Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 120

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 120

 TUẦN 29

Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU

 Trích: E- min hay về giáo dục_Ru-xô

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; t/g lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lập luận luôn hoà quyện với TT C/S của riêng ông, khiến văn bản NL không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

 Trong thời địa ngay nay, các phương tiện giao thông vận tải ngày một hiện đại, không ít người ngại đi bộ nhưng cũng có rất nhiều người thích đi bộ. Vì sao vậy?

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/3/2012
Ngày dạy: /3/2012 
 TUẦN 29
Tiết 109:
 Đi bộ ngao du
 Trích: E- min hay về giáo dục_Ru-xô
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; t/g lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lập luận luôn hoà quyện với TT C/S của riêng ông, khiến văn bản NL không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
 Trong thời địa ngay nay, các phương tiện giao thông vận tải ngày một hiện đại, không ít người ngại đi bộ nhưng cũng có rất nhiều người thích đi bộ. Vì sao vậy?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu vài nét về tác giả?
- Tên đầy đủ: Giăng-giắc Ru-xô, sinh ngày 28-6 tại Giơ-ne-vơ. Chỉ hơn một tuần sau khi sinh thì Ru-xô mồ côi mẹ
- Năm 1722, Ru-xô được gởi tới Bô-xây, theo học tại nhà luật sư Lam-bec-xi-ê, sau đó đi làm kiếm sống ở nhiều nơi bằng nhiều nghề: gia sư, đầy tớ, dạy âm nhạc.
- Ông khởi đầu sự nghiệp văn chương năm 1742.
Hãy nêu xuất xứ của VB?
- Xét về thể loại, tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết nhưng được viết dưới dạng hư cấu nghị luận
- Nội dung tác phẩm đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Tác giả tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và thầy giáo dạy em là chính bản thân ông.
Giai đoạn 1: từ khi em bé sinh -> 2, 3 tuổi: nhiệm vụ là làm sao cho cơ thể trẻ em phát triển tự nhiên.
Giai đoạn 2: Từ khi 4, 5 tuổi-> 12 tuổi: Giáo dục một số nhận thức bước đầu.
Giai đoạn 3: Từ 13-> 15 tuổi: Trang bị cho Ê-min kiến thức KHKT trong thực tế. 
Giai đoạn 4: Từ 16- 20 tuổi: giáo dục về đạo đức, tôn giáo.
Giai đoạn cuối cùng: khi Ê-min trưởng thành: Ê-min gặp gỡ và yêu Xô-phi, rồi hai người cưới nhau. Trước khi cưới, họ còn đi du lịch hai năm để mở rộng hiểu biết.
Giải thích: phụ trạm, ngựa trạm
quan sát SGK
Xác định bố cục của VB?
Đó cũng chính là ba luận điểm của VB
- Yêu cầu đọc: rõ ràng, dứt khoát, tình cảm lưu ý các từ: ta, tôi.
- Gọi 3 h/s đọc 3 đoạn.
Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì?
Luận điểm ấy được chứng minh bằng những luận cứ ntn?
1. QS khắp nơi, quay phải, quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá, vào hang động...
2. Phụ trạm, ngựa trạm: Đối với ông, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ônh luôn khao khát tự do. Ông tự cảm thấy tự do quý giá ntn từ khi còn nhỏ bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiến tiền.
Từ đó, tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
Nhận xét về hệ thống luận cứ trong ĐV?
 -> Luận cứ phong phú
Em có nhận xét gì về các đại từ nhân xưng, cách xưng hô của tác giả?
- Xưng tôi: là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm của riêng mình
- Xưng ta: trải nghiệm chung.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả- Tác phẩm:
* Tác giả: (1712- 1778)
- Là một trong những nhà văn tiêu biểu của Pháp ở thế kỉ XVIII.
* Tác phẩm
- Thể loại: Luận văn - Tiểu thuyết.
- Tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục” gồm 5 quyển.
- VB được trích trong quyển 5 của tác phẩm.
2. Chú thích
3. Bố cục
Đoạn 1: từ đầu...bàn chân nghỉ ngơi 
-> Đi bộ được tự do thưởng ngoạn
Đoạn 2: Tiếp...không thể làm tốt hơn 
-> Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng
Đoạn 3: còn lại 
-> Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Đi bộ ngao du: được thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn
- Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý.
