Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 85: Câu cầu khiến

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 85: Câu cầu khiến

Ngữ văn- Bài 20- Tiết 85

Câu cầu khiến

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

HS trình bày được:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác .

- Chức năng câu cầu khiến.

2. Kĩ năng:

- HS có kĩ năng nhận biết, phân biệt, sử dụng câu cầu khiến.

3. Thái độ:

- HS có ý thức sử dụng câu cầu khiến phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II- KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. giải quyết vấn đề

2. nhận thức

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Kiến thức về câu cầu khiến. Chuẩn kt- kn

2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

IV- PHƯƠNG PHÁP:

- Trao đổi, đàm thoại, thảo luận.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 85: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. soạn: 16/1/2011
N. giảng: 8a..........8b........... 
Ngữ văn- Bài 20- Tiết 85 
Câu cầu khiến
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
HS trình bày được:
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác .
- Chức năng câu cầu khiến.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng nhận biết, phân biệt, sử dụng câu cầu khiến.
3. Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng câu cầu khiến phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
II- Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
giải quyết vấn đề
nhận thức
III- Đồ dùng dạy học:
1. GV: Kiến thức về câu cầu khiến. Chuẩn kt- kn
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
IV- Phương pháp:
- Trao đổi, đàm thoại, thảo luận.
V- các bước lên lớp
1. ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
H:Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 * Khởi động
 GV đưa ví dụ :Bạn học bài đi !
 Câu trên có dùng để hỏi ko? (ko)
 Gv : vậy câu trên có đặc điểm hình thức chức năng gì? chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
*HĐ1: Hình thành kiến thức mới
- MT: HS trình bày được:
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác .
- Chức năng câu cầu khiến.
- GV gọi học sinh đọc bài tập
H:Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến?
HSTL, nhận xét.
H:Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
TL: Các câu trên chứa các từ : đừng,đi, thôi 
H: Các câu trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
C1: khuyên bảo
C2,C3: yêu cầu.	
- 1HS đọc bài tập 2.
H: Cách đọc câu “Mở cửa” trong ví dụ b khác với cách đọc “Mở cửa” ở ví dụ a không?
 - HS thảo luận nhóm 4p -đại diện nhóm trả lời
- 2 câu trên có ngữ điệu khác nhau:
 a, Mở cửa-> câu trần thuật với ý nghĩa thông tin sự kiện.
 b, Mở cửa->cầu khiến .
H:Câu “Mở cửa” trong ví dụ b dùng để làm gì ? khác với câu “Mở cửa” ở ví dụ a ở chỗ nào? 
- GV kết luận: những câu trên được gọi là câu cầu khiến.
H: Từ việc tìm hiểu bài tập ở trên, em hãy cho biết đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
HĐ2: luyện tập
- MT: HS vận dụng lí thuyết làm các bài tập.
-1HS đọc bài tập 1.
- GV hướng dẫn 
- 2 HS chữa bài tập
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc bài tập 2.
- GV hướng dẫn.
- 3 HS lên bảng chữa bài tập.
- 1 HS nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc bài tập 3.
- GV HD 
- HS chữa bài tập.
- HS nhận xét.
- GV nhạn xét.
- 1HS đọc bài tập 4
- 1 HS trình bày, nhận xét.
- Gv nhận xét, chữa.
I- Đặc điểm hình thức chức năng
1. Bài tập: 
a, Bài tập1: SGK/30
- Câu cầu khiến:
(a) +Thôi đừng lo lắng (khuyên bảo)
+Cứ về đi (y/c)
(b) + Đi thôi con (y/c)
 b, Bài tập 2: SGK/31.
- (a) Mở cửa: dùng để trả lời câu hỏi
- (b) Mở cửa: dùng để đề nghị, ra lệnh.
2. Ghi nhớ: SGK/31
II- Luyện tập:
Bài tập1: SGK/31.
a, Có từ hãy 
b, Có từ đi
c, Có từ đừng.
- CN trong 3 câu trên chỉ người đối thoại
+ Trong( a) vắng chủ ngữ
+ Trong(b) CN là ông giáo, ngôi thứ 2 số nhiều. 
+ Trong (c ) CN là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.
- Có thể thêm bớt hoặc thay đổi hình thức CN của các câu trên.
Bài tập2: SGK/32
- Những câu cầu khiến:
a, Thôi im điấy đi=>
có từ ngữ cầu khiến đi, vắng CN.
b, Các em đừng khóc=> có từ ngữ cầu khiến đừng
có CN
c, “Đưa tay cho tôi mau”, “Cầm lấy tay tôi này”
Bài tập 3: SGK/32.
- Trong câu (a) vắng mặt CN, câu(b) có CN => ý cầu khiến nhẹ hơn thể hiện rõ tình cảm hơn của người nói đối với người nghe.
Bài tập 4: SGK/32
- DC muốn DM đào giúp mình một cái ngách từ nhà mình sang nhà của DM (có mục đích cầu khiến)
- DC tự coi mình là vai dưới so với DM( xưng là em gọi DM là anh ) ngôn ngữ của DC khiêm nhường, có sự rào trước đón sau
- Trong lời DC y/c DM tác giả không dùng câu cầu khiến (câu nghi vấn) làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn. Cách dùng lời cầu khiến như vậy rất hợp với t/c của DC và vị thế của DC so với DM.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài (3’)
- Thế nào là câu cầu khiến
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
 ..............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet85.doc