Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29, 30, 31

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29, 30, 31

TUẦN 8 BÀI 8

NS : TIẾT : 29-30

 Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 ( TRÍCH ) O . Hen ri

 ( Ngô Vĩnh Viễn dịch)

I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Trên cơ sở mấy trang văn bản trích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, giúp HS khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri , rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo .

II./ TIẾN TRÌNH

A./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

B ./ KIỂM BÀI CŨ :

 1./ Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhân vật Đôn Ki-hô-teequa đọan trích Đánh nhau với cối xay gió ?

 2./ Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhân vật giám mã Xan-chô Pan-xa trong Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió

 3 ./ Biện pháp nghệ thuật đối sánh _ tương phản và song song giữa hai nhân vật được thể hiện 1 cách triệt để và tòan diện trong đọan trích ntn và có tác dụng gì ?

 4 ./ Em rút ra được bài học thiết thực gì qua 2 hình tượng nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan-chôn Pan-xa ?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29, 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 BÀI 8
NS : TIẾT : 29-30 
 Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 ( TRÍCH ) O . Hen ri 
 ( Ngô Vĩnh Viễn dịch) 
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Trên cơ sở mấy trang văn bản trích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, giúp HS khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri , rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo .
II./ TIẾN TRÌNH 
A./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B ./ KIỂM BÀI CŨ :
 1./ Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhân vật Đôn Ki-hô-teequa đọan trích Đánh nhau với cối xay gió ?
 2./ Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhân vật giám mã Xan-chô Pan-xa trong Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
 3 ./ Biện pháp nghệ thuật đối sánh _ tương phản và song song giữa hai nhân vật được thể hiện 1 cách triệt để và tòan diện trong đọan trích ntn và có tác dụng gì ?
 4 ./ Em rút ra được bài học thiết thực gì qua 2 hình tượng nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan-chôn Pan-xa ? 
C ./ BÀI MỚI :
Giới thiệu bài 
VH Mỹ là 1 nền VH trẻ nhưng đã x/hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêmingguaay, Giắc Lơn-đơn . Trong số đó tên tuổi của O Hen ri nổi bật như 1 t/giả tài danh.Chiếc lá cuối cùng là 1 trong những tr.ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mỹ , vào nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người .
 Câu chuyện được đặt vào bối cảnh 1 ngôi nh à chung cư 3 tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong khu phố nhỏ phía tây công viên Oùasinhtơn .Tháng 11, gió lạnh mùa đông tràn về . Hai nữ họa sĩ trẻ , nghèo Xiu và Giôn-xi ở chung trong căn phòng trên tầng thượng .Cụ gìa Bơ –men cũng là 1 họa sĩ nghèo và không may thì ở tầng 1 .Giôn-xi bị viêm phổi nặng .Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản , không thiết sồng ; mặc cho Xiu chăm sóc , động viên .Ngày ngày , cô cứ nằm quay mặt nhìn ra cửa sổ, đếm từng chiếc lá rụng dần từng chiếc lá thường xuân bám vào mảng tường phía trước mặt đối diện với cửa sổ , cho đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi , lìa đời .Trước khi trời tối Giôn –xi đếm còn lại chỉ có 4 chiếc lá .Cụ Bơ-men nghe Xiu kể chuyện ,rất bực mình thấy trên đời còn có những người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì 1 dây leo chết tiệt nào ddosrujng hết lá . Rồi cụ Bơ-men và xiu len gác thăm Giôn-xi 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Gv cùng 3-4hs nối nhau đọc 1 lần sau đó 1-2 Hs tóm tắt ù đọan trích 1-2 lần . GV nhận xét cách đọc kể . 