- Không phụ thuộc vào con người, phương tiện, vào đường sá, lối đi mà chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
- Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
-> Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
-> Xưng hô: tôi, ta xen kẽ-> gắn cái riêng với cái chung khiến bài văn sinh động.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
Nắm được bố cục của đoạn trích và tác dụng đầu tiên của việc đi bộ ngao du.
2. Huớng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ. 
BTVN: Hoàn thiện bài soạn.
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:15/3/2012
Ngày dạy: /3/2012 
Tiết 110:
 Đi bộ ngao du
 Trích: E- min hay về giáo dục_Ru-xô
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; t/g lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lập luận luôn hoà quyện với TT C/S của riêng ông, khiến văn bản NL không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra 15 phút: 
Đề bài
Câu 1: Giới thiệu về xuất xứ và xác định bố cục của VB “Đi bộ ngao du”.
Câu 2: Trong VB tác giả dùng mấy đại từ nhân xưng? Việc dùng các đại từ nhân xưng đó có ý nghĩa gì?
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1 (5 điểm):
- Xuất xứ:
Thể loại: Luận văn - Tiểu thuyết
Tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” gồm 5 quyển
VB được trích trong quyển 5 của tác phẩm
- Bố cục: 
Đoạn 1: từ đầu...bàn chân nghỉ ngơi -> Đi bộ được tự do thưởng ngoạn
Đoạn 2: Tiếp...không thể làm tốt hơn-> Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng
Đoạn 3: còn lại -> Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ 
Câu 2 (5 điểm): 
Xưng tôi: là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm của riêng mình.
Xưng ta: trải nghiệm chung.
Xưng hô: tôi, ta xen kẽ-> gắn cái riêng với cái chung khiến bài văn sinh động.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Luận điểm được nêu ở đoạn 2 là gì?
- LĐ này được chứng minh bằng các luận cứ nào? (Thu nhận được những kiến thức gì?)
Ru-xô thuở nhỏ không được học hành: thời thơ ấu ông chỉ được học vài năm, từ năm 12-14 tuổi, sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm. Ông rất khát khao kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học.
- Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng của tác giả?
Luận điểm thứ 3 là gì?
- Luận điểm này được CM bằng những LC nào?
- Cách chứng minh luận điểm này có gì đặc sắc
Qua bài văn, em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
Nghệ thuật lập luận của bài văn có gì đặc sắc?
 Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
+ Ru-xô quan tâm chú ý đến cái gì, quí trọng điều gì trong c/sống và yêu c/sống ntn? 
+ Một con người thích đi bộ... và tìm thấy trong việc đi bộ... ấy bao nhiêu điều hứng thú, niềm vui là một con người ntn?
b. Đi bộ ngao du mở rộng tầm hiểu biết.
- Đi như các nhà triết học lừng danh.
- Xem xét các tài nguyên phong phú trên mặt đất.
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt.
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
-> nêu dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng các kiểu so sánh, biểu cảm, câu hỏi tu từ... nhằm đề cao kiến thức thu nhận được từ thực tế
c. Đi bộ ngao du giúp rèn luyện sức khoẻ và tinh thần.
- Sức khoẻ được tăng cường, tính khí vui vẻ
- hài lòng với tất cả
- Hân hoan khi về đến nhà
- Thích thú khi ngồi vào bàn ăn
- Ngủ ngon trong một chiếc giường tồi tàn
-> So sánh với việc đi bằng các phương tiện khác để KĐ ích lợi về mặt sức khoẻ và tinh thần.
III. Tổng kết và luyện tập:
1. Tổng kết:
* Nội dung:
- ích lợi của việc đi bộ ngao du: 
+ Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn.
+ Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
+ Mang lại sức khoẻ và niềm vui cho người.
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ.
- Dãn chứng xác thực, sinh động.
- Đan xen các yếu tố tự sự- MT- BC.
2. Luyện tập	
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
Nắm được giá trị ND- NT của VB. 
2. Huớng dẫn về nhà:
Học thuộc phần tổng kết 
Chuẩn bị bài: Hội thoại
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:15/3/2012
Ngày dạy: /3/2012 
Tiết 111:
 Hội thoại
 (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS: Nắm được các KN vai xã hội, lược lời vì biết vận dụng vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là vai XH? Vai XH được xác định bởi yếu tố nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS đọc lại đoạn trích ở tiết trước. 
(Trang 92- 93)
Trong cuộc thoại đó, mỗi nh/v nói bao nhiêu lượt?
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đ/v những lời nói của người cô như thế nào ? (thái độ bất bình) 
- Lần 1: sau lượt lời 1 của người cô.
