi/ Thời oanh liệt/nay còn đâu ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như bộ tranh từ bình độc đáo về chúa sơn lâm. Ý kiến của em ? ? Phân tích cái hay của câu thơ biểu cảm cuối đoạn. Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? + Đoạn thơ thứ 3 đặc sắc, giàu tính tạo hình mà hình ảnh trung tâm là chúa sơn lâm oai linh, dữ dội mà vẫn đầy lãng mạn. Trên nền từng cảnh, hoà vào từng cảnh là hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ. - Một chàng trai, một thi sĩ đang thưởng thức vẻ đẹp cuả đêm trăng rừng bên suối vắng. - Một đề vương oai vũ đang lặng ngắm giangg sơn oai vũ của mình. - Một chúa rừng đang ru mình trong giấc ngủ bởi tiếng chim rộn ràng. - Một ông Kễnh đang khao khát bóng đêm để mặc sức trung hoành. - Các màu sắc vàng, xanh, đỏ hoá điệu và nối tiếp nhau tạo cho bộ tứ bình càng thêm lộng lẫy, mạnh mẽ, đầy ấn tượng. Nhưng câu thơ cuối cùng, tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng, nuối tiếc ... vang lên chậm nhẹ, não ruột như một tiếng thở dài ai oán kéo tưởng tượng lãng mạn của con hổ, cuả người đọc từ quá khứ về với thực tại, bây giờ. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn được đồng cảm sâu xa trong tâm trạng của cả một lớp người Việt Nam trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc. Câu thơ có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình. HĐ1: - Nghe yêu cầu tập đọc - 3 – 4 HS đọc nối nhau đến hết bài - Đọc chú thích 1-18/6 - Đọc thầm chú thích * Và trình bày ngắn gọn về TG - Quan sát chân dung Thế Lữ - Thể thơ 8 chữ - Thảo luận -Gồm 47 câu chia 5 đoạn. + Đoạn 1: câu 1 – 8 + Đoạn 2+3: Câu 9-30 + Đoạn 4: Câu 31-39 + Đoạn 5: Câu 40 – 47 HĐ2: - Đọc giọng phù hợp ND tâm trạng của nhân vật con hổ - Tìm kiếm, phát hiện phân tích - Lựa chọn phân tích và so sánh - Tìm hiểu suy nghĩ - Phân tích đối chiếu - Phân tích - Phát hiện, phân tích - Đọc đoạn 2 và 3 (đọc xong lắng lại, hình dung , tưởng tượng) - Đó là cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị vương quốc của mình - Nhịp thơ bay bổng, hào sảng , hùng tráng hình ảnh thơ kỳ vĩ, oai linh. - Aûnh hưởng của chúa rừng vừa mạnh mẽ đe doạ vừa khôn khéo nhẹ nhàng, vừa uy nguy dũng mãnh, vừa mỉa mai, uyển chuyển. - Tâm trạng của hố vừa hài lòng, thoải mái, tự hào vừa oai vũ của mình - Đọc đoạn 3, chú ý ngắt nhịp 3 câu cuối 2/6 4/4 2/3/3 - Bàn luận, phát biểu - Phân tích A- Đọc – Tìm hiểu chung: I- Đọc – chú thích II- Tác giả Chú thích */5 III- Thể loại – bố cục - Thể thơ: mới 8 chữ. - Nhịp thơ thay đổi theo mạch cảm xúc 5-3;3-5; 3-3-2; 3-2-3; 4-2-2; 4-4 - Vần thơ : Vần liền, vần chân, vần trắc bằng nối tiếp - Bố cục: 5 đoạn. + Câu 1-8: Tâm rạng của con Hổ trong vườn bách thú. + câu 9-30: Nhớ tiếc quá khứ nơi rừng thẩm + Câu 31-39: Trở về thực tại càng chán trường, uất hận. +Câu 40-47: Càng tha thiết giấc mộng ngàn. B- Đọc tìm hiểu VB I – Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1+4) - Gậm khối căm hờn - Từ ngữ gợi tả Þ Cụ thể hoá miêu tả tâm trãng của chúa sơn lâm - Nằm dài trông ngày tháng ... - Chịu ngang bằng cùng bọn gấu, cặp báo. ® Căm ghét, ngao ngán, thấm thía, thân phận bị sa cơ. - Nay ta ôm niềm uất hận - Ghét những cảnh tầm thường giả dối ® Cảnh vườn bách thú không thực như cảnh sơn lâm Þ Cảm nhận về cảnh vật chính là cảm nhận về tình hình thực tại của XHVN: Âu hoá lố lăng kệch cỡm. II- Nhớ tiếc quá khứ (Đoạn 2+3) - Cảnh sơn lâm bóng cả, cây giá. - Gió gào ngàn giọng nguồn hét núi - Thét