? Câu chuyện có thể không cần chia đọan vì liền mạch theo dòng thời gian và sự tiếp nối nhưng có thể tạm ngắt thành mấy đọan
?Trong đoạn trích , em thấy Giôn-xi đang ở trong tình trạng ntn? Tình trạng ấy khiến cô họa sĩ này có tâm trạng gì ? suy nghĩ của Giôn-xi :Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết ! . Nói lên điều gì ?
 HS phân tích , suy luận và phát biểu trao đổi ý kiến 
? Nguyên nhân làm Giôn-xi khỏi bệnh là gì ? Từ tác dụng của thuốc ? Từ chiếc lá cuối cùng không rụng ?. 
 Tiết 2( 30)
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngòai cửa sổ nhìn cây thường xuân , rồi nhìn nhau , chẳng nói năng gì? 
 Hs tìm đọc dẫn chứng trong sgk
 Hs tìm đọc d/c trong sgk
Hs thảo luận biết rõ sự thật vào lúc nào và tại sao cô bình tĩnh khi lần thứ 2 Giôn-xi bảo kéo mành lên 
? Cụ bơ-men sợ sệt nhìn ra ngòai cửa sổ , nhìn những chiếc lá cuối cùng sắp rụng , nhìn Giôn-xi chẳng nói gì , ngoài tâm trạng lo lắng , thương yêu đồng nghiệp trẻ còn có ý gì khác
? Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và h/đ cao cả của cụ Bơ-men đ/v Giôn-xi ? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ la ø 1 kiệt tác
? Chứng minh . qua đoạn trích này O Hen-ri kết thúc hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần , gây hứng thú cho người đọc
GV cho hs đọc ghi nhớ trong SGK
I./ ĐỌC-CHÚ THÍCH VĂN BẢN
 1./ Đọc văn bản
 2./ Giải thích từ khó :Theo 8 chú thích trong SGK , tr.89 .
 3./ Bố cục : có thể chia thành 3 đoạn
 a./. “ Khi 2 người lên gác  tảng đá” 
 Cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi. Hai người lo sợ nhìn những chiếc lá cuối cùng trên dây leo thường xuân ngòai cửa sổ.
 b./ “ Sáng hôm sauthế thôi”
 Hai ngày đã troi qua , chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng và Giôn-xi thì đã qua cơn nguy hiểm .
 c./ Xiu kể cho Giôn-xi đang bình phục về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men.
II ./ ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
 1./ Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi :
 a./ Giôn-xi 1 họa sĩ trẻ , đang bị sưng phổi nặng . Bệnh tật , nghèo túng khiến cô chán nản . Đó là tâm trạng chung của những người ít nghị lực .chính vì vậy, cô gắn sư sốngï kéo dài của mình với những chiếc lá thường xuân bám vào bức tường .
 Nhưng chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó . Điều này làm Giôn-xi ngạc nhiên . Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu .Rồi gọi Xiu nấu cháo , rồi muốn uống chút rượu , rồi đến chiều lại muốn vẽ vịnh Naplơ 
_ Đến hôm sau thì Giôn-xi đã hòan toàn qua khỏi cơn nguy hiểm .Cô đã muốn sống , cô đã vui và cô đã sống . 
 2./ Nhân vật Xiu hay tấm lòng người bạn :
 a./.Tình thương yêu của Xiu đ/v Giôn-xi biểu hiện ở nỗi lo sợ của Xiu khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường , nỗi lo sợ của Xiu mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “ Em thân yêu, thân yêu!, Xiu nói , cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối , em hãy nghĩ đến chị , nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa . CHị sẽ làm gì đây”
 _ Xiu động viên và chăm sóc tận tình cho Giôn-xi
 _ Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định bất chấp nguy hiểm , vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng nốt trong đêm .Bằng chứng là khi Giôn-xi bảo kéo mành lên , cô “làm theo 1 cách chán nản” , sau đó còn “cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh và nói lời não nuột . 
 _ Có thể nói chính Xiu cũng ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn bám trên cành như thế sau 1 đêm mưa gió phũ phàng .
 b./ Nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ-men, thì truyện sẽ kém hay vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô .
3./ KIỆT TÁC CỦA BƠ-MEN
 _ CỤ Bơ-men : 1 họa sĩ đã ngoài 60t , râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ , cụ mơ ước vẽ một kiệt tác , nhưng đã 4 chục năm nay vãn chưa thực hiện được .
 _ “ Sang đến nơi ,họ(Xiu và cụ Bơ-men) sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ , nhìn cây thường xuân . Rồi họ nhìn nhau 1 lát , chẳng nói năng gì” ® nói lên tấm lòng thương yêu , lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi . Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì , nhưng có lẽ trong tâm tư cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.
_ Cụ thật cao thượng , quên mình vì người khác , lại cứ lẳng lặng mà làm .
Bức tranh lá của cụ Bơ-men quả thật xứng đáng là 1 kiệt tác : vì 
Nó rất đẹp , rất giống lá thật
Có giá trị nhân sinh rất cao 
Giá phải trả quá đắt ( sinh mạng một con người )
4./ ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG HAI LẦN 
Từ đầu truyện , Giôn-xi cứ ngày dần tiến đến cái chết khiến người đọc thương cảm , lo lắng .Nhưng gần kết thúc Giôn-xi trở lại yêu đời , thoát cơn nguy hiểm .
Cụ Bơ-men bình thường chẳng ai ngờ kết thúc truyện cụ chết .
Nghệ thuật đảo ngược gây hứng thú, bất ngờ cho chúng ta khi đọc truyện .
 GHI NHỚ ( sgk tr 90 ) 
 ø 
D ./ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
 _ Tìm đọc tòan truyện “ Chiếc lá cuối cùng” ?
 _ Suy nghĩ và viết 1 cách kết thúc khác cho truyện này? 
 _ Sọan bài “ Hai cây phong”.
 Tuần 8 bài 8 Tiết 31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 GIÚP HS :
_ Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống .
_ bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương 
II./ TIẾN TRÌNH 
A./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B./ KIỂM BÀI CŨ
1./ Thế nào là tình thái từ ? Cho ví dụ
2 ./ Giải thích ý nghĩa tình thái từ : nhé, nhỉ trong những câu sau :
 a./ Sao bố mãi không về nhỉ ?
 b./ Em cố gắng học tập nhé !
C./ BÀI MỚI 
GIỚI THIỆU BÀI
Họat động của thầy 
 Họat độâng của trò
Gv giới thiệu cho HS 1 số kiến thức sau :
I ./ KHÁI NIỆM TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
“ Từ ngữ địa phương’’ vẫn có những điểm chung so với ngôn ngữ tòan dân về các mặt từ vựng , ngữ âm và ngữ pháp; nó chỉ có 1 số khác biệt về ngữ âm và từ vựng , nhưng có thể hiểu được trên cơ sở của ngôn ngữ tòan dân .
1./ Sự khác biệt về ngữ âm
 Thông thường sự khác biệt này thể hiện ở hệ thống phụ âm đầu và thanh điệu . Ví dụ :
 a./ Vùng Bắc bộ :
 Lẫn các cặp phụ âm : l/ n ; d / r / gi ; s / x ; tr / ch 
 b./ Vùng Nam bộ :
 Lẫn các cặp phụ âm : v / d ; n / ng ; c / t
 c./ Các vùng Nam bộ, Trung bộ , Nghệ tĩnh 
 Lẫn các thanh điệu : hỏi / ngã ; sắc / hỏi ; ngã / huyền 
2./ Sự khác biệt về từ vựng :
 _ Từ ngữ địa phương có những đơn vị mà từ ngữ toàn dân không có , ví dụ : sầu riêng , măng cụt , mãng cầu xiêm , chôm chôm
 _ Từ ngữ địa phương có các đơn vị ssong tồn tại với từ ngữ toàn dân , ví dụ : vô- vào, ba – bố , má- mẹ, ghe –thuyền ..
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ thường được dùng ở 1 vùng , 1 miền nào đó trên lãnh thổ VN ; nó có 1 số khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với từ ngữ toàn dân , nhưng vẫn có thể hiểu được trên cơ sở đối chiếu với từ ngữ toàn dân .
II./ Bảng đối chiếu từ ngữ địa phương và từ ngữ tòan dân :
STT
Từ ngữ toàn dân 
Từ ngữ địa phương 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Cha 
Mẹ
Oâng nội 
Bác (anh trai của cha )
Bác (vợ anh trai của cha )
Bác ( chị gái của cha )
Chú ( chồng em gái của cha )
Bác (anh trai của mẹ )
Bác (chị gái của mẹ )
Em dâu ( vợ của em trai )
Con dâu ( vợ của con trai )
 Ba 
Má 
Oâng nội
Bác hai trai 
Bác hai gái
Cô hai 
Dượng ba
Cậu hai 
Dì
Mợ ba
Vợ thằng hai
II./ LUYỆN TẬP 
1./ Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt ,thân thích ở địa phương khác 
2./ Sưu tầm 1 số thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt
Ví dụ :
Anh em như thể tay chân.
D./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
_ Xem lại bài học, làm bài tập
_ Soan bài mới : Nói quá 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet29,30,31.doc