- Lần 2: sau lượt lời 2 của người cô.
Sự im lặng là cách th/hiện một lược lời.
 (2 lần im lặng → thái độ bất bình).
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? 
Thể hiện sự tôn trọng, lịch sự vì vai XH của Hồng thấp hơn vai XH người cô
Qua nhận xét em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại? Thái độ khi thể hiện lượt lời?
HS đọc lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
Anh Dậu chỉ nói với vợ sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ kết thúc.
Xưng cháu, gọi cai lệ là ông, van vỉ thiết tha ... -> xưng tao gọi mày, đe doạ và thực hiện lời đe dọa.
HS đọc đoạn trích.
HS thảo luận nhóm-> đại diện nhóm lên trình bày
HS làm bài độc lập
HS thảo luận nhóm-> đại diện nhóm lên trình bày
I. Lượt lời trong hội thoại:
1. Ví dụ:
- Bà cô: nói 5 lần
- Bé Hồng : nói 2 lần và 2 lần im lặng
-> lượt lời trong hội thoại
2. Kết luận(Ghi nhớ SGK Tr.102)
II. Luyện tập
Bài 1
- Lượt lời: 
+ Người nói nhiều lượt nhất là cai lệ và chị Dậu, người nhà lí trưởng và anh Dậu nói ít hơn.
+ Kẻ duy nhất cắt lời người khác là cai lệ
- Cách thể hiện vai XH: 
+ Chị Dậu từ chỗ nhún nhường đã vùng lên kháng cự -> Là người PN đảm đang, mạnh mẽ.
+ Cai lệ: hống hách
+ Người nhà lí trưởng ít hống hách hơn nhưng cũng tỏ thái độ mỉa mai
Bài 2
a. Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau:
- Thoạt đầu Tí nói nhiều chị Dậu im lặng
- Về sau: Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu nói nhiều hơn.
b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại rất hợp với tâm lí nhân vật, vì:
- Thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì chưa biết là sắp bị bán còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng.
- Về sau, cái Tí biết sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con.
c. Việc tô đậm sự hồn nhiên hiếu của cái Tí ở đầu câu chuyện làm tăng kịch tính của câu chuyện: Càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 3
- Có hai lần nhân vật “tôi” im lặng. 
+ Lần 1: im lặng vì ngỡ ngàng, xấu hổ.
+ Lần 2: im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu củ ... i trong XH Pháp...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu vài nét về tác giả?
Ông sáng tác được 34 vở kịch lớn nhỏ. 
Giới thiệu về đoạn trích?
Em biết gì về thể loại này?
Hài kịch là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, lố bịch
Vở kịch này được Mô-li-e phối hợp soạn cùng nhà soạn nhạc nổi tiếng Luy-li thời bấy giờ.
 Vở kịch gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì
Căn cứ vào số lượng nhân vật ra sân khấu thêm hoặc bớt, mỗi hồi lại chia làm nhiều lớp, mỗi lớp lại có nhiều cảnh. ở nước ta nhiều khi lớp cũng gọi là cảnh.
HS đọc chú thích
Căn cứ vào các chỉ dẫn trong SGK, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh?
Gọi HS đọc phần tóm tắt vở kịch-> đọc đoạn trích theo yêu cầu: Đọc phân vai, diễn cảm để gây được không khí kịch.
Mở đầu cuộc thoại ông Giuốc-đanh có thái độ gì? Vì sao?
Sắp phát khùng lên,
Bác phó may giải thích ntn?
 Rồi cuộc thoại xoay quanh chủ đề: bít tất, giày và lễ phục
Trong những lời thoại xoay quanh chuyện đôi tất, đôi giày có chi tiết nào đáng chú ý?
Lí luận của ông Giuốc-đanh -> gây cười
Vấn đề quan tâm lớn nhất của ông Giuốc- đanh là gì?
Bộ lễ phục
Ông phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may?
Điều đó chứng tỏ nhận thức của ông như thế nào?
 Chưa mất hết tỉnh táo
Bác phó may lí luận ra sao? 
Thái độ của ông Giuốc- đanh ntn?
Em có nhận xét gì về tính kịch của đoạn thoại này?
Đoạn này có tính kịch tính cao: Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách) nay chuyển sang thế chủ động tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp:
“Nếu ngài muốn thì tôi xin may hoa xuôi lại thôi mà”, “Xin ngài cứ việc bảo”
Và thế là ông Giuốc đanh cứ lùi mãi...
-> Tiếng cười bật ra trước sự ngớ ngẩn và háo danh, ngu ngốc của Giuốc-đanh.
 Qua đây cho ta hiểu gì về ông Giuốc- đanh?
Kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng học đòi, dễ bị lừa.
Tiếp theo ông Giuốc- đanh còn phát hiện ra điều gì?
Lúc này phó may đối phó bằng cách nào? 
Hỏi ông có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Đây là một nước cờ khá cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lí của ông Giuốc- đanh.
Qua cảnh 1, em có nhận xét gì về hai nhân vật ông Giuốc- đanh và bác phó may?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả- Tác phẩm:
* Tác giả: (122- 1733)
- Tên thật: Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh
- Là nhà soạn kịch nổi tiếng nhất nước pháp thế kỉ XVII
2. Tác phẩm:
- Thể loại: hài kịch
- VB trích từ lớp, hồi 2 vở “Trưởng giả học làm sang” (gồm 5 hồi)
2. Chú thích
3. Bố cục
Cảnh 1: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may
Cảnh 2: Cuộc đối thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc 
2. Tìm hiểu văn bản
a. Ông Giuốc-đanh và bác phó may
Ông Giuốc- đanh
Bác phó may
- Chê trách phó may, vì: vì bộ lễ phục bị mang đến chậm, đôi bít tất lụa chật quá dễ rách, đôi giày khiến ông đau chân ghê ghớm.
- Phát hiện ra:
+ Hoa may ngược
-> ưng thuận
+ Phó may ăn bớt vải của mình
-> quên luôn
=> từ chỗ khó tính, khắt khe chủ động trở thành bị động qua đó bộc lộ là kẻ giàu có, muốn học làm sang nhưng ngu dốt.
- Lí luận: rồi nó sẽ rộng ra, sẽ đi vừa. 
- Bịa ra lí lẽ: người quý phái đều mặc áo ngược hoa.
- Ngượng nghịu chống chế và lảng sang chuyện khác
=> từ bị động chuyển sang chủ động, bộc lộ là một kẻ ma mãnh, lọc lõi.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
Nắm được kịch tính, chi tiết gây cười ở cảnh một.
2. Huớng dẫn về nhà:
BTVN: Hoàn thiện bài soạn.
Học thuộc phần a.
Ngày soạn: 22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 118:
 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
 Trích: Trưởng giả học làm sang_Mô-li-e
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS: Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay Trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài
Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
ở cảnh một tính cách học đòi làm sang của Giuốc-đanh thể hiện như thế nào? và bị lợi dụng ra sao?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS đọc cảnh 2
Tay thợ phụ gọi ông Giuốc đanh ntn?Hắn thay đổi cách xưng hô mấy lần? Nhằm mục đích gì?
Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc -đanh
Trước cách xưng hô đó ông Giuốc-đanh có thái độ ntn? Tại sao sau mỗi lời gọi ông Giuốc- đanh lại hỏi lại thợ phụ?
 Việc thưởng tiền chứng tỏ Giuốc-đanh đang khao khát điều gì?
Càng chứng minh tính cách của ông và làm tăng tính hài hước cho nhân vật.
Lời nói của Giuốc- đanh ở cuối đoạn trích cho ta hiểu điều gì về ông?
Chưa mất trí nhưng háo danh, khờ khạo, được đi tàu bay giấy nên liên tục thưởng tiền cho bọn thợ.
Qua sự việc ta thấy ông Giuốc- đanh là người ntn?
Khán giả cười ông Giuốc- đanh ngu dốt chẳng biết gì, vì muốn học đòi làm sang mà bị người khác lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tin rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.
Người ta cười khi ông cứ moi tiền ra để mua danh hão. Và đặc biệt khán giả có thể cười đến vỡ rạp khi được tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Giuốc- đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục nhố nhăng(không phải màu đen sang trọng) lại may ngược hoa, ấy thế mà vẫn oai ta là quý phái.
 Nhận xét về bọn thợ phụ?
Nêu nét đặc sắc nội dung- NT của bài?
Đoạn kịch này gợi em nhớ đến một truyện cổ tích nào có nội gần gũi của nhà văn Đan Mạch? Kể tóm tắt ND câu chuyện ấy
TK tr.318
b. Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.
Thợ phụ
Ông Giuốc- đanh 
- Gọi ông Giuốc-đanh: Ông lớn, cụ lớn, đức ông.
=> ranh ma, nịnh hót, để moi tiền.
- Hãnh diện, sung sướng và sẵn sàng thưởng tiền cho mỗi tiếng gọi của thợ phụ.
-> Kẻ ngu dốt, cứ tưởng chỉ cần mặc quần áo quý tộc là trở thành ông lớn, 
sẵn sàng cho hết cả tiền để được làm sang.
=> Tính cách trưởng giả học làm sáng ở ông vẫn rất mãnh liệt.
III. Tổng kết và luyện tập
 1. Tổng kết
a. Nội dung: Ông Giuốc- đanh người kém hiểu biết nhưng muốn học đòi làm sang nên bị những kẻ khác lợi dụng để moi tiền, trở thành trò cười cho mọi người.
 b. Nghệ thuật: Xây dựng kịch tính, gây cười.
2. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
Nắm được kịch tính, chi tiết gây cười ở cảnh hai và giá trị nội dung - NT của lớp kịch.
2. Huớng dẫn về nhà:
Học thuộc phần tổng kết
LT: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Ngày soạn: 22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 119:
 Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các t/p văn học.
Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài
Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu? Cho VD và phân tích.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
a. Đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả là làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc klháng chiến.
Thay đổi trật tự từ của câu in đậm và trả lời câu hỏi trong SGK
- Xanh: màu sắc, đặc điểm hình thức dễ nhận thấy
- Nhũn nhặn, ngay thẳng: tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được
- Thuỷ chung, can đảm phải qua thử thách mới biết được.
* Bài tập bổ trợ (TK tr. 326)
Bài 1
a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia.
b. Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: việc chính (bán bóng đèn), việc làm thêm trong phiên chợ chính (bán vàng hương).
Bài 2
Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ.
Bài 3
a. Nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn
b. Nhấn mạnh hình ảnh đẹp
Bài 4
 Câu a: câu MT bình thường
Câu b: Câu đảo trật tự ở cụm C-V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật
* Đối với ngữ cảnh nên chọn câu b là phù hợp 
Bài 5
- Có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ cho bộ phận in đậm trên. Nhưng cách săpá xếp như của tác giả là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự MT trong bài văn.
Bài 6: viết đoạn văn.
H/s tự chọn đề bài.
Viết.
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
Củng cố kiến thức và kĩ náưng làm bài tập về trật tự từ trong câu.
2. Huớng dẫn về nhà:
Hoàn thiện BT 6 tr. 124
Chuẩn bị bài: LT đưa yếu tố TS - MT vào bài văn nghị luận.
Ngày soạn: 22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 120:
 Luyện tập: 
 Đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả một đoạn văn, một bài văn NL có đề tài gần gũi, quên thuộc.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài
Học sinh: Ôn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Vai trò của yếu tố TS - MT trong văn NL? KHi đưa yuêú tố TS - MT vào văn NL cần ntn?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
XĐ vấn đề cần nghị và phương pháp lập luận chính?
HS đọc.
Quan sát vào hệ thống luận điểm trong SGK để chọn ra những LĐ đúng và phù hợp với bài viết về vấn đề này?
Hãy bổ sung thêm những luận điểm khác cho đầy đủ và sắp xếp lại thành một hệ thống LĐ rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Ta có thể đưa yếu tố miêu tả vào LĐ nào?
HS đọc đoạn văn.
Mỗi em viết một đoạn văn NL trình bày một tron những LĐ trên, trong đó phải có 2,3 câu miêu tả.
Đề bài:
 Trang phục học sinh và văn hoá
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề NL: Trang phục học sinh và văn hoá
- Kiểu bài: NL giải thích
2. Xác lập luận điểm
- Sử dụng các luận điểm: a,b,c,e
- Luận điểm d không phù hợp
3. Sắp xếp luận điểm
- Sắp xếp LĐ: a- c- e - b
- Bổ sung LĐ kết luận: các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả
 a. Tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào LĐ
- Miêu tả một số bạn ăn mặc loè loẹt theo “mốt” một cách lố lăng làm mọi người khó chịu.
- Kể chuyện một bạn vì chạy đua theo “mốt” mà tốn kém như thế nào? Học kém ra sao?
b. Nhận xét ĐV
- Đoạn a: có yếu tố MT không phù hợp: “lại có bạn...chơi điện tử”.
5. Viết đoạn văn:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
Củng cố kĩ năng đưa yếu tố TS - MT vào bài văn NL
2. Huớng dẫn về nhà:
Hoàn thiện ĐV
Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 2931 da sua.doc