Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 17

Tuần: 17 Tiết 65 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3

Ngày soạn :

Ngày dạy :

A. Mục tiêu:

 - Tự đánh giá bàilàm của mình theo yêu cầu của văn bản và nội dung của đề bài.

 - Hình thành nặng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:

 1. Kiểm tra miệng.

 2. Kiểm tra vở soạn của HS.

C. Bài mới:

1- Hs đọc đề bài và phân tích tìm hiểu đề :

- Hs đọc đề, nêu những lưu ý cần thiết.

- Hs phân tích đề :

 * Nội dung :

* Hình thức :

Hs thảo luận xây dựng dàn ý : - Gv nhận xét bổ sung.

2- Nhận xét và đánh giá bài viết:

- Hs tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.

- Gv nhận xét, đánh giá bài viết của hs :

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Tiết 65 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
A. Mục tiêu:
 - Tự đánh giá bàilàm của mình theo yêu cầu của văn bản và nội dung của đề bài.
 - Hình thành nặng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:
 1. Kiểm tra miệng.
 2. Kiểm tra vở soạn của HS.
C. Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Đề: Thuyết minh về cây bút máy (bút bi)
1- Hs đọc đề bài và phân tích tìm hiểu đề :
- Hs đọc đề, nêu những lưu ý cần thiết.
- Hs phân tích đề :
 * Nội dung : 
* Hình thức : 
Hs thảo luận xây dựng dàn ý : - Gv nhận xét bổ sung.
2- Nhận xét và đánh giá bài viết:
- Hs tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- Gv nhận xét, đánh giá bài viết của hs :
a-Ưu khuyết :
 - Ưu : : 
- Khuyết : 
b- Những lỗi cơ bản cần khắc phục : Cách viết rườm rà, dong dài, viết mà như nói, chũ viết sai lỗi chính tả
c- Đọc một số đoạn văn trong bài làm của hs :
3- Bổ sung và sửa chữa lỗi bài viết :
- Hs trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung, về hình thức.
- Gv bổ sung kết luận hướng sửa chữa.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học:
1. Củng cố: 
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
b. Bài sắp học: : ÔNG ĐỒ
- Đọc chú thích sgk.
- Soạn phần đọc, hiểu vb.
- Tìm một số bài thơ khác của Vũ Đình Liên.
Tuần: 17 Tiết 66, 67 văn bản : ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên )
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức : 
 - Sự thay đổi trong đời sống xã hội và tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
 - Lói viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ
	2- Kỹ năng : - Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm.
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
	3- Thái độ : - Học sinh yêu thích thơ Vũ Đình Liên
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV : Phương pháp: Đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp
- HS : Chuẩn bị một số bài thơ.
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I.Kiểm tra :
- Kt bài cũ : Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản muốn làm thằng cuội
- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : kiểm tra chéo vở soạn
 II.- Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào thơ Mới.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và đọc chú thích. 
 Mục tiêu : Giúp học sinh đọc và tìm hiểu các chú thích
 Phương pháp : Đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp
 Thời gian : 5 phút
? HS đọc chú thích sgk, nêu vài nét ngắn gọn về tg, hoàn cảnh ra đời của tp?
GV hướng dẫn đọc vb, Gv đọc, HS đọc.
? Bài thơ viết theo thể thơ?
? Nêu bố cục vb? Nội dung tương ứng từng phần?
( Phần 1: Hai khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
 Phần 2: Hai khổ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
I- Đọc- tìm hiểu chung : 
 -Vũ Đình Liên (1913- 1996) Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
 - Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản
 Mục tiêu : Giúp HS nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản
 Phương pháp : Đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp
 Thời gian : 30 phút
HS đọc hai khổ đầu, ông đồ xuất hiện vào thời điểm nào trong năm?
( Tết đến, hoa đào nở.)
? Ông đồ xuất hiện vào thời điểm trên để làm gì?
( Mọi người thuê ông viết chữ và để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông.)
? Chi tiết nài cho thấy ông đồ viết chữ đẹp?
( Mọi người khen ông có hoa tay, chữ ông như phượng múa rồng bay.)
? Ở hai khổ đầu hình ảnh ông đồ hiện lên ntn?
( Đẹp, ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp.)
? Cảnh tượng bên phố đông có còn rộn ràng, tưng bừng như hai khổ đầu không?
( Vắng vẻ thê lương)
? Chi tiết nào thể hiện rõ điều đó?
( theo thời gian cảnh vật và con người đến thuê ông viết ngày càng vắng vẻ, và hầu như không thấy họ. Giấy cũng buồn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng đến; ông vẫn có mặt nhưng người ta không nhận ra ông.)
? Có điều gì khác nhau về việc tg miêu hình ảnh ông đồ ở hai khổ này so với hai khổ đầu?
( Trước ông ở trung tâm của sự chú ý, nay ôngơt ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị lãng quên.)
? Tình cảm gì của tg?
( cảm xúc thương cảm cho ông đồ)
? Em nhận xét gì hai câu thơ: “Lá vàngmưa bụi bay.”?
( Không chỉ tả cảnh mà còn tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi, biểu hiện của sự tàn úa. Lại kèm mưa bụi bay, lạnh lẽo và ảm đạm vô cùng.)
GV: Và dường như cả trời đất cũng buồn và ảm đạm như ông đồ.
? Hai câu thơ: “Giấy đỏnghiên sầu”, tg sử dung bp nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Vì sao ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai thuê ông viết chữ?
HS đọc khổ cuối, khổ cuối tác giả muốn bộc lộ tâm sự gì? Tác giả gửi đến chúng ta lời kêu gọi gì?
? Hình ảnh ông đồ còn ngồi bên phố đông? 
? Hình ảnh ông đồ khuất bóng, tg muốn nói lên điều gì?
( Tâm tư nhà thơ biểu hiện một cách kín đáo. Tg mô tả hai cảnh đối lập và gợi niềm thương cảm ông đồ một cách gián tiếp. Không chỉ thương cảm ông đồ mà còn thương cả lớp người đã trở thành quá khứ. Đây là một hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống.)
II- Đọc hiểu văn bản : 
 1.Nội dung:
 - Mùa xuân năm xưa:
 + Khung cảnh màu xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt.
 + Trong đó ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ.
 -Mùa xuân hiện tại:
 + Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa;
 + Cuộc đời đã thay đổi ông đồ đã vắng bóng;
 + Tác giả dồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua.
 Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
 2. Nghệ thuật:
 - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại
 - Xây dựng những hình ảnh đối lập
 - Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
 - Lụa chon lời thơ gợi cảm xúc.
 3. Ý nghĩa văn bản:
 Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Hoạt động 4 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
? Nghệ thuật của vb?
HS đọc ghi nhớ Sgk
A. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Ông đồ”?
Lòng thương người bao la.
Lòng thương người và niềm hoài cổ.
Nỗi nhớ cảnh cũ người xưa.
Niềm hoài cổ sâu sắc.
III- Tổng kết : 
- Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian:3 phút
a.Bài vừa học: Đọc lại văn bản
 Nêu nội dung nghệ thuật bài thơ.
b.Bài sắp học: Hướng dẫn đọc thêm: Hai chữ nước nhà.
 Đọc- trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
KIỂM TRA:
Tuần: 17 Tiết 68 văn bản HDĐT : HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 (Trích)
 ( Trần Tuấn Khải )
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức : -Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
 - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lích sử lụa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lích sử với giọng thơ thống thiết.
	2- Kỹ năng : - Đọc- hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
 - Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể giện bằng thể thơ song thất lục bát.
	3- Thái độ : - Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác.
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV : Phương pháp: Đọc, phân tích, thuyêt minh, tổng hợp,
- HS : Chuẩn bị một số bài thơ
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I.Kiểm tra :
- Kt bài cũ : Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản ông đồ, đọc thuộc bài thơ
- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : Kiểm tra chéo vở soạn.
 II.- Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
 Mục tiêu : Giúp học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
 Phương pháp : Đọc,vấn đáp
 Thời gian : 5 phút.
HS đọc chú thích (Sgk), nêu vài nét về nhà thơ Trần Tuấn Khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV hướng dẫn HS đọc vb:
GV lưu ý HS đây là đoạn trích rất đa dạng về cảm xúc, khi thì tiếc nuối tự hào, khi căm uất khi thiết tha. HS cần đọc diễn cảm để lột tả được những cảm xúc đó.
GV đọc mẫu; HS đọc 
GV lưu ý HS đọc kỹ các chú thích từ Hán Việt.
? Đề tài của bài thơ có gì đặc biệt?
? Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần?
( Phần 1: Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước.
 Phần 2: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
 Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.)
I- Đọc- tìm hiểu chung :
 - Á Nam Trần Tuấn Khải (1895- 1983) quê ở Nam Định
 - Hai chữ nước nhà trích trong Bút quan hoài 1(1924). Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp để bộc lộ cảm xúc thống thiết. 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