khúc trường ca dữ dội ® Từ ngữ gợi tả Þ Cảnh vật to lớn, phi thường, hoang vu, bí mật kỳ vỹ lạ lùng, oai hùng, ghê gớm - Ta bước chân lên dõng dạc đàng hoàng - Lượn tầm thân như sóng cuộn nhịp nhàng ... ® Sống đông, tạo hình Þ Tâm trạng hài lòng, thoải mái, tự hào về oai vũ của mình. - 4 cảnh (1) Đêm vàng – Trăng tan trong suối vắng. (2) Ngày mưa chuyện bốn phương ngàn (3) Bình minh cây xanh nắng gội, rộn rã tiếng chim (4) Hoàng hôn đó máu, mảnh mặt trờ đang chết. ® Bộ tranh từ bình đặc sắc giàu tính tạo hình Þ Hình ảnh chúa sơn lâm oai linh, dữ dội, lãng mạn 4. Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo (1’) - Đọc lại đoạn thơ Chuẩn bị tiết tiếp theo (tiết 74) bài NHỚ RỪNG (tt), IV- RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 19 Ngày soạn: 13/01/2008 Tiết: 74 Bài dạy: (Tiếp theo) I- MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Giúp HS tiếp tục tìm hiểu nội dung bài thơ: “Lời con hổ ở vườn bách thú để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả – một lớp người ở một thời đã qua. Thể hiện tình cảm yêu nước của thanh niên tiểu tư sản Việt Nam những năm 30 thế kỷ ... hệ thống hóa, sơ đồ hóa trong bài ôn tập. 3. Thái độ:HS có ý thức học tập các giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của văn bản nghị luận và văn học nước ngoài. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV - Đồ dùng dạy học: SGK, bảng hệ thống. 2. Chuẩn bị của HS -Bài tập ra kỳ trước: Đọc lại các văn bản nước ngoài, văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, 7; các bài văn nghị luận ở lớp 7. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp: (1') Sĩ số, nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ: (4') + Câu hỏi: + Dự kiến phương án trả lời của HS: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của Vở bài soạn một số học sinh, nhận xét 3. Giảng bài mới: + Giới thiệu bài: (1') Nêu yêu cầu về tiến trình ôn tập. + Tiến trình tiết dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 33' HĐ1: Hướng dẫn ôn tập cụm 6 văn bản nghị luận đã học: - Cho HS nhắc lại khái niệm thế nào là văn nghị luận? (Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26) ? Hãy hệ thống hóa kiến thức 6 cụm văn bản nghị luận đã học kẻ bảng hệ thống (ở nhà) HĐ1: - Trả lời (câu hỏi 3/SGK - 144) - Kẻ bảng hệ thống và điền nội dung vào các cột. Câu 3/144 Văn bản nghị luận I. Định nghĩa Văn nghị luận là gì? - Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chương làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận. II. Bảng hệ thống TT Văn bản Tác giả Thể loại, ngôn ngữ Giá trị nội dung tư tưởng Giá trị nghệ thuật 1 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu 1010) Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ 974-1028) Chiếu chữ Hán Ghi nhớ/SGK (SGK/51) 2 Hịch tướng sĩ (Dụ Chư tì tướng hịch văn 1285) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231-1300) Hịch, chữ Hán nghị luận trung đại Ghi nhớ (SGK/61) 3 Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo 1428) Ức Trai Nguyễn Trãi (180-1442) Cáo, chữ Hán nghị luận trung đại Ghi nhớ (SGK/69) 4 Bàn luận về phép học (Luận học pháp 1791) La Sơn Phụ Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) Tấu chữ Hán nghị luận trung đại Ghi nhớ (SGK/76) 5 Thuế máu (trích C.I Bản án chế độ thực dân pháp - 1925) Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) Phóng sự chính luận - nghị luận hiện đại chữ pháp Ghi nhớ (SGK/92) 6 Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay về giáo dục 1762) J-Ru-xô (1712-1778) Nghị luận nước ngoài chữ Pháp Ghi nhớ (SGK/102) ? Nêu những điểm khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại (văn bản 26 và các văn bản nghị luận ở lớp 7) * Văn bản nghị luận ở lớp 7 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). - Lập bảng so sánh để phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại III. Bảng so sánh phân biệt 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) 3. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) 4. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Văn sử triết bất phân - Khuôn vào những thể loại riêng Chiếu, hịch, cáo, tấu... với kết cấu, bố cục riêng - In đậm thế giới quan của con người trung đại: Tư tưởng mệnh trời, Thần - chủ, Tâm lý sùng cổ. - Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, các văn biền ngẫu nhịp nhàng. - Không có những đặc điểm trên. - Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự, chính luận, tuyên ngôn... - Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực. - Gọi HS đọc câu 4-SGK-144 và nêu yêu cầu thực hiện - Đọc câu 4/144 - Chứng minh các văn bản nghị luận (bài 22, 23, 24, 25, 26) đều có lý, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao. Câu 4/144: Chứng minh văn bản nghị luận có sức thuyết phục cao. Lý Tình Chứng cứ Luận điểm, ý kiến sát thực, vững chắc, lậpï luận chặt chẽ. - Đó là cái gốc, là xương sống của bài văn nghị luận - Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra. (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yêu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng) - Dẫn chứng, sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. ? Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại các văn bản 22, 23, 24 - Trả lời (câu hỏi/5) SGK - 144 - Lập bảng so sánh Câu 5/144 Phân biệt điểm khác và giống của 3 văn bản Chiếu, hịch, cáo Phân biệt Nội dung tư tưởng Hình thức thể loại Nhận xét (câu 6/144) Giống - Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền độc lập - Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. - Văn bản nghị luận trung đại - Lý, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào đầy sức thuyết phục * Những văn bản được coi là Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam. 1. Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt - TK XI) 2. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi - TK - XV) 3. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh - TK XX) Khác - Ý chí tự cường (Chiếu dời đô) - Tinh thần bất khuất, quyết thắng (Hịch tướng sĩ) - Ý thức sâu sắc tự hào dân tộc (Nước Đại Việt ta) - Chiếu - Hịch - Cáo 5' HĐ2: Củng cố: Khái quát lại kiến thức * Dặn dò: (1') - Hoàn chỉnh bảng hệ thống. - Trả lời đầy đủ câu hỏi 6 vào vở BT - Chuẩn bị tiết 134(văn): Tổng kết phần văn (tt) (Lập bảng hệ thống ở nhà) IV. Rút kinh nghiệm: TUẦN 33 Ngày soạn: 07 .05. 05 Tiết: 132 Bài dạy: I. Mục tiêu bài dạy: * Kiến thức: Giúp HS hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách. * Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông cáo, tường trình, báo cáo... bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản, đúng quy cách. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * Chuẩn bị của GV - Đồ dùng dạy học: SGK, một số văn bản thông báo các loại để làm bản phân tích. * Chuẩn bị của HS -Bài tập ra kỳ trước: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm một số văn bản thông báo. III. Tiến trình tiết dạy: * Ổn định tổ chức: (1') Sĩ số, nề nếp * Kiểm tra bài cũ: (4') + Câu hỏi: + Dự kiến phương án trả lời của HS: Kiểm tra TB 4(Sách BTNV) Vở bài tập * Giảng bài mới: + Giới thiệu bài: (1') Khi cơ quan Nhà nước, lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc, ý đồ, kế hoạch cho cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được biết, hoặc các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới để đông đảo quần chúng nhân dân hội viên biết và thực hiện thì cần phải có văn bản thông báo. + Tiến trình tiết dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 15' HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo - Gọi HS đọc 2 văn bản thông báo ? Trong các văn bản trên ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo. ? Mục đích thông báo là gì. ? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì. ? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo. - GV bổ sung nhận xét và trình bày vào bảng kẻ. - Đọc 2 văn bản - Thảo luận, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Nhận xét, trả lời I. Đặc điểm của văn bản thông báo: * Thông báo 1 (SGK.140) * Thông báo 2 (SGK/141) Văn bản Người viết Người nhận Nội dung Hình thức 1 Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Tên cơ quan - Số công văn - Quốc hiệu tiêu ngữ - Tên văn bản - Ngày tháng - Người nhận - Người thông báo - Chức vụ người thông báo. 2 Liên đội trưởng Trần Mai Hoa Chi đội trưởng các lớp Thông báo về kế hoạch đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh 10' - Gọi HS đọc ghi nhớ (điểm 1,2)/SGK-143 ? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết trong học tập và sinh hoạt ở trường. Gợi ý: - Lịch thi học kỳ II - Dự lễ cam kết phòng chống ma túy trong học đường... HĐ2: Tìm hiểu những tình huống cần làm văn bản thông báo: - Cho HS đọc và nhận xét giải thích trong 3 tình huống trong SGK/142 thì tình huống nào cần viết thông báo Đọc điểm 1,2 mục ghi nhớ/SGK Thảo luận, trả lời - Đọc, nhận xét và giải thích các tình huống. II. Cách làm văn bản thông báo: 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo: a. Cần viết tường trình b. Cần viết thông báo c. Có thể viết thông báo. Với các đại biểu - khách thì phải có giấy mời cho trang trọng. 4' 7' 2' HĐ3: Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo: - Cho HS đọc mục 2. a, b, c/SGK *Mấy điểm cần lưu ý: 1. Lời văn thông báo cần rõ ràng, chính xác, tránh để người đọc hiểu lầm. 2. Trình bày thông báo cần theo đúng mẫu chuẩn. 3. Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập: - Gợi ý cho HS làm BT1 + BT2 trong sách BT/94 - 95 HĐ5: Củng cố: - Nhắc lại ý cơ bản: - So sánh, phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại văn bản rất gần gũi. Thông cáo: Có tầm vĩ mô rộng lớn hơn, thường là các văn bản của Nhà nước, của Trung ương Đảng với nội dung có tầm quan trọng nhất định. Ví dụ: Thông cáo về Đại Hội Đảng về tình hình chiến sự I-rắc... - Đọc mục 2/SGK - 142, 143 - Thảo luận, làm BT vào bảng phụ. - Trình bày kết quả trước lớp. - Tự sữa chữa. 2. Cách làm văn bản thông báo: SGK/142 - 143 3. Lưu ý/SGK-143 III. Luyện tập: BT1:/94-95 - Cần thông báo - Cần thông cáo - Cần thông báo BT2:/94-95 Lỗi của văn bản - Về diễn đạt: Đặt câu chưa đúng ngữ pháp - Về nội dung: Chưa nêu kế hoạch kiểm tra công tác vệ sinh học đường. * Dặn dò: (1') Học bài. Chuẩn bị tiết 133 (văn): Tổng kết phần văn IV. Rút kinh nghiệm: (Nếu có)
Tài liệu đính kèm: