Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 16 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 16 (Chuẩn kiến thức)

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Hiểu được tâm sự Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng mộng tưởng rất ngông.

- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thất ngôn bát cú: lời lẽ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói thông thương, ý tứ hàm súc, giọng thơ thanh thoát, hóm hỉnh.

B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH

2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Đọc thuộc lòng bài “Đập đá ở Côn Lôn”

- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật 4 câu đầu và 4 câu cuối.

3. GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 Trên thi đàn khu vực hợp pháp 30 năm đầu thế kỷ; tản Đà là một cây bút nổi bật nhất với một cái tôi riêng biệt: đa tình, ngông nghênh. Hôm nay, chúng tá sẽ hiểu rõ cái tôi độc đáo ấy qua bài “Muốn làm thằng cuội”.

 

doc 9 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1429Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 16 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 - Tiết 62
Văn bản
Muốn làm thằng cuội
Tản Đà
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được tâm sự Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng mộng tưởng rất ngông.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thất ngôn bát cú: lời lẽ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói thông thương, ý tứ hàm súc, giọng thơ thanh thoát, hóm hỉnh.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Đọc thuộc lòng bài “Đập đá ở Côn Lôn”
Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật 4 câu đầu và 4 câu cuối.
GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
 Trên thi đàn khu vực hợp pháp 30 năm đầu thế kỷ; tản Đà là một cây bút nổi bật nhất với một cái tôi riêng biệt: đa tình, ngông nghênh. Hôm nay, chúng tá sẽ hiểu rõ cái tôi độc đáo ấy qua bài “Muốn làm thằng cuội”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
- Cho biết vài nét chính về tiểu sử Tản Đà.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
=> Là người mở đường cho thơ ca lãng mạn: cái tôi bất hoà với thực tại, tìm cách thoát ly trong mộng. Có tính phóng khoáng, rất ngông, cái ngông ấy là sự ý thức về bản thân, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.
Tác Giả:
Tản Đà (1889. 1939)
- Giáo viên đọc, hướng dẫn đọc.
- Gọi học sinh xác định thể loại văn bản.
Tác Phẩm :
Thơ đường luật thất ngôn bát cú.
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
- Phân tích phần đề:
- Bài thơ là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
 ( Lời nhà thơ nói với Chị Hằng trong đêm thu)
- Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây? Em hiểu nhà thơ mang tâm sự như thế nào?
 ( Câu cảm thán -> âm điệu buồn -> nổi buồn, chán đời)
=> Bài thơ mở đầu bằng một câu cảm thán thể hiện nổi sầu da diết. Nổi buồn ấy bàng bạc trong thơ Tản Đà (Giải sầu). Ngoài ra, cái sầu này còn đi liền với nổi chán đời, ngoài ra còn là nỗi buồn trước hoàn cảnh đất nước.
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Đề:
Đêm thu buồn lắm!
Trần thế chán nửa rồi
-> nỗi buồn chán đối với thực tại
* Hoạt Động 3: Phân tích các câu 3, 4, 5, 6
- Từ nổi chán đời, nhà thơ cầu xin Chị Hằng điềi gì? (Lên cung trăng)
- Vì sao ông lại khao khát lên cung trăng?
 ( Xa lánh cuộc đời, con người)
=> Hai câu thơ gợi nhớ câu chuyện cổ tích, trước hết là lời ướm hỏi, sau đó cầu xin chị Hằng thả cành đa xuống cho mình được lên cung trăng. Tâm hồn lãng mạn của nhà thơ đã tìm được địa chỉ thoát ly lý tưởng.(Dẫm lời Xuân Diệu)
2) Thực:
 Cung quế >< Cành đa
-> Khao khát thoát ly trần thế.
- Chuyển sang phần luận, giọng thơ có gì khác. Biểu hiện tâm trạng tác giả như thế nào?
 ( Giọng thơ vui -> nỗi u uất được giải toả)
- Vì sao nhà thơ lại vui?
 ( Đã hoàn toàn xa lánh trần thế, được làm bạn với chị Hằng, với gió mây)
 => Đọc phần “Đọc thêm” làm rõ hồn thơ Tản Đà.
- Miềm vui khi được lên cung trăng đã gián tiếp bộc lộ tâm trạng tác giả ở trần thế ra sao?
 ( Cô đơn, không ai là tri kỷ)
3) Luận:
 Có bầu có bạn >< Cùng gió cùng mây
-> Vui thích khi được thoát trần lên trăng.
-> Tâm trạng cô đơn nơi trần thế
* Câu hỏi thảo luận:
 Nhiều người đã nhận xét xác đáng rằng Tản Đà có một hồn thơ ngông. Hãy phân tích cái ngông qua cáccâu 3, 4, 5, 6.
=> Hoàn cảnh đất nước khi ấy tù túng ngột ngạt mà những con người có cá tính mạnh mẽ như Tản Đà không thể chấp nhận được -> thoát ly bằng mộng tưởng. Chỉ có điều giấc mộng thoát ly rất ngông: chọn Hằng Nga làm tri âm tri kỷ, thoả chí vui chơi với mây gió như nhà thơ tự nhận mình là một tính tiện. Cảm hứng lãng mạn ở tản Đà khác người xưa là ở chổ đó.
* Hoạt Động 4:
 Phân tích 2 câu cuối và giải đáp câu hỏi 3
- Trong 2 câu cuối, hình ảnh nào là cái ngông ở đỉnh cao của nhà thơ?
 (Tựa nhau trông xuống)
- Tại sao nhà thơ lại chọn thời điểm rằm tháng tám? (Trăng sáng, mọi người đều ngắm trăng -> thấy Tản Đà và Chị Hằng)
 - Theo em, cái cười của Tản Đà ở đây là cái cười như thế nào?
 ( Cười thích thú khi thoát ly khỏi trần thế, cười khinh bỉ cõi trần gian bé tí đầy bon chen, tầm thường)
4) Kết:
 Tựa nhau trông xuống thế gian cười
-> Cái cười thích thú pha lẫn mĩa mai.
* Hoạt Động 5: Trả lời câu hỏi 4, tổng kết.
* Câu hỏi thảo luận:
 Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ?
 (4 yếu tố: cảm xúc dồi dào, mãnh liệt nhưng cũng sâu lắng thiết tha; lời thơ giản dị, đa dạng về kiểu câu; sức tưởng tượng phong phú, táo bạo; thơ Đường luật không gò bó, công thức nhưng vẫn tuân thủ đúng luật -> giọng điệu riêng)
- Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
- Học sinh đọc “Ghi nhớ”
III. GHI NHỚ:
(SGK)
 * Hoạt Động 6: Luyện tập.
IV. LUYỆN TẬP:
 Làm bt 3
Gợi ý: 
Qua đèo ngang
Muốn làm thằng cuội
- Ngôn ngữ trau chuốt, tao nhã
- Giọng điệu buồn, trầm lắng
- Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, âm hưởng ca dao.
- Giọng vui đùa, khi hóm hỉnh, khi thiết tha, mặn mà, có duyên.
Củng cố:
Đọc lại bài thơ
 Dặn dò:
Soạn “ Hai chữ nước nhà”.
Bài 16 - Tiết 62
Văn bản
Muốn làm thằng cuội (bài 2)
Tản Đà
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất “ngông”.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật của Tản Đà: Lời lẽ giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu, xa vời, ý tứ hàm xúc, khoáng đạt, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.
- Hãy nêu những cảm nhận của em sau khi tìm hiểu bài thơ.
 2.VÀO BÀI
“Tài cao phận thấp chí khí uất.
Giang hồ mê chơi quên quê hương.”
Đó chính là cuộc đời của Tản Đà.
Tản Đà là một nhà thơ yêu nước thầm kín, ông lại là một nhà thơ nổi tiếng ngông. Tấm lòng yêu nước và cái ngông của ông như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Đọc và tìm hiểu chú thích
- Giáo viên đọc, mọi học sinh đọc lại (đọc với giọng thanh thoát nhẹ nhàng).
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
SGK/ 155,156
Em hãy nói những hiểu biết của em về cuộc đời sự nghiệp văn chương của tác giả Tản Đà?
 Cho hs đọc phần chú thích SGK trang 163.
 @ Giáo viên nói thêm: Tản Đà vốn xuất thân từ nhà nho, nhưng lại sống giữa thời buổi nho học tàn tạ. Tản Đà đã sớm chuyển sang cầm bút sắt “mà sinh nhai lối dọc đường ngang”. Là một nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thượng, sáng trong Tản Đà không muốn hoà nhập với xã hội thời thực dân, phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi. Oâng muốn tìm cách thoát ly vào rượu thơ, vào cõi mộng, cõi tiên, vào lối sống phóng túng. Khoáng đạt của khách tài tử đa tình. Oâng là thi sĩ Việt Nam đầu tiên dám hiện diện trong thơ đầy đủ bản ngã cái tôi của mình: cái tôi sầu mộng đa tình, cái tôi ngông nghênh phớt đời, cái tôi cảm thông, ưu ái. Thơ Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn mới mẻ trên thi đàn Việt Nam, đặc biệt là vào những năm 20 của thế kỷ.
 Cho hs đọc phần chú thích từ
- Đây là bài thơ được làm theo thể thơ gì? Em hiểu gì về thể thơ ấy.
 Cho hs trả lời.
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu văn bản
- Về giọng điệu bài thơ này so với bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu, “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh có gì khác?
 + Qua Đèo Ngang: mực thước sang trọng, đăng đối.
 + Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông và Đập đá ở Côn Lôn: ngang tàng, kì vĩ, hào hùng.
 + Còn ở bài này vẫn số câu, chữ ấy, ý tứ vẫn hàm súc chất chứa tâm trạng nhưng giọng điệu mới mẻ, giai điệu nhẹ nhàng thanh thoát pha chút tình tứ, có hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn thoát ly ở thời kì đầu (khi cái tôi vẫn còn rụt rè, bở ngỡ và cái buồn mới ở trạng thái mộng mơ phiêu lãng). Vẫn luật chặt chẽ của thể thơ không còn là thơ trói buộc hồn thi sĩ, chữ nghĩa tuy chưa mới mẽ nhưng điệu tâm hồn mới đã tiếp sinh khí cho nó, cảm xúc, tâm sự cứ tự nhiên tuôn nhiên tuôn chảy như không hề câu nệ một khuôn sáo nào.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đề:
* Hãy đọc lại hai câu đề:
 Đây là lời tâm sự của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu, nó đột khởi lên như một tiếng than, một nỗi lòng, một tâm trạng, nói như Xuân Diệu nói, đó là “tiếng nói của trái tim, tiếng nói của linh hồn” là “ cái gì qúy báu nhất của một thi sĩ”.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
- Những từ ngữ nào trong hai câu này nói rõ tâm trạng của tác giả? Em có thể lí giải tại sao tác giả lại ở trong tâm trạng như vậy không?
 Buồn lắm, chán nữa rồi.
 + Vốn xuất thân từ nhà nho, nhưng lại sống giữa thời nho học đã tàn tạ nên ông cô đơn, thất vọng, bế tắc.
 + Những năm đầu thế kỉ 20 là những năm đen tối của lịch sử dân tộc (các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt thất bại, một bầu không khí đau thương bao trùm xã hội). Xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hổn tạp, xô bồ, bon chen, danh lợi 
- Em có nhận xét gì về cáchdùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng của tác giả ở đây?
 + Buồn lắm. Lời nói giản dị mà hết sức hàm xúc.
 + cái sầu ở đây là sự cộng hưởng nỗi buồn đêm thu (nỗi buồn đêm đã là cái thường tình của thi sĩ) với nổi chán đời.
@ Giáo viên: nỗi buồn chán đời đậm đặc trong thơ Tản Đà.
- Đời đáng chán biết thôi là đủ.
Sự chán đời xin nhủ lại tri ân.
- Gió gió mưa mưa đã chán phèo
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo.
- Tóm lại: hai câu đầu cho ta thấy tác giả đang ở trong một tâm trạng ra sao?
 Sầu bi buồn chán
-> Câu cảm thán, lời tâm sự buồn chán trước cảnh nước nhà nô lệ và bản thân thì cô đơn, thất vọng, bế tắc.
- Đọc hai câu thực: Tác giả tỏ ý muốn gì và vì sao tác giả lại có những suy nghĩ ấy?
 Muốn làm thằng Cuội, muốn lên cung trăng
2.Hai câu thực:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa.
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
- Việc muốn làm thằng Cuội, muốn lên cung trăng thể hiện khát vọng gì của nhà thơ?
 Muốn thoát ly khỏi cuộc đời đáng chán này.
-> Muốn thoát ly khỏi cuộc sống trần thế.
- Cách diễn đạt của tác giả ở hai câu này có gì đặc biệt?
 Bám sát các chi tiết trong truyền thuyết, trước hết tác giả đặt một câu hỏi thăm dò rồi tiếp luôn một lời cầu xin chị Hằng hãy thả một “cành đa” xuống để “nhấc” mình lên cung trăng với chị Hằng. Thật là thơ mộng , thật là tình tứ, thật là lãng mạn.
* Đọc tiếp hai câu luận.
- Nghệ thuật chủ yếu là gì? Tác dụng như thế nào?
 Điệp từ. Nhấn mạnh nổi khát khao được hạnh phúc, mức độc sầu đời, chán chường lên đến tận cùng bởi sống ở cõi trần (cõi tục) mà lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, buồn bực, bế tắc nên phải tìm niềm vui hạnh phúc trong cõi mơ (cõi ảo) 
3.Hai câu luận:
Có bầu có bạn can chi tủi.
Cùng gió cùng mây thế mới vui.
@ Giáo viên nói thêm: nổi buồn chán không phải là nhất thời mà là triền miên, diễn ra nhiều lần trong cuộc đời tác giả. Tản Đà cô đơn, không bầu bạn, không tri ân tri kỷ và điều ấy là điều tủi cực muôn vàn. Nhiều lần ông đã đi tìm nhưng vô vọng:
“Chung quanh những đá cùng mây
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm”
- Có lúc ông cô đơn đến mức phải nói chuyện với chính cái bóng của mình.
“ Bóng ơi mời bóng vào nhà.
Ngọn đèn khêu tỏ, hai ta cùng ngồi.
Ngồi đây ta nói sự đời.
Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe.”
- Hai câu luận còn thể hiện khát khao gì nữa của tác giả.?
 Không chỉ chạy trốn, xa lánh mà còn khát khao vượt qua nỗi chán chường, cô đơn triền miên.
-> Niềm khát khao vượt qua nổi chán chường triền miên.
- Qua khát vọng của Tản Đà, em có nhận xét gì về hồn thơ của ông? Em hiểu “ngông” là gì? Hãy phân tích cái “ngông” trong ước muốn được làm thằng cuội.
 ( Học sinh thảo luận)
 Tản Đà là một hồn thơ “ngông” , chính ông đã tự nhận mình vốn xưa là một vị tiên trên trời, bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông” đã từng viết bài “dám bán án đoạn” để mà “mua giấy viết ngông”.
 “Ngông” có nghĩa làm những việc trái với lẽ thường, khác với người bình thường.
 (Ngông trong văn chương thường biểu hiện bản lĩnh của một con người có cá tính mạnh mẽ, có mối bất hòa sâu sắc với xã hội, không chịu khép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghĩa, lề thói thông thường, lấy sự ngông ngao để chống đối lại cái vòng cương toả khắc nghiệt đang kiềm hãm sự phát triển hợp quy luật của con người.)
 “Ngông” trong bài thơ là việc muốn thoát ly hẳn thực tế, lên tận cung trăng. Tâm hồn nha thơ đã tìm một địa điểm thoát ly lý tưởng và tuyệt đối, xa lánh hoàn toàn trần thế. Những khát vọng của ông không chỉ là chạy chốn và xa lánh mà là đi vào cõi mộng, thi sĩ vẫn mang theo đầy đủ bản tính đa tình và “ngông”, vẫnmuốn sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần ông không bao giờ tìm thấy. Đó là “có bầu có bạn”, được vui chơi để khỏi buồn khỏi tủi.
=> Cái ngông: thoát ly hoàn toàn khỏi trần thế xa lánh “cõi trần nhem nhuốc” mà ông chán ghét.
* Đọc hai câu kết:
- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh được tác giả thể hiện ở 2 câu cuối bài thơ? (Hình ảnh tưởng tượng đầy bất ngờ và ý nhị. Tác giả đã hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống trần thế. Đêm trung thu, trăngsáng đẹp, người người đều ngẫng đầu chiêm ngưỡng thì nhà thơ lại ngồi tít trên cung trăng, tựa vai chị Hằng để cùng ngắm thế gian và cười.
=> Mạch cảm xúc lãng mạn và “ngông” được đẩy lên đến cao độ.
4. Hai câu kết:
Rồi cứ mổi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trong xuống thế gian cười.
- Cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
 Hai ý nghĩa:
 + Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát ly mãnh liệt, đã xa lánh khỏi cảnh trần bụi bặm.
 + Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn “bé tí” khi mình đã bay bổng được lên trên đó.
=> Đây là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà.
-> Cười thỏa mãn vì đạt được ước nguyện và cười nhạo cõi đời xấu xa, đua chen danh lợi.
- Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo được sức hấp dẫn của bài thơ.?
 Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, vừa phóng túng bay bổng, vừa sâu lắng thiết tha, được thể hiện tự nhiên thoải mái nhuần nhị như giọng tâm tình với người bạn tri ân tri kỷ.
 Lời lẽ giản dị trong sáng mà mượt mà ý nhị, giàu sức biểu cảm, đa dạng trong lối biểu hiện (khi than, khi hỏi, khi cầu xin)
 Sức tưởng tượng phong phú táo bạo tạo giấc mộng kỳ thú với những chi tiết gợi cảm, bất ngờ.
 Thể thơ Đường luật vẫn tuân thủ nghiêm nhưng không gò bó, công thức.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Em hãy nói những cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong bài thơ. (Cho hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 156)
III. GHI NHỚ:
Sgk/ 156
Củng cố:
 Cho hs đọc phần đọc thêm trong SGK
Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ.
Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt.
Tiết 63
Oân tập tiếng việt
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm vững về từ vựng, ngữ pháp theo nội dung phần Tiếng Việt đã học ở Học kỳ I.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
Giới thiệu bài mới:
 Từ đầu năm đến nay, các em đã học 6 bài từ vựng và 5 bài ngữ pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống hoá những kiến thức ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
 Oân lại các bài học của phần “Từ vựng”
 Học sinh đọc lại phần “Ghi nhớ” của các bài đã học và biết cho ví dụ
 -Trong các tư` gạch dưới, tư` nào gợi dáng vẻ, hình ảnh họat động, trạng thái của sự vật? Từ nào mô phỏng theo âm thanh của tự nhiên, của con người? 
I. TỪ VỰNG
 1) Lý thuyết:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Trường từ vựng
Từ tượng hình, tượng thanh
Từ địa phương, biệt ngữ xã hội
Nói quá
Nói giảm nói tránh
TRUYỆN DÂN GIAN
CƯỜI
NGỤ NGÔN
CỔ TÍCH
TRUYỀN THUYẾT
- Hãy điền từ ngữ vào ô trống dựa trên kiến thức về bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
- Hãy giải thích những từ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên và cho biết điểm chung về ý nghĩa giữa chúng là gì?
 (Truyền thuyết: Truyện dân gian trong đó nhân vật, sự việc gắn với lịch sử
 Cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật
 Ngụ ngôn: Truyện nhân gian mượn chuyện loài vật, đồ vật, chuyện người nhằm ngụ ý.
 Cười, truyện nhân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán)
Luyện tập:
Thánh Tấm ve và Thà
Gióng, Cám, Kiến chết
An Cây Kiến còn
Dương Khế giết hơn
Vương Voi
* Hoạt Động 2: Oân phần “Ngữ Pháp”
 Học sinh nhắc lại ghi nhớ và biết cho ví dụ về kiến thức đã học
II. NGỮ PHÁP:
Lý thuyết:
Trợ từ, thán từ
Tình thái từ
Câu ghép và các kiểu câu ghép
Luyện tập
 Làm BT trang 166
4. Củng cố:
Sửa bài tập trang 166
5. Dặn dò:
Học bài
Oân lại kiến thức chuẩn bị thi học kỳ I.
 Tiết 64
Trả bài viết số 3
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh, nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy và khắc phục. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại yêu cầu và phương pháp thuyết minh
Giới thiệu bài mới:
 * Hoạt Động 1: Đọc lại đề bài, phân tích yêu cầu của đề
 Đề: Hãy thuyết minh về một món ăn dân tộc: bánh chưng.
* Học sinh thảo luận dàn ý
* Yêu cầu:
 * Nội dung:
Phải có tri thức về đối tượng
Biết cách chọn lọc những đặc điểm cơ bản của đối tượng
Vận dụng những phương pháp hợp lý
* Hình thức:
Dàn bài cân đối, mạch lạc
Văn phong phù hợp, không mắc lỗi diễn đạt
* Dàn ý:
Mở bài:
 Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu của người Việt Nam vào dịp Tết cổ truyền
Thân bài
Nguồn gốc
Định nghĩa
Nguyên vật liệu
Khâu gói
Nấu bánh
III Kết bài.
Ý nghĩa chiếc bánh chưng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
NHẬN XÉT CHUNG:
Ưu điểm
Nắm được đặc trưng thể loại
Có tri thức
Trình tự hợp lý
Văn phong phù hợp
Khuyết:
Nhiều chổ ý còn chung chung, chưa có số liệu cụ thể.
Còn sa đà vào kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”
Trình bày thân bài chưa mạch lạc (không xuống dòng)
Còn dùng kí hiệu
* Hoạt Động 2: 
CHỮA LỖI
* Lỗi trọng tâm
Lỗi trình bày
Dùng từ
Sai
LỖI
Đúng
1) Vậy là phần gói bánh đã hoàn tất. Công đoạn cuối cùng của việc làm bánh chưng là khâu nấu bánh
Thiếu mạch lạc
Xuống dòng chổ “ Công đoạn”
2) Người Việt Nam ta dù nghèo hay giàu thì vào ngày tết cũng tồn tại những chiếc bánh trưng thơm ngon
Dùng từ
 cũng có những chiếc bánh chưng dâng Tổ Tiên
3) Bánh chưng tượng trưng cho nền văn hoá lúa nước của người Việt cổ
Dùng từ
 nền văn minh lúa nước
4 Củng cố:
Đọc bài khá
Thông báo kết quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 16 - THANG CUOI.doc