 Mục tiêu : Giúp HS đọc hiểu văn bản.
 Phương pháp : Đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp
 Thời gian : 30 phút
HS đọc phần đầu (8 câu đầu)
? Dựa vào chú thích Sgk, điều gì đặc biệt trong cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh?
( NPK bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha nhưng đến biên giới phía Bắc, người cha đã khuyên con nên quay trở về để lo tính trả thù nhà, đền nợ nước.)
? Cuộc chia li diễn ra trong bối cảnh không gian ntn?
(Ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút.)
? Những từ ngữ miêu tả: “mây sầu”, “gió thảm”, “hổ thét”, “chim kêu” có tác dụng gì trong việc phản ánh trạng thái tâm tư của con người?
( Khắc họa rõ tâm trạng của con người: buồn bã, thê lương vì đây là là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt.)
? Các hình ảnh ẩn dụ: “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước”, “chút thân tàn lần bước dặm khơi” mang ý nghĩa gì?
( Nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông.)
? Em hiểu thế nào về cụm từ: “Tầm tã châu tơi”? Qua đó em hiểu người cha là người ntn?
( Yêu quê hương, yêu nước tha thiết )
? Vì vậy trước cảnh nước mất nhà tan tâm trạng người cha ntn?
( Tột cùng đau đớn xót xa.)
GV: Trong bối cảnh không gian và tâm trạng như thế, lời khuyên của cha có ý nghĩa như một lời trăng trối.
HS đọc 20 câu tiếp theo, người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào?
( Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã địnhkém gì!”)
? Tại sao khi khuyên con trỏ về tìm cách cứu nước, cứu nhà người cha lại nhắc trước hết đến lịch sử dân tộc?
( Vì lịch sử rất hào hùng, vẻ vang; vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở con.)
? Những câu thơ tiếp theo nói lên điều gì?
( Hoạ mất nước)
? Qua đó, đất nước hiện lên ntn?
( Bị huỷ hoại, nước mất nhà tan.)
? Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau của người cha trước cảnh đất nước lâm nguy?
( “Thảm vong quốc kể sao xiết kểSông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.”)
? Trong các câu thơ đó, tg sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó ra sao?
( Nhân hoá, so sánh→tác dụng: cựa tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất, núi sông.)
GV: Đó chính là nỗi đau của tg, biểu hiện tình yêu nước sâu sắc trong lòng nhà thơ.
HS đọc 8 câu thơ cuối
? Các chi tiết: “Tuổi già sức yếu”; “Đành chịu bó tay”: “Lỡ sa cơ” cho thấy tình cảnh người cha ntn?
( Già yếu, bị bắt, tình thế bất lực.)
? Tại sao khi khuyên con trở về, người cha lại nhắc đến thế bất lực của mình? Điều đó có ý nghĩa gì?
( Nhằm hun đúc, khích lệ các ý chí, gánh vác của con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm.)
? Em có nhận xét gì về giọng điệu lời thơ khuyên nhủ này?
( Thống thiết, chân thành.)
? Qua việc tìm hiểu vb và bài thơ, em thử lí giải vì sao tg lại đặt nhan đề bài thơ?
HS tự bộc lộ: mối quan hệ máu thịt giữa “nước” và “nhà”→nước mất thì nhà tan, đặt nước lên trên.
HS đọc ghi nhớ
HS đọc BT 1, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
( Các từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn trong đoạn trích: mây sầu, gió thảm, hạt máu, hồn nước, vong quốc)
II- Đọc hiểu văn bản : :
 1. Nội dung:
 - Bài thơ khai thác đề tài lịch sử cuộc chia li không có ngày gặp lại của cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi.
 - Lời nhắn gửi cuối cùng của Nguyễn Phi Khanh với con đượm nỗi buồn mất nước, có tác dụng nung nấu ý chí phục thù cứu nước nhà đối với Nguyễn Trãi.
 - Liên hệ với thực tế đất nước những năm đầu thế kỉ XX để thấy được vấn đề có tính thời sự trong câu chuyện Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi và tâm sự kín đáo của Trần Tuấn Khải đối với đất nước.
 2. Nghệ thuật:
 - Kết hợp tự sự với biểu cảm
 - Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
 - Giọng điệu trữ tình, thống thiết
 3. ý nghĩa văn bản:
 Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan.
III- Luyện tập
Hoạt động 4 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
A. Khung cảnh Ải Bắc thể hiện ở ba câu thơ đầu là cảnh ntn?
Ảm đạm, u buồn
Vui tươi, trong sáng
Hùng vĩ, oai nghiêm
Thơ mộng, yên tĩnh.
B. Trong cảnh mất nước, tình cảm của người cha ntn?
Vô cùng xót xa, đau khổ.
Vô cùng căm giận quân giặc.
Vô cùng tuyệt vọng, bi quan.
Vô cùng hoảng hốt bàng hoàng.
IV- Tổng kết : 
Bài thơ bọc lộ cảm xúc thống thiết,thấm đượm nỗi buồn mất nước của tác giả.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian:3 phút
a.Bài vừa học: - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Học nội dung bài giảng.
b.Bài sắp học: Ôn tập tổng hợp
 - Trả lời câu hỏi SGK
KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan tuan 17.doc