Dàn ý
* Mở bài
? Mở bài ta cần giới thiệu những gì?
- Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh, văn bản Tôi đi học” có sử dụng nhiều hình ảnh hay, đẹp, thú vị.
- Dẫn câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết hoàn chỉnh mở bài theo dàn ý trên.
Với học sinh khá, giỏi mở bài cần phải có cảm xúc.
* Thân bài
- Trình bày cụ thể nội dung, nghệ thuật so sánh của từng câu.
Câu 1: “Tôi quên. đãng”: Cảm giác trong sáng của nhân vật trên con đường tới trường.
? Chỉ rõ hình ảnh so sánh trong câu trên? Phân tích?
- Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng. Đây là hình ảnh so sánh giàu hình tượng, giàu sức gợi cảm. Những cảm giác trong sáng ấy là những kỷ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại cứ mỗi độ thu về, nó lại nảy nở trong lòng đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi, tâm trạng như tươi trẻ lại, trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn tựa như “mấy cành. đãng”, nhìn hoa cũng thấy hoa mỉm cười, “bầu. đãng” tâm hồn vô cùng trong sáng không hề bị vẩn đục. câu văn như cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư, tình cảm đẹp đẽ, trong sáng rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ suốt đời không thể quên. Ai qua tuổi học trò mà lòng chẳng từng rung lên trong một ngày cuối thu khi nắng đã nhạt, mây bàng bạc và lá bắt đầu tơi tả rụng trên những con đường, Thanh Tịnh đã thay mặt chúng ta ghi lại những cảm xúc đó và bao lứa tuổi học trò hôm nay đã coi đó như là tâm sự của chính mình.
- Nhân hoá: hoa mỉm cười.
- ĐT, TT: nảy nở, trong sáng, quan đãng, miêu tả thực.
Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh: “Tôi có. e sợ”
Buổi tựu trường chú chỉ cầm 2 quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng “bàn tay ghì thật chặt” mà một quyển sách vẫn “xệch ra và chếch đầu chúi xuống đất” vì chú quá hồi hộp. Cái ý nghĩ “chắc chỉ. thước” được so sánh với “làm mây. núi” là hình ảnh so sánh rất lý thú, hợp lý đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ, đồng thời nói lên được suy nghĩ, nhận thức về nhiệm vụ trong cuộc sống và đề cao sự học của con người.
Dàn ý * Mở bài ? Mở bài ta cần giới thiệu những gì? - Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh, văn bản ‘Tôi đi học” có sử dụng nhiều hình ảnh hay, đẹp, thú vị... - Dẫn câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Giáo viên yêu cầu học sinh viết hoàn chỉnh mở bài theo dàn ý trên. Với học sinh khá, giỏi mở bài cần phải có cảm xúc. * Thân bài - Trình bày cụ thể nội dung, nghệ thuật so sánh của từng câu. Câu 1: “Tôi quên... đãng”: Cảm giác trong sáng của nhân vật trên con đường tới trường. ? Chỉ rõ hình ảnh so sánh trong câu trên? Phân tích? - Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng. Đây là hình ảnh so sánh giàu hình tượng, giàu sức gợi cảm. Những cảm giác trong sáng ấy là những kỷ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại cứ mỗi độ thu về, nó lại nảy nở trong lòng đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi, tâm trạng như tươi trẻ lại, trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn tựa như “mấy cành... đãng”, nhìn hoa cũng thấy hoa mỉm cười, “bầu... đãng” tâm hồn vô cùng trong sáng không hề bị vẩn đục... câu văn như cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư, tình cảm đẹp đẽ, trong sáng rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ suốt đời không thể quên. Ai qua tuổi học trò mà lòng chẳng từng rung lên trong một ngày cuối thu khi nắng đã nhạt, mây bàng bạc và lá bắt đầu tơi tả rụng trên những con đường, Thanh Tịnh đã thay mặt chúng ta ghi lại những cảm xúc đó và bao lứa tuổi học trò hôm nay đã coi đó như là tâm sự của chính mình. - Nhân hoá: hoa mỉm cười. - ĐT, TT: nảy nở, trong sáng, quan đãng, miêu tả thực. Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh: “Tôi có... e sợ” Buổi tựu trường chú chỉ cầm 2 quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng “bàn tay ghì thật chặt” mà một quyển sách vẫn “xệch ra và chếch đầu chúi xuống đất” vì chú quá hồi hộp. Cái ý nghĩ “chắc chỉ... thước” được so sánh với “làm mây... núi” là hình ảnh so sánh rất lý thú, hợp lý đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ, đồng thời nói lên được suy nghĩ, nhận thức về nhiệm vụ trong cuộc sống và đề cao sự học của con người. Câu 3: “Họ... e sợ” - Đây là hình ảnh so sánh đặc sắc, tinh tế nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “Con chim non đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ... thân” đây là một hình ảnh thực tế, sinh động vừa diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật, làm nổi bật tâm lý của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên “ngập ngừng e sợ”v gợi chơ người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng dưới mái trường mến yêu. Mái trường đẹp là tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi, lo lắng nhìn bầu trời rộng nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang, ước mơ bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ, hy vọng. Đó là sự hấp dẫn của trường học, là khát vọng bay bổng của tác giả với trường học * Kết bài ? Kết bài cần đảm bảo những ý gì? - Khẳng định giá trị nghệ thuật so sánh trong văn bản, cảm nghĩ bản thân. Giáo viên yêu cầu học sinh viết kết bài hoàn chỉnh. VD: Hơn 60 năm trôi qua nhưng những hình ảnh so sánh mà tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong tác phẩm vẫn không bị sói mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những hình ảnh so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhiều hình ảnh thú vị, giàu sức gợi cảm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nhiều thế hệ. * Củng cố: Gọi 2 học sinh khá, giỏi đọc bài làm hoàn chỉnh. * Dặn dò: - Làm hoàn chỉnh bài tập trên vào vở. - Phân tích làm sáng tỏ chất thơ của truyện “Tôi đi học” - Ôn văn bản “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng * Rút kinh nghiệm Tuần 6 Buổi 3 Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ” A. Mục tiêu cần đạt - Giúp hs nắm chắc hơn nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ” - Rèn hs kỹ năng cảm thụ, phân tích nhân vật, cảm nhận những hình tượng nghệ thuật hay. B. Chuẩn bị Gv: Nghiên cứu soạn bài Hs: Ôn tập theo hướng dẫn C. Lên lớp - ổn định - Kiểm tra ? Đọc thuộc và phân tích các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc? Yêu cầu: Hs đọc và phân tích 2 – 3 câu. * Bài mới 2. Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ” a. Tác giả: Nguyên Hồng (1918 – 1982) ? Nêu hiểu biết của em về tác giả? - Quê ở TP Nam Định, trước CM ông sống chủ yếu ở TP cảng Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. - Tuổi thơ ấu trải nhiều cay đắng, sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi với người nghèo khổ, ngay từ những tác phẩm đầu tay Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương với trái tim thắm thiết của mình. Ông được coi là nhà văn của người lao động cùng khổ, lớp người dưới đáy xã hội, nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý. - Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, dạt dào cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau, niềm hạnh phúc bình dị của con người chứa chan tinh thần nhân đạo. b. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? Nêu xuất xứ đoạn trích? Hs: Thời thơ ấu trải nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm – tiểu thuyết – hồi ký – tự truyện cảm động “Những ngày thơ ấu” (1938 – 1940) của Nguyên Hồng, khi ông làm cậu giáo trong xóm cấm của những con người khốn khổ (Hải Phòng thời Pháp thuộc) cuốn hồi ký chứa đầy cay đắng, buồn tủi và nước mắt của một chú bé sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều bi kịch của tác giả. - Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương 4 của tác phẩm gồm 9 chương. ? Nhắc lại bố cục của đoạn trích? (chia đoạn? Nội dung từng đoạn?) Hs: 3 phần Đ1: (Mở bài): Từ đầu ... bằng cách đó: Nêu cảnh ngộ éo le của chú bé Hồng: Cha mất, mẹ đi tha phương cầu thực. Đ2: (Thân bài): Tiếp ... lạ thường: mặc dù bị người cô châm chọc, khích bác Hồng vẫn tin yêu mẹ, nên cuối cùng đã được gặp lại mẹ, được sống trong lòng mẹ dịu êm, chứa chan hạnh phúc. Đ3: (Kết bài): Còn lại: Niềm hạnh phúc của tình mẫu tử. ? Nhắc lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? c. Trình bày cảm nhận? ? Trình bày cảm nhận của em về một số đoạn văn sau: + “Cô tôi chưa dứt câu... thôi” + “Nếu người quay lại ấy là người khác... sa mạc” + “Tôi ngồi trên... lạ thường” (Gương mặt mẹ...) * Hướng dẫn dàn ý Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng, đoạn trích “Trong lòng mẹ” có nhiều câu văn sử dụng nhiều nghệ thuật hay có giá trị. - Dẫn dắt vào câu văn có sử dụng nghệ thuật hay cần phân tích. Thân đoạn: - Trình bày cụ thể nội dung, nghệ thuật của từng câu * Câu 1: “Cô tôi... thôi” - Nội dung: Tâm trạng uất ức, căm giận cao độ tột cùng của bé Hồng đối với những cổ tục xã hội đầy đố kỵ thành kiến lúc bấy giờ, thể hiện niềm tin, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. - Nghệ thuật: Đoạn văn tự sự giàu chất trữ tình. - Câu văn thứ nhất đã diễn tả được một cách cụ thể nỗi đau đớn tủi cực của bé Hồng trước những lời xúc xiểm của bà cô khiến cổ họng bé nghẹn ứ khóc không ra tiếng. - Câu văn thứ hai: là câu văn biểu cảm, hình ảnh so sánh đặc sắc, “những cổ tục đầy đoạ mẹ tôi” được ví là “một vật như hòn... gỗ”, cùng lời văn dồn dập câu văn dài, với các động từ mạnh mẽ cùng nằm trong một trường từ vựng chỉ hành động của răng làm nát một vật: vồ, cắn, nhai, nghiến với trường từ vựng chỉ sự vật: “hòn đá, cục thuỷ tinh, mẩu gỗ” đó đồng thời cũng là phép liệt kê – ngoài ra còn sử dụng tính từ “nát vụn”, điệp từ “mà” đặc tả tâm trạng đau đớn, uất ức, căm giận cao độ, tột cùng, ý nghĩ táo tợn, bất cần đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn giông tố trong lòng bé Hồng. Đến đây, tình thương, niềm tin đối với người mẹ đã xui khiến người con hiếu thảo ấy suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô bé Hồng nghĩ tới những cổ tục của xã hội, căm giận xã hội cũ đầy đố kỵ thành kiến đối với người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Qua đó ta hiểu được tình yêu thương vô cùng sâu sắc của bé Hồng đối với mẹ, càng yêu mẹ bao nhiêu bé càng căm tức cổ tục đã đầy đoạ mẹ bấy nhiêu. Từ câu chuyện riêng của đời mình, Nguyên Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng những dòng văn đầy cảm xúc và những hình ảnh chi tiết đầy ấn tượng không thể nào quên. Chúng ta cảm thông với nỗi đau thấm thía đồng thời rất mực trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của người con rất mực tin và thương yêu mẹ. * Câu 2: “Nếu người... thôi” - Nội dung: Tình yêu thương và nỗi khao khát cháy bỏng tình mẹ. - PT: Đây là đoạn văn giàu chất biểu cảm. - Nỗi khát khao tình mẹ, được gặp mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn đứa trẻ mồ côi. - Nếu nhận lầm mẹ không những làm bé Hồng thẹn mà còn tủi cực nữa nhưng giữa cái thẹn và cái tủi cực thì cái tủi cực làm cho bé Hồng đau đớn hơn, cái thẹn cũng sẽ qua nhanh, còn cái tủi cực thì đau xót biết chừng nào. - Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh thật thấm thía, vô cùng xúc động về tình mẹ con, vô cùng độc đáo, hấp dẫn chính xác, gợi cảm để đặc tả tâm trạng xúc động của mình. “Nếu người... mạc”. Bằng việc đặt hoàn cảnh thê thảm chết khát trên sa mạc của người khách bộ hành, tác giả đã diễn tả cảm giác thất vọng thành nỗi tuyệt vọng của bé Hồng. Hy vọng tột cùng và cũng thất vọng tột cùng, tột cùng hạnh phúc, tột cùng đau khổ. Nghệ thuật so sánh diễn tả nỗi khao khát cháy bỏng tình mẹ như người bộ hành trên sa mạc khát nước. Nó cũng diễn tả được sự thất vọng tủi cực nếu đó là ảo ảnh. ở đây không phải là ảo ảnh nữa mà mẹ đã về với em bằng hình hài thật. Đó là phong cách văn chương là cái sâu sắc nồng nhiệt riêng của Nguyên Hồng. * Câu 3: “Tôi ngồi... lạ thường” - Nội dung: Niềm sung sướng hạnh phúc vô biên của bé Hồng khi gặp mẹ, được ấm tròn trong lòng mẹ. Đoạn văn tự sự giàu chất biểu cảm, lời văn say me dạt dào cảm xúc. - PT: Chỉ là một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng bao nhiêu động từ: “trông nhìn, ôm ấp, ngồi, áp, ngả, nhai, phả” cùng tính từ “tươi sáng, trong, mịn, tươi đẹp, thơm tho”, nhất là những động từ cùng trường nghĩa: “gương mặt, nước da, đôi mắt, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng” miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao, tột cùng của tình mẫu tử. Đó là giây phút thần tiên đẹp đẽ nhất của con người. - Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp như một thiên thần, còn xuân sắc tràn đầy sức sống. -> diễn tả niềm sung sướng cực độ của bé Hồng khi được ấm tròn trong lòng mẹ. * Đánh giá * Kết bài - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn văn. - Cảm nghĩ của bản thân. * Củng cố: Trình bày cảm nghĩ về câu 1 * Dặn dò: - Phân tích hoàn chỉnh 3 câu vào vở. - Học và nắm chắc các kiến thức đã ôn. * Rút kinh nghiệm Buổi 4 Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” A. Mục tiêu cần đạt - Giúp hs nắm chắc hơn nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” - Rèn hs kỹ năng cảm nhận, phân tích những hình tượng nghệ thuật hay. B. Chuẩn bị Gv: Nghiên cứu soạn bài Hs: Ôn tập theo hướng dẫn C. Lên lớp - ổn định - Kiểm tra ? Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: “Cô tôi... thôi” (Trích: “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng) * Bài mới 3. Ngô Tất Tố và đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” a. Tác giả ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố? - Ngô Tất Tố xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân ở làng Lộc Hạ - phủ Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh (Nay là Hà Nội) nơi mà ách áp bức bóc lột của bọn thống trị rất hà khắc và có nhiều hủ tục nặng nề. Vì vậy ông dễ thông cảm sâu sắc với người nông dân khổ cực và hiểu biết nông thôn sâu sắc. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp tác giả thành công khi viết về đề tài nông thôn trước CM. - Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông thôn trước CM... b. Giá trị của tác phẩm - “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố, là một tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước CM T8 lấy đề tài từ một vụ thuế ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ: Thuế thân. Tác phẩm đăng báo lần đầu 1937 in thành sách 1939 - Giá trị nội dung tư tưởng: Tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác phẩm là bức tranh thu nhỏ của người dân nông thôn Việt Nam trước CM. Đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo ăn thịt người ấy. Qua đó nhà văn có thái độ yêu ghét rạch ròi, dứt khoát sâu sắc nhất quán. Ông thật sự là tri âm của người nông dân – trân trọng họ. - Giá trị nghệ thuật: Đây là cuốn tiêu thuyết xuất sắc dựng lên một thế giới nhân vật chân thực, sinh động, có những điển hình bất hủ. Gv tóm tắt qua tác phẩm “Tắt đèn” - Vụ thuế đến, hào lý ra sức lùng sục tra khảo nông dân nghèo thiếu thuế. - Gia đình anh Dậu chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp sưu. - Anh Dậu ốm nặng, bị trói – chị Dậu phải bán con, bán chó cho Nghị Quế, cứu chồng xong lại phải nộp sưu cho em chồng. - Anh Dậu bị trả về nhà như một cái xác không hồn, sáng hôm sau 2 tên tay sai đến định bắt, chị Dậu van xin không được nên đã đánh trả quyết liệt. - Chị Dậu bị giải lên huyện, suýt bị tên quan phủ Tư Ân giở trò bỉ ổi, chị Dậu đã ném tọt cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô rồi vùng chạy. - Chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú, một đêm tối trời cụ cố thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu, chị vùng chạy thoát ra ngoài trong khi trời tối đen như mực. * Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là chương 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn” ? Nhắc lại bố cục, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? Hs: Bố cục: 2 đoạn - Đ1: Tình thế gia đình chị Dậu. - Đ2: Cuộc đối mặt của chị Dậu với bọn tay sai. * Gọi hs trả lời, gv chấm điểm. c. Trình bày cảm nhận Câu hỏi: Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai lệ là một đoạn văn tuyệt khéo” Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Gợi ý dàn ý * Mở bài - Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” - Dẫn dắt vào ý kiến trên. * Thân bài - Khẳng định ý kiến trên là rất đúng. - Trình bày cụ thể nội dung, nghệ thuật của đoạn văn để chứng minh ý kiến trên. + Sử dụng những động từ, tính từ lấy nguyên vẹn khẩu ngữ bình dân: ấn dúi, túm tóc, lẳng, lẻo khoẻo, nham nhảm, chỏng quèo -> câu văn giản dị, đậm đà, có hơi thở của đời sống. + Cách gọi tên nhân vật cũng pha sắc thái hài hước: Anh chàng nghiện, chị chàng con mọn, anh chàng hầu cận ông lý -> làm nổi bật sự thất bại thảm hại của 2 tên tay sai, sức mạnh ghê ghớm của chị Dậu. + Nhịp điệu cân văn nhanh, gấp, phù hợp với hoạt động diễn ra thật nhanh, mạnh, dồn dập của chị Dậu (nhanh như cắt) + Tạo dựng tình huống hấp dẫn, đặc sắc. + Miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động, chân thực: Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Đến tên người nhà lý trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút “hai người dăng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” nhưng cũng không lâu, kết cục “anh chàng hầu cận ông lý” yếu hơn “chị chàng con mọn” hắn bị chị này “túm tóc lẳng cho một cái ngã chỏng ra thềm”. Vừa ra tay, chị đã biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào chúng hùng hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng hài hước, thảm bại bấy nhiêu. Các hành động dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối, mỗi chi tiết đều đắt. + Diễn biến tâm lý nhân vật được thể hiện tự nhiên, chân thực, đặc sắc đúng với lôgíc tính cách nhân vật, phát triển theo chiều hướng ngày một tăng. ở nhân vật chị Dậu, có thể nói, mọi lời lẽ, hành động, cử chỉ đều cho thấy một tính cách thống nhất, nhất quán, tất cả đều rất chị Dậu, nhưng vừa nhất quán, vừa khá đa dạng; vừa ngỗ nghịch đanh đá, quyết liệt, vừa chan chứa tình yêu thương, vừa ngùn ngụt căm thù. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả ngôn ngữ đối thoại đặc sắc: đó là lời ăn tiếng nói bình dị, sinh động của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng khiến tính cách nhân vật tự bộc lộ đầy đủ chủ yếu qua ngôn ngữ của mình; khi liều mạng cự lại chị đanh thép quyết liệt: chị xưng là bà - gọi chúng là “mày”. - Khắc hoạ nhân vật rõ nét. điển hình: Cai lệ chỉ là một tên tay sai không có tên riêng nhưng đã được tác giả tập trung miêu tả nổi bật ấn tượng về một tên tay sai tàn ác, trắng trợn, đê tiện, hèn nhát tiêu biểu cho bọn tay sai, chúng chỉ mạnh ở cường quyền, bạo lực còn thực chất chúng chỉ là những kẻ hèn yếu, xấu xa. - Chị Dậu chính là điển hình của người phụ nữ nôn dân Việt Nam nói riêng, của người phụ nữ Việt Nam nói chung vừa mang tính tryền thống: yêu thương chồng con, vừa mang tính thời đại: tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Chị đã trở thành một trong những điển hình văn học đẹp, khoẻ, hiếm hoi trong văn học Việt Nam trước CM T8 mà Ngô Tất Tố xây dựng bằng vốn hiểu biết sâu rộng của ông, bằng tấm lòng chân thành của ông với những người dân quê ông. - ĐOạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm. Đoạn văn đã làm nổi bật sự thất bại thảm hại của 2 tên tay sai đồng thời cũng cho ta thấy rõ sức mạnh phản kháng tiềm tàng, mãnh liệt của chị Dậu. Đó là sức mạnh của lòng căm hờn cao độ và tình yêu thương chồng con mãnh liệt của chị, hành động quyết liệt, dữ dội, sức mạnh bất ngờ, trực tiếp xuất phát từ động cơ bảo vệ anh Dậu. * Có thể xem đây là một trong những đoạn văn thành công nhất trong tiểu thuyết “Tắt đèn”. Ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố đến đây trở nên hào hứng và ông đã truyền được cái hào hứng, sảng khoái đó đến người đọc. Đằng sau đấy thấp thoáng ánh mắt tươi cười hài hước của tác giả. Nhà văn đã dùng những từ ngữ đúng nhất, câu văn đẹp nhất dành cho nhân vật yêu mến của mình. Qua đó nhà văn có thái độ yêu ghét rạch ròi, dứt khoát, sâu sắc, nhất quán: ông căm ghét lên án cái ác, cái xấu qua nhân vật cai lệ; quý mến, tin cậy, bênh vực, đồng cảm, xót thương với nỗi khổ của người nông dân, trân trọng họ. Ông thật sự là tri âm của người nông dân. * Kết bài: - Khẳng định lại nhận định trên vô cùng đúng đắn. - Suy nghĩ bản thân. * Củng cố: Gọi hs trình bày bài cảm nhận của mình. * Dặn dò: - Làm hoàn chỉnh bài cảm nhận vào vở. - Ôn văn bản “Lão Hạc” * Rút kinh nghiệm Buổi 5 Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc”
Tài liệu đính kèm: